Giáo viên Mĩ sẽ dạy câu chuyện
Cô bé Lọ Lem như thế nào
Chuông reo, học sinh ùa vào lớp. Tiết học này, chúng sẽ thảo luận về cô
bé Lọ Lem. Giáo viên gọi một học sinh đi lên phía trên tóm tắt câu chuyện. Học
sinh này nhanh chóng hoàn thành, giáo viên cảm ơn, và bắt đầu đưa ra những câu
hỏi cho cả lớp.
Giáo viên: Bạn thích nhân vật nào trong chuyện này? Không thích
nhân vật nào? Tại sao?
Học sinh: Em thích cô bé Lọ Lem và Hoàng tử. Em không thích mẹ kế và các
cô em ghẻ của Lọ Lem. Lọ Lem tốt bụng, đáng yêu và xinh đẹp. Bà mẹ kế và các
em xử ác với cô ấy.
Giáo viên: Nếu đúng nửa đêm, cô bé Lọ Lem không vào được xe bí ngô đúng
giờ, chuyện gì sẽ xảy ra?
Học sinh: Cô ấy sẽ biến trở lại
thành một người đầy tớ với quần áo bẩn thỉu. Ôi, điều đó thật khủng khiếp.
Giáo viên: Do đó, bạn phải
đúng giờ, nếu không bạn có thể sẽ tự gây rắc rối cho chính mình. Ngoài ra, hãy nhìn
quanh xem, tất cả các bạn đều rất sạch sẽ và xinh xắn, bạn cần phải cố giữ cho
mình sạch sẽ nếu không bạn bè của bạn sẽ sợ hãi bạn. Còn các bạn gái, các bạn cần
phải cẩn thận nhiều hơn. Khi các bạn lớn lên và đi gặp bạn trai một ngày nào đó,
nếu bạn không cẩn thận và bạn trai của bạn thấy bạn khi bạn đang rất xấu xí, thì
anh ta có thể sợ đến ngất đi đấy. (Giáo viên giả vờ ngất xỉu, cả lớp cười vui).
Giáo viên: Được rồi, câu hỏi
tiếp: Nếu bạn là mẹ kế của Lọ Lem, bạn có ngăn không cho Lọ Lem đi dự
dạ vũ không? Nhớ rằng bạn phải trung thực nhé!
(Sau một lúc, có một học sinh giơ tay xin trả lời)
Học sinh: Vâng, nếu em là mẹ
kế của Lọ Lem, em cũng sẽ ngăn không cho cô ta dự buổi dạ vũ.
Giáo viên: Vì sao thế?
Học sinh: Bởi vì,... bởi vì em
yêu con gái của mình, em muốn con mình làm hoàng hậu.
Giáo viên: Đúng, Các bà mẹ kế,
chúng ta thấy tất cả dường như đều ác độc, họ không đối xử tốt với người khác đúng
mức, nhưng họ đối xử với con cái của họ rất tốt. Các bạn có hiểu không? Họ
không độc ác, họ chỉ không thể yêu thương con người khác như họ yêu thương con của
chính mình.
Giáo viên: Này các em, câu hỏi
tiếp nhé. Mẹ kế của cô bé Lọ Lem cấm cô đi dạ vũ và thậm chí nhốt cô. Nhưng tại
sao cô lại có thể đi và trở thành cô gái đẹp nhất vậy?
Học sinh: Bởi vì bà tiên đỡ đầu
của cô đã giúp cô, cho cô quần áo đẹp, biến quả bí ngô thành xe ngựa và chó và
chuột thành người hầu.
Giáo viên: Bạn nói đúng! Hãy
suy nghĩ, nếu không có sự giúp đỡ bà tiên đỡ đầu, Lọ Lem không thể tham dự dạ vũ, đúng không?
Học sinh: Đúng ạ!
Giáo viên: Nếu chó và chuột
không sẵn sàng giúp cô, cô có thể thành công trở về nhà ở phút cuối không?
Học sinh: Không ạ, .... nhưng cô
ấy sẽ thành công trong việc làm hoàng tử sợ hãi (cả lớp cười vui).
Giáo viên: Cô bé Lọ
Lem có sự giúp đỡ của bà tiên đỡ đầu, nhưng chỉ sự giúp đỡ của mẹ đỡ đầu thôi là
chưa đủ. Vì vậy, các em, bất kể bạn đang ở đâu, tất cả chúng ta đều cần bạn bè.
Bạn bè của chúng ta có thể không là các bà tiên, nhưng chúng ta cần họ. Tôi hi
vọng tất cả các bạn sẽ có nhiều, rất nhiều bạn bè.
Giáo viên: Bây giờ, hãy suy
nghĩ về điều này, nếu cô bé Lọ Lem chịu thua vì mẹ kế không cho phép cô đi da
vũ, cô sẽ trở thành vợ Hoàng tử không?
Học sinh: Không ạ! Trong trường
hợp đó, cô sẽ không có mặt ở buổi dạ vũ. Hoàng tử sẽ không gặp cô, biết cô, và
đem lòng yêu cô.
Giáo viên: Đúng thế! Nếu Lọ Lem không muốn đi dự dạ vũ, ngay cả khi mẹ kế không ngăn cấm, hoặc thậm
chí còn giúp đỡ cô, thì điều đó cũng thành vô dụng. Ai quyết định liệu cô sẽ dự
dạ vũ hay không?
Học sinh: Chính cô ấy.
Giáo viên: Do đó, các em, dù Lọ Lem không có mẹ ruột để yêu thương cô, có một mẹ kế không yêu cô, cô ấy
vẫn còn yêu chính mình. Vì cô ấy yêu mình, cô đã tìm đến những gì cô muốn. Nếu
bạn cảm thấy như thể bạn không được yêu, hoặc như cô bé Lọ Lem có một người mẹ
kế không yêu bạn thì bạn nên làm gì?
Học sinh: Yêu chính mình ạ!
Giáo viên: Đúng vậy, không ai
có thể ngăn cản bạn yêu thương chính mình. Nếu bạn cảm thấy người khác không
yêu bạn, bạn cần phải yêu bản thân mình, nếu không ai cho bạn cơ hội, bạn nên tạo
cơ hội cho chính mình. Nếu bạn thực sự yêu bản thân mình, thì bạn sẽ tìm được
những gì bạn cần. Không ai có thể ngăn chặn Lọ Lem tham dự dạ vũ, không
ai có thể ngăn cản cô trở thành hoàng hậu, ngoại trừ bản thân cô, đúng không
các em?
Học sinh: Đúng ạ!
Giáo viên: Câu hỏi cuối, điều
gì là vô lí trong câu chuyện này?
(Sau một lúc lâu)
Học sinh: Sau 12 giờ khuya tất cả
mọi thứ sẽ biến trở lại như cũ trừ đôi giày thủy tinh của cô bé Lọ Lem.
Giáo viên: Ồ, bạn rất thông
minh! Thấy chưa, ngay cả các tác giả tuyệt vời cũng có sai sót. Do đó, sai sót
không phải là một cái gì đó phải sợ. Tôi đoan chắc nếu trong tương lai ai đó trong số các bạn trở thành một tác giả, bạn ấy sẽ tốt hơn tác giả này! Các bạn có
tin tôi không?
Học sinh hò reo.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Một giáo viên Trung Quốc dạy câu
chuyện Cô bé Lọ Lem
Chuông reo, học sinh và giáo viên đi vào lớp học.
Giáo viên: Chào các em.
Học sinh: Ch-à-à-à –o... C-ô-ô-ô.... a-a-ạ.... (nguyên
âm kéo dài)
Giáo viên: Tiết học hôm nay,
chúng ta sẽ thảo luận về câu chuyện Cô bé Lọ Lem. Tất cả các em đều có nghiên cứu
trước chứ?
Học sinh: Nghiên cứu gì ạ? Ai
mà không biết chuyện này.
Giáo viên: Cô bé Lọ Lem là chuyện
của Brothers Grimm hay của Hans Andersen? Ai là tác giả nào? Tác giả sinh năm
nào? Các sự kiện lớn trong cuộc sống của tác giả là gì?
Học sinh: ..... (Thì thầm) Tất
cả đều có trong sách, Cô không thể tự đọc được sao?
Giáo viên: Chủ đề của câu chuyện này là gì?
Học sinh: Đây chắc là một câu
hỏi thi quá.
Giáo viên: Được rồi, chúng ta
hãy bắt đầu. Em nào có thể phân đoạn chuyện, và cho Cô biết tại sao em phân đoạn
theo cách đó?
Học sinh: Tổng cộng có đoạn mở
đầu và đoạn và kết thúc, kể thêm cả ... đoạn thân bài ...
Giáo viên: Đoạn này có những mô
tả rất sinh động và từ ngữ chính xác. Tất cả mọi người chép lại 5 lần như bài tập
về nhà, sau đó học thuộc. Cô sẽ kiểm tra trong tiết học sau nhé.
Học sinh: Lại học thuộc lòng nữa?
Giáo viên: Không dài đâu, chỉ
đoạn đó thôi mà.
Học sinh: Đã có quá nhiều thứ
phải học thuộc từ các tiết học khác rồi ...
Giáo viên: Chúng ta hãy bắt đầu
phân tích văn bản, tất cả mọi người chú ý. Ai sẽ đọc phần đầu tiên? Tất cả mọi
người khác chú ý và kết luận xem chủ đề của đoạn này là gì nào.
Học sinh: (đọc)
Giáo viên: Này, tất cả mọi
người tập trung vào câu này. Nó là một phép ẩn dụ. Thế đó là một phép ẩn dụ trực
tiếp hay gián tiếp? Tại sao tác giả sử dụng nó?
Học sinh: (N người bắt đầu ngủ)
Giáo viên: Mọi người cần chú
ý từ này, nếu chúng ta thay nó bằng một từ khác, tại sao nó không hay như ban đầu?
Học sinh: (Nhiều người bắt đầu
ngủ)
Giáo viên: Tất cả mọi người
có nhận thấy rằng, nếu tôi tráo vị trí của cụm từ này với một trong những cụm từ
sau đây thì có được không? Tại sao được hoặc tại sao không?
Học sinh: Em không phải là Cô nên làm sao em có thể thấy được? (Nhiều người rơi vào giấc ngủ)
1 comment:
NHẬN XÉT:
Qua câu chuyện CINDERELLA, thầy giáo dạy học sinh về tình yêu (mẹ kế yêu 2 con riêng ), sự đúng giờ,yêu chính mình,biết nắm bắt cơ hội,có nhiều bạn càng tốt,không ăn mặc luộm
thuộm.Thầy giáo còn gợi ý để học sinh tìm ra chỗ bất hợp lí của câu chuyện là đôi giày thủy tinh không trở lại như cũ sau khi mọi thứ đều trở lại hình dạng cũ.
Tuy nhiên, bài này còn có ý nghĩa sâu xa mà người thầy chưa nói tới.
Tại sao Cinderella được cô tiên, chó và chuột giúp còn 3 mẹ con mẹ kế không ai giúp gì cả? Tại sao rất nhiều người có ước mơ nhưng chỉ Cinderella thực hiện được ước mơ của mình.
Từ kết quả ta đoán ra nguyên nhân.Cinderella yêu thương , giúp đỡ mọi người nên cô tiên hóa phép giúp cô bé lọ lem thực hiện được ước mơ của mình . Đức năng thắng số. Đức trọng quỉ thần kinh. Những người có đức thường gặp may và chuyển hóa được số phận của mình.
TẤT CẢ MỌI THỨ VẬT CHẤT ĐỀU CÓ THỂ LÀM LẠI, RIÊNG SINH MẠNG THÌ KHÔNG THỂ.
Người ta còn đưa chiêu bài tổ quốc trên hết để thúc đẩy thanh niên ra chiến trường chém giết lẫn nhau…
1/5/14 nvt
Post a Comment