Monday, January 27, 2014

Quy định đánh cá mới của Hải Nam: phân tích bước đầu

Quy định đánh cá mới của Hải Nam: phân tích bước đầu

Quy định đánh cá mới phản ánh mong muốn khẳng định chủ quyền trên biển theo cách không phù hợp với UNCLOS lâu nay của Trung Quốc.

(Bài viết này có thể có những nhận định chưa thật chính xác của tác giả đối với động thái mới này của TQ nhưng có thể đánh dấu một bước leo thang mới của TQ trong chính sách về biển Đông và chứa nhiều đường link quan trọng nên dịch lại và đăng ở đây để khi cần tham khảo - ND)

Taylor Fravel
The Diplomat (10/1/ 2014)

Chính quyền tỉnh Hải Nam đã trở thành một diễn viên ngày càng nổi bật và tích cực trong tranh chấp ở biển Đông. Trong tháng 11 năm 2012, Hội đồng Nhân dân Hải Nam đã ban hành quy định mới về an ninh biên giới ven biển làm nảy lên câu hỏi về tự do hàng hải ở biển Đông (xem phân tích ở đâyở đây).

Trong tháng 11 năm 2013, cũng cơ quan lập pháp này đã ban hành “các biện pháp” ( banfa,办法) hay các quy định cho việc tỉnh này đưa vào thực hiện luật thủy sản 2004 của Trung Quốc. Quy định mới này, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1, đặt câu hỏi về những nỗ lực của Trung Quốc để thực thi thẩm quyền đối với tất cả các hoạt động đánh bắt cá trong biển Đông có tranh chấp.

Các quan tâm hiện nay tập trung vào Điều 35 của quy định đánh cá mới của Hải Nam. Điều này rằng nêu rằng “người nước ngoài hoặc tàu cá nước ngoài vào vùng biển do Hải Nam quản lí và tham gia vào việc sản xuất thủy sản, khảo sát nguồn lợi thủy sản phải được sự chấp thuận của các bộ phận có liên quan của Hội đồng Nhà nước.” Như bài báo loan tin các quy định mới này đã chỉ ra, “khu vực biển do Hải Nam quản lí” chiếm 2 000 000 km vuông, hơn một nửa biển Đông. Nếu được thực hiện, các biện pháp này sẽ tạo thành một nỗ lực để kiểm soát việc đánh cá trong toàn bộ khu vực theo một cách rõ ràng là không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).


Khi đánh giá những tác động tiềm năng của các biện pháp này đối với các tranh chấp ở biển Đông, có nhiều điểm cần xem xét. Tất cả đều nói, các biện pháp mới này phản ánh một phần của một nỗ lực tiếp tục khẳng định và tái khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông, nhưng trong ngắn tới trung hạn không có khả năng dẫn đến một nỗ lực lâu dài của Trung Quốc để kiểm soát đánh cá trong vùng biển rộng lớn này.

Trước nhất, các biện pháp mới này không chứa bất kỳ ngôn ngữ mới nào liên quan đến tàu cá nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố. Thực ra các quy định của Hải Nam chỉ đơn giản là lặp lại hầu như nguyên văn Mục 2, Điều 8 của luật thủy sản năm 2004 của Trung Quốc nói rằng các tàu đánh cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển do TQ quản lí phải được sự chấp thuận của các bộ phận có liên quan của Hội đồng Nhà nước. Có nghĩa là, các quy định mới của Hải Nam khẳng định việc áp dụng luật quốc gia năm 2004 cho vùng biển Hải Nam (đã được luật 2004 bao quát). Quan trọng hơn, các quy định gần đây Hải Nam không đề ra hay làm rõ một vị thế chính sách mới liên quan đến tàu cá nước ngoài trong vùng biển TQ tuyên bố.

Ngoài ra, các quy định 2013 không đánh dấu lần đầu tiên Hải Nam tìm cách điều chỉnh các hoạt động của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của họ. Trong các phiên bản trước về các biện pháp thực hiện đã ban hành đối với luật thủy sản quốc gia Trung Quốc vào năm 1993 và năm 1998, cơ quan lập pháp của Hải Nam cũng yêu cầu các tàu cá nước ngoài hoạt động tại vùng biển của tỉnh phải được cấp phép.

Tương tự như vậy, ngoài Điều 35, 40 điều khác trong quy định mới ban hành chỉ bàn về vấn đề đánh bắt cá thông thường hơn là việc cảnh sát vùng biển Hải Nam. Có nhiều chủ đề khác nhau bao gồm nuôi cá, phương pháp đánh bắt, bảo vệ nguồn cá và vv. Chẳng hạn như quy định xác lập độ dài tối thiểu cho các loài khác nhau bắt được (ví dụ, 18 cm cho tôm hùm ). Nói cách khác, mục đích chính của các biện pháp thực hiện có vẻ như để tăng cường các quy định về đánh bắt cá cho một tỉnh đảo với ngành công nghiệp đánh bắt cá lớn chứ không phải củng cố thêm các yêu sách của Trung Quốc đối với quyền đánh bắt cá ở biển Đông.

Cuối cùng, các biện pháp thực hiện năm 2013 của Hải Nam không nêu rõ tỉnh dự định điều chỉnh sự hiện diện của tàu cá nước ngoài bằng cách nào. Ngoài việc nói rằng tàu cá nước ngoài phải được Hội đồng Nhà nước chấp thuận hoạt động tại vùng biển Hải Nam, các biện pháp này không bàn về việc tỉnh sẽ cảnh sát tàu cá nước ngoài bằng cách nào, kể cả những cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm cho nhiệm vụ này hoặc những quy định về tham gia nào sẽ được sử dụng. Kích thước tuyệt đối của vùng nước trên danh nghĩa thuộc quyền quản lí của Hải Nam cho thấy rằng việc thực hiện thực tế của các quy định mới sẽ là một nhiệm vụ thi hành khó khăn, đặc biệt là trong điều kiện nhiều nhiệm vụ khác nhau được gán cho Cảnh sát biển mới thành lập của Trung Quốc.

Bất kì nỗ lực để thực hiện các quy định này cũng sẽ phải được cân đối với mối quan hệ của Trung Quốc với các nước tiếp giáp với biển Đông khác. Trong năm 2009, Trung Quốc đã hung hản kiểm soát tàu cá nước ngoài xung quanh quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Đặc biệt, Trung Quốc đã bắt giữ 33 tàu thuyền đánh cá Việt Nam cùng với 433 ngư dân Việt Nam. Hành động quyết đoán của Trung Quốc làm quan hệ với Việt Nam xấu đi mà sau đó mới được cải thiện sau năm 2011. Các cuộc đụng độ giữa cơ quan thẩm quyền Trung Quốc với các tàu đánh cá Việt Nam đã giảm đáng kể (mặc dù một số vẫn còn xảy ra) và hai bên đã thiết lập một đường dây nóng để đối phó với các vấn đề nghề cá.

Nhìn về phía trước, việc quy định đánh cá mới Hải Nam có nói tới các tàu cá nước ngoài phản ánh mong muốn khẳng định các yêu sách chủ quyền lâu nay của Trung Quốc ở biển Đông và làm điều đó theo một cách không phù hợp với UNCLOS. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng là liệu Trung Quốc có thể - hoặc thậm chí sẵn sàng - để thực hiện các quy định mới chủ động và hung hãn trên toàn bộ vùng biển này hay không.

M. Taylor Fravel là giáo sư khoa học chính trị và là thành viên của Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts.

Saturday, January 25, 2014

Có thể lấy lại HS theo những cách này?

Lấy lại Hoàng Sa: Những điều bất khả thi


Chính phủ Việt Nam vẫn dè dặt trong việc kỷ niệm tử sỹ Hoàng Sa
Kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa đã nhắc lại vết thương mất lãnh thổ chưa lành của người Việt.

Nhưng trong số đó có một số ý tưởng không khả thi:
Vết thương đó đã đem lại nhiều bức xúc trong 40 năm qua, và đã có một số ý tưởng cho việc giành lại Hoàng Sa hoặc củng cố lập luận pháp lý của Việt Nam.

1: Kiên trì đàm phán với Trung Quốc.

Trung Quốc chủ trương không đàm phán về chủ quyền đối với các đảo Trường Sa. Đối với Hoàng Sa, Trung Quốc còn không công nhận là có tranh chấp. Hiện nay không có việc đàm phán cho vấn đề chủ quyền đối với đảo, do đó ý tưởng kiên trì đàm phán về vấn đề chủ quyền đối với đảo là kiên trì trong một việc không hiện hữu, và sẽ không đi đến đâu.
Giả sử các bên trong tranh chấp có đàm phán về chủ quyền đối với đảo đi nữa, cũng khó mà Trung Quốc sẽ trả dù chỉ là một phần các đảo Hoàng Sa cho Việt Nam. Ở Trường Sa, nếu có đàm phán, không nước nào sẽ chấp nhận mình không được đảo nào. Khó có chính phủ Philippines, Trung Quốc hay Việt Nam nào dám đối đầu với dư luận trong nước của họ để chấp nhận không giành được phần lớn các đảo. Vì vậy, dù các bên có kiên trì đàm phán thì cũng khó giải quyết tranh chấp đảo.
Việc đưa tranh chấp đảo cho một tòa án quốc tế phân xử sẽ là khách quan nhất. Nó cũng là một lối thoát để cho các chính phủ đi đến một giải pháp trong khi tránh búa rìu dư luận trong trường hợp giải pháp đó không được như yêu sách ban đầu.

2: Đơn phương kiện Trung Quốc như Philippines

"Việc kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa là rất khác với việc Philippines kiện Trung Quốc."
Việc kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa là rất khác với việc Philippines kiện Trung Quốc.
Việc Philippines có thể đơn phương kiện Trung Quốc là dựa trên việc thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho phép Tòa thụ lý một số vấn đề liên quan đến việc giải thích UNCLOS cho tranh chấp biển và thềm lục địa, mặc dù Trung Quốc đã bảo lưu theo Điều 298 của UNCLOS, và cho dù Trung Quốc có vắng mặt. Nhưng những vấn đề đó không bao gồm phân xử chủ quyền đối với đảo. Vì vậy, không nước nào có thể dùng thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS để đơn phương kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo.
Bên cạnh đó, ngoài thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS hiện nay không có cách nào khác để chúng ta đơn phương kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo. Đối với vấn đề chủ quyền, Tòa chỉ có thể thụ lý nếu tất cả các bên chấp nhận thẩm quyền của Tòa.
Vì vậy, hiện nay chưa có điều kiện để ra tòa về vấn đề chủ quyền đối với đảo. Điều Việt Nam cần làm là công khai yêu cầu Trung Quốc ra tòa. Mặc dù Trung Quốc sẽ không chấp nhận, điều đó sẽ cho thế giới thấy Trung Quốc là bên sợ lẽ phải và cản trở việc giải quyết tranh chấp.

3: Tuyên bố thừa kế di sản VNCH


Hơn 70 quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã tử trận trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa 40 năm trước
Ý tưởng này là quan điểm cho rằng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) chưa từng thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và bây giờ phải tuyên bố thừa kế “di sản Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)” thì mới thừa kế. Nó còn có thể bao gồm cả CHXHCNVN cần tuyên bố cắt đứt với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) để vô hiệu hóa những điều bất lợi về Hoàng Sa, Trường Sa.
Ý tưởng này không có cơ sở trong luật quốc tế.
Tòa sẽ đặt vấn đề: sau khi CHXHCNVN được thành lập như một quốc gia vào năm 1976 thì Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về nước nào? Nếu phía Việt Nam cho rằng vào năm 1976 CHXHCNVN chưa thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng đã thừa kế khi tuyên bố thừa kế “di sản VNCH”, thí dụ như vào năm 2014, câu chuyện Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam sẽ bị kết liễu.
Lý do là nếu vào năm 1976 CHXHCNVN chưa thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và không những thế cho đến năm 2014 vẫn chưa thừa kế, thì chủ quyền đó sẽ rơi vào tay một trong những quốc gia khác đã đòi chủ quyền từ trước 1976.
Ý tưởng sai lầm rằng từ năm 1976 đến 2014 CHXHCNVN không có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa có nghĩa Tòa sẽ khó tránh kết luận trong thời gian đó chủ quyền đã rơi vào tay Trung Quốc hoặc Philippines. Giả sử như năm 2014 CHXHCNVN có tuyên bố “thừa kế di sản VNCH” đi nữa, Tòa cũng sẽ khó tránh kết luận rằng đến 2014 thì chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc về Trung Quốc hoặc Philippines từ trước rồi, không còn để cho CHXHCNVN thừa kế nữa.
Ý tưởng sai lầm đó có nghĩa kết liễu chủ quyền Việt Nam vào năm 1976 với hứa hẹn làm cho nó tái sinh sau hơn 35 năm bằng cách tuyên bố “thừa kế di sản VNCH”, một hứa hẹn sẽ không bao giờ hiện thực
Ý tưởng đó cũng là ngược với thực tế. Trên thực tế, gần như không nước nào trên thế giới cho rằng CHXHCNVN chưa thừa kế vùng lãnh thổ hay quyền chủ quyền nào đó từ VNCH, gián tiếp qua CHMNVN, kể cả những khu vực có tranh chấp với Lào, CPC, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, thậm chí cả với Trung Quốc. Không có lý do hợp lý để cho người Việt lại cho rằng Việt Nam chưa từng thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Ý tưởng cần tuyên bố cắt đứt với VNDCCH nhằm vô hiệu hóa những điều bất lợi về Hoàng Sa, Trường Sa cũng không có cơ sở trong luật quốc tế. “Cắt đứt” với VNDCCH, một chính thể vốn không còn tồn tại, hay không là một vấn đề nội bộ của Việt Nam. Việc chủ quyền pháp lý trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về nước nào là một vấn đề luật pháp quốc tế. Luật quốc tế không công nhận việc tuyên bố cắt đứt trong nội bộ hay với quá khứ để đơn phương hủy bỏ nghĩa vụ pháp lý (nếu có) giữa các quốc gia.
Để Việt Nam ngày nay hay trong tương lai có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, chỉ có hai trường hợp: CHXHCNVN phải có chủ quyền đó ngay từ 1976, nếu không thì Trung Quốc và Philippines phải có hành vi bị cho là từ bỏ danh nghĩa hay yêu sách chủ quyền của họ. Sẽ khó có trường hợp thứ nhì, do đó chúng ta phải chứng minh được trường hợp thứ nhất.

Ý tưởng 4: Tuyên bố hủy công hàm Phạm Văn Đồng


Công hàm năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng vẫn còn là điều gây tranh cãi
Đây là một biện pháp bất lợi cho Việt Nam.
Hiện nay câu hỏi “CHPVĐ có gây ra nghĩa vụ ràng buộc cho CHXHCNVN liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa hay không?” là một vấn đề còn tranh cãi. Nếu Quốc hội Việt Nam chính thức tuyên bố hủy CH đó, thì tuyên bố đó có thể bị cho là gián tiếp công nhận rằng nó có gây ra nghĩa vụ pháp lý cho CHXHCNVN có cho tới ngày nó bị hủy - vì nếu nó không gây ra nghĩa vụ pháp lý nào cho CHXHCNVN thì tại sao cần hủy?
Sự công nhận gián tiếp đó là bất lợi cho Việt Nam. Hơn nữa, nếu Việt Nam gián tiếp công nhận rằng CHPVĐ đã gây ra một nghĩa vụ ràng buộc cho Việt Nam đối với Trung Quốc, thí dụ như cho đến 2014, thì luật quốc tế cũng không công nhận việc Việt Nam đơn phương hủy nghĩa vụ đó. Như vậy Việt Nam sẽ tự bước vào một cái bẫy và sẽ không thoát ra được.
***
Tóm lại, Việt Nam cần công khai yêu cầu Trung Quốc ra tòa,cũng như cần lập luận rằng CHXHCNVN đã có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa ngay từ 1976 và CHPVĐ đã không làm cho mất chủ quyền đó vào tay Trung Quốc. Nếu không bảo vệ thành công quan điểm đó thì bây giờ có tuyên bố thừa kế, cắt đứt, hủy, cũng sẽ vô tác dụng. Nếu bây giờ tuyên bố thừa kế, cắt đứt, hủy, thì chỉ có thể phản tác dụng.
Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, thành viên nhóm Nghiên cứu Biển Đông và có sự góp ý của Phạm Thanh Vân.

Cố lên! Để thành người tử tế

Cố lên! Để thành người tử tế

Posted by basamnews on January 25th, 2014
Võ Văn Tạo
Trong dòng người đến viếng cố luật gia – ngọn cờ đầu tranh đấu nóng bỏng lòng yêu nước thương dân Lê Hiếu Đằng, có mấy nhân vật đặc biệt: nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Đua.
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, theo chỗ cảm nhận của tôi, cơ bản là một người tử tế, qua một số việc làm cụ thể: ký quyết định trao Giải thưởng Nhà nước (2007) về văn học nghệ thuật cho 4 văn nghệ sĩ tài danh từng gặp đại nạn suốt nửa thế kỷ sau vụ án (văn nghệ bị chính trị hóa) oan khốc Nhân văn – Giai phẩm, gồm: Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm; viết thư khen công dân Thiên chúa giáo ở Nha Trang Tống Phước Phúc (nuôi dưỡng hàng trăm trẻ sơ sinh có hoàn cảnh éo le và chôn cất tử tế hàng nghìn hài nhi xấu số, nhưng bị an ninh và nhiều cơ quan chức năng địa phương nghi kị, cản phá), làm nhà chức trách địa phương phải thay đổi cách đối xử ngu xuẩn và tệ bạc… và một số việc làm tử tế khác của ông Triết, không tiện kể thêm.
Tôi không quen biết phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhưng qua chỗ bạn thân thiết, được biết bà cũng là một người tử tế, qua thái độ thiện cảm với những người biểu tình chống Trung Quốc tham tàn, bành trướng.
Những người tử tế đến viếng một người tử tế là lẽ tất nhiên. Nhưng ai cũng biết, trong trường hợp tang lễ người tử tế Lê Hiếu Đằng, những người thành tâm đến viếng làm những kẻ thiếu tử tế đang chót vót ngôi cao ở cái thể chế này không hài lòng. Vì vậy, qua tang lễ anh Đằng, niềm tin trong tôi về ông Triết và bà Sang là những người tử tế lại càng được củng cố.
Rất tiếc, tôi chưa được nghe thông tin nào về các ông Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua là những người tử tế, nếu không muốn nói là ngược lại. Tuy nhiên, việc hai ông này đến viếng anh Đằng mà không ghi sổ tang, làm tôi nghĩ rằng họ đến viếng với tư cách cá nhân, không phải chấp hành việc phân công của tổ chức. Việc họ đến viếng trong tâm thế ấy, ít nhất, nếu tôi không nhầm, cũng thể hiện thái độ kính trọng đối với anh Đằng – một người tử tế. Đó là một nghĩa cử nên ghi nhận và rất đáng khích lệ.
Tuy nhiên, như mọi người đã biết, bên cạnh việc các ông Hải, ông Đua đến viếng anh Đằng, lại xảy ra sự việc “côn đồ” (mà đến con nít cũng thừa biết là an ninh) phá rối một cách không thể ngu độn, thấp kém, hèn hạ, ti tiện, thô bỉ và mất dạy hơn. Hành vi của đám “côn đồ” này – nói theo cách Giáo sư Ngô Bảo Châu: “có cố tình làm mất thể diện thể chế, chắc khó ai làm hơn”
Thiết nghĩ, chưa bàn đến khía cạnh lương tâm, bằng quyền lực và trách nhiệm của Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy TP HCM – ông Lê Thanh Hải và quyền lực, trách nhiệm của Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP HCM – ông Nguyễn Văn Đua, các ông rất nên (nếu không muốn nói là “phải” – xét khía cạnh trách nhiệm), và thừa khả năng buộc cơ quan an ninh (dù thuộc Bộ Công an hay Công an TP HCM) tiến hành kiểm điểm, công bố công khai và kỷ luật thích đáng kẻ đầu têu chủ trương phá rối đám tang.
Làm được như thế, dư luận xã hội sẽ có bằng chứng cụ thể để có thể nhận định rằng các ông không chỉ biết kính trọng người tử tế, mà còn thành tâm mong xã hội công nhận là người tử tế. Làm được như thế, người dân sẽ có cơ sở để tin rằng, cái thể chế này cũng có cơ may dần tử tế.
Cố lên nhé ông Hải, ông Đua!

Thursday, January 23, 2014

Cờ đỏ cờ vàng đi chung với nhau

Lễ tưởng niệm 40 Năm Hải chiến Hoàng Sa & Biểu tình trước LSQ Trung Quốc, 18.01.2014 tại Hamburg-CHLB Đức

(http://danluan.org/tin-tuc/20140119/le-tuong-niem-40-nam-hai-chien-hoang-sa-bieu-tinh-truoc-lsq-trung-quoc-18012014-tai: thật xúc động [và ấm lòng như từ của DL] khi đọc và nhìn thấy những hình ảnh trong bài viết này)

Gò Cỏ May
Dân Luận: Thật ấm lòng khi nhìn người Việt ở cả hai bên tập hợp vì một mục đích chung. Lá cờ chỉ có tính biểu tượng, nó không phải là lý do ngăn cản người Việt đến với người Việt. Rồi mai này người Việt có lẽ sẽ chọn cho mình một lá cờ chung làm đại diện, nhưng giờ đây chúng ta hãy cùng gạt bỏ sang bên sự khác biệt như bà con Hamburg nhé!
Hôm nay (18.01.2014), từ 14 – 15 giờ 30, trước cửa LSQ CHND Trung Hoa tại Hamburg, đã diễn ra Lễ tưởng niệm 40 Năm hải chiến Hoàng Sa và cuộc Biểu tình phản đối những hành động xâm lược của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam suốt mấy chục năm qua.
Chứng kiến cuộc biểu tình từ đầu chí cuối, chúng tôi ghi nhận có khoảng gần 100 người gồm đủ các lứa tuổi. Thành phần tham gia là các anh chị em khách thợ xuất xứ từ các nước Đông Âu, hiện đã an cư lạc nghiệp tại Landkreis Harburg – CHLB Đức.
Cũng giống như cuộc biểu tình lần trước (xem ở đây), lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH; cờ đỏ sao vàng CHXHCN VN và cờ ba màu đỏ-đen-vàng của CHLB Đức đều hiện diện.
Theo lời giải thích của đại diện cho Ban tổ chức - ông Hoàng Mạnh Tiến và ông Hoàng Tuấn, buổi lễ hôm nay là chủ yếu là để tri ân 74 anh hùng vị quốc vong của VNCH đã anh dũng hy sinh cho Hoàng Sa của nước ta đúng 40 năm trước. Nhưng nhân dịp này cũng tri ân luôn 64 liệt sỹ đã ngã xuống trước họng súng xâm lăng của kẻ thù ở bãi đá Gạc Ma vào tháng 14.03.1988. Tất cả các anh, dù khác nhau về màu cờ sắc áo hay chính kiến. Nhưng đều chiến đấu dũng cảm và hy sinh như những anh hùng cho Hoàng Sa-Trường Sa, lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của đất mẹ Việt Nam. Các anh xứng đáng được tổ quốc ghi công và toàn dân Việt Nam tri ân tưởng nhớ! Đó là chân lý mà không ai, dù với lý do nào có thể phủ nhận.
Thật bất ngờ lớn với tôi, hôm nay có một thuyền nhân hiện đang cư ngụ tại TP Hamburg. Anh tới đăng ký với BCT xin được tham gia đứng chung dưới cả ba lá cờ, cùng hát và hô vang các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc, khẳng định Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam. Tâm sự với mọi người anh thẳng thắn nói: “Tôi đã từng nhiều lần đi biểu tình chống lại lá cờ của người CS. Nhưng nay tôi muốn tới đây để nói với mọi người rằng, sau 40 năm, kể từ ngày Hoàng Sa bị Tàu Cộng cướp trắng, người Việt Nam mình đã dần tìm được tiếng nói chung.”
Trước lúc chia tay ra về, anh còn bày tỏ:
Tại sao người Việt mình không biết dẹp bỏ những bất hòa trong qúa khứ để đoàn kết chống lại kẻ thù chung?
Rằng:
Tại sao phải đợi tới 40 năm, các anh hùng vị quốc vong thân ở Hoàng Sa mới được ngồi chung trên ban thờ cùng với 64 chiến binh dũng cảm đã hy sinh ở Trường Sa như thế này?…
Biết trả lời với anh bạn đồng hương thân thiện, đã mở lòng mình ra sao đây? Xin nhường lại cho những người có trách nhiệm (hay tự nhận thấy thế) trả nhời dùm!
Với cương vị con ong cái kiến, chỉ có chút xíu cỏn con tấm lòng son với quê cha đất tổ, tôi không dám giải thích hay an ủi với anh bất cứ điều gì. Mong anh và mọi người lượng thứ cho!
Để chuộc lại phần nào thiếu sót, xin post lên đây những tấm hình ghi được ở buổi lễ tưởng niệm đáng nhớ này!

Các thành viên tích cực của cuộc biểu tình.

Trên xe Bus tới LSQ Trung Quốc

Chàng rể Đức yêu Việt Nam như yêu vợ của mình.

Công tác chuẩn bị trước khi “lâm trận”.

Hai mẹ con cháu Tanja luôn là thành viên tích cực của cộng đồng.

Anh Phái quê ở Cao Bằng, hôm nay vợ chống và con cái anh đều tham gia…

Cháu Vinh mới 4 tuổi, theo bố mẹ và anh đi biểu tình…

Sửa sang ban thờ tưởng niệm 40 Năm Hải chiến Hoàng Sa

Viên sỹ quan cảnh sát hoan hỷ chào đón đoàn biểu tình.

Cánh cổng sắt LSQ Trung Quốc hôm nay cửa đóng then cài…

Trước cửa LSQ CHND Trung Hoa tại Hamburg

Nước Đức cả tuần mưa đổ sụt sùi mà chiều nay, bỗng dưng trời hửng nắng!

Ba bố con: Thành – Việt – Vinh

Hai chị em: Ngọc – Hà lần đầu tiên tham gia biểu tình.

Những hạt nhân của cuộc biểu tình!

Thu Hà – Kim Phượng

Trưởng Ban Tổ chức đọc lời tri ân anh hùng vị quốc vong thân ở HS-TS

Các thành viên tích cực nhất của cuộc biểu tình!

Các anh hùng vị quốc vong thân dù dưới màu cờ nào cũng đều được trân trọng như nhau!

138 anh hùng liệt sỹ HS-TS đã được Thu Hà thức đêm viết tay…

Trong làn khói nhang các liệt sỹ Hoàng Sa và Trường Sa đã cùng hiện về…

Những con cháu người cộng sản miền Bắc cũng không còn thành kiến với màu cờ sắc áo nữa…

Phó BCT đọc thư gửi Liên Hiệp Quốc nhân 40 năm TQ xâm lược HS.

Không khí sôi động, đằm thắm, thiết tha là nét đặc thù của buổi lễ!

Vinh danh 74 tử sỹ VNCH ở HS cũng chính là khẳng định chủ quyền của VN ở Biển Đông!

Toàn cảnh cuộc biểu tình và tưởng niệm 40 năm hải chiến HS

Hôm nay LSQ Trung Quốc đóng chặt cửa, chỉ có các máy Camera thò qua khe cửa kính…

… khi chúng tôi tiếp cận sát hàng rào ghi hình thì các Camera biến mất.

Đại diện BCT tới trao kháng thư bằng tiếng Đức cho LSQ Trung Quốc!

Bỏ kháng thư vào hộp thư trước cổng LSQ…

Trước cửa LSQ Trung Quốc tại Hamburg.

Các sỹ quan cảnh sát Đức tươi cười chụp ảnh lưu niệm với thành viên đoàn biểu tình!

Tát nước theo mưa, Gocomay cũng nhảy vào chụp chung với viên chỉ huy cảnh sát Đức.
Lời phát biểu của Ban Tổ chức Lễ Tưởng niệm 40 Năm Hải chiến Hoàng Sa
Kính thưa toàn thể Quý đồng hương!
Đúng 40 năm về trước, lợi dụng nước ta đang có chiến tranh, Trung Quốc đưa hải quân chiếm đóng các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh. Sau đó đưa chiến hạm và đổ quân chiếm toàn bộ nhóm đảo Lưỡi liềm của Quần đảo Hoàng Sa. Trong cuộc chiến không cân sức diễn ra từ ngày 17 đến ngày 19 tháng Giêng, 74 chiến sỹ VNCH đã ngã xuống, trúng đạn ở đầu hay ngực, thân thể cháy thành than, hay rã tan vào sóng nước. Tất cả, anh dũng chiến đấu, hiên ngang tử trận, gởi lại cho đời lời khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Rằng Trung Cộng chính là kẻ xâm lược!
Không dừng lại ở đó, bọn Bành trướng Bá quyền Đại Hán tiếp tục lấn chiếm xuống Quần đảo Trường Sa. Ngày 14 tháng 3 năm 1988 trên bãi đá Gạc-ma, các chiến sỹ hải quân của QĐND Việt Nam đã kết nên bức tường thành bảo vệ lá cờ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Cũng như 74 liệt sỹ Hoàng Sa, 64 liệt sỹ Trường Sa đã vĩnh viễn nằm lại nơi biển khơi của Tổ quốc.
Sự hy sinh vì toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam của 138 chàng trai con Lạc cháu Hồng ở Hoàng Sa – Trường Sa dù dưới màu cờ sắc áo nào cũng đều vì đất mẹ Việt Nam. Máu của các anh hòa cùng biển xanh dì dào sóng vỗ và kết tinh thành các cột mốc sừng sững trên biển khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Linh hồn của các anh theo những con tàu vượt đại dương, nói với toàn thế giới rằng HS-TS mãi mãi là của VN.
Thưa toàn thể quý đồng hương
Suốt 2 thế kỷ qua, cha ông chúng ta đã khai khẩn và thực thi chủ quyền một cách liên tục đối với hai quần đảo HS-TS, khi chưa có bất cứ quốc gia nào tới chiếm hữu. Các thư tịch cổ của nhiều nước lớn trên thế giới (kể cả của các triều đại phong kiến Trung Hoa) đã chứng minh điều đó. Vậy mà mấy chục năm trở lại đây, các thế lực hiếu chiến Trung Hoa ngang nhiên dùng vũ lực xâm lấn. Lại vẽ ra cả đường lưỡi bò đòi chủ quyền một cách trái phép trên 80% lãnh hải trên Biển Đông. Ngăn cản và cướp bóc, thậm chí bắn giết ngư dân của Việt Nam ngay trên ngư trường truyền thống từ hàng ngàn năm nay. Cùng với các hành động gây căng thẳng như thành lập Khu hành chính Tam Sa bất hợp pháp; cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam… Nay Trung Quốc còn leo thang ra qui định ngang ngược về đánh bắt cá mới đây ở Biển Đông, đòi ngư dân ta phải xin phép chính quyền TQ mới được làm ăn sinh sống trên chính vùng biển của mình. Hành xử như vậy, không những phỉ báng đối với lời hay ý đẹp của TQ bấy nay về “tam tương tứ tốt“ về “16 chữ vàng“. Mà còn trà đạp thô bạo lên “Công ước Luật Biển 1982“, trong đó TQ đã tham gia ký kết. Dưới con mắt của dư luận yêu chuộng hòa bình trên thế giới, Trung Quốc đang hiện nguyên hình là “nhà nước cướp biển“ hay “cướp biển đội lốt nhà nước“! Là tác nhân chính gây bất ổn trong khu vực và hòa bình trên thế giới!
Nhân ngày giỗ lần thứ 40 của 74 các anh hùng vị quốc vong thân ở Hoàng Sa, chúng ta nghiêng mình dâng hương để tưởng niệm các anh. Trong khói nhang linh thiêng này, chúng ta còn thấy 64 anh hùng liệt sỹ ở bãi đá Gạc-ma tháng 3 năm 1988 đã hiện về. Thì ra, ở dưới ấy các anh đâu còn phân biệt bên này bên kia nữa. Các anh cùng vị quốc vong thân như bao lớp cha ông đã ngã xuống cho sự tồn vong của quê hương đất nước mình…
Hướng về biển đảo quê hương, chúng ta hãy chung tay làm tất cả những gì hữu ích cho một thế giới Hòa Bình. Chỉ khi nào Công lý – Sự thật và Luật pháp Quốc tế được thượng tôn, tất cả các quốc gia, các dân tộc mới mong có được ổn định để cùng thăng tiến trong hội nhập và phát triển bền vững. Sự nỗ lực của chúng ta hôm nay cũng không nằm ngoài mục đích ấy!
Cộng đồng người Việt LK Harbug xin cảm tạ tất cả quý đồng hương cùng bạn bè Quốc tế đã không quản đường xá xa xôi, tới đây để góp tiếng nói chung!
Xin chân thành cám ơn!
TM Ban Tổ chức:
Hoàng Mạnh Tiến

Thế là xong ! Chào anh Đằng !

Thế là xong !
Chào anh Đằng !

(http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/chao-anh-dang)

Thế là xong !
Anh đã từ biệt !

Anh thực sự đã yên nghỉ, đã khép lại một chu kỳ hoàn hảo : “ Trăm năm trong cõi người ta ”.

Lúc nầy, chúng ta lại nhớ lời nói đầy ý nghĩa của con người nổi tiếng Mandela, đúng với trường hợp của Anh :

“ Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người đã hoàn thành điều người đó coi là trách nhiệm với dân tộc mình, với đất nước mình, người ấy có thể yên nghỉ.

Chúng ta có thể nhất trí, “ biểu quyết ” rằng anh Đằng đã hoàn thành trách nhiệm của mình với dân tộc và đất nước,  theo cái nghĩa là anh hết mình cho đến giờ phút trước khi hôn mê và chấm dứt hơi thở.

Anh không phải là nhân vật quan trọng ghê lắm, hay là người có chức vụ cao. Anh là con người bình thường, chính đó là ý nghĩa quan trọng, nó khơi dậy, nó động viên cho số đông người bình thường trong chúng ta những cảm xúc rộng lớn, về giá trị và trách nhiệm của một công dân, của con người bình thường, nó tạo nên mối liên thông của một làn sóng tích cực về tinh thần yêu nước và yêu dân chủ. Giờ đây, với sự so sánh, chúng ta có thể coi thường cái lớn mà rỗng, cái cao mà bên trong có chất lượng thấp. Chúng ta đều biết là anh rất tỉnh táo, sống thật với lòng mình. Trong những tháng ngày cuối, khi không nói về tình hình xã hội, thì anh hát những giai điệu bolero yêu đời với tình cảm đời thường, bằng tiếng khào khào đứt quãng của một người bịnh. Anh đi từng bước nhỏ, vui vẻ với chiếc gậy mây do anh B tặng.
Chúng ta đều yêu cái bình thường và chân thật ấy. Không ai thích sự giả dối, Đúng vậy ! Chúng ta tôn vinh những giá trị đích thật, và có quyền từ chối những gì không thật. Đó là nét truyền thống của văn hóa nuôi dưỡng dân tộc, dù một nghìn năm bị đô hộ, bởi tinh thần lạc quan và chân thực ấy mà không bị đồng hóa.

Anh đã để lại một tấm lòng, với sự chia sẻ của tất cả những ai yêu cuộc sống nầy, và yêu tận đáy lòng sự công bằng của một xã hội dân chủ. Anh đã đi bước đi tiền phong của một giai đoạn chuyển hóa, vượt lên trên và không để ý tới mọi hình thức o ép của chủ thể vô minh.

Những tiếng hô của sân hận và hẹp hòi từ đâu đó, giờ đây tiếp tục vô nghĩa !

Tất cả chúng ta đều nghe thấy tiếng sóng gào thét ở Biển Đông, tiếng gió độc rít lên từ phương Bắc. Vì nghĩa cả mà con người phải dấn thân. Lẽ nào, vì sự nhỏ nhen mà thân phận con người hóa thành cỏ rác ? Người Nhật Bản nắm chắc tay nhau sau cơn đại họa, mà chẳng tham của rơi. Lẽ nào trước nguy biến, lại tranh nhau bổng lộc không hơn kẻ dân đen “ hôi bia ” ngoài lộ ?

Anh để lại sau một điều ray rứt : một dân tộc, một đất nước, chẳng thể sống cùng nhau trong một góc trời mà lại không có cùng nhau một “ khế ước ” ? Thực dân, đế quốc còn trả lại cho dân tộc bị trị một Hiến Pháp sau khi cuộc đâm chém chấm dứt. Lẽ nào một đảng chính trị cầm đầu cuộc kháng chiến gian khổ đã thành công, lại lạm dụng thời cơ, áp đặt cho cả dân tộc phải sống đời đời dưới sự cai trị bởi một nhóm người nhân danh đảng ấy, dười hình luật do nhóm người ấy lập ra, sống cho tới già chết, bịnh chết và giao lại cho kẻ được chọn làm truyền nhân kế thừa ? Ở Việt Nam ngày nay lại mọc lên khá nhiều những ngọn núi Paektu (*) để có những giòng máu thần thánh truyền ngôi ở các tỉnh thành.

Thật là buồn cười và đáng xấu hổ trong thời đại hôm nay !

Anh cũng thường nhắc đến ông Mandela – một người dân Nam Phi bình dị mà cao cả, được thế giới kính cẩn tôn vinh – bởi những lời nói ra từ một trái tim chân thật, một tinh thần rắn rỏi, cương nghị, yêu công bằng, cũng là lúc thế giới ngoái đầu nhìn về Bắc Triều Tiên với nỗi kinh hoàng, về những chuyện giết người ở đây. Người bình thường không thể tránh nổi xót xa và ray rứt tự hỏi về một mô hình “độc tài toàn trị” của một đảng xưng là “Cách Mạng”. Nhân dân thế giới đang nghĩ ngợi trong lương tâm mình, về thân phận của người dân Bắc Triều Tiên. Nó bộc lộ một cách quá hiển nhiên sự tàn bạo mang tính quy luật của độc tài.

Nhân Dân Việt Nam chưa rơi vào tình cảnh ấy, nhưng biết rõ mình đang ở đâu trên lộ trình đi từ nô lệ đến tư do, và từ độc lập đến dân chủ ? Nơi thiếu dân chủ sẽ không bao giờ là điểm đến. Chắc chắn một điều, tâm thức Việt Nam luôn hướng về phương Bắc để cảnh giác, canh phòng cao độ,  chứ không bao giờ nhầm lẫn là điểm đến tin cậy.


Anh Đằng,

Anh đã mong muốn và tích cực đấu tranh cho một xã hội dân sự được chuyển hóa theo cách hòa bình, như kiến nghị 72 mà anh ký tên trong đó. Anh mong muốn một xã hội dân sự vì đó là nền tảng vững chắc cho độc lập dân tộc, đó cũng là nền tảng để một quốc gia phát triển. Anh đã gởi lại tâm tình của mình trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời ngắn ngủi nầy, với tinh thần đấu tranh không ngừng, như rất nhiều người con dân yêu nước khác. Anh ra đi như họ đã ra đi, vì hai chữ độc lập – dân chủ. Thái độ chọn lựa cuối cùng của anh về một sự chia ly đã củng cố và làm sáng rõ lý tưởng mà anh đã trọn đời theo đuổi.

Anh đã sống trọn vẹn với suy nghĩ của mình.

Anh không cô đơn. Anh nằm xuống có bạn bè chung quanh, có nhiều bạn trẻ tiếc thương anh và những giọt nước mắt.

Trong khi anh nằm xuống, dân tộc vẫn bước tiếp cuộc hành trình về hướng dân chủ !

Tất cả vẫy chào anh trong niềm thân thiết.

Anh có quyền an nghỉ.

 
Lúc 2 giờ, ngày 23-1-2014
Hạ Đình Nguyên

(*) Paektusan hay Bạch 
Trường Sơn là ngọn núi lửa ở biên giới Triều Tiên và Trung Quốc. Theo truyền thuyết Triều Tiên, đây là nơi Thiên tử xuống trần và sáng lập vương triều đầu tiên. Kim Nhật Thành đã tiếm dụng huyền thoại này, bày đặt ông ta ra đời ở đó (chú thích của Diễn Đàn)

Wednesday, January 22, 2014

LÊ HIẾU ĐẰNG

(Tưởng nhớ LS Lê Hiếu Đằng vừa mới mất nhà văn Pham Đình Trọng vạch ra những đối nghịch 'động trời' giữa nhân cách của ông và nhân cách/viêc làm nhiều kẻ đang ở trong hàng ngũ lãnh đạo đất nước) 
Phạm Đình Trọng
1.  Căn bệnh hiểm bột phát ở tuổi cận kề bảy mươi, Lê Hiếu Đằng hiểu rằng mình DSC02352đang tiêu những đồng vốn thời gian ít ỏi cuối cùng của cuộc đời.
Trong tâm thế đó, những người chỉ biết sống cho riêng mình, chức vụ, cấp bậc, học hàm, học vị tìm mọi cách giành được cũng chỉ nhằm để được nhận phần vật chất hơn người, có miếng ăn béo bở hơn người, có cuộc sống hả hê hơn người, những kẻ chỉ có con người sinh vật như vậy sẽ hốt hoảng run sợ, nơm nớp lo âu.
Còn những người sống bằng năng lượng tình yêu, yêu con người, yêu cuộc đời, yêu đất nước và đã say mê, tận tụy mang cả đời mình cống hiến cho tình yêu đó, ngoài con người sinh vật, họ còn có con người xã hội và con người xã hội mới là ý nghĩa cuộc sống của họ, mới là giá trị cuộc đời họ. Con người sinh vật theo qui luật tự nhiên, sinh – lão – bệnh – tử. Còn con người xã hội theo qui luật giá trị. Và những người sống bằng năng lượng tình yêu sẽ bình tĩnh nhìn lại giá trị con người xã hội của mình để lại cho cuộc đời, còn lại với cuộc đời, nhìn lại con đường mình đã chọn, nhìn lại cuộc đời mình đã sống, đã cống hiến. Trên con đường đó, mình đã làm được những gì cho đời, đã để lại được những gì có ích cho đời? Nhìn lại giá trị một cuộc đời là cái nhìn nghiêm khắc, trung thực, thẳng thắn.
Nghiêm khắc. Trung thực. Thẳng thắn. Nhà thơ Cộng sản Pháp Louis Aragon đã từng viết những lời chân thành, nồng nhiệt về đảng Cộng sản: Mon parti m’a rendu mes yeux et ma mémoire / Je ne savais plus rien de ce qu’un enfant sait / Que mon sang fût si rouge et mon coeur fût français / Je savais seulement que la nuit était noire. . . Được Tố Hữu, nhà thơ Cộng sản Việt Nam chuyển ra tiếng Việt là: Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng / Trước như tuổi thơ tôi nào biết được / Máu tôi đỏ và tim tôi yêu nước / Tôi chỉ biết là đêm tối mênh mông. . . Chân thành mang tài năng ra cống hiến cho đảng Cộng sản như vậy để rồi đến khi nhìn lại cuộc đời mình, nhà thơ L. Aragon lại phải chân thành thốt lên: “J’ ai gache ma vie, c’est tout” (Tôi đã phung phí cả đời mình, có vậy thôi). Cuộc đời ngắn ngủi vì thế vô cùng quí giá nhưng vì lầm lẫn đi với đảng Cộng sản mà phung phí cả cuộc đời quí giá của một tài năng như Louis Aragon thì còn gì đau xót hơn!
Nghiêm khắc. Trung thực. Thẳng thắn. Lê Hiếu Đằng nhận ra: “Đã có thời gian dài nuôi ảo tưởng về đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ nghĩa Xã hội” (Lê Hiếu Đằng. Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh). Không bi quan, yếm thế, buông xuôi như nhà thơ lớn L. Aragon chỉ biết than đã phung phí cả cuộc đời, Lê Hiếu Đằng nhìn nhận căn nguyên sai lầm, ảo tưởng: “Vấn đề là trước đây chúng ta chưa có đủ điều kiện, dữ liệu để nhận thức một số vấn đề sống còn của đất nước, nhưng hiện nay tình hình trong nước và trên thế giới đã thay đổi, vì vậy chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề trước đây.”
Nhận thức lại, Lê Hiếu Đằng thấy: “Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái, biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân” (Lê Hiếu Đằng. Tuyên bố công khai ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam)
Chưa cần nhắc đến sai lầm, ảo tưởng của chủ nghĩa Cộng sản, chưa tính đến sự man rợ mất tính người của chuyên chính vô sản mà đảng Cộng sản Việt Nam đã thực thi suốt gần một thế kỉ qua gây nhiều tội ác với dân tộc Việt Nam. Chỉ nhìn hình ảnh đảng Cộng sản Việt Nam trong hiện tại đã thấy rõ “thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích” cướp bóc của dân, tàn phá đất nước.
 DSC00923
2.  Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ là đảng của những người như Bùi Thanh Quyến, thời chiến tranh là anh lính “B quay”, đào ngũ, một kẻ chỉ có con người sinh vật, không có con người công dân, con người xã hội, trốn chạy về phía sau bình yên giữ lấy mạng sống của con người sinh vật. Kẻ hèn nhát, chạy trốn trách nhiệm công dân đó nhận ra nơi an toàn, nơi dung dưỡng, tiến thân tốt nhất cho những con người sinh vật chính là đảng Cộng sản cầm quyền. Việc khó là chui lủi từ nơi giáp mặt với bom đạn chết chóc về làm anh lính an nhàn ở huyện đội quê nhà bình yên hắn còn làm được thì từ anh lính huyện đội trở thành đảng viên Cộng sản chỉ là chuyện nhỏ.
Bây giờ không phải chỉ có con người sinh vật, anh lính đào ngũ Bùi Thanh Quyến có quyền cao chức trọng mà cả gia đình anh ta chia nhau chiếm giữ quyền chức bổng lộc trong đảng Cộng sản cầm quyền. Bố, Bùi Thanh Quyến, là Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy. Con trai mới ba mươi tuổi, chức tước xã hội đã là phó giám đốc một sở trong tỉnh của bố, của cải bòn rút được của gã trai mới ba mươi tuổi đó là biệt phủ hoành tráng mà những quan đại thần có công khai quốc thời phong kiến cũng không có được. Con rể tuổi mới trên ba mươi là quan đầu huyện dưới bóng bố vợ bí thư tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến!
Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến chính là bản sao, là phép nhân sự gian dối man trá của Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn. Hồ Xuân Mãn đã về hưu, đã hết quyền uy nên đã lộ mặt thật. Bùi Thanh Quyến còn đang là lãnh chúa đầy quyền uy với bầy tôi, đầy thế lực và tiền bạc để vô hiệu mọi sự xăm soi của bề trên và còn đang là gương mặt đương đại của đảng Cộng sản nên còn được bưng bít che giấu để giữ uy danh cho đảng nhưng cũng là giữ lại khối u di căn ung thư trong cơ thể đảng Cộng sản.
Vinh thân phì gia, giá áo túi cơm, những câu thành ngữ dân gian chỉ những kẻ chỉ có con người sinh vật, chỉ biết bản thân, chỉ biết giá trị vật chất, chỉ biết hưởng thụ. Bố con Ủy viên trung ương đảng, bí thư tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến là những người như vậy, những đảng viên có chức quyền, những trụ cột của đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay.
Những phường giá áo túi cơm vào đảng Cộng sản Việt Nam, ngồi trên ghế quyền lực bây giờ chỉ để vinh thân phì gia nhiều lắm, nhìn đâu cũng thấy. Ông thợ rừng Nông Đức Mạnh khi ngồi lên chiếc ghế Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam liền đôn đáo chạy vạy, đổi chác để anh con trai học hành không đến nơi đến chốn phải đi bán sức lao động cơ bắp ở nước ngoài trở thành người có đủ bằng cấp đại học khoa học và đại học chính trị để ngồi vào ghế Ủy viên Trung ương đảng nhiều đặc quyền đặc lợi.
Anh trai là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy thành phố lớn nhất nước, em trai liền trở thành chủ những dự án thâu tóm, chiếm đoạt phi pháp, bất lương hàng ngàn hecta đất đai và con trai ông Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy đó liền có suất học bổng từ ngân sách Nhà nước đi học nước ngoài để rồi nhanh chóng được đưa vào điểm xuất phát trên bệ phóng cao tốc phóng vào vòng thăng tiến quyền lực của đảng Cộng sản cầm quyền. Một điểm xuất phát cao, đầy thuận lợi cho con trai ông Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy: Bí thư đảng ủy phường, Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố mau lẹ lên Phó Chủ tịch quận!
Khi những người Cộng sản Việt Nam còn có lí tưởng cao đẹp, họ còn giữ bộ mặt sạch sẽ, tử tế, không một ông quan chức cộng sản nào dám ngang nhiên đưa lũ con cái vắt mũi chưa sạch ra chiếm vị trí của những hiền tài đất nước. Chẳng còn lí tưởng cao đẹp, kiên trì Chủ nghĩa Xã hội chỉ để các ông quan cộng sản ăn trên ngồi trốc, vinh thân phì gia thì ông Ủy viên Bộ Chính trị, trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng mới thản nhiên đưa cô con gái 23 tuổi học ngành báo chí chưa viết nổi một bài báo nhảy tót lên làm sếp lớn một doanh nghiệp lớn của Nhà nước, một vị trí đòi hỏi phải là hiền tài đất nước đã được thử thách, khẳng định. Làm việc đó, ông Ủy viên Bộ Chính trị, trưởng ban Tổ chức Trung ương đã chứng tỏ đảng Cộng sản của ông chẳng còn mảy may lí tưởng vì dân vì nước và ông cũng chẳng cần giữ bộ mặt liêm chính trước dân.
Chỉ nêu vài dẫn chứng trong muôn vàn sự thật tồi tệ của hiện thực hôm nay cũng đủ thấy đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ chỉ còn là nơi hội tụ kiếm chác, nơi kiếm chức quyền, bổng lộc, kiếm sự vinh thân phì gia của những con người sinh vật mà thôi! Không hề thấy bóng dáng con người xã hội ở những đấng bậc đang là quan chức từ thấp đến cao của đảng Cộng sản cầm quyền, đang quản lí xã hội, chăn dắt dân đen.
3.  Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ là đảng của những tập đoàn lợi ích sử dụng quyền lực Nhà nước cướp bóc, ức hiếp dân, xâu xé tài nguyên đất nước, xâu xé tanh bành, nát vụn non sông gấm vóc. Chỉ một ngành Hàng Không dân dụng cũng có nhiều tập đoàn lợi ích kiếm chác từ đất sân bay hàng không.
Một tập đoàn lợi ích núp bóng quân sự – an ninh – quốc phòng chiếm giữ đất sân bay làm sân golf, xây biệt thư kinh doanh. Những tập đoàn lợi ích khác tìm mọi cớ bỏ sân bay cũ xây sân bay mới tốn kém hàng chục tỉ đô la để họ kiếm chác. Chỉ xem tập đoàn lợi ích chiếm đất sân bay làm sân golf cũng thấy những tập đoàn lợi ích này quyền uy như thế nào, lộng hành như thế nào.
Sân bay Tân Sơn Nhất có tổng diện tích 2500 ha nhưng mới có 1150 ha đất được sân bay sử dụng, khai thác. Ngay sau 1975 những người quản lí đất nước không có tầm nhìn xa, chỉ nhìn thấy những lợi lộc trước mắt chia chác nhau, đã không biết rằng khoảng đất trống rộng lớn quanh sân bay, vừa là đất dự trữ, vừa là không gian đệm ngăn cách sân bay với khu dân cư nên họ đã cho công binh dọn sạch hàng rào thép gai và mìn trên khoảng đất trống đó rồi cắt hơn ngàn ha đất dự trữ của sân bay chia cho tướng sĩ. Nay nhà cửa trùng điệp của các khu gia đình quân đội đã bao quanh và lấn đến sát mép sân bay. Diện tích đất sân bay chỉ còn vẻn vẹn 1150 ha! Việc này là chuyện đã qua, không xét đến nữa. Đáng xem xét là 1150 ha đất còn lại đang tiếp tục bị tập đoàn lợi ích núp bóng quân đội xâu xé.
1150 ha đất sân bay nhưng ngành Hàng không quốc gia chỉ thực sự được sử dụng chưa đến một phần năm diện tích đó. Chuyển sang thời bình, đất nước cần tập trung nguồn lực phát triển kinh tế dân sự. Sân bay, thời bình là đất kinh tế và thời chiến sẽ là đất quân sự vì thế thời bình phải dành toàn bộ sân bay giao thương thuận tiện nhất cho ngành Hàng không quốc gia. Nhưng với uy thế của đội quân vừa chiến thắng trong cuộc chiến tranh khốc liệt, mặc dù đã có sân bay quân sự Biên Hòa, quân đội vẫn chiếm giữ tới 545 ha đất sân bay Tân Sơn Nhất. Hàng không dân dụng chỉ có 205 ha, chưa bằng nửa đất sân bay quân sự. 400 ha mặt bằng còn lại là đất dùng chung cho cả quân sự và dân sự.
Với vị trí vô cùng thuận lợi, sân bay Tân Sơn Nhất là một HUB, điểm trung chuyển hàng không, tốt nhất Đông Nam Á. Sau năm 1975, với sự cấm vận của Mĩ, sân bay Tân Sơn Nhất đành để mất vị trí HUB cho sân bay Don Mueang, Thái Lan, xây dựng từ năm 1914 bé nhỏ và lạc hậu. Thái Lan lập tức phải xây sân bay Suvarnabhumi lớn hơn, hiện đại hơn đón nguồn lợi to lớn do vị trí HUB từ Tân Sơn Nhất chuyển sang.
Mĩ bỏ cấm vận Việt Nam, với vị trí đắc địa, sân bay Tân Sơn Nhất giành lại vị trí HUB, nhộn nhịp trở lại liền thiếu nghiêm trọng bãi đỗ đón nhận những chuyến bay quá cảnh, đón nhận nguồn lợi to lớn cho đất nước. Năm 2007 Chính phủ quyết định quân đội phải chuyển 30 ha đất quân sự ở sân bay Tân Sơn Nhất cho Hàng không dân dụng để dân dụng có thêm 30 bãi đỗ máy bay. Quân đội không chấp hành. Chỉ 30 ha đất nhỏ bé trong 545 ha đất mênh mông được mang danh đất quân sự đang bỏ không, quân đội cũng không chịu nhả. Các hãng hàng không quốc tế sau nhiều lần máy bay của họ đến Tân Sơn Nhất phải bay lượn nhiều vòng trên bầu trời chờ bãi đỗ đành phải bỏ Tân Sơn Nhất tìm đến các sân bay ở Singapore, Hong Kong, Thái Lan quá cảnh. Đất nước mất một nguồn thu lớn, ổn định và ngày càng lớn.
Ngang nhiên chống lệnh Chính phủ, không giao 30 ha đất cho Hàng không dân dụng mở rộng sân bay, với lí do đất an ninh quốc phòng, quân đội giữ đất lại để chuyển 157 ha đất sân bay cho tập đoàn lợi ích núp bóng quân đội làm sân golf, xây biệt thư kinh doanh kiếm lời đút túi riêng.
Ngang nhiên chống lệnh Chính phủ, chống cả quyết định 1946/2009QĐ-CP của Chính phủ qui định nơi làm sân golf: “Các dự án sân golf không được sử dụng đất lúa, đất màu và đất qui hoạch xây dựng khu công nghiệp, các khu đô thị, đất rừng.  .  . Địa điểm qui hoạch sân golf chủ yếu ở vùng trung du, miền núi”.
Với lí do đất an ninh quốc phòng, tập đoàn lợi ích núp bóng quân đội thẳng thừng từ chối không cho Hàng không Dân dụng chuyển bớt những chuyến bay cự li ngắn trong nước từ sân bay Nội Bài đã bị quá tải sang sân bay Gia Lâm đã bỏ không nhiều năm. Giữ sân bay Gia Lâm làm của riêng của quân đội không phải để sử dụng cho an ninh quốc phòng mà chỉ để cho tập đoàn lợi ích núp bóng quân đội cắt đất sân bay và chiếm thêm 40 ha đất ruộng màu mỡ trồng lúa của dân làm hai sân golf. Sân golf bao vây, lấn sát lề bảo hiểm đường băng sân bay Gia Lâm. Sân golf lấp và đôn cao trên những hồ đầm vốn là nơi chứa nước thoát từ sân bay. Nay mỗi trận mưa xuống, sân bay Gia Lâm thành hồ nước mênh mông, lính ra giăng lưới, kéo vó bắt cá trên đường băng. Nước quanh năm úng dưới nền sân bay làm đường băng sụt lún, nút vỡ ngày càng nặng.
Hai vấn đề phải đặt ra là:
Một. Thế lực quân sự dung túng cho nhóm lợi ích núp bóng quân đội dám coi DSC01829thường lợi ích đất nước, dám chống lệnh Chính phủ với năm, sáu ông Ủy viên Bộ Chính trị là thành viên, chống cả văn bản pháp luật của Chính phủ, chiếm giữ hàng trăm ha đất hiểm yếu, chiến lược về quân sự, đất sinh lợi của đất nước về kinh tế ở hai sân bay chiến lược, trọng yếu nhất nước làm đất giải trí cho vài kẻ sẵn tiền, làm đất sinh lợi cho một nhóm lợi ích, thế lực quân sự đó phải có quyền uy ở cấp Ủy viên Bộ Chính trị và quyền uy của Ủy viên Bộ Chính trị đó đã trở thành quyền uy của một tập đoàn lợi ích bất chính.  
Hai. Tập đoàn lợi ích núp bóng quân sự dám chống lại lệnh Chính phủ, không giao 30 ha đất quân sự ở sân bay Tân Sơn Nhất cho Hàng không quốc gia vì các thành viên trong cái Chính phủ đó cũng chẳng tốt đẹp, tử tế, nghiêm minh gì, cũng đều có những tập đoàn lợi ích phía sau chiếm đất của công và cướp đất của dân. Nếu không được quyền lực Nhà nước cấp Chính phủ bảo kê thì chủ đầu tư Ecopark làm sao huy động được 3000 cảnh sát chiến đấu của bộ Công an trong cuộc cưỡng chế bất hợp pháp 500 ha đất của nông dân Văn Giang, Hưng Yên!
Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay là đảng của những nhân cách và những thế lực như vậy. Nhân cách Lê Hiếu Đằng không thể đứng chung đội ngũ với những nhân cách đó. Trước đây Lê Hiếu Đằng vào đảng để cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay Lê Hiếu Đằng đóng góp cho đời, đóng góp cho đất nước bằng việc rời bỏ một đảng đã trở thành thế lực tàn phá đất nước, cản trở sự phát triển của đất nước.

Monday, January 20, 2014

Hiến pháp – Thông điệp – Thực tế

Hiến pháp – Thông điệp – Thực tế

basamnews on January 20th, 2014
Phạm Đình Trọng
20-01-2014
1. Ngay ngày đầu năm 2014, một tình huống bi hài đã diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam.
1.1.2014, ngày đầu tiên thực thi Hiến pháp 2013, một Hiến pháp lạm phát cao nhất những mỹ từ về Nhân dân. “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân… Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân…” (Điều 2). Nhân dân được mơn trớn, vuốt ve, đề cao đến mức tất cả danh từ chung “nhân dân” trong Hiếp pháp 2013 đều được đặc cách viết hoa.
Điệp ngữ “quyền con người”, “quyền công dân” có tần số xuất hiện trong Hiến pháp 2013 cao chưa từng có. Điều 3 Hiến pháp vừa véo von hứa hẹn: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…”. Đến điều 14 Hiến pháp lại du dương trong điệp khúc: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”
Hiến pháp 2013 có hẳn một chương với 35 điều trong tổng số 120 điều dành cho quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Với những ngôn từ hào nhoáng, cấp tập, hùng hồn, và đầy vẻ trang nghiêm đó, tưởng như người dân Việt Nam đã được Nhà nước Cộng sản Việt Nam nghĩ lại, nhận ra lẽ phải, trả lại quyền đương nhiên, thông thường của người dân một nước độc lập, tự do, quyền làm chủ Nhà nước và xã hội.
Nhưng điều bi hài ngay trong Hiến pháp 2013 là điều 3 Hiến pháp vừa thò cho người dân quyền con người, quyền công dân “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…” thì liền vô hiệu ngay quyền đương nhiên, chính đáng đó của người dân bằng điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đó là sự trấn lột kiểu xã hội đen, dùng sức mạnh bạo lực của chuyên chính vô sản và dùng sức mạnh của số đông áp đảo nghị sĩ cộng sản trong Quốc hội trấn lột quyền công dân của những dân đen.
Hiến pháp trao cho đảng Cộng sản Việt Nam quyền đương nhiên lãnh đạo Nhà nước và xã hội như một định mệnh nghiệt ngã, phũ phàng, cay đắng của người dân Việt Nam. Người dân không còn được quyền bầu chọn ra lực lượng chính trị thay mặt mình quản lí, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Cho đảng Cộng sản Việt Nam quyền đương nhiên lãnh đạo Nhà nước và xã hội, không cần lá phiếu bầu chọn của người dân, Hiến pháp 2013 không những vô hiệu điều 3, điều 14 mà còn vô hiệu nhiều điều khác.
Vô hiệu điều 27 “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.” Quyền bầu cử chỉ là quyền làm robot bỏ phiếu theo sự điều khiển của đảng. Quyền ứng cử càng nhảm nhí hơn khi những người ứng cử không trong ý đồ của đảng sẽ bị các vòng “hiệp thương” thẳng thừng loại bỏ.
Vô hiệu điều 28: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.” Bằng lá phiếu, người dân bầu chọn người thay mặt mình quản lí Nhà nước và xã hội. Nhưng không cần lá phiếu bầu chọn của người dân, đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiễm nhiên lãnh đạo Nhà nước và xã hội rồi. Một đảng cầm quyền lì lợm như vậy thì hàng trăm, hàng ngàn kiến nghị của những tinh hoa đất nước chỉ là đàn gảy tai trâu, kiến nghị với hư vô!
Vô hiệu toàn bộ tinh thần Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là bước tiến lớn lao của lịch sử phát triển loài người, là giá trị nhân văn cao cả mà nhiều Nhà nước trên thế giới đang thực tâm, nghiêm chỉnh thực hiện. Nhưng với điều 4 dành độc quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội cho đảng Cộng sản, ngôn từ “Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” được đưa vào Hiến pháp 2013 chỉ còn là ngôn từ sáo rỗng để lừa gạt người dân.
Dành cho người dân những từ ngữ lấp lánh vàng mã và sáo rỗng, dành cho đảng Cộng sản quyền cai trị vĩnh viễn, Hiến pháp 2013 còn tập trung toàn bộ của cải của đất nước, thâu tóm toàn bộ quyền lực và sức mạnh của Nhà nước vào tay đảng Cộng sản dù đảng đó đã là con nợ không còn khả năng chi trả món nợ khổng lồ của cải và máu xương vay của nhân dân, dù đảng đó đã bộc lộ sự tham lam vô độ, trước hết là tham lam quyền lực rồi dùng quyền lực đó tham nhũng của công và cướp bóc của dân. Cướp có môn bài, cướp được pháp luật Cộng sản bảo vệ diễn ra ngang nhiên, thường xuyên trên khắp đất nước là cướp mảnh đất máu, mồ hôi, nước mắt của người dân.
Hiến pháp 2013 giao toàn bộ của nổi của chìm của đất nước cho Nhà nước Cộng sản chính là giao cho đảng Cộng sản: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Điều 53). Người dân sống trong nhà mình, sống trên đất nước mình mà thân phận mong manh, bấp bênh, vô định như sống tạm, sống nhờ trên mảnh đất của người khác. Mảnh đất họ sinh sống có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào, họ có thể bị đuổi ra khỏi nhà bất cứ lúc nào vì “Đất đai… thuộc sở hưu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí”
Với điều 51, Hiến pháp 2013 giao cho kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân là giao lưng vốn của đất nước, những đồng tiền mồ hôi xương máu của dân cho đảng Cộng sản nắm giữ để rồi lưng vốn đó cứ hao hụt, thất thoát hết ngàn tỉ đồng này đến ngàn tỉ đồng khác, là giao những ngành kinh doanh màu mỡ nhất, giầu mạnh nhất cho cán bộ của đảng Cộng sản, biến những cán bộ Cộng sản không biết kinh doanh thành những ông chủ tư bản đỏ để những ông chủ đó chỉ làm được ba việc: Tự xếp cho mình mức lương cao ngất ngưởng. Liên tục đòi tăng giá sản phẩm lên cao chất ngất để bóc lột người dân. Biến doanh nghiệp nhà nước thành sân sau của gia đình những ông chủ tư bản đỏ, những cán bộ cộng sản cấp cao.
Sau chiến tranh chỉ hai mươi năm, Nhật Bản, Hàn Quốc đã vươn lên thành những con rồng, con hổ trong nền kinh tế thế giới. Chiến tranh kết thúc đã gần bốn mươi năm, người dân Việt Nam vẫn là những thân cò, thân vạc tối ngày lầm lũi kiếm sống ở đầu bãi mon sông, quanh năm quần quật làm thuê ở công trường, xưởng thợ mà vẫn nghèo đói, không đủ cơm ăn áo mặc, ốm đau không có tiền vào bệnh viện, con cái không có tiền đi học. Tết Giáp Ngọ 2014, cả nước có 63 tỉnh thì 15 tỉnh phải xin nhà nước cấp gạo cứu đói vì kinh tế nhà nước là chủ đạo đã biến hàng tỉ tỉ tiền lưng vốn xây dựng làm giầu đất nước thành những triệu triệu đô la trong két sắt nhà quan chức của đảng, thành những triệu triệu đô la trong vali các quan chức của đảng mang đi hối lộ chạy chức, chạy quyền, chạy tội, thành những triệu triệu đô la trong tài khoản của các quan chức của đảng trong ngân hàng nước ngoài.
Sức mạnh vật chất của đất nước là của nổi của chìm, là nền kinh tế, Hiến pháp 2013 đã trao cho đảng Cộng sản Việt Nam. Sức mạnh bạo lực của đất nước là quân đội và công an, Hiến pháp 2013 cũng trao nốt cho đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực ra các chi bộ đảng Cộng sản Việt Nam đã quản lí chặt chẽ từng con người, từng phân đội nhỏ trong lực lượng quân đội và công an, đã nắm chắc phần hồn của quân đội và công an. Nay Hiến pháp 2013 lại trao nốt phần xác của quân đội và công an được gọi chung là lực lượng vũ trang nhân dân cho đảng Cộng sản: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước…, có nhiệm vụ  bảo vệ… Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa…” (Điều 65) Tổ quốc thì trừu tượng. Nhân dân là 90 triệu người nhưng cũng không là ai cả, chỉ là số không vì không ai có chút quyền hành gì với quân đội, công an. Vì thế quân đội và công an chỉ còn thuộc về những đảng viên Cộng sản đang nắm quyền chỉ huy họ. Quân đội và công an chỉ còn là của đảng, chỉ còn trung thành với đảng Cộng sản mà thôi.
Với sức mạnh chuyên chính vô sản, đảng Cộng sản Việt Nam đã áp đặt điều 4 vào Hiến pháp 2013, đã vô hiệu hoàn toàn những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân ghi trong Hiến pháp, biến những từ ngữ về dân chủ, về quyền con người, quyền công dân chỉ còn là những ngôn từ sáo rỗng, những ngôn từ hào nhoáng vàng mã!
2. T hật bi hài khi ngay ngày đầu tiên thực thi bản Hiến pháp phản dân chủ được che đậy dưới những ngôn từ hào nhoáng về dân chủ, về quyền con người, quyền công dân thì ông Thủ tướng cũng là đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu cho sự ra đời bản Hiến pháp đó lại có thêm Thông điệp năm mới với những từ ngữ về dân chủ, về quyền con người, quyền công dân còn lấp lánh hơn cả ngôn từ trong bản Hiến pháp:
“Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã chỉ rõ Nước ta là một nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về Nhân dân. Đảng ta đã khẳng định Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến và từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản là những bước tiến dài về dân chủ. Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân. Dân chủ sẽ phát huy khả năng sáng tạo của mỗi người, góp phần xóa bỏ mặc cảm, tăng cường gắn kết xã hội và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch.”
Lời Thông điệp của ông Thủ tướng hùng hồn, lay động đến mức dấy lên cả một đợt sóng dư luận hưởng ứng Thông điệp Thủ tướng. Nhưng để hiểu giá trị thực của những ngôn từ như có cánh chấp chới bay trong Thông điệp của ông Thủ tướng xin đặt Thông điệp đó trong hai bối cảnh:
Một. Bối cảnh xã hội của Thông điệp, xã hội của Hiến pháp 2013 với điều 4 đổ bóng trùm lên Hiến pháp, vô hiệu mọi quyền con người, quyền công dân của người dân làm cho những ngôn từ về dân chủ, quyền con người, quyền công dân chỉ còn là vỏ ngôn ngữ sáo rỗng thì những ngôn từ trong Thông điệp của ông Thủ tướng cũng chỉ là vỏ ngôn ngữ mà thôi.
Hai. Bối cảnh phẩm cách người đưa ra Thông điệp, ông Thủ tướng. Phẩm cách đó đã hiện lên đầy đủ qua hai sự việc.
Trong những năm cầm quyền, ông Nguyễn Tấn Dũng đã lập kỉ lục là một Thủ tướng kí nhiều quyết định, nghị định phản dân chủ nhất, tước đoạt nhiều nhất quyền con người, quyền công dân của người dân.
Nghị định 136/2006 cấm dân khiếu kiện đông người.
Nghị định 11 và 12/2008 cấm công nhân đình công đòi quyền sống.
Quyết định 97/2009QĐ-TTg ngăn cấm phản biện kịp thời, tự phát của những trí thức không ở trong những tổ chức do nhà nước cộng sản dựng lên.
Nghị định 72/2012NĐ-CP cấm công dân thực hiện quyền tự do thu nhận, tìm kiếm, chia sẻ thông tin.
Nghị định 208/2013NĐ-CP cho phép công cụ bạo lực Nhà nước được nổ súng bắn dân khi người dân tay không bị chính công cụ bạo lực Nhà nước gán cho tội chống người thi hành công vụ.
Với các nghị định và quyết định trên, người dân Việt Nam thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không những bị tước đoạt hầu hết quyền con người, quyền công dân mà với nghị định 208/2013 đến quyền được sống của người dân cũng có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào.
Được Quốc hội theo lệnh đảng Cộng sản bầu vào chức vụ Thủ tướng Chính phủ, trong giây phút đầu tiên ở cương vị người đứng đầu Chính phủ, ngay trên lễ đài Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trịnh trọng tuyên bố: “Với trách nhiệm Thủ tướng Chính phủ tôi sẽ kiên quyết, quyết liệt chống tham nhũng. Nếu không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay” Oái oăm thay, lời tuyên chiến với tham nhũng của ông Thủ tướng ở diễn đàn Quốc hội lại không phải là phát pháo lệnh tấn công tham nhũng mà lại như lời kêu gọi, lời khuyến khích, cổ vũ đám quan tham nhũng vì ngay sau đó tham nhũng nổi lên đông như quân Nguyên, cuồn cuộn như thác lũ tàn phá tan nát nền kinh tế đất nước, làm kiệt quệ lưng vốn quốc dân, trống rỗng kho bạc, nhiều công trình phải đình đốn, hàng trăm ngàn doanh nghiệp chết tức tưởi.
Thời ông Dũng làm Thủ tướng, tham nhũng trong bộ máy nhà nước rộng khắp và tệ hại đến mức ông Tổng bí thư đảng Cộng sản cầm quyền phải thở dài thốt lên: “Nhìn đâu cũng thấy tham nhũng, sờ đâu cũng thấy tham nhũng”. Vậy mà ông Thủ tướng không thực hiện lời hứa long trọng trước quốc dân: Không chống được tham nhũng ông sẽ từ chức ngay!
Phẩm cách ông Thủ tướng đó. Giá trị lời nói, tuyên bố, Thông điệp của ông Thủ tướng đó!
3. Thông điệp của ông Thủ tướng: “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm”. Không những pháp luật không cấm mà Hiến pháp 2013 còn cho người dân quyền biểu tình, quyền hội họp, lập hội, quyền tư do ngôn luận. Ngày chủ nhật 19.1.2013 người dân thủ đô Hà Nội gọi nhau đến tượng đàn Lý Thái Tổ tưởng nhớ ngày này 40 năm trước giặc Tàu cướp toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tưởng nhớ những người con yêu của giống nòi Việt Nam đã nằm lại mãi mãi với Hoàng Sa, nhắc nhau nuôi chí giành lại mảnh đất thiêng liêng của tổ tiên để lại. Cuộc tập hợp chính đáng, hợp pháp của lòng yêu nước đó đã bị lực lương đông đảo công cụ bạo lực của bộ máy hành pháp Nhà nước do ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu ngăn cản, chống phá, giải tán thô bạo. Người dự bị dồn đuổi, bắt bớ. Vòng hoa dâng lên hương hồn những chiến sĩ bỏ mình trong cuộc chiến đấu giữ biển Hoàng Sa bi lực lượng công cụ bạo lực nhà nước ném ra hè đường!
Ôi thật bi hài cho Hiến pháp  - Thông điệp – Thực tế ở đất nước Việt Nam thời đảng Cộng sản cầm quyền! Ôi thật cám cảnh cho người dân Việt Nam sống trong một thời như vậy!