Tillerson có sẵn sàng đi tới chiến tranh về biển Đông?
( Is Tillerson Willing to Go to War Over the South China Sea?)
Bill Hayton
(Bản dịch đã đăng trên AnhBaSam ngày 15/01/2017)
Ông chủ Exxon đã cho thấy trước là ông có thể đẩy Bắc Kinh tới giới hạn
- nhưng với tư cách Ngoại trưởng phần may rủi sẽ cao hơn nhiều.
Rex Tillerson, cựu
giám đốc Exxon, đã không được chỗ nào mà ông cư xử lịch sự với Trung Quốc (TQ).
Khi Bắc Kinh đã cố ép buộc công ti của ông phải từ bỏ một dự án tìm kiếm thăm
dò ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam vào năm 2008, ExxonMobil đã ra giơ ngón tay [giữa]
chế nhạo họ. BP, Chevron, ConocoPhillips, và một số công ti khác chịu thua trước
áp lực của TQ. ExxonMobil vẫn còn ở đó, khoan theo giấy phép của Việt Nam trên
vùng biển mà TQ cũng tuyên bố chủ quyền
Liệu Tillerson sẽ
làm như vậy thay mặt của Hoa Kì? Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Ngoại giao-chỉ định dường
như đã sẵn sàng giơ ngón tay lần nữa với TQ. Ông kêu gọi chính phủ Trump sắp đến
không cho TQ tiếp cận 7 căn cứ đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở phần phía nam của
biển Đông.
Trả lời câu hỏi về
việc liệu ông sẽ ủng hộ một tư thế quyết liệt hơn ở biển Đông, ông đã nói trong
buổi điều trần chuẩn nhận của Thượng viện, "Chúng ta sẽ phải gửi cho TQ một
tín hiệu rõ ràng rằng, thứ nhất, việc xây dựng đảo phải ngừng lại và, thứ hai, việc
tiếp cận tới các đảo này cũng sẽ không được cho phép." Cộng đồng quan sát chính sách châu Á trố mắt kinh ngạc.
Các tác động rất
rõ ràng. Cách duy nhất mà Hoa Kì có thể chặn việc TQ tiếp cận các căn cứ đảo hiện
có của họ là triển khai tàu chiến và đe dọa sử dụng vũ lực. Liệu Tillerson thực
sự sẵn sằng chấp nhận nguy cơ xung đột thẳng thừng giữa hai siêu cường về số phận
của 7 rạn đá này không?
Hầu hết các nhà
quan sát đang cho rằng ông lỡ lời. Việc trao đổi xảy ra sau phiên điều trần trước
Ủy ban Đối ngoại khoảng 5 giờ . Một phút trước đó, Tillerson đã nói $5 nghìn tỉ
hàng hoá đi qua biển Đông mỗi ngày - ông muốn nói là $5 nghìn tỉ một năm. Chúng
ta đều phạm sai lầm. Nhưng chuyện gì nếu cái ông đã nói quả là cái ông muốn nói?
Từ các hình ảnh vệ
tinh do Sáng kiến Minh bạch biển châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược
và Quốc tế (CSIS) công bố, chúng ta biết rằng TQ đã ngưng xây dựng đảo tại quần đảo
Trường Sa - tranh chấp toàn bộ hoặc một phần giữa TQ (cả hai nước Trung Hoa),
Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei. Các căn cứ vẫn đang được hoàn tất,
nhưng việc đấp đất hình thành mặt đảo đã xong. Tuy nhiên, vẫn có một nghi ngờ mạnh
mẽ rằng ý định cuối cùng của TQ là xây dựng một căn cứ khổng lồ trên bãi cạn
Scarborough, phía đông bắc của quần đảo Trường Sa. Rạn san hô này dưới sự kiểm
soát vững chắc của Philippines cho đến khi Hoa Kì đóng cửa căn cứ của mình ở nước
này vào những năm đầu thập niên 1990. Kể từ tháng 4 năm 2012, tàu của TQ đã phụ trách. Thượng nghị sĩ
John McCain tin rằng TQ "có ý định
chiếm đoạt và bồi đắp bãi cạn Scarborough như vị trí quân sự thứ ba trong tam
giác ảnh hưởng ở biển Đông." Kết hợp với các căn cứ của TQ hiện có trong
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, một tam giác như vậy sẽ làm cho việc TQ kiểm
soát con đường thủy chiến lược này dễ hơn đáng kể.
Các báo cáo và
tin đồn từ Washington cho rằng vào đầu năm 2016, Hoa Kì đã nói rõ cho TQ rằng họ
đã sẵn sàng để ngăn chặn bằng vũ lực bất kì nỗ lực xây dựng đảo nào trên bãi cạn
này. Hoa Kì đã triển khai tàu và máy bay đến biển Đông và các căn cứ ở Philippines để hậu thuẫn cho lời dọa đó. Như vậy, Tillerson
có thể chỉ đơn giản nói rằng ông muốn chiến lược này sẽ tiếp tục - ngăn bất kì việc
xây dựng đảo nào ở bãi cạn Scarborough qua việc không cho các tàu xây dựng tiếp
cận nó.
Nhưng có lẽ ông quả
muốn nói là Hoa Kì nên không cho tiếp cận 7 đảo nhân tạo hiện có. James Kraska,
giáo sư về luật quốc tế tại trường Naval War College Hoa Kì, đã điều trần trước Ủy Ban
Quân Sự Hạ Viện rằng làm như vậy là hoàn toàn hợp pháp. Trong phát biểu ông nói Hoa Kì "có thể và cần thách thức
quyền của TQ truy cập vào các đảo nhân tạo của họ như là một biện pháp đối phó
hợp pháp trong luật pháp quốc tế để buộc TQ tuân thủ các nghĩa vụ của họ trong
Công ước Luật biển và luật tập tục quốc tế." Kraska nói, đây là cơ sở của chính sách về
các đại dương năm 1983 của Tổng thống Ronald Reagan.
Nói cách khác,
Washington có thể làm cho việc tiếp cận của TQ đối với các căn cứ đó tuỳ thuộc
vào điều kiện Bắc Kinh đồng ý tuân thủ các phán quyết được Tòa Trọng tài quốc tế đưa ra hồi tháng 6 năm 2016. Thật
ra,TQ sẽ phải chấp nhận rằng họ không có quyền điều tiết việc đi lại hoặc kiểm
soát các tài nguyên khoáng sản ngoài khu vực cho phép theo Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật biển (UNCLOS). Chẳng hạn, TQ sẽ phải đồng ý để cho Philippines khoan
khí đốt ở bãi Cỏ Rong (Reed Bank), cách
căn cứ khổng lồ của TQ ở đá Vành Khăn (Mischief Reef) khoảng 60 hải lí ; kiềm
chế đội tàu đánh cá TQ gây ra các xung đột gần quần đảo Natuna của Indonesia;
và, trên hết, từ bỏ mọi nỗ lực ngăn chặn tàu hải quân Mĩ đi ngang qua, tập luyện,
hoặc thu thập thông tin tình báo ở biển Đông.
Chiến lược phong
tỏa này sẽ ăn khớp với những gợi ý khác mà chúng tôi đã nghe từ phe Trump về
chiến lược đối với TQ trong tương lai. Hồi tháng 11, hai cố vấn của Trump, Alexander Gray và Peter Navarro, vạch ra một chiến lược "hòa bình
thông qua sức mạnh" trên tạp chí Foreign Policy. James Woolsey, người lúc đó mô tả mình như một cố
vấn cao cấp cho Donald Trump, đề nghị một "cuộc mặc cả lớn trong đó Mĩ chấp
nhận cấu trúc chính trị và xã hội của TQ và cam kết không phá vỡ nó theo bất kì
cách nào để đổi lấy cam kết của TQ không thách thức nguyên trạng (status quo) ở
châu Á." Về mặt logic, tôn trọng nguyên trạng có lẽ sẽ đòi hỏi một cam kết
không chiếm thêm rạn đá mới nào hoặc triển khai lực lượng quân sự mới đến các căn
cứ hiện có.
Trong một thời
gian nào đó, những đảng viên Cộng hòa cao cấp như McCain và Dan Sullivan đã thúc giục Hoa Kì phải giành thế chủ động ở biển Đông hơn là
chỉ đơn thuần là phản ứng lại các hành động của TQ. Cũng có thể là Tillerson được
báo về sự xuất hiện của một chiến lược như vậy. Thay vì chờ đợi một sự khiêu
khích, chúng ta có thể thấy một nỗ lực để đẩy lùi các bước dấn tới gần đây của TQ
và áp lực Bắc Kinh phải chấp nhận rằng những quy tắc UNCLOS áp dụng cho mọi nơi
ở biển Đông.
TQ và hầu hết các
nước khác sẽ không nhìn điều đó theo cách đó (trừ khi Washington giải thích những
gì đang xảy ra một cách cực Kì cẩn thận). Có rất nhiều rủi ro để xem xét. TQ có
thể buộc Washington phải ngữa bài và kích động một cuộc đối đầu. Tàu
có thể bị chìm, nhiều mạng sống bị mất, và cuộc khủng hoảng sẽ lan sang thương
mại và mọi lĩnh vực khác của chính sách quốc tế. Một nhà theo dõi chặt chẽ các diễn
biến ở biển Đông, giáo sư Julian Ku của Trường Luật Đại học Hofstra, lưu ý rằng
dù điều đó có thể là hợp pháp , chiến lược này "sẽ bắt đầu một cuộc chiến
tranh."
Một rủi ro khác
là Hoa Kì có thể bị mất sự ủng hộ của các đồng minh, đối tác và bạn bè ở Đông Nam Á và bên ngoài. Không ai muốn xung đột
- họ cần Hoa Kì và TQ thân thiện với nhau để họ có thể phát triển trong hòa
bình. Mặc dù hầu hết đều tìm kiếm một sự hiện diện mạnh mẽ của Hoa Kì để đối
phó với những bước tiến của TQ, họ không muốn bị buộc phải chọn phe. Hoa Kì sẽ
có nguy cơ bi thấy là đạo đức giả: từ lâu đã cổ vũ cho mục tiêu tự do hàng hải
trong khu vực, họ lại cố ý hạn chế nó [ở các đảo nhân tạo], dù có những quan
tâm lớn hơn về tự do hàng hải.
Cuối cùng, luôn
có nguy cơ rằng, với nguồn lực hải quân dàn trải mỏng ra trên khắp thế giới và
chính phủ các nước trong khu vực không muốn cấp quyền ra vào các cảng và căn cứ
hậu cần vì các lí do chính trị, Hoa Kì có thể sẽ thấy khó để thực thi chính
sách trước lực lượng Hải quân trọn vẹn của quân đội TQ (PLAN). Một khi đã tuyên
bố thì bất cứ việc để đi qua lọt phong tỏa nào sẽ là thảm họa đối với danh tiếng
của một siêu cường. Tư lệnh Lực lượng Hải quân Mĩ mới đây cho rằng PLAN "không thể tìm cách chui ra khỏi một
túi giấy ướt." Tuy nhiên, các nhà phân tích khác, như Lyle Goldstein của
Viện Nghiên cứu Hàng hải TQ, đã cảnh báo về khả năng đang tăng của tên lửa tàu chống của TQ
trong một lúc nào đó. Nếu cả hai phía của một cuộc đối đầu tiềm năng đều tin rằng
họ có thể thắng thì khả năng xung đột gia tăng một cách nguy hiểm.
Cho đến nay các
phản ứng chính thức của TQ với ý kiến của Tillerson là nhẹ một cách đáng lưu ý.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra một điểm đồng ý "với ông Tillerson tại điểm mà ông nhận ra
những bất đồng, nhưng lợi ích và nhất trí cũng hoà quyện với nhau." Hiện
giờ Bắc Kinh dường như giữ vị thế "chờ xem" đối với chính phủ Trump. Họ
để cho tờ thời báo Hoàn cầu (Global
Times) cảnh báo: "Nếu Washington có kế hoạch tiến hành một
cuộc chiến tranh quy mô lớn ở biển Đông thì bất kì cách thức nào nhằm ngăn chặn
TQ tiếp cận đối với các đảo sẽ là ngu ngốc."
Hồi năm 2008, các
quan chức TQ đã đe dọa ExxonMobil sẽ chịu những hậu quả đau đớn nếu theo đuổi
các dự án của họ với Việt Nam. (Tôi có nêu chuyện này trong chương 5 của cuốn sách năm 2014 của tôi.) Nhưng công ti này đã mạnh tay, nhất là
việc xuất khẩu khí đốt từ khu vực Sakhalin của Nga mà TQ đã rất muốn truy cập.
Tillerson đã giữ vững thần kinh, buộc TQ phải ngữa bài, và đã thắng. Liệu ông sẽ
làm điều đó một lần nữa không?
No comments:
Post a Comment