Phán quyết theo Luật Biển làm lộ chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm của Trung Quốc
Ruling Reveals Dangerous Chinese Nationalism
Dương Danh Huy
National
Interest (25/8/2016)
Phán quyết gần đây của Toà trọng tài theo Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cho vụ Philippines kiện Trung Quốc đã được nhiều
chính phủ đang âu lo về căng thẳng gia tăng ở biển Đông hoan nghênh. Tuy nhiên,
ở Trung Quốc, nó đã kích động phản đối tràn đầy.
Như dự đoán, chính phủ Trung Quốc tái khẳng định vị thế kiên
định không công nhận thẩm quyền của Tòa và không chấp nhận phán quyết. Quân đội
TQ bắt đầu trò chơi chiến tranh mới và công bố tuần tra trên không ở biển Đông.
Một
đô đốc cảnh báo Hoa Kì rằng hoạt động tư do đi lai của Mĩ có thể "thành
ra tai họa", trong khi một đô đốc khác tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không
bao giờ dừng lại nửa chừng việc xây dựng đầy tranh cãi của họ trên quần đảo Trường
Sa, và nói
thêm rằng "Hải quân Trung Quốc sẵn sàng phản ứng với bất kì hành vi
xâm phạm quyền hoặc gây hấn". "Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn
sàng," một nguồn tin có
quan hệ với quân đội Trung Quốc nói với Reuters. "Chúng tôi sẽ tiến tới
đánh cho họ dập mũi như Đặng Tiểu Bình đã làm với Việt Nam hồi năm 1979."
Như thể không chịu thua kém về nhiệt tình yêu nước, tập đoàn
hạt nhân quốc gia Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở biển
Đông, giải
thích rằng "việc xây dựng trạm điện hạt nhân biển sẽ được sử dụng giúp
vào việc kiểm soát hiệu quả của Trung Quốc ở biển Đông ".
Theo
tường thuật, WeChat và các microblog được đa số dân Trung Quốc sử dụng hàng
ngày đã bị tràn ngập với hai hình ảnh. Một là một bức thư kêu gọi các cựu chiến
binh đăng kí nhập ngũ lại, với những ý kiến tương tự nhau, "nếu có chiến tranh
thì tôi sẽ trở lại mặt trận theo lệnh gọi." Hình ảnh thứ hai là bản đồ
lãnh thổ của Trung Quốc có vẽ đường chín đoạn, với chú thích rằng "Đây là
lãnh thổ Trung Quốc, không thể đánh mất dù một tấc đất."
Trang đầu tờ Nhân dân nhật báo tuyên bố "Chúng tôi không đòi
một tấc đất nào không thuộc về chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ không từ bỏ mảnh đất
nào vốn là của chúng tôi".
Nhiều người Trung Quốc cho rằng vụ trọng tài này là một âm
mưu của Mĩ, Nhật (4 trong 5 thẩm phán do Chủ tịch Toà án Quốc tế về Luật Biển
lúc đó là người Nhật bổ nhiệm) và Philippines cướp của Trung Quốc lãnh thổ có
chủ quyền cũng như "quyền lịch sử" đối với 80% biển Đông. Thứ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã đi xa tới mức buộc tội các thẩm phán là đã
bị tiền bạc làm lung lạc.
Tuy nhiên, khi đọc kỹ phán quyết này thì thấy rằng phần lớn ủa
lời kêu ca này là sai lệch.
Không phải là một
phán quyết về lãnh thổ
Thứ nhất, về vấn đề lãnh thổ, thật ra Tòa đã không đưa ra bất
cứ tuyên bố nào thiệt hại dù chỉ một tấc lãnh thổ của Trung Quốc, hay lãnh thổ
thuộc bất kì quốc gia khác về mặt đó, điều này là phù hợp với sự kiện là toà
không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Việc quy kết mà Toà thực hiện
cho Philippines liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lí, một khái
niệm được định nghĩa trong UNCLOS khác với khái niệm lãnh thổ. Mặc dù Toà cũng đưa
ra các quyết định đối với các rạn đá và các bãi đá nằm dưới mặt nước khi triều
cao, trong luật pháp quốc tế đó không phải là "đảo" và do đó không phải
lãnh thổ mà quốc gia nào có thể đòi chủ quyền đối với nó. Nói vắn tắt, Tòa
không đụngchạm vào bất kì phần nào của trái đất mà về mặt luật pháp có thể là
lãnh thổ của một nước nào đó. Tất cả các bên tranh chấp, cụ thể là Brunei,
Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam, vẫn có thể tranh nhau tất cả các
vùng lãnh thổ đảo mà họ có thể đã tranh
nhau trước khi có vụ kiện này.
Điều đáng chú ý là Malaysia và Việt Nam, hai nước cũng yêu
sách chủ quyền toàn bộ hoặc một phần quần đảo Trường Sa, đều không phản đối hay
phàn nàn rằng Tòa án đã bằng cách nào đó làm điều sai trái cho chủ quyền lãnh
thổ của họ.
Thế thì tại sao Trung Quốc lại phản đối về chủ quyền lãnh thổ?
Lí do đầu tiên là các yêu sách họ đưa ra hoàn toàn trái ngược với các chuẩn mực
của luật pháp quốc tế, cụ thể là các yêu sách đối với các bộ phận của biển mà
không một quốc gia có thể tuyên bố chủ quyền hợp pháp. Lí do thứ hai là chính
phủ TQ đang cố xuyên tạc phán quyết, vốn là về EEZ, thành về chủ quyền lãnh thổ
- điều này là để bênh vực quan điểm của họ rằng Tòa không có thẩm quyền phán quyết
đối với vụ kiện cũng như để thúc đẩy tình cảm dân tộc, lợi dụng niềm tin tràn
lan rằng người nước ngoài đã đánh cắp lãnh thổ Trung Quốc lúc nước này còn yếu.
Phán quyết là về EEZ
và quyền lịch sử
Vậy chính xác là Toà quyết định điều gì về EEZ? Hai điều. Thứ
nhất, khi một nước kí kết UNCLOS thì việc đó làm triệt tiêu mọi yêu sách về quyền
lịch sử của nước đó trong EEZ của nước khác. Đáng chú ý là sự triệt tiêu này
không bao gồm các yêu sách chủ quyền lãnh thổ đảo và các vùng biển về thuộc về chúng.
Thứ hai, không có vùng lãnh thổ nào ở quần đảo Trường Sa thoả các đòi hỏi của
UNCLOS để được hưởng EEZ. Những quyết định này áp dụng cho cả Philippines lẫn
Trung Quốc.
Đối với quyết định của Tòa án về quyền lịch sử trong vùng
EEZ của các nước khác, tình cảm dân tộc bùng phát của Trung Quốc dường như
không nắm được sự kiện rằng quyết định của Toà thật ra phù hợp với vị thế của
Trung Quốc về đường chín đoạn từ khi đường này được vẽ lần đầu cho đến ít nhất
một vài thập kỉ trước.
Dù một số người có thể tin là Trung Quốc có "quyền lịch
sử" đối với vùng biển được bao bọc trong đường đó, điều đó chỉ đơn giản là
lịch sử nguỵ tạo, mới được nguỵ tạo về điều đó. Lúc đương nhiệm, Tổng thống
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) Mã Anh Cử (Ma Ying-jeou) đã tuyên bố rằng khi
chính phủ Quốc Dân Đảng của Trung Hoa lần đầu chấp nhận đường đó vào năm 1947, đường
đó có ý mô tả một yêu sách đối với các đảo mà nó bao quanh, chứ không phải yêu sách
về quyền đối với vùng biển và đáy biển. Sau đó Trung Quốc giữ nguyên lập trường
ban đầu này qua việc thừa nhận công ước Vienna về lãnh hải và thềm lục địa
trong thập niên 1950. Đáng nói là trong các thập kỉ 1960 và 1970, khi Indonesia,
Malaysia, Philippines và Nam Việt Nam tuyên bố chủ quyền với các phần khác nhau
của thềm lục địa trong phần phía Nam của biển Đông, những phần kéo dài tới ngay
bên trong đường chín đoạn, cả Trung Quốc lẫn THDQ đều không phản đối.
Suốt các cuộc đàm phán UNCLOS III kết thúc vào năm 1982,
Trung Quốc là nướcủng hộ mạnh mẽ chế độ đặc quyền kinh tế 200 hải lí cho các quốc
gia ven biển, và họ chưa bao giờ đưa ra khái niệm về quyền lịch sử đối với các
vùng biển và đáy biển bên trong đường chín đoạn. Một số học giả Trung Quốc nhận
ra điều này và cho rằng vào lúc đó, Trung Quốc quên mất về quyền lịch sử. Biết
rằng vào lúc đưa ra đường chín đoạn không phải là một yêu sách về quyền đối với
khoảng biển, và cho đến các cuộc đàm phán UNCLOS III Trung Quốccũng chưa bao giờ
khẳng định quyền đó, sẽ chính xác hơn khi nói rằng Trung Quốc vẫn chưa sáng chế
ra các quyền này hơn đã quên mất chúng đi.
Mãi cho đến năm 1992, Trung Quốc mới đưa ra yêu sách đầu
tiên đối với thềm lục địa ở phần phía Nam của biển Đông, khi họ kí hợp đồng ủy
quyền cho Crestone, một công ty Mĩ, khai thác dầu trong vùng bãi Tư Chính (Vanguard
Bank). Như vậy năm 1992 là năm mà khái niệm về "quyền lịch sử" của
Trung Quốc đối với đáy biển bên trong đường chín đoạn được hình thành lần đầu.
Bằng chứng có ý chứng tỏ "lịch sử có từ thời xa xưa" về những quyền đó
đã được nguỵ tạo sau sự thai nghén năm 1992 này.
Nói một cách đơn giản, tình cảm dân tộc chủ nghĩa tràn trề
cho "quyền lịch sử" đối với khoảng biển bên trong đường chín đoạn là
kết quả của niềm tin phổ biến nhưng sai lầm rằng Trung Quốc đã yêu sách và thực
thi các quyền đó ít nhất là từ năm 1947.
Ngoài sự việc là lịch sử nguỵ tạo không có sức nặng pháp lí,
một khi mà một nước đã tự nguyện kí kết một hiệp ước với hầu hết phần còn lại của
thế giới, và đã được hưởng lợi từ hiệp ước đó thì nước đó không thể xé bỏ nó và
sáng chế ra cái gì khác mà mình họ tự nghĩ là tương xứng hơn với sự phát triển
hải quân của mình.
Với quan điểm của Tòa về "quyền lịch sử", quyết định
của Toà rằng không có thể địa lí nào của quần đảo Trường Sa được hưởng một vùng
đặc quyền kinh tế là rất trọng yếu. Nếu không có quyết định này, ngay cả với lập
luận về "quyền lịch sử" bị bác bỏ, Trung Quốc sẽ vẫn có thể vẫn giữ
được một vỏ bọc về tính hợp pháp cho các yêu sách biển quá mức của họ bằng cách
lập luận rằng quần đảo Trường Sa thuộc về họ và quần đảo này được hưởng EEZ 200
hải lí. Trớ trêu là tình cảm dân tộc tràn đầy này chỉ đổ vào "lãnh thổ"
và "lịch sử", nhưng không đếm xỉa chút nào tới quyết định này .
Luật pháp quốc tế ở
ghế sau
Điều thú vị là rất hiếm học giả của đất nước đông dân nhất
thế giới này đưa ra công chúng Trung Quốc một cách nhìn khác. Khi đường lối
chính thức của Bắc Kinh là rất nghiêm ngặt thì học giả nào nói khác đi sẽ là tự
sát về chuyên môn. Do vậy, hầu hết phân tích của Trung Quốc chỉ lặp lại những kể
lể chính thức và thổi bùng thêm ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc.
Khi một đất nước theo đuổi hết sức cứng nhắc và hoàn toàn
theo phiên bản luật quốc tế của riêng mình thì việc họ tuyên bố rằng vị thế và hành
vi của mình phù hợp với luật pháp quốc tế theo cách chung chỉ là nói suông. Khi
xét cùng với sóng triều quyền lực và chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy của Trung
Quốc, quả là một điều đáng lo là ngay cả các luật sư quốc tế của Trung Quốc cũng
tỏ ra coi thường phán quyết của tòa trọng tài quốc tế.
Hiện giờ, chủ nghĩa dân tộc đang ngồi ở vị trí cầm lái quyền
lực của Trung Quốc và không có dấu hiệu nào trong phản ứng của nước này đối với
vụ kiện cho thấy rằng việc sử dụng quyền lực đó để theo đuổi lợi ích quốc gia của
họ, đặc biệt không chỉ ở biển Đông mà còn ở những nơi khác, sẽ được kiềm chế bởi
một ý thức công bằng rút ra từ luật pháp quốc tế, hoặc qua việc tôn trọng các
chuẩn mực quốc tế.
No comments:
Post a Comment