Cơn nghiện của Venezuela
Venezuela's Addiction
Cuộc khủng hoảng Chavismo là
phiên bản mới của một vấn đề cũ
Raúl Gallegos
Hãy quên đi tất cả mọi thứ về
cuộc khủng hoảng kinh tế của Venezuela. Đúng là các chính trị gia cánh tả cực
đoan đã lèo lái Venezuela trong gần hai thập kỉ và đưa nền kinh tế xuống hố. Đúng
là bây giờ người Venezuela phải đứng xếp hàng hàng giờ để mua thực phẩm và hàng
tiêu dùng như giấy vệ sinh, và hầu như không tiếp cận được dịch vụ y tế cơ bản.
Đúng là đồng tiền Venezual không còn giá trị và lạm phát là cao nhất trên thế
giới. Và cũng đúng là bạo lực và cướp bóc đã trở thành sự thật trong cuộc sống
hàng ngày.
Tranh cổ động đấu tranh và hoan hô Chávez
Nhưng trước đây Venezuela cũng
từng như vậy – cứ lập đi lập lại. Các nước, giống như các cá nhân, có thể nghiện
bội chi, đặc biệt là khi việc chi tiêu được thực hiện dễ dãi. Và với trữ lượng
dầu mỏ phong phú nhất thế giới, khả năng chi tiêu của Venezuela chỉ bị giới hạn
bởi tốc độ họ có thể bơm dầu lên và bởi giá mà mỗi thùng được bán ra. Khi quốc
gia của họ phải đối mặt với thảm họa kinh tế mới, Venezuela cần tư thừa nhận sự
thật đáng buồn: đất nước của họ có một chứng nghiện nguy hiểm trong lãng phí của
cải dầu.
NHẬN DẠNG KHUÔN MẪU
Lịch sử Venezuela có một khuôn
mẫu quen thuộc: các nhà lãnh đạo dân túy hứa hẹn với dân các phép lạ kinh tế được
bầu, và một khi nắm quyền họ chi tiêu tiền dầu một cách bất chấp để tại vị. Tuy
nhiên, sau mỗi trãi nghiệm kinh tế thất bại, chính trị lại hứa làm một trãi
nghiệm khác. Chavismo, phong trào cánh tả do cựu Tổng thống Hugo Chávez thành lập,
có thể chịu trách nhiệm cho mớ hổ lốn hiện nay. Nhưng Chavismo chỉ là một màn
diễn trong một lịch sử lâu dài của các chính phủ vô trách nhiệm đã vung tay quá
trán khi giá dầu cao và chẳng tiết kiệm chút gì cho lúc ngặt nghèo.
Một nguồn của vấn đề là việc
chi tiền như núi lở chắc chắn sẽ dẫn đến tham nhũng, không hiệu quả, lãng phí.
Trong thập niên 1950, nhà độc tài Marcos Venezuela Pérez Jiménez hứa hiện đại
hóa đất nước qua một đêm. Nhưng chính phủ của ông đã trở nên tham nhũng và lãng
phí đến nổi dự án Popular Mechanics (Cơ khí nhân dân) được gán là một trong các
dự án cơ sở hạ tầng cục cưng của ông - con đường nối thủ đô Caracas với bờ biển
– lại là "đường cao tốc đắt đỏ nhất thế giới", với giá $5,6 triệu một
dặm (hoặc $50,6 triệu cho một dặm theo giá USD năm 2016).
Trong năm 1970, Tổng thống
Carlos Andrés Pérez cũng hứa sẽ nhanh chóng biến Venezuela thành một quốc gia
phát triển, với kết quả có thể dự đoán được. Ở đỉnh cao của sự bùng nổ dầu vào
năm 1974, trong một cuộc tiêu pha lãng phí, ông ra lệnh cho thuê người phục vụ
và vận hành cho mỗi phòng tắm và thang máy trong các tòa nhà chính phủ. Đất nước
này đã đi đến chỗ lụn bại và mắc nợ khi giá dầu giảm một thập kỉ sau đó.
Chávez, theo gót những người
tiền nhiệm của mình, hứa sẽ làm cho chủ nghĩa xã hội của thế kỉ hai mươi mốt xảy
ra qua chi tiêu của chính phủ. Trong giai đoạn 1999-2014, chính phủ Venezuela
đã kiếm được hơn $1,3 nghìn tỉ từ dầu tương đương với hơn 13 lần chi phí Kế hoạch
Marshall (đã điều chỉnh theo lạm phát) cho phép châu Âu phục hồi sau Thế chiến
II. Mặc dù việc chi tiêu của ông có giúp người nghèo một thời gian ngắn, khi
giá dầu giảm vào năm 2014 cả nước lại bị tan hoang một lần nữa.
CƠN NGHIỆN THÔ KỆCH
Dân Venezuela tiếp tục bỏ
phiếu cho những tay dân tuý vì một lí do đơn giản: họ tin rằng họ xứng đáng được
hưởng các phúc lợi. Các phúc lợi này bao gồm hàng chục nghìn việc làm trong
chính phủ khó kham nỗi; xăng dầu trong nước với giá rẻ nhất trên thế giới (có
thể đổ đầy bình chiếc xe Hummer với 50 cent); trợ giá cho thực phẩm, điện, nước,
và điện thoại; nhà ở công cộng giá rẻ; lãi suất thấp giả tạo; trợ cấp cho các
doanh nghiệp; thuế thấp; và tỉ giá hối đoái bị định giá cao làm cho nhập khẩu
giá rẻ. Tóm lại, người Venezuela tin rằng họ phải tận hưởng cuộc sống khi giá dầu
cao, vì họ biết rằng cuối cùng giá sẽ giảm xuống, khiến họ không còn gì.
Tuy nhiên, cơn nghiện của cải
dầu này làm hỏng việc hoạch định chính sách. Để chi trả cho các phúc lợi đã hứa,
các nhà chính trị Venezuela dành thặng dư dầu của quốc gia; khi dư thừa biến mất,
để chi tiếp trước hết họ hi sinh đầu tư, sau đó vay nợ, và cuối cùng chỉ cần in
tiền. Khi lạm phát tăng, như buộc phải thế, các nhà chính trị phản ứng bằng
cách giữ cố định giá cả các hàng hóa cơ bản, khiến cho sản xuất chúng không sinh
lợi nhuận và dẫn đến làm ăn thua lỗ và thiếu hàng. Những cố gắng để sửa chữa tỉ
giá hối đoái làm trầm trọng thêm vấn đề qua việc gia tăng nhu cầu đối với đồng
USD, dẫn đến tình trạng thiếu đồng đô la làm cho đất nước khó chi trả cho nhập
khẩu và trả nợ nước ngoài hơn. Năm 1989, đối mặt với nợ phồng to, khan hiếm
lương thực, và đồng tiền không giá trị, dân Venezuela nổi loạn trong cuộc nổi dậy
Caracazo lịch sử kéo dài vài tuần, khiến 300 người chết, và kết thúc trong đàn
áp quân sự. Ngày nay, đất nước đang phải đối mặt với một kịch bản gần giống hệt
như thế.
Hơn nữa, việc chi phung phí nguồn
dầu đã làm biến dạng xã hội Venezuela. Của cải dầu đã huỷ diệt trách nhiệm
chính trị. Quân đội đã trở thành một tổ chức nguy hiểm được lèo lái bởi các tướng
lĩnh không bao giờ đánh trận, nhưng lại đòi có máy bay mới đắt tiền ngoài đặc
quyền và quyền lực hơn dân thường. (Khi họ thấy không hài lòng, họ thường làm đảo
chính.) Lãnh đạo doanh nghiệp từng học cách có lợi nhuận cao từ việc bán hàng
hóa nước ngoài nhập khẩu với giá cắt cổ, với ít động cơ sáng tạo, đổi mới, hoặc
sản xuất. Người tiêu dùng không để dành đồng nào vì lạm phát nuốt chửng lương của
họ, do đó họ buộc phải sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu. Thực tế, Venezuela đã
trở thành một quốc gia không có tương lai.
PHÁ VỞ CHUỔI XÍCH
Trong nhiều năm qua, các quốc
gia khác với các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã xem Venezuela như một
ví dụ về những gì không nên làm. Chile giàu về đồng để dành tiền trong các quỹ dùng
để trả cho lương hưu và để trang trải chi phí của chính phủ vào lúc túng quẫn
và ngân sách một lần trang trải cho nhiều năm để tránh lãng phí tiền bạc vào ý
tưởng chính trị bất chợt ngắn hạn. Norway dùng tiền dầu để tạo ra các quỹ đầu
tư quốc doanh lớn nhất thế giới, và Qatar, từng là một quốc gia nghèo đánh bắt ngọc
trai trước khi phát hiện ra dầu, cũng tạo ra quỹ lớn thứ hai theo cách đó. Tại
Hoa Kỳ, quỹ dầu Alaska còn đi xa hơn qua việc trao cho cư dân các ngân phiếu cổ
tức mỗi năm, biến họ thành những người giám sát tài sản dầu mỏ của họ được quản
lí như thế nào.
Cá nhân kiểm soát cơn nghiện
bằng cách tham dự các cuộc họp và đi điều trị. Venezuela cũng vậy, không có thể
dứt cơn nghiện lãng phí tiền mặt bằng cách phớt lờ vấn đề của mình mà cần có một
chương trình. Nó cần phải xây dựng một quỹ như quỹ của Alaska để dành dụm cho
tương lai và trao cho dân mình tiền cổ tức, điều đó sẽ làm cho các chính trị
gia có trách nhiệm hơn với các cử tri. Giống như Chile, Venezuela cũng nên thông
qua luật lệ ngân sách nghiêm ngặt; và nên làm theo tấm gương của các đối tác
giàu dầu mỏ ở Trung Đông bằng cách neo giá đồng tiền của mình với đồng đô la để
ngăn chặn các nhà chính trị in thêm tiền mặt.
Venezuela từ lâu đã là một câu chuyện đạo đức cho thế giới, một gương xấu về những cái có thể đi sai khi nguồn tài nguyên giàu có bị quản lí kém. Và trừ khi Venezuela thay đổi hành vi kinh tế của mình, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự cố tệ hại của nó. Bây giờ, vào giữa cuộc khủng hoảng có lẽ tồi tệ nhất từ trước đến nay, Venezuela nên chấp nhận rằng họ có một vấn đề lớn và áp dụng một cách tiếp cận có trách nhiệm, tiết kiệm hơn để quản lí tài sản của mình.
No comments:
Post a Comment