Tam sao thất bản hay chữa trâu lành thành trâu què?
Có người bạn gởi tôi bài viết (bên dưới - trong một bài dài hơn, công phu hơn mà sau này tôi tìm thấy trên mạng) của tác giả Nguyễn Ngọc Bảo ở Texas, Mĩ và hỏi tôi thấy thế nào. Tôi chỉ ABC về chữ Hán nhưng đọc bài này thấy có điều chưa thoả đáng nên cũng muốn lạm bàn đôi điều.
1. Theo tác giả, câu 3 trong bài thơ "Vọng Thiên Thai tự" của Nguyễn Du phải là:
Cổ tự thu mai hoàng diệp lí
(thay vì Cổ tự mai hoa hoàng diệp lí như trong một phiên bản khác),trong đó 'mai' (埋) với nghĩa 'chôn' chứ không phải 'cây/hoa mai' (梅) như trong phiên bản kia. Do đó, cách ngắt nhịp của câu này phải như sau:
Cổ tự/ thu mai hoàng diệp lý
古 寺/ 秋 埋 黃 葉 裏
và được hiểu là
Mùa thu vùi ngôi chùa cổ trong đám lá vàng.
Để bảo vệ cho 'thu mai' phải ở chỗ của 'mai hoa', tác giả NNB lập luận "vì cụ Nguyễn Du làm bài thơ từ một khoảng cách khá xa chùa. Khi 'hưóng trông lên Thiên Thai Tự' (tên bài thơ), cụ trông thấy chùa như đang bị vùi dưới những tàn lá vàng mùa thu, một hình ảnh thật đẹp mắt. Dĩ nhiên, từ khoảng cách ấy, chắc chắn cụ không thể thấy được những đóa mai đang nở hoa trong đám lá vàng."
Đúng là khi nhìn ở khoảng cách khá xa thì chúng ta khó có thể thấy được từng đoá mai đang nở hoa nhưng với khoảng cách không quá xa đó (chỉ cách một nhánh sông nhỏ như nêu trong câu đề), theo tôi chúng ta có thể hoàn toàn phân biệt được hoa mai với lá vàng. Hơn nữa theo câu 4 liền sau, Nguyễn Du còn thấy cả việc vị sư già đi (so với trước kia) thì không thể nào không phân biệt được hoa mai với lá vàng. Do đó, dùng 'mai hoa' thay vì 'thu mai' có lẽ chẳng có gì là không hợp lí. Và trong trường hợp đó, tuỳ theo cách cảm nhận, diễn đạt 'mai vàng trong đám lá vàng' hay 'mai nở [vàng] trong đám lá vàng' đều thoả đáng.
2. Tiếp theo, ta thử xét xem 'thu mai' hay 'mai hoa' hợp lí hơn. Lưu ý rằng trong bài thơ Đường, 2 câu thực [và luận] phải đối nhau thật chỉnh về từ/thanh/ý... . Do đó, nếu câu 3 theo phiên bản và cách ngắt nhịp của tác giả thì câu 4 tiếp theo cũng có phải cách ngắt nhịp như vậy, tức là:
Đúng là khi nhìn ở khoảng cách khá xa thì chúng ta khó có thể thấy được từng đoá mai đang nở hoa nhưng với khoảng cách không quá xa đó (chỉ cách một nhánh sông nhỏ như nêu trong câu đề), theo tôi chúng ta có thể hoàn toàn phân biệt được hoa mai với lá vàng. Hơn nữa theo câu 4 liền sau, Nguyễn Du còn thấy cả việc vị sư già đi (so với trước kia) thì không thể nào không phân biệt được hoa mai với lá vàng. Do đó, dùng 'mai hoa' thay vì 'thu mai' có lẽ chẳng có gì là không hợp lí. Và trong trường hợp đó, tuỳ theo cách cảm nhận, diễn đạt 'mai vàng trong đám lá vàng' hay 'mai nở [vàng] trong đám lá vàng' đều thoả đáng.
2. Tiếp theo, ta thử xét xem 'thu mai' hay 'mai hoa' hợp lí hơn. Lưu ý rằng trong bài thơ Đường, 2 câu thực [và luận] phải đối nhau thật chỉnh về từ/thanh/ý... . Do đó, nếu câu 3 theo phiên bản và cách ngắt nhịp của tác giả thì câu 4 tiếp theo cũng có phải cách ngắt nhịp như vậy, tức là:
Tiên triều/ tăng lão bạch vân trung
先 朝 / 僧 老 白 雲 中
trong đó 'lão' cũng là động từ (với nghĩa '[làm cho] già đi') để đối với động từ 'mai' ( với nghĩa là 'chôn vùi' trong câu 3).
trong đó 'lão' cũng là động từ (với nghĩa '[làm cho] già đi') để đối với động từ 'mai' ( với nghĩa là 'chôn vùi' trong câu 3).
Với từ ngữ và cách ngắt nhịp như thế thì ý nghĩa câu này sẽ là:
Vị sư làm già đi triều vua trước giữa áng mây trắng
theo đúng dạng thức của cách hiểu câu 3
(Mùa thu vùi ngôi chùa cổ trong đám lá vàng).
theo đúng dạng thức của cách hiểu câu 3
(Mùa thu vùi ngôi chùa cổ trong đám lá vàng).
Rõ ràng nếu ý nghĩa câu 4 như thế thì khó ai có thể chấp nhận được (không thể có việc nhà sư làm một triều vua già đi và việc một triều vua bị già là điều vô nghĩa).
Tác giả NNB diễn đạt cách hiểu câu 3 tương đối giống như trên:
Tác giả NNB diễn đạt cách hiểu câu 3 tương đối giống như trên:
Ngôi chùa cổ bị mùa thu vùi trong đám lá vàng (giữ nguyên vị trí các từ trong câu như ở chữ Hán nên đã dùng thể bị động)
nhưng tác giả đã diễn đạt cách hiểu câu 4 chưa thật rõ ý:
Triều vua trước vị sư già đi giữa áng mây trắng
(dù tác giả đã đọc qua cách diễn đạt rất rõ ràng của gs Toàn: Vị sư triều đại trước già đi giữa cõi mây trắng).
- Phải chăng tác giả muốn nói:
[Vào] triều vua trước vị sư già đi giữa áng mây trắng
[Vào] triều vua trước vị sư già đi giữa áng mây trắng
Nếu hiểu thế này thì chẳng có vấn đề gì về ngữ nghĩa nhưng thật 'vô duyên' vì chẳng ăn nhập gì ở đây, nhất là đã làm câu thơ không còn đối ý với câu trước.
- Hay tác giả muốn nói :
Vị sư triều vua trước già đi giữa áng mây trắng.
- Hay tác giả muốn nói :
Vị sư triều vua trước già đi giữa áng mây trắng.
Hiểu thế này thì giống hệt như cách hiểu thứ hai của gs Đỗ Quý Toàn và rõ ràng cũng không có vấn đề gì về ngữ nghĩa nhưng lại cũng thất đối về ý với câu trước.
Như vậy, nếu dựa vào lí lẽ trên thì 'mai' (埋) với nghĩa là 'chôn' không tương hợp với phần còn lại của 2 câu thơ này. Do đó, nếu 'thu mai' (chứ không 'mai hoa') là đúng thì có thể 'mai' (梅) với ý nghĩa là 'hoa/cây mai' may ra mới hợp nghĩa ở đây. Và như thế thì 'thu mai' khó có thể tách rời mà phải đi chung với nhau, tức là câu thơ trở lại với cách ngắt nhịp đầu tiên theo cách hiểu của gs Toàn:
Cổ tự thu mai / hoàng diệp lí
古 寺 秋 梅 / 黃 葉 裏
古 寺 秋 梅 / 黃 葉 裏
Tiên triều tăng lão/ bạch vân trung
先 朝 僧 老 / 白 雲 中
Với nghĩa là:
[Hoa] mai [mùa] thu ở chùa cổ / trong đám lá vàng
[Vị] sư già thuộc triều trước / giữa cõi mây trắng
Hiểu như vậy thoạt nhìn khá thoả đáng về nghĩa và cũng chỉnh về đối (mai [hoa vàng].... ở trong đám lá vàng, sư [tóc bạc] ... ở giữa vầng mây trắng). Nhưng tiếc rằng mai VN (chùa ở Huế nên có thể đó chỉ là mai vàng*) lại không nở vào mùa thu mà nở vào cuối đông/ đầu xuân. Do đó cách hiểu này là không thể chấp nhận được.
Vì thế, 'thu mai' (秋 梅) với nghĩa là 'hoa/cây mai mùa thu' cũng không thể là từ đúng của câu. Điều đó có nghĩa là phiên bản với 'mai hoa' (梅 花) có vẻ có lí hơn. Và vấn đề bây giờ chỉ là trong hai cách hiểu của gs Toàn, cách nào là thoả đáng hơn?
3. Qua đoạn trích rõ ràng ý gs Toàn nghiêng về cách hai, tức là:
3. Qua đoạn trích rõ ràng ý gs Toàn nghiêng về cách hai, tức là:
Cổ tự mai / hoa hoàng diệp lí
古 寺 梅 / 花 黃 葉 裏
Tiên triều tăng / lão bạch vân trung
先 朝 僧 / 老 白 雲 中
Được hiểu (với 'hoa' và 'lão' là động từ) là:
Cây mai ở ngôi chùa cổ / nở hoa trong đám lá vàng
Vị sư thuộc triều vua trước / già đi giữa áng mây trắng
Rõ ràng cách hiểu này thoả đáng về ý mà cũng rất chỉnh về đối. Hơn nữa, nếu để ý tới các chi tiết ở câu luận và kết (đã đến chùa năm trước [thấy] chuông thời Lê Cảnh Hưng xưa còn treo [ở đó]), đáng thương đầu bạc còn nặng nợ, không cùng non xanh vẹn chữ thuỷ chung) thì cách hiểu này lại càng có vẻ theo đúng mạch logic hơn (cám cảnh thay đổi của vạn vật, nghĩ tới cảnh của mình).
Lúc đầu khi xét 2 câu thơ này tách rời, tôi nghĩ rằng cách hiểu như thế có vấn đề. Vì đứng từ khoảng cách xa vừa phải (cách một nhánh sông) để ngắm chùa thì hoàn toàn có thể thấy được hoa mai [vàng] giữa đám lá vàng, có thể phân biệt nhà sư [tóc bạc] giữa áng mây trắng. Tuy nhiên, với khoảng cách đó mà thấy ông sư 'già đi' e rằng hơi khiên cưỡng. Ở khoảng cách xa [vừa phải] chúng ta có thể phân biệt (có mức độ) người già, người trẻ qua thế đứng, dáng đi nhưng khó lòng mà biết một người có 'già đi' hay không. Vì 'già đi' bao gồm không những già về mặt sinh học mà còn già về mặt tâm lí nữa. Ngay cả nếu chỉ xét về mặt sinh học, với khoảng cách xa (dù vừa phải như đã nói) cũng khó lòng mà nhận ra được các nét già cỗi khác của con người ngoài mái tóc và dáng đi (và thật ra hai nét này nhiều khi cũng không phản ánh đúng thực tế). Tác giả NNB đã cố gắng lập luận để đạt được cái ông muốn nên đã không thấy tự mâu thuẫn ở chỗ này: ông cho rằng ở khoảng cách xa nên không thể phân biệt hoa với lá (nhưng lại nhìn rõ đến mức thấy được ông sư 'già đi'?!). Tuy nhiên, nếu nhìn toàn cảnh bài thơ như đã phân tích ở trên thì cách hiểu động cũng tự nhiên, sâu sắc và cũng đảm bảo được việc đối theo đúng luật thơ.
Nếu suy đoán trên là đúng thì có thể bản gốc đã bị người đời sau nào đó đã 'tài lanh' chỉnh lại. Có thể họ đã theo công thức là lá vàng thì phải là mùa thu và do đó câu thơ là có vấn đề vì mai lại nở vào mùa xuân. Vì thế, theo họ hoa mai đi chung với lá vàng là không logic cần phải chỉnh lại. Và thay vào chỗ đó ứng viên 'thu mai' với 'mai' có nghĩa là 'chôn vùi' là hoàn toàn phù hợp. Tiếc rằng lập luận như thế không đúng với thực tế Việt Nam vì thời tiết, cây cối VN không theo công thức đó, nhất là từ Huế trở vào (thật ra, ngay cả ở vùng ôn đới không phải cây nào mùa thu cũng vàng lá - và tôi cũng cho rằng việc chỉnh sửa này có lẽ do thế hệ mới sau này thực hiện, vì các cụ ở thế hệ trước như Hoàng Xuân Hãn, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh...rất am tường chữ Hán, luật thơ và có vốn thực tế rất phong phú không thể phạm sai sót tầm thường thế này).
Nói đi thì cũng cần nói lại, nếu xét thêm 2 câu luận
Tới đây, tôi thấy mình hoàn toàn lúng túng không đủ cơ sở để có thể đưa ra kết luận là tam sao thất bản hay chữa trâu lành thành trâu què. Xin dành việc này cho các nhà nghiên cứu văn học giải quyết. Tuy nhiên, vốn là dân khoa học tự nhiên thích sự chính xác/chặt chẽ nên tôi nghiêng về phiên bản với 'mai hoa' và cách hiểu thứ hai của gs Toàn hơn. Hơn nữa, dù phiên bản đó có đúng hay không thì phân tích trên cũng gợi ra điều đáng suy nghĩ. Các 'công thức' dù khái quát nhất, nói chung cũng không bao gồm hết tất cả các trường hợp riêng lẽ, đặc biệt những thứ gắn với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể kiểu như 'lá vàng mùa thu', 'tuyết rơi mùa đông'... Do đó, khi học cũng như vận dụng một 'công thức' nào đó, cần liên hệ với thực tế cụ thể xem 'công thức' đó còn đúng hay không, đúng tới mức độ nào, cần thay đổi ra sao... Óc suy nghĩ có phê phán là vô cùng quan trọng.
Nói đi thì cũng cần nói lại, nếu xét thêm 2 câu luận
Khả liên bạch phát cung khu dịch
可 憐 白 髮 供 驅 驛
Bất dữ thanh sơn tương thủy chung
不 與 青 山 相 始 終
(Đáng thương đầu bạc [phải] làm công việc [theo sai khiến]
Không dự với non xanh cùng nhau [giữ] chuyện thuỷ chung [được])
thì hai câu này cũng không thật đối về ý, dù đối khá chỉnh vể thanh và từ. Ngoài ra, những thông tin liên quan tới bài thơ cũng có thể nẩy sinh nhiều nghi vấn. Chẳng hạn như Nguyễn Du chỉ khoảng hơn 40 tuổi khi sáng tác bài thơ này (ông sinh năm 1766, sáng tác bài thơ khoảng 1806-09 - tức vào lúc tóc chưa hẵn đã bạc), hay trước chùa Thiên Thai hiện nay không thấy có con sông nhỏ nào như trong bài thơ (có thể qua vài trăm năm đia hình đã thay đổi chăng?). Trong bối cảnh như thế, thật khó để xác định rằng ông tả theo như thực tế hay chỉ là làm thơ theo lối ước lệ/hư cấu. Tức là phiên bản với 'thu mai' không chắc không phải là phiên bản gốc, dù có nhược điểm như đã phân tích.(Đáng thương đầu bạc [phải] làm công việc [theo sai khiến]
Không dự với non xanh cùng nhau [giữ] chuyện thuỷ chung [được])
Tới đây, tôi thấy mình hoàn toàn lúng túng không đủ cơ sở để có thể đưa ra kết luận là tam sao thất bản hay chữa trâu lành thành trâu què. Xin dành việc này cho các nhà nghiên cứu văn học giải quyết. Tuy nhiên, vốn là dân khoa học tự nhiên thích sự chính xác/chặt chẽ nên tôi nghiêng về phiên bản với 'mai hoa' và cách hiểu thứ hai của gs Toàn hơn. Hơn nữa, dù phiên bản đó có đúng hay không thì phân tích trên cũng gợi ra điều đáng suy nghĩ. Các 'công thức' dù khái quát nhất, nói chung cũng không bao gồm hết tất cả các trường hợp riêng lẽ, đặc biệt những thứ gắn với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể kiểu như 'lá vàng mùa thu', 'tuyết rơi mùa đông'... Do đó, khi học cũng như vận dụng một 'công thức' nào đó, cần liên hệ với thực tế cụ thể xem 'công thức' đó còn đúng hay không, đúng tới mức độ nào, cần thay đổi ra sao... Óc suy nghĩ có phê phán là vô cùng quan trọng.
Nói thêm:
Về việc chỉnh thơ, trong văn học xưa nay cũng có nhiều ví dụ, có khi chỉnh thành hay hơn nhưng lắm khi chỉnh thành tai hoạ.
Chẳng hạn, xưa theo giai thoại thì có Tô Đông Pha chỉnh sai thơ Vương An Thạch như tôi đã có lần đề cập. Vương An Thạch viết:
Minh Nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng Khuyển ngoạ hoa tâm
TĐP chê là vô lí và chỉnh lại thành:
Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngoạ hoa âm
Tuy 2 câu này có vẻ hay hơn, vẽ ra cảnh trí khá nên thơ (Trăng chiếu ở đầu non, chó vàng nằm duới bóng hoa) nhưng lại không đúng điều VAT muốn nói. VAT chỉ đơn giản tả con chim Minh Nguyệt hót ở đầu non và con sâu Hoàng Khuyển nằm ở tâm hoa như ông thấy mà thôi (còn TĐP vì chưa có thực tế điều đó nên chưa biết).
Còn nay thì có rất nhiều ví dụ nhưng chỉ xin ghi lại một trường hợp có vẻ giống bài thơ này. Đó là 2 câu thơ hay ho, sống động và đối rất chỉnh của cụ Vương Hồng Sển:
Nước chảy cặc bần
run bẩy bẩy,
Gió đưa dái mít giãy
tê tê
Ai ở miền quê sông nước đều thấy hoặc cảm nhận được cảnh này.
Cặc bần là những rễ thở nhô ngược lên khỏi mặt bùn của cây bần (mấy que nhọn lô nhô quanh gốc bần trong hình), khá mềm nên ở vùng quê cắt làm nút chai..., khi nước chạy mạnh thì bị run bẩy bẩy là chuyện thường
Dái mít là nụ đực của bông mít, không thể lớn lên thành trái, lúc còn tươi có thể chấm muối ăn, dái mít nhỏ nên bị gió thổi bi giật run cũng là chuyện thường (còn trái mít bị gió giật run là điề khó xảy ra)
Hai câu thơ này bị biên tập báo Chọn Lọc, có lẽ thấy tục quá (và có thể không rành từ miền Nam và thực tế vùng quê), đã sửa thành:
Nước chảy cặc bần run bẩy bẩy,
Gió đưa trái mít giãy tê tê
Chỉnh chỉ một chữ nhưng làm hai câu thơ bị 'què' về đối mà cũng không đúng thực tế làm cụ phải đính chính lòng vòng sau khi được đăng.
Còn về 'tán' thơ và cũng liên quan tới việc vận dụng máy móc 'công thức', trong dạy văn ở trường PT nhiều năm qua có câu chuyện về việc bình câu thơ "Ve kêu rừng phách đổ vàng" của Tố Hữu . Người này thì phán rằng 'tiếng ve kêu như tiếng phách nhịp, tiếng tơ vàng
đổ, bài thơ thật giàu nhạc tính ...' , người khác thì lại ca 'thời điểm ve kêu cũng là thời điểm rừng phách đổ
vàng. Động từ "đổ" là động từ mạnh, diễn tả sự vàng lên đồng loạt của
hoa phách đầu hè'.... Thật ra 'phách' trong câu thơ đó là một loại cây mà đến đầu hè (không phải thu) thì lá vàng và rụng, cuối hè thì nở bông màu tím (không phải màu vàng như được gv tán!) Khi được hỏi trực tiếp thì TH cũng xác nhận là ông chỉ miêu tả lá của cây phách đổ xuống màu vàng vào mùa hè, chứ
không liên quan gì đến sắc hoa của nó (tức cũng chẳng liên quan gì đến phách nhịp trong âm nhạc). Ngay cả SGK cũng bị sai chỗ này khi chú thích phách là một loại cây có hoa màu vàng (dù nói đúng phách là một loại cây chứ không phải phách trong âm nhạc!).
-------------
* Thật ra VN cũng có loại mai trắng (bạch mai) nhưng rất hiếm và rất khó trồng (ngay cả chiết nhánh cũng khó khăn), cả tỉnh Bến Tre của tôi trước đây chỉ có một gốc mai trắng ở đình Phú Tự (Phú Hưng), tôi đồ rằng ở Huế tình hình chắc cũng không khác.
=============================================
Câu Chuyện Thú Vị: Hoa Mai, Mai Nở Hoa, hay Tam Sao Thất Bản?
Nguyễn Ngọc Bảo, Texas. Hoa kỳ
Bàn về hoa mai, người viết chợt nhớ đến một chuyện khá lý thú.
Khoảng 8 năm trước, người viết đọc được một câu chuyện do giáo sư Đỗ Quý Toàn kể trong tác phẩm "Tìm Thơ Trong Tiếng Nói", Thanh Văn xuất bản năm 1992 tại California. Giáo sư chính là một trong những vị thày của người viết tại trường trung học Chu Văn An thuở trước. Ông hiện là chủ biên báo Người Việt tại California.
Dưới tiểu đề “Khi mai hoa không phải là hoa mai”, câu chuyện được giáo sư thuật lại như sau:
"Xin kể thêm một kinh nghiệm riêng về đọc thơ để nói rõ hơn về tác động thi vị của cách ghép các từ và cách ngắt câu trong thơ.
Trên một chuyến xe đò Sài Gòn – Bà Rịa, tôi đọc lần đầu bài thơ “Thăm Chùa Thiền Tông" của Nguyễn Du. Hai câu thực (câu 3 và 4) làm tôi thích thú:
Cổ-tự mai-hoa, hoàng diệp lý
Tiên-triều tăng-lão, bạch vân trung
Tôi hiểu như thế này:
Hoa mai ở ngôi chùa cổ, trong đám lá vàng
Vị sư già triều trước, giữa cõi mây trắng
Tôi rất yêu những hình ảnh này. Thầy Châu Toàn đi cùng xe với tôi, một người rất nghệ sĩ, kể tôi nghe về ngôi chùa ở ngoại vi thành phố đó, nhưng không nói thêm gì về bài thơ. Mấy năm sau, thày đã mất, tôi với Châu Văn Thọ có dịp ra Huế, tôi tới chùa Thiền Tông đảnh lễ ngài hòa thượng Giác Nhiên. Tôi bồi hồi tưởng nhớ thầy Châu Toàn, vào chánh điện tìm cái chuông thời Cảnh Hưng vẫn còn đó (Cảnh Hưng do quải cựu thời chung), nhìn mấy hàng chữ đề niên hiệu, mấy hàng chữ mà thế kỷ trước Nguyễn Du đã nhìn. Thật là cảm động.
Trong vòng hơn mười năm, tôi vẫn nhớ lại bài thơ, nhất là hai câu Thực. Ở Montreal tôi đọc cho Đinh Ngọc Mô nghe, cũng khoái trá. Chúng tôi đã thử cố dịch bài thơ đó mà chưa bao giờ hài lòng.
Cổ-tự mai-hoa, hoàng diệp lý
Tiên-triều tăng-lão, bạch vân trung
Thế rồi một bữa Mô cho tôi biết cách tôi hiểu hai câu thơ đó là sai. Hắn đã đọc bài thơ cho một nhà nho nghe. Cụ Đàm đã trên 80 tuổi. Cụ bảo hai câu Thực phải đọc như thế này mới đúng:
Cổ-tự-mai / hoa hoàng diệp lý
Tiên-triều-tăng / lão bạch vân trung
Chỗ ngắt câu là ở sau tiếng thứ ba, và trong hai câu đó, tiếng thứ tư là động từ chứ không phải danh từ. Cho nên phải hiểu như sau:
Cây mai ở ngôi chùa cổ nở hoa trong đám lá vàng
Vị sư triều đại trước già đi giữa cõi mây trắng
Lúc đó cả một thế giới bị đảo lộn. Chắc sẽ phải thăm chùa Thiền Tông lần nữa, đứng đó khấn vái, tạ tội với hương hồn cụ Nguyễn Du. Thế ra con người tài tình đó đã tặng cho tôi một bảo vật, mà tôi chỉ chờn vờn ngắm nghía cái vỏ đựng bên ngoài. Như sờ mó một hòn đá mà không biết bên trong còn có ngọc. Vậy ra hoa mai không phải là cây hoa mai, mà cây mai nở hoa. Tăng lão không phải là ông già đi tu mà là vị sư ngả tuổi già. Thay đổi một chỗ ngắt câu, đổi danh từ thành động từ, cả bài thơ bỗng chuyển hóa! Không gian biến thành thời gian. Tĩnh hóa thành động. Hình ảnh đang đứng yên bỗng rung chuyển. Cái nỗi phù du của con người, của triều đại chính trị càng thêm thấm thía. Một câu thơ bỗng nối dài bao vòng xoay của trái đất quanh mặt trời. Nếu nhìn từ cõi biến đổi, thì mái tóc đang nhuốm bạc kia là lớp lớp biển dâu. Còn như nếu nhìn bằng con mắt bất biến thì hoa mai năm năm vẫn cứ nở trong cõi lá ngả vàng, có khác chi đâu? Không dùng danh từ mà dùng động từ, Nguyễn Du chẳng cần dùng nhiều lời hùng biện như Tô Đông Pha (Tự kỳ biến giả nhi quán chi ... tự kỳ bất biến giả nhi quán chi ...).
Thơ của cổ nhân xúc tích và uyên ảo, đọc mà không đủ thanh tịnh thì không cảm thấy được bao tình ý, hình ảnh, thật là có tội. Khi đọc "mai hoa" mình đã dùng cái khuôn sáo thông tục hằng ngày để hiểu là hoa mai. Cái thói quen ăn xổi ở thì khi dùng ngôn ngữ đã thành cố tật. Thật là có tội."
Câu chuyện giáo sư kể thật lý thú và cảm động. Người viết đã nhiều lần thuật lại câu chuyện này cho các bằng hữu trong những buổi mạn đàm về thi ca. "Mai nở hoa trong đám lá vàng”. Mai hoa đâu đã chắc là hoa mai. Hay, hay thật!
Cho đến một hôm. Cuối năm 1999, người viết được một bằng hữu từ Việt Nam gửi tặng tuyển tập “192 Bài Thơ Chữ Hán của Tiên Điền Nguyễn Du", do nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 1996 tại Hà Nội. Trong số những bài thơ này có bài "Vọng Thiên Thai Tự" thuộc tập Nam Trung Tạp Ngâm, tức bài thơ giáo sư Toàn đã đề cập ở trên. Đọc bài thơ, người viết bỗng ngạc nhiên khi thấy trong hai câu Thực, câu đầu không giống như câu giáo sư đã nhắc đến mà là:
Cổ tự / thu mai hoàng diệp lý
Tiên triều / tăng lão bạch vân trung
Chữ "mai" trong câu này không phải là hoa mai nhưng là động từ "chôn", "vùi" như mai trong các câu thành ngữ "mai ngọc trầm châu" và "mai danh ẩn tích". Còn "thu" chính là mùa thu. Như vậy, hai câu thực của bài mang ý nghĩa:
Ngôi chùa cổ bị mùa thu vùi trong đám lá vàng
Triều vua trước vị sư già đi giữa áng mây trắng
Trên căn bản lý luận, “thu mai ” hợp lý hơn “mai hoa”, vì cụ Nguyễn Du làm bài thơ từ một khoảng cách khá xa chùa. Khi "hưóng trông lên Thiên Thai Tự" (tên bài thơ), cụ trông thấy chùa như đang bị vùi dưới những tàn lá vàng mùa thu, một hình ảnh thật đẹp mắt. Dĩ nhiên, từ khoảng cách ấy, chắc chắn cụ không thể thấy được những đóa mai đang nở hoa trong đám lá vàng.
Sau khi đọc bài thơ in trong tuyển tập, người viết đã cố công tìm được vài tài liệu khác và bản nào cũng ghi là "thu mai" chứ không phải "mai hoa" như bản giáo sư Toàn đã đọc trên chuyến xe đò thuở trước. Nguyên văn bài thơ như sau:
Vọng Thiên Thai Tự
望 天 台 寺
Thiên thai sơn tại đế thành đông
天 台 山 在 帝 城 東
Cách nhất điều giang tự bất thông
隔 一 條 江 似 不 通
Cổ tự thu mai hoàng diệp lý
古 寺 秋 埋 黃 葉 裏
Tiên triều tăng lão bạch vân trung
先 朝 僧 老 白 雲 中
Khả liên bạch phát cung khu dịch
可 憐 白 髮 供 驅 驛
Bất dữ thanh sơn tương thủy chung
不 與 青 山 相 始 終
Ký đắc niên tiền tằng nhất đáo
記 得 年 前 曾 一 到
Cảnh Hưng do quải cựu thời chung
景 興 猶 掛 舊 時 鐘
Nhìn Lên Chùa Thiên Thai
Núi Thiên Thai nằm phía cuối thành đông
Cách một nhánh sông nhỏ, tưởng chừng chẳng có lối sang
Ngôi chùa cổ (ở đó) bị mùa thu vùi trong đám lá vàng
Triều vua trước vị sư già đi giữa áng mây trắng
Thương thay (cho mình) tóc đã bạc mà còn phải làm lụng vất vả
Chẳng thể cùng với non xanh giữ vẹn nghĩa thủy chung
Nhớ năm trước (ta) đã từng đến đấy
Còn trông thấy chiếc chuông cổ đúc từ thời Cảnh Hưng
Chùa Thiền Tôn, hay Thuyền Tôn, hiện tọa lạc ở thôn Ngũ Tây, xã Thúy An, thành phố Huế. Chùa được xây vào đầu thế kỷ 18 và nằm bên trái núi Thiên Thai nên còn được gọi là Thiên Thai Tự.
Đọc xong bài thơ, người viết bỗng có cảm tưởng hụt hẫng như bị mất một điều gì. Tại sao là "thu mai" mà không phải "mai hoa". Câu chuyện giáo sư Toàn kể đã hay về văn chương mà lại độc đáo về “thiền”. Những đóa mai nở sớm khi đám lá vàng chung quanh (dĩ nhiên không phải lá của mai) còn dùng dằng chưa rơi rụng. Đọc câu thơ mà tưởng chừng nghe được tiếng chuyển động của những cánh hoa đang khai nở và cảm được mùi hương thanh khiết từ nhụy hoa nhẹ thoảng ra. Bỗng dưng bây giờ những đóa mai ấy biến mất. Thế có đáng giận không hở cụ Tiên Điền?
Dù sao đi nữa, nếu có cơ hội trở lại thăm chùa Thiền Tôn, có lẽ vị thày khả kính của người viết sẽ phải khấn vái tạ tội với cụ Tiên Điền. Không phải chỉ tạ tội một lần như thày từng phát nguyện, mà phải tạ đến hai lần vì suốt hai mươi mấy năm trời đã cả tin vào một câu thơ tam sao thất bản.
No comments:
Post a Comment