Tiết lộ về
thành viên trong phe cánhTập Cận Bình
(Bài đã đăng trên BasamNews 11/2/2014)
Mười bốn
tháng sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Chủ tịch Tập Cận Bình đã
nổi lên như một người hùng có quyền lực được coi là sâu rộng hơn so với cựu chủ
tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Vào tháng Giêng, Tập Cận Bình trở thành Chủ
tịch Ủy ban An ninh Quốc gia của đảng, nắm quyền kiểm soát các bộ máy cảnh sát,
tình báo và tư pháp. Một tháng trước đó, ông được trao chức Chủ tịch một siêu
cơ quan, Nhóm lãnh đạo cải cách toàn diện(LGCDR ), được thành lập tại Hội nghị
lần thứ ba của Ủy ban Trung ương lần thứ 18 cuối tháng 11 (Tân Hoa Xã, 24/1; Nhân
dân, 24/1, China Daily, 22/1). Các tiến triển này có nghĩa là ngoài các công việc
đảng, ngoại giao và quân sự, Tập Cận Bình còn nắm luôn cả tổ chức bí hiểm an
ninh quốc gia và thực thi pháp luật. Và nếu cho rằng chức năng chính của LGCDR
là vạch ra và thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế, Tập Cận Bình dường như
đã gạt Thủ tướng Lí Khắc Cường ra khỏi vai trò trọng tài cuối cùng của chính
sách kinh tế (Minh Báo [Hong Kong] 25/11, Đại Công Báo [Hong Kong], 25/1 ).
(Xem " Xi Power Grab Towers over Market Reforms” [Tập Cận Bình thu tóm quyền
lực đối với cải cách thị trường]," China Brief, 20/11/2013). Thậm chí quan
trọng hơn là sự kiện Tập Cận Bình đã xoay xở để xây dựng nhóm thân cận mà các
thành viên đang thu mình trong vị trí cao cấp trong đảng, chính phủ và quân đội.
Nhiều điều
đã được viết về một thực tế là, so với hai tiền nhiệm Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm
Đào – tương ứng cầm đầu cái được gọi là phe Thượng Hải và phe Đoàn Thanh niên (CYL)
–Tập Cận Bình dường như không có trong tay một nhóm có tổ chức tốt những người theo
mình. Mặc dù đúng là người con trai 60 tuổi của cán bộ lão thành của đảng và cựu
phó thủ tướng Tập Trọng Huân đôi khi được coi là người cầm đầu Nhóm thái tử đảng
(con cháu của các cán bộ cao cấp), điều quan trọng cần lưu ý là thái tử đảng là
một nhóm tương đối lỏng lẻo khi so sánh với các băng nhóm gắn bó chặt chẽ như phe
Đoàn thanh niên. Trong khi các phe phái thật sự có một xâu chuỗi chỉ huy rõ rệt
cũng như một bộ tín điều và khát vọng khá khác biệt, nhóm thái tử đảng này bao
gồm những người có quyền lực đã gia nhập câu lạc bộ độc quyền này chủ yếu là do
có chung "dòng máu cách mạng." Dù tất cả các thái tử đảng có chung mối
quan tâm trong việc giữ gìn những đặc quyền của các "quý tộc đỏ", họ
có thể có hệ ý thức và những tham vọng khác nhau và nhóm tổng thể không phụ thuộc
vào sự chỉ huy của một nhà lãnh đạo duy nhất. Điều cũng quan trọng là dù có hai
đồng nghiệp củaTập Cận Bình – Du Chánh Thanh và Vương Kỳ Sơn - trong Ban thường
vụ (BTV) Bộ Chính trị là thái tử đảng, có rất ít người sinh trong gia đình cán
bộ cấp cao trong thế hệ lãnh đạo thứ 6 của đảng, bao gồm các cán bộ thăng tiến nhanh
sinh trong thập niên1960 (Tạp chí kinh tế Hồng Kông, 28/6/2013; BBC tiếng Trung,
14/3/2013). Pháo đài chính của thái tử đảng ở Trung Quốc đương đại là Quân đội
Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Các tướng nổi trội với "dòng máu
cách mạng" gồm Tổng cục trưởng Tổng cục Vũ khí Trương Hựu Hiệp (Zhang
Youxia), Tư lệnh Không quân Mã Hiểu Thiên, Chính ủy Tổng Cục Hậu cần Lưu Nguyên
và Chính ủy Hải quân Lưu Tiểu Cường. (Xem " Commander -in-Chief Xi Jiping Raises
the Bar on PLA ‘Combat Readiness’", China Brief, 18/1/2013).
Do đó, thái
tử đảng quân đội đã trở thành một thành phần chính của nhóm thân cận vừa chớm củaTập
Cận Bình. Để đổi lấy lòng trung thành của họ, Tổng tư lệnh Tập Cận Bình đã chú
trọng đến nhóm sĩ quan đầu não này hơn hai người tiền nhiệm. Ví dụ, kể từ khi
trở thành Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC) vào cuối năm 2012, Tập
Cận Bình đã đi thăm các đơn vị của tất cả các bộ phận chủ chốt của PLA. Trước Tết,
Tập Cận Bình thậm chí đã che dấu vẻ mệt mỏi khi ông đến gặp quân lính trú đóng tại
vùng cao nguyên quân khu Nội Mông. Quan trọng hơn, Tập Cận Bình đã rõ ràng cho
các sĩ quan đầu não này có tiếng nói lớn hơn trong chính sách đối ngoại và an
ninh quốc gia (Nhân dân, 29/1; Huaxia.com [Bắc Kinh], 27/12/2013; Tân Hoa Xã,
26/12/2013).
Một vựa
chứa nhân tài thậm chí quan trọng hơn trong nhóm thân cận củaTập Cận Bình gồm những
đồng liêu và thuộc hạ của lãnh tụ tối cao khi ông làm việc ở tỉnh Phúc Kiến
(1985-2002), tỉnh Chiết Giang (2002-2007) và Thượng Hải (2007). Ví dụ tốt nhất
có lẽ là Hoàng Côn Minh, 57 tuổi, người đã được thăng cấp đều đặn khi ông ta được
phân về làm việc tại Phúc Kiến 1977-1999. Không lâu sau khi chuyển đến Chiết
Giang vào năm 1999, Ông Minh báo cáo trực tiếp cho nguyên bí thư tỉnh Tập Cận
Bình khi ông ta là chủ tịch thành phố Hồ Châu và Gia Hưng. Cuối năm ngoái, ông
Minh đã được nâng làm Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền của Đảng (Quang Minh Nhật
Báo [Bắc Kinh], 24/10/2013; Đại Công Báo [Hong Kong], 03/10/2013). Trong số các
nhà lãnh đạo đia phương mới được thăng chức, Chủ tịch tỉnh Quý Châu Trần Mẫn
Nhĩ từng là Chủ nhiệm Sở Tuyên truyền Chiết Giang khi Tập Cận Bình lãnh đạo tỉnh
này. Ông Nhĩ, 50 tuổi, là một trong 9 cán bộ thế hệ 6 đã được giới thiệu vào
Trung ương tại Đại hội Đảng lần thứ 18 (Nhân dân nhật báo, 31/10/2013 ; Quý
Châu nhật báo, 22/8/2013 ).
Dù Tập Cận
Bình chỉ làm bí thư của Thượng Hải 6 tháng, ông đã nâng một số cán bộ Thượng Hải
đến Bắc Kinh. Biết rằng việc thăng tiến của Tập Cận Bình vào BTV năm 2007 một
phần nhờ vào sự bảo trợ của hai đảng viên tích cực phe Thượng Hải, cựu chủ tịch
Giang Trạch Dânvà cựu phó chủ tịch Tăng Khánh Hồng, không đáng ngạc nhiên rằng thành
phần "cốt lõi" theo nhiều người nghĩ của lãnh đạo thế hệ thứ năm đã cùng
nhau chọn các quan chức từng làm việc ở Thượng Hải vào phe của mình. Trước hết
trong các cán bộ trực thuộc Thượng Hải đã nhảy vào phe Tập Cận Bình là Đinh Tiết
Tường (Ding Xuexiang), người năm ngoái được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc của Tổng
Văn phòng Đảng đồng thời trưởng văn phòng chủ tịch. Là giám đốc của Tổng văn
phòng đảng ủy Thượng Hải, ông Tường 51 tuổi đã gây ấn tượng Tập Cận Bình với sự
nhạy bén chính trị và sức mạnh tổ chức của mình (Văn Hối báo [Hong Kong], 24/7/2013;
BBC tiếng Trung, 17/5/2013). Tuy nhiên, một quan chức từng làm việc ở Thượng Hải
đã gặt hái thành công lớn dưới tayTập Cận Bình là cựu phó thị trưởng Dương Hiểu
Độ (Yang Xiaodu). Vào tháng Giêng, cán bộ 61 tuổi gốc Thượng Hải được bổ nhiệm
làm Phó Bí thư Ủy ban Trung ương Kiểm tra kỷ luật ĐCSTQ (CCDI), là đơn vị chống tham nhũng cấp cao nhất của Trung Quốc
(Nhân dân nhật báo, 15/1; Đại Công Báo, 15/1).
Có ảnh
hưởng không kém trong nhóm thân cận của Tập Cận Bình là những cán bộ cao cấp
sinh ra hoặc từng trải qua một đoạn quan trọng trong sự nghiệp ở tỉnh Thiểm Tây,
nơi sinh của Tập Cận Bình và người cha được nhiều tôn kính của ông. Nhóm Thiểm
Tây móc nối lỏng lẻo này bao gồm ba uỷ viên BTV và bốn uỷ viên Bộ Chính trị. Ví
dụ, hai uỷ viên Bộ Chính trị Triệu Nhạc Tế (Zhao Leji) và Lật Chiến Thư (Li
Zhanshu) đã gắn bó với Tập Cận Bình do thực tế rằng họ đã chăm sóc tốt lợi ích
của gia tộc Tập Cận Bình ở tỉnh nhà của họ. Ông Tế, 56 tuổi, Giám đốc Ban Tổ chức
Đảng, là bí thư tỉnh Thiểm Tây 2007-2012. Cũng hãy xét sự nghiệp thú vị của Lật
Chiến Thư, 63 tuổi, người đã phục vụ ở các vị trí cấp cao ở Thiểm Tây, bao gồm chức
vụ bí thư Tây An từ năm 1998 đến năm 2003. Tập Cận Bình đầu tiên biết ông Thư vào
đầu thập niên 1980, khi cả hai từng là bí thư của hai huyện lân cận ở tỉnh Hà Bắc
(South China Morning Post, 23/11/2013, Thiểm Tây nhật báo [Tây An] 17/3/2013 ).
Tập Cận
Bình cũng đã tuyển mộ được một số bạn bè thời trung học và đại học vào nhóm quản
trị chóp bu của ông. Chẳng hạn, hãy xét Phó chủ nhiệm Ban Tổ chức Đảng, Trần Hi
(Chen Xi), và Tổng thư kí Nhóm lãnh đạo của ĐCSTQ về Tài chính và Kinh tế, Lưu
Hạ. Trần Hi 60 tuổi và Chủ tịch Tập Cân Bình là sinh viên kỹ thuật hóa học và là
bạn cùng phòng tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng vào giữa đến cuối thập niên
1970 (Đại Công Báo, 18/4/2013, Asia Times Online, 19/2/2013). Lưu Hạ, 61 tuổi,
thành bạn thân với Tập Cận Bình khi họ học tại hai trường trung học lân cận ở
quận Hải Điến của Bắc Kinh. Là một nhà kinh tế đào tạo ở Harvard, Lưu Hạ đã trở
thành cố vấn lớn của Tập Cận Bình về cải cách tài chính và kinh tế. Lưu Hạ, người
đồng thời làm Thứ trưởng Bộ phát triển Quốc gia và Uỷ ban Cải cách của Hội đồng
Nhà nước, đóng vai trò chuyên môn trong việc soạn thảo các kế hoạch cải cách
kinh tế đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ ba của Ủy ban Trung ương lần thứ
18 tháng 11năm ngoái (Phoenix TV Tin tức [Hồng Kông], 11/10, Wen Wei Po, 11/10
).
Trong
khi cần mẫn xây dựng cơ sở quyền lực của mình, Tập Cận Bình đã nỗ lực để đẩy ra
rìa các thành viên của phe CYL từng do cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đứng đầu. Trong
khi Thủ tướng Lí Khắc Cường là thành viên duy nhất BTV có liên hệ với phe CYL,
một số đồng nghiệp của ông đã trở thành uỷ viên Bộ Chính trị thường tại Đại hội
Đảng lần thứ 18. Theo truyền thống lâu nay, thủ tướng là thành viên BTV phụ
trách về kinh tế. Tuy nhiên, ông Cường chỉ được đặt để làm một trong ba Phó Chủ
tịch của LGCDR. Hai Phó Chủ tịch khác – trùm tư tưởng và tuyên truyền Lưu Vân
Sơn và Phó Thủ tướng thường trực Triệu Cao Li, đều là uỷ viên BTV - được coi là
gần gũi với Tập Cận Bình ví dụ ông Cường. Thủ tướng Cường đã không nằm trong nhóm
cấp cao soạn thảo tài liệu Hội nghị lần thứ ba về cải cách kinh tế và xã hội.
Điều này có nghĩa rằng trong khi ông Cường sẽ tiếp tục điều hành các phòng ban
kinh tế trong chính quyền trung ương, ông có thể sẽ phải chuyển cho Tập Cận
Bình quyết định các sáng kiến chính sách sách quan trọng ( South China Morning
Post, 24/1, Ming Pao, 17/11/2013 ).
Một số thành
viên tích cực phe CYL là uỷ viên Bộ Chính trị thường dường như đã không được cho
nắm giữ các vị trí nặng kí. Lấy ví dụ như Phó Chủ tịch Lí Nguyên Triều và chủ
nhiệm Ban Tuyên truyền Đảng Lưu Kì Bảo (Liu Qibao). Phần khá lớn trong các lĩnh
vực phụ trách của Phó Chủ tịch Cường, vốn là một sao đang lên trong chính quyền
Hồ Cẩm Đào, gồm có giám sát "các tổ chức quần chúng" như Công đoàn
chính thức, Đoàn Thanh niên Cộng và Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc. Biết rằng
khi phụ trách báo chí và các vấn đề quan hệ công chúng của đảng, trưởng ban
tuyên truyền ĐCSTQ thường có một quyền hạn đối với phương tiện truyền thông cao.
Tuy nhiên, kể từ Đại hội Đảng lần thứ 18, Lưu Kì Bảo đã hoàn toàn bị cấp trên
ông là Lưu Vân Sơn làm lu mờ (Chinanews.com, 1/4/2013; Văn Hối báo, 20/11/2013
).
Có lẽ
quan trọng hơn câu hỏi về việc Tập Cận Bình có thành công gạt ra rìa các nhóm đối
thủ như phe Đoàn Thanh niên hay không là câu hỏi liệu có phải là điều tốt khi Tập
Cận Bình tích lũy được quá nhiều quyền lực. Ví dụ như LGCDR, đó là cơ quan quyết
định cấp cao nhất trong lịch sử Cộng sản Trung Quốc. Ngoài bốn uỷ viên BTV giữ
vai trò Chủ tịch, Phó chủ tịch, mười uỷ viên Bộ Chính trị thường ngồi trong
nhóm lãnh đạo này. Cấu trúc phức tạp của LGCDR sẽ cho phép Tập Cận Bình có sự
giám sát trực tiếp trên định hướng tương lai trong cải cách kinh tế, hành chính,
xã hội và văn hóa (Finance.Sina.com [Bắc Kinh], 24/1; BBC tiếng Trung, 30/12/2013
; Deutsche Welle tiếng Trung, 30/12 2013 ). Điều đó cũng chứng minh thị hiếu của
lãnh tụ tối cao về một xâu chuỗi chỉ huy rõ ràng, từ trên xuống trong hoạch định
chính sách. Như tài liệu Hội nghị lần thứ ba chỉ ra về việc thực hiện có trật tự
cải cách, "chúng ta phải phát triển đầy đủ các chức năng cốt lõi của đảng
tham gia phụ trách toàn bộ tình hình và phối hợp [các khu vực] khác nhau."
Quyết tâm của Tập Cận Bình rằng các cơ quan đảng cấp cao nhất phải chịu trách
nhiệm về những khía cạnh khác nhau của cải cách, tuy nhiên, dường như lại mâu
thuẫn với nhấn mạnh của Thủ tướng Cường về giảm bớt sự can thiệp hành chính
trong nền kinh tế và "kích thích năng lực sáng tạo của thị trường và xã hội"
(China News Service, 17/11/2013; Caijing.com [Bắc Kinh] 13/7/2013).
Một câu
hỏi liên quan là chất lượng và năng lực của các tay chân và cựu cộng sự mà Tập
Cận Bình đã đưa lên. Có lẽ do mối quan tâm của Tập Cận Bình về gom tụ phe của
mình lại đúng lúc, lãnh tụ tối cao dường như đã đặt lòng trung thành cá nhân
trên năng lực chuyên môn khi đánh giá tiềm năng củacác nhân vật thân tín của
mình. Lấy ví dụ, việc bổ nhiệm Trần Hi năm ngoái là người số 2 trong Ban Tổ chức.
Vốn là một chuyên gia kĩ thuật có tài, một học giả thỉnh giảng tại Đại học
Stanford trong thập niên 1990, ông Hi đã dành phần lớn sự nghiệp của mình tại Đại
học Thanh Hoa, bao gồm 7 năm trong thập niên 2000 làm bí thư ở đó. Ông cũng đã đảm
nhiệm các vị trí kỹ trị trong Bộ Giáo dục và Hiệp hội Khoa học và Công nghệ
Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Hi còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tổ chức và nhân
sự. Cũng hấp dẫn là một sự kiện ông Hi đã thế chỗ Trầm Dược Dược (Shen Yueyue),
56 tuổi, là người không những trẻ hơn mà còn hiểu biết nhiều hơn về quản lí nguồn
nhân lực. Bà Dược, người theo phe cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, là một cán bộ cao cấp
trong Ban Tổ chức tỉnh Chiết Giang và An Huy 1998-2002 và sau đó là Phó Ban Tổ
chức 2003-2013. Không khó để kết luận rằng Tập Cận Bình muốn bạn học cũ Trần Hi
giúp ông trùm Triệu Nhạc Tế giữ vai trò người gác cổng: những cán bộ bị coi là
gây phương hại đến lợi ích của nhóm thân cận của Tập Cận Bình có thể gặp khó
khăn để được Ban Tổ chức đề nghị đề bạt (Radio Free Asia, 30/4/2013; Đại Công
Báo, 18/4/2013). Tương tự như triết lí tổ chức của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân
và Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã đặt tay chân đáng tin cậy nhất và những người
theo ông vào các vị trí hàng đầu trong "các đơn vị quyền lực" quan trọng
như Ban Tổ chức ĐCSTQ và Ban Tuyên truyền. Ví dụ, Tăng Khánh Hồng và Lí Nguyên
Triều, tương ứng đứng đầu Vụ Tổ chức dưới thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào,
được coi là cố vấn không thể thiếu đối với các ông chủ của họ.
No comments:
Post a Comment