Mĩ không có giải đáp cho sách lược “tằm ăn dâu” của Trung Quốc
Robert Haddick |
John Mearsheimer gần đây cho rằng Trung Quốc (TQ) đang theo đuổi ở châu Á đìều mà Hoa Kì đã thực hiện ở châu Mĩ Latinh: bá chủ khu vực. Khi theo đuổi mục tiêu đó, TQ tiếp tục cố gặm nhấm từng chút một lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông, kiểu làm này, được gọi cắt từng miếng salami-slicing [hay như ta diễn đạt là ‘tằm ăn dâu’].
Sách lược ‘tằm ăn dâu’ của TQ đã tăng tốc trong vài năm qua. Trong năm 2012, TQ thành lập "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm, một hòn đảo trong chuỗi đảo Hoàng Sa mà TQ chiếm đoạt của Việt Nam Cộng Hoà bằng vũ lực vào năm 1974. TQ tuyên bố rằng thành phố Tam Sa sẽ là trung tâm hành chính của toàn bộ khu vực biển đảo họ yêu sách ở Biển Đông, kể cả các yêu sách trong nhóm đảo Trường Sa. Các cơ sở quân sự và bán quân sự nhỏ trên đảo Phú Lâm củng cố hình ảnh chính đáng về chủ quyền mà TQ đang cố lập - một hình ảnh mà các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines thiếu các nguồn lực để làm theo. Chỉ mới tháng trước, TQ đã cho một tàu tuần tra bán quân sự 5000 tấn trú đóng thường trực ở đảo Phú Lâm.
Sách lược ‘tằm ăn dâu’ nhắm vào lãnh thổ Philippines cũng đang tỏ ra có kết quả. Vào tháng 4/2012, hải giám TQ và các tàu tuần duyên Philippines đã bắt đầu một cuộc dằng co giành bãi cạn Scarborough nằm cách Luzon khoảng 230 km mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Thiếu nguồn lực vật chất để duy trì sự hiện diện liên tục, tuần duyên Philippines cuối cùng đã rút lui để TQ nắm quyền kiểm soát rạn san hô này. Chính quyền TQ sau đó căng dây rào rạn san hô và ngăn chặn ngư dân Philippines quay trở lại.
Với bãi cạn Scarborough bị chiếm giữ, cuộc thi thố không cân sức giữa TQ và Philippines đã di chuyển đến đảo Ayungin (bãi Cỏ Mây) trong quần đảo Trường Sa, còn được gọi bãi ngầmThomas II. Một bài báo tháng 10/2013 trong tạp chí New York Times mô tả cuộc dằng co giữa một đội tàu hải giám hiện đại TQ và một đội lính thuỷ đánh bộ Philippines. Tám lính thuỷ đánh bộ bám trụ gần như trong điều kiện sau thảm hoạ, sống lây lất như “Mad Max” trên con tàu đổ bộ rỉ sét, hư hỏng thời thế chiến mà Philippines cố ủi mắc cạn trên đảo để làm chỗ đặt chân cuối cùng cho Philippines, trong vòng vây TQ.
Trong cuộc phỏng vấn tháng 5/2013 trên truyền hình TQ, Thiếu tướng Trương Triệu Trung (Zhang Zhaozhong) của Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ đã mô tả "chiến lược cải bắp" mà TQ đang sử dụng trong biển Đông. Theo tướng Zhang, chiến lược cải bắp gồm việc bao vây một hòn đảo đang tranh chấp với vòng trong vòng ngoài tàu đánh cá , tàu ngư chính, tàu hải giám, và tàu chiến của TQ sao cho "hòn đảo bị bao bọc hết lớp này tới lớp khác như một bắp cải." Về việc giành lãnh thổ của Philippines, tướng Zhang nói chúng ta nên làm những điều như vậy nhiều hơn trong tương lai. Đối với những đảo nhỏ này, chỉ có một vài binh bính có thể đóng chốt trên mỗi đảo, nhưng ở đó không có thức ăn hoặc ngay cả nước uống cũng không có. Nếu chúng ta thực hiện chiến lược cải bắp, thì không thể chuyển thức ăn và nước uống tới đảo được. Nếu không được cung ứng một hoặc hai tuần, lính đóng quân sẽ tự rời khỏi đảo. Một khi họ đã rời đi, họ sẽ không bao giờ có thể quay trở lại.
Ở biển Hoa Đông, va chạm giữa TQ và Nhật Bản trong tranh chấp đảo Senkaku / Điếu Ngư đang nóng lên trong nhiều năm qua. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, các cuộc xâm nhập của tàu chính phủ TQ trong vùng lãnh hải của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku đã bắt đầu tăng tốc vào cuối năm 2012 và trung bình có khoảng 5 lần xâm nhập mỗi tháng trong khoảng thời gian đầu năm 2013.
Tháng 11/2013 đã có tuyên bố đột ngột của TQ về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên phần lớn biển Hoa Đông, kể cả trên quần đảo Senkaku. Một vài ngày sau đó, ở biển Đông, một tàu chiến TQ gần như đụng phải tàu tuần dương tên lửa có hướng dẫn USS Cowpens, một tín hiệu bất bình với việc tàu tuần dương này dòm ngó tàu sân bay mới của TQ đang chạy thử nghiệm. USS Cowpens sau đó rút đi, người Mĩ hẳn không muốn liều lĩnh để thành một cuộc chạm trán. Cuối cùng, vào tháng 1/2014, một cơ quan địa phương TQ ở Hải Nam đã ban hành lệnh đòi hỏi các tàu đánh cá nước ngoài hoạt động trong biển Đông (cách xa vùng đặc quyền kinh tế của TQ) trước hết phải có giấy phép đánh bắt của họ.
Một ví dụ khác về cố gắng của TQ để thiết lập nhận thức về chủ quyền ở biển Đông là nỗ lực phát triển kinh tế trong khu vực. Tháng 8/2012, Tổng công ti quốc gia dầu khí ngoài khơi TQ (CNOOC), công ty quốc doanh khai thác dầu khổng lồ mời các các công ti khoan dầu khí nước ngoài đấu thầu các lô ở biển Đông nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ). Thật ra, trước đây Việt Nam đã từng hợp đồng cho thuê một số trong các lô này. Tương tự như vậy, TQ và Philippines cũng từng đụng độ về dầu khí ven đảo Palawan.
Hàng loạt trò ‘tằm ăn dâu’ dù chưa liệt kê đủ cho thấy TQ đang gắng hoàn tất ba mục tiêu:
1. TQ sử dụng lợi thế vật chất về tàu dân sự, bán quân sự, và quân sự để tạo ra một hình ảnh hiện diện vượt trội và lâu bền, so với các đối thủ yếu hơn như Việt Nam và Philippines. Mục tiêu là tạo ấn tượng về tính hợp pháp duy nhất và đúng lúc về chủ quyền.
2. TQ hi vọng tạo dựng được các chỉ dấu truyền thống về thẩm quyền nhà nước. Các chỉ dấu này bao gồm việc các tàu hải giám bán quân sự và tàu hải quân tuần tra liên tục, lập Văn phòng Chính phủ ở những nơi như đảo Phú Lâm, lập cơ sở và đơn vị trú đóng bán quân sự và quân sự, ban hành lệnh và quy định hành chánh, và thiết lập các hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước như CNOOC.
3. Các sự kiện như việc thành lập ADIZ ở biển Hoa Đông và việc gần như đụng tàu sân bay USS Cowpens được bày vẽ để cố tình làm tăng thêm rủi ro cho các hoạt động của Mĩ và đồng minh trong khu vực, với mục tiêu làm cho những hoạt động đó tốn kém hơn và thưa dần đi. Khi mức độ hiện diện của Mĩ và đồng minh giảm xuống, ảnh hưởng của TQ và tính chính đáng của yêu sách của họ sẽ tăng lên.
Phản ứng của Mĩ
Chính phủ Mĩ không có phản ứng rõ rệt đối với sách lược ‘tằm ăn dâu’ của TQ. Các quan chức Mĩ, trong đó có Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ, Đô đốc Samuel Locklear, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kì đã bày tỏ sự hối tiếc về tuyên bố ADIZ của TQ, và khẳng định ý định tiếp tục các hoạt động quân sự thông thường của Mĩ trong vùng nhận dạng đó và các nơi khác trong khu vực. Tuy nhiên, TQ đã không phải chịu trừng phạt nào cho hàng loạt các hành động của họ. Liên quan đến các yêu sách tranh chấp nhau ở hai biển này, chính sách chính thức của Washington là các nước láng giềng của TQ tự lo liệu - Hoa Kì sẽ không đứng về phía nào trong các tranh chấp lãnh thổ. Hoa Kì cũng phản đối việc sử dụng cưỡng chế trong giải quyết tranh chấp. Nhưng mỗi hành động ‘tằm ăn dâu’ riêng lẻ của TQ đều được hiệu chỉnh cẩn thận để lọt xuống dưới ngưỡng mà hầu hết các nhà quan sát bên ngoài sẽ xem như là cưỡng chế công khai.
Không vấp phải phản kháng nào đối với hành động của mình, TQ chắc chắn sẽ tiếp tục sách lược ‘tằm ăn dâu’. Phần lá dâu gặm nhấm tương lai của TQ có thể bao gồm:
• Máy bay thám sát không người lái TQ tuần tra trên quần đảo Senkaku
• TQ đổ bộ dân phản kháng lên quần đảo Senkaku
• Máy bay chiến đấu TQ ngăn chặn và hộ tống các máy bay Nhật Bản quá cảnh vùng ADIZ của TQ ở biển Hoa Đông.
• Tuyên bố ADIZ của TQ ở một số phần của biển Đông
• Khám xét, bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam hoặc Philippines vì không tuân thủ chính sách đánh bắt cá của TQ
• Ngăn chặn việc tiếp tế hoặc thay thế các đơn vị trú đóng Philippines trên bãi Cỏ Mây hoặc đơn vị trú quân khác trong quần đảo Trường Sa
• Máy bay và tàu TQ tạo thêm các quấy rối với tàu chiến và máy bay tuần tra Mĩ và Nhật Bản.
Với những hành động kiểu này, TQ hi vọng sẽ từng bước tạo ra "các sự kiện mới trên thực địa" và tăng nhận thức về nguy cơ trong tâm trí của những nhà ra quyết định của Mĩ và đồng minh, tất cả đều được tính toán để xảy ra mà không gây ra cuộc đối đầu nào.
Lí thuyết về thành công của Mĩ cho đến nay
Người ta sẽ nghĩ rằng hành động ‘tằm ăn dâu’ tiếp nữa của TQ sẽ kéo căng sự kiên nhẫn của các nhà hoạch định chính sách Mĩ và đồng minh. Tuy nhiên, kiên nhẫn vẫn đang là chính sách bề nổi của Hoa Kì. Theo Kurt Campbell, trợ lí Ngoại trưởng Mĩ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương trong nhiệm kì đầu của chính phủ Obama bằng cách lôi kéoTQ vào hệ thống quốc tế hiện hành, một hệ thống mà từ vẻ bề ngoài TQ hưởng lợi lớn trong ba thập kỉ qua, TQ sẽ chấp nhận và hậu thuẫn hệ thống đó (G. John Ikenberry, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Princeton, bênh vực cho vị thế này trong một tiểu luận về Ngoại giao. Trớ trêu thay, tiểu luận này xuất hiện năm 2008, đúng ngay khi sách lược ‘tằm ăn dâu’ của TQ bắt đầu tăng tốc). Ngoài ra, Campbell giả định rằng các nhà lãnh đạo TQ sẽ thấy rằng Mĩ và các nước láng giềng của TQ, thông qua cách thức nhẹ nhàng và nhẫn nại của họ, không đặt ra một mối đe dọa an ninh cho TQ. Và có lúc họ nhận ra rằng, hành động ‘tằm ăn dâu’ của TQ sẽ kết thúc.
Thái độ quyết đoán của TQ rõ ràng đang khơi mào một phản ứng an ninh mạnh mẽ toàn khu vực.Hợp tác an ninh đang phát triển nhanh chóng, từ Ấn Độ qua Đông Nam Á và Úc, và lên đến Nhật, nhằm cân bằng sức mạnh quân sự của TQ. Chi tiêu và mua sắm của quân đội các nước khác trong khu vực dự kiến sẽ nhảy vọt tương tự nhau trong 5 năm tới. Các quan chức Mĩ có thể kết luận rằng hoạt động như vậy càng xảy ra, gánh nặng an ninh của Mĩ trong khu vực càng nhẹ đi.
Với nhẫn nhịn, các nhà hoạch định chính sách Mĩ đã cố gắng tránh những nan đề an ninh tồi tệ trong đó các quan ngại về an ninh sẽ khiến hai hay nhiều cường quốc thành đối thủ cạnh tranh nhau, với hậu quả là chạy đua vũ trang tăng tốc và lãng phí. Sự nhẫn nhịn của Mĩ có thể là một nỗ lực có ý tốt để tránh một hậu quả như vậy ở Đông Á. Nhưng khi mà TQ cứ tiến tới trong hiện đại hoá quân đội và ‘sách lược tằm ăn dâu’, các nhà hoạch định chính sách Mĩ sẽ sớm phải đối mặt với việc buộc phải thừa nhận TQ là một cường quốc ở châu Á và rằng sách lược nhẫn nhịn đã thất bại, rõ ràng sẽ có nghĩa là quay trở lại việc răn đe và trông cậy vào tính hữu ích của sức mạnh quân sự của Mĩ và đồng minh để duy trì sự ổn định. Các quan chức Mĩ sẽ bào chữa rằng họ không bao giờ từ bỏ răn đe như là một chính sách - họ sẽ trỏ vào việc tái cân bằng châu Á và cam kết đưa 60 % lực lượng không hải quân Mĩ đóng trong khu vực làm bằng chứng.
Phục hồi biện pháp răn đe sẽ đòi hỏi Đô đốc Locklear và Harris và các cấp trên dân sự của họ phải thẳng thắn hơn với quân đội, đồng minh, và bản thân họ đối với mục đích và nhiệm vụ cụ thể của lực lượng trú đóng ở đó của họ cũng như những thiết bị, huấn luyện cần thiết cho công việc của họ là gì. Hiện nay, Hoa Kì chưa có giải đáp cho sách lược ‘tằm ăn dâu’ của TQ. Phải có thay đổi nào đó!
Robert Haddick là nhà nghiên cứu độc lập hợp đồng cho Sở chỉ huy các hoạt động đặc biệt của Hoa Kì. Ông viết ở đây với tư cách cá nhân. Vào tháng 9/2014, Nhà in học viện Hải quân Mĩ sẽ xuất bản cuốn sách của Haddick về sự trỗi dậy thành cường quốc quân sự của TQ và chiến lược của Mĩ ở Đông Á.Dịch: Phan Văn Song
Hiệu đính: Lê Vĩnh Trương
Sách lược ‘tằm ăn dâu’ nhắm vào lãnh thổ Philippines cũng đang tỏ ra có kết quả. Vào tháng 4/2012, hải giám TQ và các tàu tuần duyên Philippines đã bắt đầu một cuộc dằng co giành bãi cạn Scarborough nằm cách Luzon khoảng 230 km mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Thiếu nguồn lực vật chất để duy trì sự hiện diện liên tục, tuần duyên Philippines cuối cùng đã rút lui để TQ nắm quyền kiểm soát rạn san hô này. Chính quyền TQ sau đó căng dây rào rạn san hô và ngăn chặn ngư dân Philippines quay trở lại.
Với bãi cạn Scarborough bị chiếm giữ, cuộc thi thố không cân sức giữa TQ và Philippines đã di chuyển đến đảo Ayungin (bãi Cỏ Mây) trong quần đảo Trường Sa, còn được gọi bãi ngầmThomas II. Một bài báo tháng 10/2013 trong tạp chí New York Times mô tả cuộc dằng co giữa một đội tàu hải giám hiện đại TQ và một đội lính thuỷ đánh bộ Philippines. Tám lính thuỷ đánh bộ bám trụ gần như trong điều kiện sau thảm hoạ, sống lây lất như “Mad Max” trên con tàu đổ bộ rỉ sét, hư hỏng thời thế chiến mà Philippines cố ủi mắc cạn trên đảo để làm chỗ đặt chân cuối cùng cho Philippines, trong vòng vây TQ.
Trong cuộc phỏng vấn tháng 5/2013 trên truyền hình TQ, Thiếu tướng Trương Triệu Trung (Zhang Zhaozhong) của Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ đã mô tả "chiến lược cải bắp" mà TQ đang sử dụng trong biển Đông. Theo tướng Zhang, chiến lược cải bắp gồm việc bao vây một hòn đảo đang tranh chấp với vòng trong vòng ngoài tàu đánh cá , tàu ngư chính, tàu hải giám, và tàu chiến của TQ sao cho "hòn đảo bị bao bọc hết lớp này tới lớp khác như một bắp cải." Về việc giành lãnh thổ của Philippines, tướng Zhang nói chúng ta nên làm những điều như vậy nhiều hơn trong tương lai. Đối với những đảo nhỏ này, chỉ có một vài binh bính có thể đóng chốt trên mỗi đảo, nhưng ở đó không có thức ăn hoặc ngay cả nước uống cũng không có. Nếu chúng ta thực hiện chiến lược cải bắp, thì không thể chuyển thức ăn và nước uống tới đảo được. Nếu không được cung ứng một hoặc hai tuần, lính đóng quân sẽ tự rời khỏi đảo. Một khi họ đã rời đi, họ sẽ không bao giờ có thể quay trở lại.
Ở biển Hoa Đông, va chạm giữa TQ và Nhật Bản trong tranh chấp đảo Senkaku / Điếu Ngư đang nóng lên trong nhiều năm qua. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, các cuộc xâm nhập của tàu chính phủ TQ trong vùng lãnh hải của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku đã bắt đầu tăng tốc vào cuối năm 2012 và trung bình có khoảng 5 lần xâm nhập mỗi tháng trong khoảng thời gian đầu năm 2013.
Tháng 11/2013 đã có tuyên bố đột ngột của TQ về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên phần lớn biển Hoa Đông, kể cả trên quần đảo Senkaku. Một vài ngày sau đó, ở biển Đông, một tàu chiến TQ gần như đụng phải tàu tuần dương tên lửa có hướng dẫn USS Cowpens, một tín hiệu bất bình với việc tàu tuần dương này dòm ngó tàu sân bay mới của TQ đang chạy thử nghiệm. USS Cowpens sau đó rút đi, người Mĩ hẳn không muốn liều lĩnh để thành một cuộc chạm trán. Cuối cùng, vào tháng 1/2014, một cơ quan địa phương TQ ở Hải Nam đã ban hành lệnh đòi hỏi các tàu đánh cá nước ngoài hoạt động trong biển Đông (cách xa vùng đặc quyền kinh tế của TQ) trước hết phải có giấy phép đánh bắt của họ.
Một ví dụ khác về cố gắng của TQ để thiết lập nhận thức về chủ quyền ở biển Đông là nỗ lực phát triển kinh tế trong khu vực. Tháng 8/2012, Tổng công ti quốc gia dầu khí ngoài khơi TQ (CNOOC), công ty quốc doanh khai thác dầu khổng lồ mời các các công ti khoan dầu khí nước ngoài đấu thầu các lô ở biển Đông nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ). Thật ra, trước đây Việt Nam đã từng hợp đồng cho thuê một số trong các lô này. Tương tự như vậy, TQ và Philippines cũng từng đụng độ về dầu khí ven đảo Palawan.
Hàng loạt trò ‘tằm ăn dâu’ dù chưa liệt kê đủ cho thấy TQ đang gắng hoàn tất ba mục tiêu:
1. TQ sử dụng lợi thế vật chất về tàu dân sự, bán quân sự, và quân sự để tạo ra một hình ảnh hiện diện vượt trội và lâu bền, so với các đối thủ yếu hơn như Việt Nam và Philippines. Mục tiêu là tạo ấn tượng về tính hợp pháp duy nhất và đúng lúc về chủ quyền.
2. TQ hi vọng tạo dựng được các chỉ dấu truyền thống về thẩm quyền nhà nước. Các chỉ dấu này bao gồm việc các tàu hải giám bán quân sự và tàu hải quân tuần tra liên tục, lập Văn phòng Chính phủ ở những nơi như đảo Phú Lâm, lập cơ sở và đơn vị trú đóng bán quân sự và quân sự, ban hành lệnh và quy định hành chánh, và thiết lập các hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước như CNOOC.
3. Các sự kiện như việc thành lập ADIZ ở biển Hoa Đông và việc gần như đụng tàu sân bay USS Cowpens được bày vẽ để cố tình làm tăng thêm rủi ro cho các hoạt động của Mĩ và đồng minh trong khu vực, với mục tiêu làm cho những hoạt động đó tốn kém hơn và thưa dần đi. Khi mức độ hiện diện của Mĩ và đồng minh giảm xuống, ảnh hưởng của TQ và tính chính đáng của yêu sách của họ sẽ tăng lên.
Phản ứng của Mĩ
Chính phủ Mĩ không có phản ứng rõ rệt đối với sách lược ‘tằm ăn dâu’ của TQ. Các quan chức Mĩ, trong đó có Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ, Đô đốc Samuel Locklear, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kì đã bày tỏ sự hối tiếc về tuyên bố ADIZ của TQ, và khẳng định ý định tiếp tục các hoạt động quân sự thông thường của Mĩ trong vùng nhận dạng đó và các nơi khác trong khu vực. Tuy nhiên, TQ đã không phải chịu trừng phạt nào cho hàng loạt các hành động của họ. Liên quan đến các yêu sách tranh chấp nhau ở hai biển này, chính sách chính thức của Washington là các nước láng giềng của TQ tự lo liệu - Hoa Kì sẽ không đứng về phía nào trong các tranh chấp lãnh thổ. Hoa Kì cũng phản đối việc sử dụng cưỡng chế trong giải quyết tranh chấp. Nhưng mỗi hành động ‘tằm ăn dâu’ riêng lẻ của TQ đều được hiệu chỉnh cẩn thận để lọt xuống dưới ngưỡng mà hầu hết các nhà quan sát bên ngoài sẽ xem như là cưỡng chế công khai.
Không vấp phải phản kháng nào đối với hành động của mình, TQ chắc chắn sẽ tiếp tục sách lược ‘tằm ăn dâu’. Phần lá dâu gặm nhấm tương lai của TQ có thể bao gồm:
• Máy bay thám sát không người lái TQ tuần tra trên quần đảo Senkaku
• TQ đổ bộ dân phản kháng lên quần đảo Senkaku
• Máy bay chiến đấu TQ ngăn chặn và hộ tống các máy bay Nhật Bản quá cảnh vùng ADIZ của TQ ở biển Hoa Đông.
• Tuyên bố ADIZ của TQ ở một số phần của biển Đông
• Khám xét, bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam hoặc Philippines vì không tuân thủ chính sách đánh bắt cá của TQ
• Ngăn chặn việc tiếp tế hoặc thay thế các đơn vị trú đóng Philippines trên bãi Cỏ Mây hoặc đơn vị trú quân khác trong quần đảo Trường Sa
• Máy bay và tàu TQ tạo thêm các quấy rối với tàu chiến và máy bay tuần tra Mĩ và Nhật Bản.
Với những hành động kiểu này, TQ hi vọng sẽ từng bước tạo ra "các sự kiện mới trên thực địa" và tăng nhận thức về nguy cơ trong tâm trí của những nhà ra quyết định của Mĩ và đồng minh, tất cả đều được tính toán để xảy ra mà không gây ra cuộc đối đầu nào.
Lí thuyết về thành công của Mĩ cho đến nay
Người ta sẽ nghĩ rằng hành động ‘tằm ăn dâu’ tiếp nữa của TQ sẽ kéo căng sự kiên nhẫn của các nhà hoạch định chính sách Mĩ và đồng minh. Tuy nhiên, kiên nhẫn vẫn đang là chính sách bề nổi của Hoa Kì. Theo Kurt Campbell, trợ lí Ngoại trưởng Mĩ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương trong nhiệm kì đầu của chính phủ Obama bằng cách lôi kéoTQ vào hệ thống quốc tế hiện hành, một hệ thống mà từ vẻ bề ngoài TQ hưởng lợi lớn trong ba thập kỉ qua, TQ sẽ chấp nhận và hậu thuẫn hệ thống đó (G. John Ikenberry, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Princeton, bênh vực cho vị thế này trong một tiểu luận về Ngoại giao. Trớ trêu thay, tiểu luận này xuất hiện năm 2008, đúng ngay khi sách lược ‘tằm ăn dâu’ của TQ bắt đầu tăng tốc). Ngoài ra, Campbell giả định rằng các nhà lãnh đạo TQ sẽ thấy rằng Mĩ và các nước láng giềng của TQ, thông qua cách thức nhẹ nhàng và nhẫn nại của họ, không đặt ra một mối đe dọa an ninh cho TQ. Và có lúc họ nhận ra rằng, hành động ‘tằm ăn dâu’ của TQ sẽ kết thúc.
Thái độ quyết đoán của TQ rõ ràng đang khơi mào một phản ứng an ninh mạnh mẽ toàn khu vực.Hợp tác an ninh đang phát triển nhanh chóng, từ Ấn Độ qua Đông Nam Á và Úc, và lên đến Nhật, nhằm cân bằng sức mạnh quân sự của TQ. Chi tiêu và mua sắm của quân đội các nước khác trong khu vực dự kiến sẽ nhảy vọt tương tự nhau trong 5 năm tới. Các quan chức Mĩ có thể kết luận rằng hoạt động như vậy càng xảy ra, gánh nặng an ninh của Mĩ trong khu vực càng nhẹ đi.
Với nhẫn nhịn, các nhà hoạch định chính sách Mĩ đã cố gắng tránh những nan đề an ninh tồi tệ trong đó các quan ngại về an ninh sẽ khiến hai hay nhiều cường quốc thành đối thủ cạnh tranh nhau, với hậu quả là chạy đua vũ trang tăng tốc và lãng phí. Sự nhẫn nhịn của Mĩ có thể là một nỗ lực có ý tốt để tránh một hậu quả như vậy ở Đông Á. Nhưng khi mà TQ cứ tiến tới trong hiện đại hoá quân đội và ‘sách lược tằm ăn dâu’, các nhà hoạch định chính sách Mĩ sẽ sớm phải đối mặt với việc buộc phải thừa nhận TQ là một cường quốc ở châu Á và rằng sách lược nhẫn nhịn đã thất bại, rõ ràng sẽ có nghĩa là quay trở lại việc răn đe và trông cậy vào tính hữu ích của sức mạnh quân sự của Mĩ và đồng minh để duy trì sự ổn định. Các quan chức Mĩ sẽ bào chữa rằng họ không bao giờ từ bỏ răn đe như là một chính sách - họ sẽ trỏ vào việc tái cân bằng châu Á và cam kết đưa 60 % lực lượng không hải quân Mĩ đóng trong khu vực làm bằng chứng.
Phục hồi biện pháp răn đe sẽ đòi hỏi Đô đốc Locklear và Harris và các cấp trên dân sự của họ phải thẳng thắn hơn với quân đội, đồng minh, và bản thân họ đối với mục đích và nhiệm vụ cụ thể của lực lượng trú đóng ở đó của họ cũng như những thiết bị, huấn luyện cần thiết cho công việc của họ là gì. Hiện nay, Hoa Kì chưa có giải đáp cho sách lược ‘tằm ăn dâu’ của TQ. Phải có thay đổi nào đó!
Robert Haddick là nhà nghiên cứu độc lập hợp đồng cho Sở chỉ huy các hoạt động đặc biệt của Hoa Kì. Ông viết ở đây với tư cách cá nhân. Vào tháng 9/2014, Nhà in học viện Hải quân Mĩ sẽ xuất bản cuốn sách của Haddick về sự trỗi dậy thành cường quốc quân sự của TQ và chiến lược của Mĩ ở Đông Á.Dịch: Phan Văn Song
Hiệu đính: Lê Vĩnh Trương
No comments:
Post a Comment