Quy định đánh cá mới của Hải Nam: phân tích bước đầu
Quy định đánh cá mới phản ánh mong muốn khẳng định chủ quyền trên biển theo
cách không phù hợp với UNCLOS lâu nay của Trung Quốc.
(Bài viết này có thể có những nhận định chưa thật chính xác của tác giả đối với động thái mới này của TQ nhưng có thể đánh dấu một bước leo thang mới của TQ trong chính sách về biển Đông và chứa nhiều đường link quan trọng nên dịch lại và đăng ở đây để khi cần tham khảo - ND)
Taylor Fravel
The Diplomat (10/1/ 2014)
The Diplomat (10/1/ 2014)
Chính quyền tỉnh Hải Nam đã trở thành một diễn viên ngày
càng nổi bật và tích cực trong tranh chấp ở biển Đông. Trong tháng 11 năm 2012,
Hội đồng Nhân dân Hải Nam đã ban hành quy định mới về an ninh biên giới ven biển
làm nảy lên câu hỏi về tự do hàng hải ở biển Đông (xem phân tích ở
đây và ở
đây).
Trong tháng 11 năm 2013, cũng cơ quan lập pháp này đã ban
hành “các
biện pháp” ( banfa,办法) hay các quy định cho việc tỉnh này đưa vào thực hiện luật
thủy sản 2004 của Trung Quốc. Quy định mới này, có hiệu lực từ ngày 1 tháng
1, đặt câu hỏi về những nỗ lực của Trung Quốc để thực thi thẩm quyền đối với tất
cả các hoạt động đánh bắt cá trong biển Đông có tranh chấp.
Các quan tâm hiện nay tập trung vào Điều 35
của quy định đánh cá mới của Hải Nam. Điều này rằng nêu rằng “người nước ngoài
hoặc tàu cá nước ngoài vào vùng biển do Hải Nam quản lí và tham gia vào việc sản
xuất thủy sản, khảo sát nguồn lợi thủy sản phải được sự chấp thuận của các bộ
phận có liên quan của Hội đồng Nhà nước.” Như bài báo loan tin các
quy định mới này đã chỉ ra, “khu vực biển do Hải Nam quản lí” chiếm 2 000 000
km vuông, hơn một nửa biển Đông. Nếu được thực hiện, các biện pháp này sẽ tạo
thành một nỗ lực để kiểm soát việc đánh cá trong toàn bộ khu vực theo một cách
rõ ràng là không phù hợp với Công
ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Khi đánh giá những tác động tiềm năng của các biện pháp này
đối với các tranh chấp ở biển Đông, có nhiều điểm cần xem xét. Tất cả đều nói,
các biện pháp mới này phản ánh một phần của một nỗ lực tiếp tục khẳng định và
tái khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông, nhưng trong ngắn tới trung
hạn không có khả năng dẫn đến một nỗ lực lâu dài của Trung Quốc để kiểm soát
đánh cá trong vùng biển rộng lớn này.
Trước nhất, các biện pháp mới này không chứa bất kỳ ngôn ngữ
mới nào liên quan đến tàu cá nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố.
Thực ra các quy định của Hải Nam chỉ đơn giản là lặp lại hầu như nguyên văn Mục
2, Điều 8 của luật
thủy sản năm 2004 của Trung Quốc nói rằng các tàu đánh cá nước ngoài hoạt động
trong vùng biển do TQ quản lí phải được sự chấp thuận của các bộ phận có liên
quan của Hội đồng Nhà nước. Có nghĩa là, các quy định mới của Hải Nam khẳng định
việc áp dụng luật quốc gia năm 2004 cho vùng biển Hải Nam (đã được luật 2004 bao
quát). Quan trọng hơn, các quy định gần đây Hải Nam không đề ra hay làm rõ một
vị thế chính sách mới liên quan đến tàu cá nước ngoài trong vùng biển TQ tuyên
bố.
Ngoài ra, các quy định 2013 không đánh dấu lần đầu tiên Hải
Nam tìm cách điều chỉnh các hoạt động của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của
họ. Trong các phiên bản trước về các biện pháp thực hiện đã ban hành đối với luật
thủy sản quốc gia Trung Quốc vào năm 1993 và năm 1998, cơ quan lập
pháp của Hải Nam cũng yêu cầu các tàu cá nước ngoài hoạt động tại vùng biển của
tỉnh phải được cấp phép.
Tương tự như vậy, ngoài Điều 35, 40 điều khác trong quy định
mới ban hành chỉ bàn về vấn đề đánh bắt cá thông thường hơn là việc cảnh sát
vùng biển Hải Nam. Có nhiều chủ đề khác nhau bao gồm nuôi cá, phương pháp đánh
bắt, bảo vệ nguồn cá và vv. Chẳng hạn như quy định xác lập độ dài tối thiểu cho
các loài khác nhau bắt được (ví dụ, 18 cm cho tôm hùm ). Nói cách khác, mục
đích chính của các biện pháp thực hiện có vẻ như để tăng cường các quy định về
đánh bắt cá cho một tỉnh đảo với ngành công nghiệp đánh bắt cá lớn chứ không phải
củng cố thêm các yêu sách của Trung Quốc đối với quyền đánh bắt cá ở biển Đông.
Cuối cùng, các biện pháp thực hiện năm 2013 của Hải Nam
không nêu rõ tỉnh dự định điều chỉnh sự hiện diện của tàu cá nước ngoài bằng
cách nào. Ngoài việc nói rằng tàu cá nước ngoài phải được Hội đồng Nhà nước chấp
thuận hoạt động tại vùng biển Hải Nam, các biện pháp này không bàn về việc tỉnh
sẽ cảnh sát tàu cá nước ngoài bằng cách nào, kể cả những cơ quan nào sẽ chịu
trách nhiệm cho nhiệm vụ này hoặc những quy định về tham gia nào sẽ được sử dụng.
Kích thước tuyệt đối của vùng nước trên danh nghĩa thuộc quyền quản lí của Hải
Nam cho thấy rằng việc thực hiện thực tế của các quy định mới sẽ là một nhiệm vụ
thi hành khó khăn, đặc biệt là trong điều kiện nhiều nhiệm vụ khác nhau được gán
cho Cảnh sát biển mới thành lập của Trung Quốc.
Bất kì nỗ lực để thực hiện các quy định này cũng sẽ phải được
cân đối với mối quan hệ của Trung Quốc với các nước tiếp giáp với biển Đông
khác. Trong năm 2009, Trung Quốc đã hung hản kiểm soát tàu cá nước ngoài xung
quanh quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Đặc biệt, Trung
Quốc đã bắt giữ 33 tàu thuyền đánh cá Việt Nam cùng với 433 ngư dân Việt
Nam. Hành động quyết đoán của Trung Quốc làm quan hệ với Việt Nam xấu đi mà sau
đó mới được cải thiện sau năm 2011. Các cuộc đụng độ giữa cơ quan thẩm quyền
Trung Quốc với các tàu đánh cá Việt Nam đã giảm đáng kể (mặc dù một số vẫn còn
xảy ra) và hai bên đã thiết
lập một đường dây nóng để đối phó với các vấn đề nghề cá.
Nhìn về phía trước, việc quy định đánh cá mới Hải Nam có nói
tới các tàu cá nước ngoài phản ánh mong muốn khẳng định các yêu sách chủ quyền lâu
nay của Trung Quốc ở biển Đông và làm điều đó theo một cách không phù hợp với
UNCLOS. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng là liệu Trung Quốc có thể - hoặc thậm chí
sẵn sàng - để thực hiện các quy định mới chủ động và hung hãn trên toàn bộ vùng
biển này hay không.
No comments:
Post a Comment