Tuesday, January 7, 2014

Trung Quốc: cần bắt một cầu lớn để qua con sông hiện nay

Trung Quốc: cần bắt một cầu lớn để qua con sông hiện nay

Crossing this Chinese river needs building a large bridge
EAF (06/01/2014)

Tác giả: Peter Drysdale, biên tập viên, Diễn đàn Đông Á 

(bài đã đăng tại http://basam.info/2014/01/07/trung-quoc-can-bat-mot-cau-lon-de-qua-con-song-hien-nay/)

Cách Trung Quốc (TQ) tiếp cận  cải cách kinh tế thường được đặc trưng bởi câu nói ví von ‘dò đá qua sông' của Đặng Tiểu Bình. Đây là lối tiếp cận thực nghiệm đối với cải cách kinh tế và xã hội. Điển hình của cách tiếp cận này là việc thực thi thành công hệ thống trách nhiệm hộ gia đình đã cho thấy sự chuyển đổi của nông nghiệp TQ và tự do hóa thương mại và đầu tư sớm sủa qua việc lập các đặc khu kinh tế cùng với việc thử nghiệm kinh tế tại Quảng Châu.
  

Những gì đã được báo trước trong gói [cải cách] của Hội nghị lần thứ ba vào cuối năm ngoái là một cách tiếp cận hơi khác biệt đối với cải cách. Với tự do hóa tài khoản vốn, con sông phải vượt qua bây giờ vừa quá sâu lại vừa chảy xiết để có thể vượt qua bờ bên kia an toàn theo chiến lược cũ. Gói cải cách đòi hỏi sự thiết kế ở cấp cao nhất: xây một cây cầu bắt đầu từ cả hai bên bờ và gặp nhau ở giữa, hi vọng theo đúng tiến độ mà lãnh đạo Trung Quốc mong ước; năm hoặc sáu năm, có lẽ một thập kỷ trên lộ trình.

Thách thức hiện nay là to lớn - hội nhập hoàn toàn thị trường vốn TQ vào thị trường vốn quốc tế. Thách thức lớn trước đó – hội nhập hoàn toàn thị trường hàng hóa TQ vào thị trường hàng hóa quốc tế, đã hoàn thành sau khi TQ gia nhập WTO năm 2001 – đòi hỏi nhiều thời gian và sự lãnh đạo gai góc của cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ và Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Long Vĩnh Đồ (Long Yongtu). Nhưng tự do hóa tài khoản vốn, thậm chí bắt tay ngay bây giờ, là một tham vọng khó có thể nhanh chóng đạt được. Và nó đòi hỏi sự dốc sức hoàn toàn của Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Một mặt, cải cách tài chính là trung tâm của chương trình cải cách mới. Các biến thái trong lãi suất từ lâu đã gây ra việc phân bổ sai rất lớn về đồng vốn – ưu đãi doanh nghiệp nhà nước và che chắn ngành ngân hàng thoát khỏi nhu cầu xây dựng năng lực quản lý rủi ro, và làm tổn hại công ăn việc làm qua việc chuyển các nguồn tài chính TQ từ khu vực tư nhân năng động hơn sang khu vực khác. Cải cách tài chính là rất quan trọng để tự do hóa tài khoản vốn và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (RMB). Đồng RMB chỉ có thể trở thành một loại tiền tệ có hiệu quả khu vực hay quốc tế qua một tài khoản vốn chuyển đổi được (convertible capital account). Nhu cầu về một tài khoản vốn chuyển đổi được là hệ quả của tầm cỡ các khoản thanh toán thương mại và đầu tư xuyên biên giới của TQ. Tiến bộ theo hướng đạt tới tính chuyển đổi được của tài khoản vốn và tới việc đồng RMB trở thành một đồng tiền toàn cầu là một chìa khóa cho khả năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai của TQ.

Mặ khác, như đã nói, đó không chỉ là một thách thức kinh tế kỹ thuật hạn hẹp; việc TQ hội nhập vào thị trường vốn quốc tế sẽ đòi hỏi một bộ thể chế cởi mở và minh bạch nhiều hơn nữa thúc đẩy gói cải cách chính trị. Những vấn đề này đã ăn sâu trong nền kinh tế chính trị của TQ. Chiều kích chính trị của chúng sẽ cắt xén sâu vào mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nhà nước và Đảng Cộng sản cầm quyền. Ưu tiên là cải cách kinh tế, các mệnh lệnh cấu trúc trong đó chứa đầy các hậu quả không lường được cho hệ thống chính trị, những rủi ro mà các nhà lãnh đạo mới có vẻ sẵn sàng chấp nhận. Và việc mua được tính chính đáng chính trị (political legitimacy) ở tầng lớp trung lưu mới của TQ chủ yếu dựa trên sự thành công trong giai đoạn cải cách kinh tế kế tiếp này.

Dư Vĩnh Định (Yu Yongding), một trong những nhà kinh tế lỗi lạc nhất của TQ, nhận xét trong bài tiểu luận đầu tuần này rằng TQ đã từ từ bắt tay vào quá trình tự do hóa tài khoản vốn sau năm 1996, và rằng các biện pháp kiểm soát vốn còn lại chủ yếu được sử dụng để điều chỉnh các chuyển động của vốn ngắn hạn. Sự nhiệt tình cho cải cách tài khoản vốn đã bị chùn lại do khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra.

Tuy nhiên, có rất nhiều hi vọng cho việc quốc tế hóa đồng RMB - nó ngày càng được sử dụng rộng rãi như một loại tiền tệ giao dịch, như một thước đo giá trị quốc tế và là một đồng tiền dự trữ - với các dự đoán một vài năm trước đây về sự gia tăng về lượng tiền RMB nước ngoài gửi vào ở Hồng Kông, sự gia tăng trong các thanh toán thương mại bằng RMB, và việc mở rộng trái phiếu và các khoản vay với đồng RMB chiếm ưu thế. Trên thực tế, các thanh toán thương mại đã lên tới 10 phần trăm tổng thương mại của TQ vào cuối năm 2012 và việc giữ đồng RMB như một đồng tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương đã và đang tăng với sự phát triển không suy suyển phần tham gia của TQ trong các giao dịch thương mại quốc tế.

Đây là những diễn biến đáng chú ý nhưng các chiều kích khác của việc hội nhập thị trường vốn quốc tế diễn tiến chậm hơn nhiều so với dự đoán của một số người.

Như Dư Vĩnh Định chỉ ra, ngay cả với tài khoản vốn cởi mở một phần, có hai động lực thúc đẩy hội nhập thị trường vốn ngoài chiều kích riêng của TQ trong các giao dịch thương mại quốc tế và sự tiện lợi của việc sử dụng đồng RMB trong thanh toán. Một là cơ hội cho việc định giá hối đoái (nay giảm dần khi kì vọng về việc RMB tăng giá thêm nữa đã suy giảm). Hai là chênh lệch lãi suất, điều này đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng trong thư tín dụng với RMB chiếm ưu thế. Khi các doanh nghiệp và cá nhân TQ mở rộng hoạt động của mình trên toàn thế giới, cơ hội cho chênh lệch lãi suất tăng lên, và nó sẽ tiếp tục tăng hơn nữa. Sự phát triển này làm hỏng một số mục tiêu chính về kiểm soát vốn ngắn hạn cùng một lúc vì nó đòi hỏi chuẩn bị hấp tấp hơn cho việc từ bỏ chúng.

Ông Định nói rằng câu hỏi bây giờ chính phủ TQ phải đối mặt là liệu có nên từ bỏ việc kiểm soát này hay không. Trong các tình huống xứng hợp, tự do hóa tài khoản vốn sẽ tạo ra một động lực để quốc tế hoá đồng RMB . Nhưng, như ông ta chỉ ra, trước khi tài khoản vốn có thể được cởi mở hoàn toàn và đồng RMB được làm cho chuyển đổi được một cách tự do, TQ cần phải làm rất nhiều việc khác để tránh các rủi ro tài chính và tỉ giá hối đoái. Ông nêu 'Phải đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô; nên giảm tỉ lệ cao về đòn bẩy tài chính, phải tạo ra một cấu trúc lãi suất hợp lý và linh hoạt, nên thiết lập năng lực quản lý rủi ro giữa các ngành công nghiệp, và giảm thiểu việc can thiệp vào thị trường ngoại hối". Và "quan trọng nhất, TQ phải làm cho tỉ giá đồng RMB  linh hoạt để phản ánh cung cầu trên thị trường ngoại hối. Vấn đề này cần phải được tiến hành từ cả hai phía bờ sông. Nếu không hoàn thành cải cách trong nước cũng như trong các quy định về thị trường ngoại hối, kinh tế TQ sẽ bị phô mình trước những rủi ro nguy hiểm không thể chấp nhận được.

Rõ ràng tất cả điều này sẽ cần thời gian. Nó sẽ không đạt tới thông qua một quá trình từ dưới lên. Đó là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp đòi hỏi việc đặt các cấu trúc đúng ở cả hai đầu, các cấu trúc này sẽ gặp nhau đúng ngay ở giữa. Như Dư Vĩnh Định kết luận, TQ chỉ mới ở bước khởi đầu, nhưng phần còn lại của thế giới hiện nay cần phải sẵn sàng cho những gì sẽ là một thay đổi cơ bản trong cách hệ thống tài chính quốc tế sẽ hoạt động không phải là quá xa hướng đi tới chút nào.

Peter Drysdale là biên tập viên của Diễn đàn Đông Á (East Asia Forum).

No comments: