TỪ CÂU HÁT “VÍ DẦU”
Chi Lan
[Đọc được bài này ở đâu đó không nhớ rõ, nay tìm được nhưng không rõ nguồn, post lại ở đây để dành - xin cảm ơn tác giả về bài viết thú vị này. Đây là bài phân tích sâu sắc nhất về các câu hát "Ví dầu" của miền Nam mà tôi đọc được. Một số người không hiểu văn hoá, sinh hoạt dân miền Nam nên đã đổi không đúng một vài từ ngữ trong các câu hát, ví dụ bài Ví dầu cầu ván đóng đinh /Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi/ Khó đi mượn chén ăn cơm / Mươn li uống rượu mượn đờn kéo chơi... họ đổi chẳng hạn mượn đỜn KÉO chơi thành mượn đÀn KHẢY chơi... (không biết người Nam nói 'đờn' thay vì 'đàn' và thường sử dụng đàn cò/nhị, đàn gáo... chỉ 'kéo' chớ không có 'khảy'). Tuy thế cũng không quá tệ hại bằng việc chính trị hoá ca dao, họ đổi mấy câu sau ý tứ hay ho thành mấy câu gương gạo, khó nghe Khó đi mẹ dắt con đi / Con đi trường học mẹ đi trường đời... !!!??? Thật ra Khó đi mẹ dắt con đi còn Ok vì nói tới tình mẹ thương yêu, lo lắng cho con phù hợp văn cảnh, nhưng Con đi trường học mẹ đi trường đời thì phải nói là quá 'chính trị', quá đoảng (đang chờ xem mẹ thương con thế nào nữa, hoá ra nói chuyện trớt quớt, không đúng mạch). Sống và đi cũng khá nhiều nơi ở miền Nam, tôi chưa từng nghe người dân quê nào hát 'ví dầu' như thế. Phiền một cái là bây giờ khi google trên net thì bài ca dao 'chính trị hoá' kia lại phổ biến hơn :-(( và lại được in vào sách phổ biến cho công chúng, trong đó có sách về ca dao của Bến Tre quê tôi, thật đáng buồn...]
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi…
Buổi trưa, bên nhà ai đó văng vẳng tiếng hát ru. Từ xa xưa, những bà mẹ dỗ con ngủ trên cánh võng đong đưa thường cất tiếng hát ru. Và biết bao câu hát đã ra đời bên chiếc nôi truyền thống của con trẻ như thế. Những câu hát thiên hình vạn trạng, mang sắc thái riêng của vùng miền hay phổ biến, quen thuộc trên cả nước đều được cất lên từ cảm xúc, từ tình yêu thương gắn bó của con người với quê hương, làng mạc, với những người thân thiết. Nhưng không chỉ vậy, những câu hát còn ghi dấu những sinh hoạt, cách sống, cách nghĩ của cả một thời…
Trong những câu ca dao miền Nam, loại câu hát “Ví dầu” chiếm một số lượng không nhiều lắm nhưng lại rất thú vị bởi những biểu hiện độc đáo mặn mòi của nó. Hãy thử điểm qua một vài câu “Ví dầu” quen thuộc.
Bắt đầu là câu hát mộc mạc đơn giản nhất như:
Ví dầu ví dẩu ví dâu,
Ví qua ví lại, ví trâu vô chuồng.
Câu ca dao lũ trẻ thường hát nghêu ngao chẳng cần để ý gì đến nội dung ý nghĩa của nó nhưng khi đọc đi đọc lại, trước mắt ta hiện ra nét đặc thù của đời sốngnông nghiệp luẩn quẩn, tù túng của người nông dân nghèo khổ, với công việc đơn điệu, buồn tẻ ngày qua ngày như câu hát buồn, để rồi họ lại cất tiếng than:
Ví dầu nhà dột cột xiêu,
Muốn đi lấy vợ sợ nhiều miệng ăn.
Quả là một suy nghĩ rất thực tế! Cái thực tế thực đến nỗi bật lên cả tâm trạng não nùng của anh thanh niên đang hát. Cái nỗi sợ muôn đời của những người nghèo bởi cảnh tượng gia đình đông vui trở lại thành tai họa, thành sự nơm nớp lo âu. Cứ hình dung cảnh chàng trai ấy đang ngồi trong “nhà dột cột xiêu” của mình buồn bã với nỗi cô đơn mà nao lòng. Có lẽ vì vậy mà những món ăn ngon, dù là của đồng ruộng, cũng thường ám ảnh tâm trí mọi người nên nhiều câu “Ví dầu” đã vang lên trên từng mảnh vườn, từng con rạch, con sông:
Ví dầu tình bậu muốn thôi,
Bậu gieo tiếng giữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho mỡ kho hành
Kho ba lạng thịt để dành bậu ăn.
Bài ca dao như một câu chuyện “hôn nhân gia đình” thời xưa. Hai câu đầu hoàn toàn là chuyện thế thái nhân tình, là chuyện gút mắc vợ chồng trong đó cô vợ có vẻ đanh đá, thủ đoạn trong cách ứng xử. Nhưng chuyện “bứt nài, tháo ống” cũng là chuyện thường tình. Sự thú vị có lẽ nằm trong phần sau. Hóa ra cái món “cá bống kho tiêu” cùng với “ba lạng thịt” ấy quả là ngon và quý đến nỗi cô vợ quyết lấy ông câu để được ăn? Dĩ nhiên đó chỉ là một cách ví von nhưng qua đó ta vừa thấy được vị ngọt bùi của cá bống, loài cá thường ra khỏi hang bám vào những giề lục bình mùa nước nổi để thành một món ăn ngon đặc biệt vùng châu thổ, vừa thấy nếp sống khổ cực của người nhà quê, sự hiếm hoi của từng miếng thịt trong bữa ăn hàng ngày của họ. Vì vậy, đằng sau sự mỉamai, châm biếm của câu hát hình như vẫn ẩn chứa chút ngậm ngùi thương cảm!
Cũng có lúc, câu hát “Ví dầu” chỉ là để miêu tả như thể phú đơn thuần của ca dau:
Ví dầu cá lóc nấu canh
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm
Nhắc đến món ăn quen, nhân dân xưa vẫn có cách làm mới câu hát bằng cách hoán vị từ rất thú vị. Lẽ ra phải “Bỏ tiêu cho thơm, bỏ hành cho ngọt” mới đúng. Song âm vận bằng, trắc của câu thơ lục bát đã dẫn đến sự sáng tạo trong cách đổi chỗ cho những mùi vị trên khiến câu hát lấp lánh hẳn lên đồng thời cũng là thử thách với người thưởng thức về sự sâu sắc, tinh tế trong ca dao.
Nhưng hay nhất, sâu lắng nhất vẫn là câu hát “Ví dầu” mà ai cũng thuộc lòng bởi từ bao đời nó vẫn được hát ru bên nôi trẻ:
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi.
Khó đi mượn chén ăn cơm,
Mượn ly uống rượu, mượn đàn kéo chơi
Ở hai câu đầu, bài ca dao có vẻ chỉ nhằm ý mô tả những hình ảnh thường thấy ở làng quê: cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghình (ghềnh). Và dĩ nhiên, gập ghình như thế ắt dẫn đến chuyện “khó đi”. Ý thơ lại liền mạch, chặt chẽ bởi sự lặp đi lặp lại của từ “mượn”: mượn chén, mượn ly, mượn đàn. Thoạt nghe cũng chưa thấy gì lạ lùng, đặc biệt. Ừ, thì chắc có khách đến chơi nên phải đi mượn? Nhưng mà, nhà nghèo khó gì đến nỗi một cái chén ăn cơm, một cái li uống rượu cũng thiếu? Mà uống rượu đế, rượu nếp thì cần gì nhiều ly? Thiếu chăng là thiếu tiền mua rượu. Hay đi mượn chén, mượn ly lại là chuyện mượn tiền? Không, bài ca dao không hề nhắc điều đó. Để rồi cuối cùng, đến chi tiết “mượn đàn kéo chơi” ý tứ như mở ra, lồng lộng, tuyệt vời. một chữ “chơi” đã làm nên thần sắc, hồn vía của bài ca dao nói riêng và cả vùng đất Bộ nói chung. Tất cả nét phóng khoáng, hào sảng, thênh thênh của những lưu dân đi mở đất đã nằm trọn trong tiếng đàn kéo chơi ấy. Rõ ràng, cuộc sống vất vả lam lũ hằng ngày không làm mất đi vẻ đẹp của nếp sống bình dị mà tươi tắn, nhọc nhằn mà nhẹ tênh của những bần nông biết vượt lên số phận để có được niềm vui, niềm hạnh phúc. Có lẽ từ những ngày xa xưa, câu ca tiếng hát, chút rượu đưa cay trong những lần quây quần họp mặt đậm đà tình làng nghĩa xóm đã đem lại chút nồng ấm, nên thơ cho từng cảnh đời cơ cực. Và họ cứ thế mà:
Kéo chơi ba tiếng đờn cò
Đứt dây đứt nhợ quên hò xự xang.
Hay làm sao khi cuộc vui bốc trời đến “đứt dây đứt nhợ”! Có thể dây đàn đứt, tiếng đàn hết vang nhưng sợi dây đàn trong tâm hồn thì vẫn còn rung mãi, rung mãi cho đến hôm nay, khi câu hát cứ tiếp tục cất lên từ lời ru của những người bà, người mẹ.
Điểm lại vài câu ca dao với hình thức những câu hát “ví dầu”, bức tranh sinh hoạt và đời sống tâm linh của người dân Nam Bộ như hiện ra trước mắt, thấm sâu vào suy nghĩ, tình cảm của những người yêu quý nó. Ai đó từng nói: “ Không gì làm trẻ trung, tươi mát tâm hồn con người cho bằng tắm trong nguồn suối của văn học dân gian”. Quả đúng như thế, chỉ cần ngân nga một bài ca dao, một câu hát Ầu ơ… Ví dầu nào đó, lòng ta đã bay bổng, lâng lâng.
Hãy nghe, câu hát ru một lần nữa lại cất lên, êm ả, ngọt lịm buổi trưa hè:
Ví dầu cậu giận mợ hờn,
Cháu theo cùng cậu kéo đờn cậu nghe./.
------------------------------------------------------------------------------
Cũng xin post lại bài thơ 'Cầu tre' của nhà thơ Kiên Giang lấy ý từ câu hát 'ví dầu' trên cho đủ bộ:
CẦU TRE
Ai ở làng quê
đă từng qua nhịp,
Qua nhịp cầu tre;
Lặng nghe, lặng nghe
Tiếng hò tiếng hát
Dưới mái nhà tranh.
Ầu ơ .... "Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi .
Khó đi mượn chén ăn cơm,
Mượn ve mua rượu, mượn đờn kéo chơi".
Kéo lên: ọ é ò e ....
Cầu tre lắc lẻo, cầu tre gập ghềnh.
Cầu tre một nhịp chênh vênh,
Bắc ngang dòng nước lênh đênh sóng bèo .
Cầu tre lắc lẻo, cheo leo,
Những đêm trăng xế, trăng treo đầu cầu .
Cầu tre soi bóng sông sâu,
Ánh trăng sóng nước đượm màu lung linh.
Cầu tre gối nhịp đất lành,
Nằm nghe tiếng hát, tâm tình quê hương.
Cầu tre làm chiếc đò ngang,
Nối đôi bờ đất đôi làng thương nhau .
Nhà anh ở kế bên cầu,
Nhà em ở cuối đầu cầu bên sông.
Bên sông cứ mỗi hừng đông,
Em ra vo gạo, bến sông bên cầu .
Anh vừa mở cổng thả trâu,
Thấy em, anh vội xé rào nhìn em.
Rồi qua cầu nói với em:
"Cô vo nếp anh thèm mùi xôi"
Vì anh, khi mới hừng trời,
Qua cầu, em biếu dĩa xôi muối mè .
Cầu tre lắc lẻo cầu tre,
Con đò chở tấm tình quê qua cầu ....
Từ đây cứ mỗi mùa cau,
Anh qua cầu để bẻ cau cho nàng.
Khi nào trầu hút trầu khan,
Anh qua xin lá trầu vàng bên em.
Khi mùa cấy hái "đông ken",
Ruộng anh em cấy, đất em anh cày .
Vần công lối xóm tiếp tay,
Kết tình lưu luyến gái trai đôi làng.
đôi tim trang lứa nhịp nhàng,
Hoà theo nhịp sóng lúa vàng mênh mông.
đôi lòng cách một dòng sông,
Tơ hồng chưa buộc, tơ lòng đã xe .
Cầu tre lắc lẻo cầu tre,
Duyên nghèo đầm thấm, tình quê nồng nàn.
Trong tình yêu nước, yêu làng,
Có tình chăn gối, đá vàng lứa đôi .
Mẹ chàng cậy mối cậy mai,
Tặng quà lễ nói một đôi bông vàng.
Hai bên cô bác họ hàng,
Chọn ngày lễ cưới qua rằm tháng Giêng.
Bỗng rồi lửa cháy xóm giềng,
Cầu tre gãy nhịp gục nghiêng giữa dòng.
Lửa tràn lan cháy bên sông,
Máu pha nước mắt đỏ lòng trường giang.
Giặc tràn về bắt sống nàng,
. . . . . . . . . . . . . . . .
Thôi đành dập liễu vùi mai,
Bóng hồng gục giữa rừng người hung hăng.
Từ đây sông lạnh bóng trăng,
Nước như ngừng chảy sầu vương mối hờn.
Vườn xanh úa hết chồi non,
Cau khô, trầu héo chẳng còn nồng cay .
đôi trâu bỏ dở vốc cày,
Lòng người lòng đất đắng cay não nề .
đêm đêm như vẳng còn nghe,
Tiếng than khóc của cầu tre một mình:
"Ví dầu cầu ván đứt đinh,
Cầu tre găy nhịp, chung tình khóc nhau .
Cầu tre khóc một hôm nào,
Mẹ qua cầu bỏ trầu cau cho chàng.
Còn đâu mùi vị xôi vàng,
Buổi đầu trai gái đôi làng biết nhau .
Còn đâu những buổi thả trâu,
đứng bên hàng trúc xé rào nhìn em.
Còn đâu mùa ruộng "đông ken"
Ruộng anh em cấy, đất em anh cày .
Còn đâu vị lá trầu cay,
Miếng cau dầy trắng mà say miếng trầu .
Bây giờ quê cũ còn đâu,
Còn đâu người đẹp với cầu tre xưa"
Chiều chiều gió thổi, gió đưa
Nhớ người một buổi chiều mưa lên đường.
Người lên đường ra lính.
Trong lòng và trên đầu súng,
Có hình ảnh nước Việt Nam.
Trong ấy có đôi làng thân mến,
Một dòng sông và đôi bến ngó nhau,
Một tình thương bắc một nhịp cầu,
Chìm sâu giữa đôi lòng trang lứa,
Thân yêu nhau từ thuở thanh b́nh.
đến khi thời loạn đao binh....
Lòng còn chôn chặt khối tình đầu tiên.
Mai này trời lặng phong yên,
Bóng cờ tươi thắm ngự trên hoang tàn.
Anh sẽ về làng,
Về tận bên sông quê;
Anh bắc nhịp cầu quay,
Anh xây chân cầu sắt
Trên xác chiếc cầu tre,
Nối liền đôi bờ đất
Hàn lại vết thương đau .
Bến xưa dù đổi nhịp cầu,
đất nghèo còn giữ lấy màu quê hương.
Dù cầu sắt nọ giàu sang,
Áo cầu rực rỡ phết vàng sơn son.
Dù sông cạn với núi mòn,
Trong hồn quê vẫn có hồn cầu tre .
Dù đời tham tướng bỏ xe,
Lòng anh lắng xuống niềm quê chân thành.
Dù đời mê bã hư danh,
Lòng quê bắc lại mối t́nh cầu tre .
Cầu tre ới hỡi cầu tre,
Cầu tre lắc lẻo, cầu tre chung tình...
(Rạch Giá, Thượng tuần tháng Chạp, 53)
Ai ở làng quê
đă từng qua nhịp,
Qua nhịp cầu tre;
Lặng nghe, lặng nghe
Tiếng hò tiếng hát
Dưới mái nhà tranh.
Ầu ơ .... "Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi .
Khó đi mượn chén ăn cơm,
Mượn ve mua rượu, mượn đờn kéo chơi".
Kéo lên: ọ é ò e ....
Cầu tre lắc lẻo, cầu tre gập ghềnh.
Cầu tre một nhịp chênh vênh,
Bắc ngang dòng nước lênh đênh sóng bèo .
Cầu tre lắc lẻo, cheo leo,
Những đêm trăng xế, trăng treo đầu cầu .
Cầu tre soi bóng sông sâu,
Ánh trăng sóng nước đượm màu lung linh.
Cầu tre gối nhịp đất lành,
Nằm nghe tiếng hát, tâm tình quê hương.
Cầu tre làm chiếc đò ngang,
Nối đôi bờ đất đôi làng thương nhau .
Nhà anh ở kế bên cầu,
Nhà em ở cuối đầu cầu bên sông.
Bên sông cứ mỗi hừng đông,
Em ra vo gạo, bến sông bên cầu .
Anh vừa mở cổng thả trâu,
Thấy em, anh vội xé rào nhìn em.
Rồi qua cầu nói với em:
"Cô vo nếp anh thèm mùi xôi"
Vì anh, khi mới hừng trời,
Qua cầu, em biếu dĩa xôi muối mè .
Cầu tre lắc lẻo cầu tre,
Con đò chở tấm tình quê qua cầu ....
Từ đây cứ mỗi mùa cau,
Anh qua cầu để bẻ cau cho nàng.
Khi nào trầu hút trầu khan,
Anh qua xin lá trầu vàng bên em.
Khi mùa cấy hái "đông ken",
Ruộng anh em cấy, đất em anh cày .
Vần công lối xóm tiếp tay,
Kết tình lưu luyến gái trai đôi làng.
đôi tim trang lứa nhịp nhàng,
Hoà theo nhịp sóng lúa vàng mênh mông.
đôi lòng cách một dòng sông,
Tơ hồng chưa buộc, tơ lòng đã xe .
Cầu tre lắc lẻo cầu tre,
Duyên nghèo đầm thấm, tình quê nồng nàn.
Trong tình yêu nước, yêu làng,
Có tình chăn gối, đá vàng lứa đôi .
Mẹ chàng cậy mối cậy mai,
Tặng quà lễ nói một đôi bông vàng.
Hai bên cô bác họ hàng,
Chọn ngày lễ cưới qua rằm tháng Giêng.
Bỗng rồi lửa cháy xóm giềng,
Cầu tre gãy nhịp gục nghiêng giữa dòng.
Lửa tràn lan cháy bên sông,
Máu pha nước mắt đỏ lòng trường giang.
Giặc tràn về bắt sống nàng,
. . . . . . . . . . . . . . . .
Thôi đành dập liễu vùi mai,
Bóng hồng gục giữa rừng người hung hăng.
Từ đây sông lạnh bóng trăng,
Nước như ngừng chảy sầu vương mối hờn.
Vườn xanh úa hết chồi non,
Cau khô, trầu héo chẳng còn nồng cay .
đôi trâu bỏ dở vốc cày,
Lòng người lòng đất đắng cay não nề .
đêm đêm như vẳng còn nghe,
Tiếng than khóc của cầu tre một mình:
"Ví dầu cầu ván đứt đinh,
Cầu tre găy nhịp, chung tình khóc nhau .
Cầu tre khóc một hôm nào,
Mẹ qua cầu bỏ trầu cau cho chàng.
Còn đâu mùi vị xôi vàng,
Buổi đầu trai gái đôi làng biết nhau .
Còn đâu những buổi thả trâu,
đứng bên hàng trúc xé rào nhìn em.
Còn đâu mùa ruộng "đông ken"
Ruộng anh em cấy, đất em anh cày .
Còn đâu vị lá trầu cay,
Miếng cau dầy trắng mà say miếng trầu .
Bây giờ quê cũ còn đâu,
Còn đâu người đẹp với cầu tre xưa"
Chiều chiều gió thổi, gió đưa
Nhớ người một buổi chiều mưa lên đường.
Người lên đường ra lính.
Trong lòng và trên đầu súng,
Có hình ảnh nước Việt Nam.
Trong ấy có đôi làng thân mến,
Một dòng sông và đôi bến ngó nhau,
Một tình thương bắc một nhịp cầu,
Chìm sâu giữa đôi lòng trang lứa,
Thân yêu nhau từ thuở thanh b́nh.
đến khi thời loạn đao binh....
Lòng còn chôn chặt khối tình đầu tiên.
Mai này trời lặng phong yên,
Bóng cờ tươi thắm ngự trên hoang tàn.
Anh sẽ về làng,
Về tận bên sông quê;
Anh bắc nhịp cầu quay,
Anh xây chân cầu sắt
Trên xác chiếc cầu tre,
Nối liền đôi bờ đất
Hàn lại vết thương đau .
Bến xưa dù đổi nhịp cầu,
đất nghèo còn giữ lấy màu quê hương.
Dù cầu sắt nọ giàu sang,
Áo cầu rực rỡ phết vàng sơn son.
Dù sông cạn với núi mòn,
Trong hồn quê vẫn có hồn cầu tre .
Dù đời tham tướng bỏ xe,
Lòng anh lắng xuống niềm quê chân thành.
Dù đời mê bã hư danh,
Lòng quê bắc lại mối t́nh cầu tre .
Cầu tre ới hỡi cầu tre,
Cầu tre lắc lẻo, cầu tre chung tình...
(Rạch Giá, Thượng tuần tháng Chạp, 53)
No comments:
Post a Comment