David
Brown
David
Brown là một cây bút tự do và trước đây là nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam.
(Bài viết này được đăng tải lần đầu tiên trên số tháng 6, 2013 của tạp chí điện tử China Economic Quarterly, do công ty Gavekal Dragonomics (Hương Cảng) xuất bản.
Bản dịch có hiệu đính của chính tác giả có đăng ở đây: 1882. Trung Quốc đùa với lửa )
Theo
Mỹ thì mất đảng; theo Tàu thì mất nước. Câu nói phổ biến
này ở Việt Nam, vạch rõ nan đề địa chính trị mà Đảng Cộng sản cầm quyền đang đối mặt. Bốn mươi năm sau khi toán lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt
Nam, cái Đảng giành được độc lập và thống nhất cho đất nước đang mất đi phần lớn
tính chính đáng (legitimacy) của mình. Có quay ra đề cao đạo đức của Hồ Chí
Minh và các đồng chí của ông đến mấy cũng không thể lấy lại được sự tín nhiệm và
có vẻ cũng không nhổ bỏ được nạn tham nhũng có hệ thống. Trách nhiệm lớn nhất của
chế độ là đã thất bại trong việc chỉnh đốn nền kinh tế sút kém. Nhưng dư luận
cũng khinh thường về sự bất lực của Đảng trong việc bảo vệ quyền lợi của Việt
Nam trước Trung Quốc (TQ).
Theo cái nhìn của
người dân thường ở Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Kinh đã vứt bỏ
lớp vỏ bọc "trỗi dậy hòa bình" và quay lại vai trò trong lịch sử là kẻ
côn đồ trong khu vực. Tuyên bố lố bịch của họ đối với tài nguyên khoáng sản biển
trên toàn bộ biển Đông chỉ là ví dụ nổi trội nhất. Việc TQ xây dựng một chuỗi
các con đập trên thượng nguồn sông Mê Kông ở tỉnh Vân Nam và trợ giúp cho kế hoạch
xây dựng thêm mười một con đập hạ lưu ở Lào đe dọa xoá mất đi đợt lũ lụt hàng
năm vốn duy trì màu mỡ vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Các doanh
nghiệp TQ cũng đang săn đuổi các nguồn tài nguyên khoáng sản và gỗ của Lào,
thách thức quyền bá chủ Việt Nam tại sân sau của họ. Ở ngay chính Việt Nam, sự
gia tăng đầu tư của các công ty kỹ thuật, xây dựng và khai thác mỏ - đáng chú ý
là dự án bauxite nhiều tỷ đô la của Chinalco ở Tây Nguyên - đã lôi kéo sự chỉ
trích nặng nề. Hàng hóa giá rẻ và thường kém chất lượng của TQ đã tràn ngập thị
trường Việt Nam, đang đè bẹp các nhà sản xuất địa phương.
Người dân thường
muốn trả đũa. Họ không nghĩ tới chuyện lực lượng vũ trang của Việt Nam là không
sánh được với TQ hay Việt Nam rất dễ bị tổn hại bởi việc trả đũa kinh tế. Các
nhà phân tích phương Tây thường gán sự "lấn lướt" của TQ cho sự trỗi dậy
của chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng và cho sự tận tuỵ thái quá các cơ quan an
ninh, nhưng đối với người Việt Nam bình thường rõ ràng là sự gây hấn của TQ có
sự điều phối từ Bắc Kinh. Điều đó không có gì mới: chủ đề lớn trong lịch sử đất
nước này mà mọi người đều học ở trường, là sự chống trả ngoan cường và cuối
cùng giành thắng lợi đối với nhiều kẻ xâm lược. Và hầu hết các đội quân tràn
qua biên giới Việt Nam trong 2000 năm qua đều là quân TQ. Hiện nay không có lý
do gì để phải khác đi.
Quan
hệ đối tác gai góc
Việt Nam và TQ có
chung đường biên giới 1 350 km và nhiều thứ nữa. Cả hai nước đều là những nước
Leninist với một nền văn hóa chính trị được hình thành từ những ý tưởng tân Nho
giáo về hệ thống tầng bậc tuyển chọn theo tài năng và các mối quan hệ được vun
quén. Đảng Cộng sản cầm quyền của hai nước này đã trụ được bằng cách rủ bỏ nền kinh
tế Marxist trong khi vẫn dung dưỡng một bộ máy an ninh nhà nước trùm khắp.
"Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa" của họ cho phép thị trường
tự do sôi động cùng tồn tại với hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước đang thống trị
ngành công nghiệp nặng. Cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đang bị công kích bởi những lời
chỉ trích mạnh bạo của những người bất đồng chính kiến trên internet. Những yếu
tố văn hóa và chính trị chung này là nền tảng cho một mạng lưới tham vấn giữa
hai Đảng và hai Nhà nước nhằm vào việc duy trì sự hợp tác giữa hai chế độ.
Tuy nhiên, quan
hệ song phương thường là gai góc. Sự chênh lệch quá xa về địa chính trị và kinh
tế của TQ nói lên rằng mối quan hệ với Việt Nam về cơ bản là không công bằng. Thảng
hoặc khi nào người TQ chú ý đến Việt Nam, họ thường coi đó như là một tỉnh ngang
ngạnh mà bằng cách nào đó đã vuột khỏi tầm tay của họ. Ngược lại, 90 triệu cư
dân Việt Nam luôn có nhận thức không thoải mái về người hàng xóm phía bắc, vốn
đông dân gấp 15 lần và có nền kinh tế lớn gấp 50 lần. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ
không cúi đầu khuất phục Bắc Kinh khi sự toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa. Trừ Hồ
Chí Minh ra, những anh hùng vĩ đại nhất của họ đều là các vị tướng đã buộc quân
xâm lược TQ hết triều đại này tới triều đại khác phải tháo lui. Gần đây nhất là
năm 1979, khoảng 20 000 binh sĩ TQ đã bị thiệt mạng khi Đặng Tiểu Bình tìm
cách "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã cả gan lật đổ chế độ Maoist
do Bắc Kinh bảo trợ ở Campuchia và lập thành đồng minh với Liên Xô.
Vào giữa những
năm 1990, quan hệ TQ và Việt Nam tương đối êm ả trở lại. Cả hai nước đều bận
tâm với cải cách kinh tế, Liên Xô đã tan rã, và TQ quảng bá việc "trỗi dậy
hòa bình" của họ với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), bây giờ gồm cả Việt
Nam. Thương mại song phương đã mở rộng, đã có các cuộc thảo luận nâng cấp
"hành lang thương mại" từ vùng đất liền không có biển phía tây nam TQ
tới các cảng của Việt Nam, và các đàm phán phân định biên giới đất liền đã tiến
triển tốt. Thậm chí những tuyên bố xung khắc về quyền sở hữu các rạn san hô, đá
và bãi ngầm của biển Đông dường như đã được đặt dưới sự kiểm soát, nếu không
nói là gần đạt tới giải pháp.
Tuy nhiên mọi thứ
đã thay đổi trong năm 2009. Dù do tính toán hoặc rủi ro ngoại giao, TQ không
còn bằng lòng gác lại các yêu sách chồng lấn Tháng 5 năm đó, TQ đã đưa ra trước
Liên Hiệp Quốc một bản đồ mập mờ tuyên bố "chủ quyền không thể tranh
cãi" hơn 85% biển Đông. Sau đó căng thẳng leo thang nhanh chóng, lôi kéo
các nước ngoài khu vực - kể cả Hoa Kỳ- vào và thách thức mức kết dính của ASEAN.
Việt Nam và Philippines gánh chịu phần lớn sức nặng chủ yếu của bước đi này của
TQ co họ cố tạo dựng nhiều"sự kiện", mặc dù không phù hợp với luật
pháp quốc tế nhưng rất khó để bác bỏ. Tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang sụt sôi ở
cả ba nước, đe doạ gây ra xung đột vũ trang trên biển. Chính sách phục tùng TQ của
Hà Nội đối với bị phá sản.
Nhiều nhân sĩ
trí thức ngoài Đảng, cũng như một số ngay bên trong Đảng, tin rằng giải pháp là
tìm kiếm một liên minh kinh tế và quân sự trên thực tế (de facto) với Mỹ. Tuy
nhiên, những thành viên cao cấp trong Đảng còn rất hoài nghi về ý định của Mỹ, tự
coi như còn bị trói chặt trong cuộc xung đột sống còn với chủ nghĩa tự do, chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Họ chỉ miễn cưỡng thực hiện những
cải cách nhắm tới việc thiết lập khả năng cạnh tranh kinh tế toàn cầu của đất
nước và lôi kéo Hoa Kỳ vào làm đối trọng với TQ. Nhóm ‘bảo thủ’ trong Đảng ngậm
miệng trước các đòi hỏi của Hoa Kỳ muốn Việt Nam có được các quyền tự do dân chủ
nhiều hơn, vì sợ rằng mục tiêu thực sự của Washington là nhằm lật đổ chế độ Cộng
sản. Đối với tất cả các xích mích gần đây, họ không tin rằng các nhà lãnh đạo TQ
sẽ phản bội một Đảng Cộng sản cầm quyền giống như chính đảng CS TQ.
Vẫn
đang chờ một chiếc bánh từ trên trời rơi xuống
Thật ra, hiện nay
TQ quan tâm ít hơn rất nhiều tới việc giúp đỡ anh bạn Cộng sản bám lấy quyền lực
so với việc khai thác tài nguyên trong khu vực và vươn vòi bạch tuộc kinh tế ra
xa. Với nguồn tín dụng xuất khẩu dồi dào và khả năng vay vốn ưu đãi từ các ngân
hàng nhà nước, các công ty TQ đã trở thành đối thủ chính trong việc phát triển
cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đặc biệt là việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện. Nói
chung các công ty TQ không chèn ép các nhà thầu Việt Nam, mà giật lấy các hợp đồng
công việc từ tay các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ hoặc châu Âu
bằng cách chào thầu với giá thấp. Nhưng các nhà phê bình cáo buộc các doanh
nghiệp TQ về dùng lao động đồng hương và làm ra công việc có chất lượng thấp,
thường không đúng hạn và chi phí quá mức.Phe quan tâm tới an ninh Việt Nam khẳng
định thêm rằng sự phụ thuộc vào các nhà thầu TQ trong các lĩnh vực chiến lược
như năng lượng sẽ làm suy yếu nền an ninh quốc gia.
Một chủ đề tranh
cãi khác là thâm hụt thương mại tăng cao của Việt Nam với TQ, đối tác thương mại
lớn nhất của họ mà nhà kinh tế Trần Văn Thọ gọi là "cơn sóng thần công
nghiệp." Cán cân thương mại của Việt Nam với chín nước ASEAN khác và với
Nhật Bản là tương đối cân bằng, và có thặng dư lớn với Liên minh châu Âu và Mỹ.
Nhưng với TQ lại bị thâm hụt 16,4 tỷ USD năm 2012, giúp cho TQ có thặng dư
thương mại song phương là 40%. Phần lớn hàng xuất khẩu của TQ đều ở dạng bán
thành phẩm để gia công tiếp trong các nhà máy chế biến xuất khẩu của Việt Nam:
vải, dây kéo, nút, dây điện, bảng mạch, và các loại vật dụng khác. Nhưng TQ
cũng cung cấp hàng đắt giá hơn - máy móc trang bị cho các nhà máy của Việt Nam
và xây dựng cơ sở hạ tầng. Thành phần thứ ba và rất dễ thấy là hàng tiêu dùng,
giá dưới mức các đối thủ cạnh tranh trong nước. Báo chí Việt Nam thường xuyên
có những câu chuyện cáo buộc rằng TQ tuồn hàng độc hại hoặc chất lượng kém vào
VN, và bất kì động thái khiêu khích nào của Bắc Kinh ở biển Đông đều lập tức dẫn
đến các kêu gọi tẩy chay hàng hóa TQ.
Thực tế không hẵn
đi theo cách này. Theo dự đoán của các nhà kinh tế, tới giờ nàyđúng ra Việt Nam
phải giành trọn miếng bánh từ tay Quảng Đông. Với chi phí lao động thấp hơn, Việt
Nam là điểm đến thuận lý để cho các nhà máy từ trung tâm chế xuất của TQ di dời
tới nơi rẻ hơn. Các ngành công nghiệp quần áo lao động và giày dép từ lâu chiếm
khoảng 20% xuất khẩu của Việt Nam, đã lấy được bước khởi đầu trong thâp niên1990
khi hàng may mặc và giày dép xuất khẩu của TQ bị giới hạn theo hạn ngạch của EU
và Mỹ. Tuy nhiên, năng suất lao động vẫn còn thấp, tiền lương thực tế tăng ở mức
10% một năm trong 2006-11, và Việt Nam đã thất bại lớn trong việc thu hút các
nhà sản xuất có cơ sở đóng ở TQ. Do chi phí lao động tiếp tục tăng ở cả TQ lẫn
Việt Nam, các nhà máy đang chuyển sang Campuchia, Bangladesh và thậm chí
Myanmar.
Tình hình kinh tế
Việt Nam không phải hoàn toàn xấu. Khi nền kinh tế toàn cầu từ từ phục hồi, khu
vực đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ lại tăng lên. Thay vì chuyển nhà máy khỏi
TQ, một số công ty đa quốc gia và các nhà thầu của họ đã đa dạng hóa cơ sở sản
xuất của họ bằng cách mở thêm các hảng xưởng tại Việt Nam. Bằng chứng bên lề cho
thấy một xu hướng rõ rệt đối với các khoản đầu tư chất lượng cao hơn, có thể hưởng
lợi từ việc giảm thuế đáng kể. Các công ty thành lập hoặc mở rộng nhà máy lắp
ráp bao gồm những cái tên nổi tiếng như Canon, Samsung, Intel và IBM, Hitachi,
Panasonic và Nokia. Tuy nhiên, gần như tất cả các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng
xuất khẩu của Việt Nam đều là nhập khẩu, một số từ TQ. Tất cả những gì được
thêm vào ở Việt Nam, chủ yếu chỉ là lao động chân tay– cái mà TQ có thể làm hiệu
quả hơn và trên một quy mô lớn hơn nhiều.
Sai
lầm chiến lược toàn diện
Năm 2008 khép lại
một giai đoạn nồng ấm trong quan hệ hai nước, Hồ Cẩm Đào và người đồng cấp Việt Nam
tuyên bố một "quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện" song phương. Và nếu
TQ thực sự quan tâm đến việc vun quén một quan hệ đặc biệt với chế độ cộng sản "XHCN
thị trường" duy nhất trên thế giới - và do đó tăng cường sức mạnh ngoại giao
ở Đông Nam Á - thì Bắc Kinh đứng ở vị thế giúp đỡ. Mặc dù nhà cầm quyền Việt
Nam thừa nhận không lo lắng về sự mất cân bằng thương mại song phương, tuy
nhiên đó vẫn là một trách nhiệm chính trị thường trực. TQ nhập khẩu nhiều cao
su, than, dầu, gỗ, nông sản và các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, nhưng chẳng
màng tới hàng công nghiệp của Việt Nam. Động thái thân thiện trong việc tăng thêm
nhập khẩu công nghiệp sẽ không gây tốn kém nhiều cho TQ nhưng lại là tin rất tốt
cho Hà Nội. Trên hết, một đề nghị chân thành về việc cùng khai thác tài nguyên
khoáng sản và cùng quản lý nguồn cá trong khu vực tranh chấp ở biển Đông có thể
là một sự kiện đột biến – cho cả mối quan hệ với Việt Nam lẫn với các nước
ASEAN.
Tuy nhiên, thực
tế là quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội đã trở nên bất ổn một cách nguy hiểm kể từ
thỏa thuận năm 2008. Sức ép của TQ về các vấn đề chính trị và chiến lược đã o
ép các nhà lãnh đạo Việt Nam, có lẽ tới mức đe dọa sự sống còn của họ. Bắc Kinh
đã tăng cường được vị thế họ trong những người dân tộc chủ nghĩa TQ qua việc phô
trương sức mạnh của họ ở biển Đông. Trong khi đó những nỗ lực chống lại hành động
khiêu khích của TQ thiếu hiệu quả của Hà Nội đã liên tục làm xói mòn vị thế của
họ đối với công chúng Việt Nam. Chưa có xung đột vũ trang nên rất khó để tưởng
tượng ra TQ có thể làm thêm gì nữa để đẩy nhanh sự sụp đổ của người vừa là bạn
bè vừa là đồng minh ý thức hệ của mình trong chế độ "XHCN thị trường"
khác duy nhất trên thế giới. Rất có thể, khi các nhà lãnh đạo hiện nay rời vị
trí thì các nhà lãnh đạo mới sẽ tìm cách hâm nóng quan hệ với Hoa Kỳ – một kết
cục thất bại hoàn toàn do TQ tự chuốc lấy.
Đáng lo ngại hơn, một cuộc xung đột vũ trang giữa
chừng không phải là điều viễn tưởng. TQ có binh lực lực hơn Việt Nam rất xa,
nhưng Hà Nội đang gia tăng khả năng ngăn chặn trên không và ngoài biển. Nếu bị dồn
vào chân tường, lịch sử cho thấy rằng Việt Nam sẽ đánh trả. Một tính toán sai lầm
của bên này hay bên kia đều có thể dẫn đến đánh nhau. Điều này sẽ gay gắt và đẫm
máu, với những hậu quả không thể đoán trước. TQ có thể tiếp tục dỡ trò bắt nạt
- nhưng họ đang đùa với lửa.
No comments:
Post a Comment