TQ luôn rêu rao họ rất hào phóng, có thiện chí khi đề xuất chủ trương 'gác tranh chấp, cùng khai thác' ở Biển Đông. Nhiều học giả phương Tây nghe bùi tai, không suy xét kĩ càng cũng khuyên các nước nên làm theo chủ trương này vì thấy các tranh chấp có vẻ không có triển vọng có giải pháp trong thời gian trước mắt. Thật ra chủ trương đầy đủ của họ là ' chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng khai thác' (chủ quyền thuộc ngã, các trí tranh nghị, cộng đồng khai phát) và họ cũng chẳng có ý hợp tác với các bên để xác định rõ đâu là khu vực có tranh chấp để cùng khai thác. Họ cứ nhè vùng biển thuộc quyền các nước khác mà đòi làm của mình và 'hào phóng' đề nghị khai thác chung ở đó như có người đã mỉa mai là họ theo phương châm 'cái gì của tôi là của tôi, cái gì của anh là của chúng ta'. Trong bài Biển Đông trong tầm ngắm: Xác định phạm vi tranh chấp, tác giả Gregory Polling đã đưa ra một kiểu xác định khu vực có tranh chấp rộng tối đa có thể có được theo luật lệ quốc tế và các lãnh thổ không tranh chấp của các bên. Trong bài này tác giả Dương Danh Huy dựa thêm phán quyết mới nhất của Toà án quốc tế.cũng đưa ra một cách xác định phạm vi tranh chấp khác, có vẻ hợp lí hơn. Hai bài này cho thấy đòi hỏi đường lưỡi bò của TQ là hết sức phi lí.
_________________________________________________________________________________
Dương Danh Huy
_________________________________________________________________________________
Dương Danh Huy
Thành viên cogitASIA
(12/7/2013)
Các tranh chấp ở Biển
Đông hiện vẫn còn khó giải quyết nên tìm cách quản lí chúng là vô cùng cần thiết.
Trên toàn thế giới, việc cùng khai thác các khu vực còn tranh chấp đã chứng tỏ
là một cách quản lí tốt cho các tranh chấp, tuy nhiên điều này vẫn tiếp tục còn
xa vời với các bên tranh chấp Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, Rạn Scarborough,
và phần trung tâm của Biển Đông.
Giải quyết tranh chấp và khai thác chung thành
công
Giải quyết tranh
chấp và khai thác chung không phải là điều mới với các nước quanh Biển Đông.
Các nước này đã thành công trong việc phân định một số ranh giới trên biển, như
ranh giới Indonesia - Malaysia, Malaysia - Thái Lan, Thái Lan - Việt Nam, Trung
Quốc-Việt Nam, Indonesia - Việt Nam và Brunei-Malaysia. Trong Vịnh Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam đã đồng ý về một “vùng biển lịch sử chung" từ năm
1982. Xung quanh lối vào vịnh này, Malaysia, Thái Lan, và Việt Nam đã thỏa thuận
được ba khu vực hai bên hoặc ba bên cùng khai thác, trong đó khu vực đầu tiên
thoả thuận được hồi năm 1979.
Ranh giới và khu vực khai thác chung ở phía Nam Biển
Đông. Nguồn: Huy Dương, tác giả giữ bàn quyền.
Các thành công này
có được là nhờ các yêu sách đối chọi được đưa ra rõ ràng và hợp lí- do đó các
chỗ chồng lấn nhỏ được xác định rõ – nhờ
các bên có thiện chí trong đàm phán và cũng do không dính dáng tới vấn đề tranh
chấp chủ quyền đối với các đảo.
Bài học cho các cuộc xung đột hiện nay
Tại sao những
thành công này không lặp lại được cho
các tranh chấp ở phần trung tâm của Biển Đông?
Trước hết là vì các tranh chấp này dính dáng tới các
tranh chấp chủ quyền đối với các đảo chưa được giải quyết mà các tranh
chấp này chỉ góp thêm phức tạp vào
các tranh chấp khu vực biển và thường chất chứa các luồng sóng ngầm chính trị
và tình cảm dân tộc. Tuy
nhiên, điều đó sẽ không ảnh hưởng đối với
các dàn xếp tạm thời cho khai thác chung bởi vì chính do sự tồn tại của chúng nên
mới có các tranh chấp chưa giải quyết, và các dàn xếp cho việc cùng khai thác
thường chỉ xác định các giới hạn cho các khu vực tranh chấp và cách thức để
chia sẻ tài nguyên theo một cách đó độc lập với sức mạnh tương đối của các bên
tranh chấp.
Quan trọng nhất
là vì không có thoả thuận đâu là giới hạn của các khu vực tranh chấp. Không thể
nào có việc cùng khai thác khu vực tranh chấp khi không có thoả thuận về giới hạn
của khu vực đó.
Hành động của
Trung Quốc ở các điểm khác nhau dọc theo đường chữ U gợi ra rằng họ đang tìm
cách dựng ra chuyện để đòi một số quyền trong khu vực xác định bởi đường này.
Khu vực đó lấn qua khỏi các đường cách đều (đường màu xanh lá cây trên Bản đồ 2) giữa
các đảo tranh chấp và các vùng lãnh thổ khác, do đó lập trường này của Trung Quốc
là không phù hợp với luật pháp quốc tế, vì theo các phán quyết về phân giới biển,
các vùng nước thuộc các đảo này sẽ không vươn tới đường này. Vị thế của Trung
Quốc tạo ra một khu vực lớn bất đối xứng, kém xác định các yêu sách chồng
lấn sẽ làm việc khai thác chung trong khu vực này bất lợi cho các bên tranh chấp
khác.
Việt Nam và
Philippines coi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lí kéo dài từ lãnh thổ
không có tranh chấp của mình là bất khả xâm phạm và không bị EEZ mà các đảo
tranh chấp có thể được hưởng ảnh hưởng tới, nhưng cả hai đều không tuyên bố liệu
họ có đòi EEZ cho các đảo ở những nơi khác hay không. Malaysia không nói gì về
vấn đề các đảo tranh chấp có thể được hưởng EEZ hay không. Brunei chỉ đòi rạn
đá Louisa Reef và không có vẻ họ muốn đòi EEZ cho các thể địa lí khác.
So sánh tình trạng
này với việc giải quyết tranh
chấp và sự khai thác chung thành công ở nơi khác cho thấy những thành công đó không được lặp lại ở đây là do thiếu
các yếu tố sau đây: yêu sách của
tất cả các bên rõ ràng và hợp lí, thỏa thuận chỗ nào là khu vực tranh chấp,và thiện chí.
Một định nghĩa khả dĩ cho những khu vực khai thác
chung
Mặc dù có nhiều điều
chưa biết nhưng dễ thấy là Trung Quốc sẽ tìm cách tối đa hóa khu vực tranh chấp,
còn Philippines, Malaysia và Brunei có thể sẽ tìm cách giảm thiểu chúng. Việt
Nam cũng tìm cách làm nhỏ bớt các khu vực tranh chấp, nhưng việc họ muốn thu hẹp chúng xuống tới khu vực lãnh hải 12 hải lí xung quanh các đảo tranh chấp có lẽ
là ít gay gắt hơn so với Philippines và Malaysia. Điều này là do hầu hết các
hòn đảo tranh chấp không nằm sâu trong EEZ200 hải lí tính từ lãnh thổ không có
tranh chấp của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu Việt Nam, Philippines, Malaysia, và
Brunei có chung một lập trường thì sẽ có lợi hơn, vì thế quan điểm của họ có khả
năng hội tụ.
Sự khác biệt lớn
nhất sẽ là khác biệt giữa mong muốn muốn tối đa hóa của Trung Quốc và mong muốn
làm thu hẹp bớt và tối thiểu hoá của các nước khác đối với các khu vực tranh chấp.
Có thể lấy đường "khoảng cách một phần
tư", in đen, làm giới hạn tối đa cho các vùng biển tranh chấp hay không?
Nguồn: Huy Dương. Tác giả giữ bản quyền.
Đối với các bên
tranh chấp, một thỏa hiệp có thể là xác định các khu vực khai thác chung dọc theo đường mà Toà án quốc tế đã sử dụng khi giải quyết vụ tranh chấp Nicaragua-Colombia, không cho các
đảo nhỏ ngoài khơi của Colombia hưởng EEZ, và cho những đảo lớn hơn một EEZ rộng bằng một phần tư khoảng cách đến các đảo ven biển của Nicaragua. Nếu một thỏa thuận tương tự cũng được áp dụng
đối với Biển Đông, thì giới hạn tối đa của các khu vực khai thác chung sẽ là đường
màu đen trong Bản đồ 2, đó có vẻ là một thỏa hiệp hợp lí cho tất cả các bên.
Câu hỏi đặt ra là
liệu tất cả các bên tranh chấp có đủ thiện chí để xác định các khu vực khai
thác chung theo một cách hợp lí nào đó hay không.
No comments:
Post a Comment