Saturday, November 17, 2018

BẾN TRE HƠN 100 NĂM TRƯỚC (II)

TỔNG NIÊN GIÁM ĐÔNG DƯƠNG 1910

BẾN TRE (II)


ĐỊA LÍ KINH TẾ

Tỉnh có ruộng lúa, vườn cây và giồng. Trên đồng chỉ trồng lúa bản địa.
Trong các vườn cây, thường nằm ven bờ hoặc gần nguồn nước, có các loại cây ăn quả như cam, xoài, măng cụt, mít, mãng cầu xiêm, quế, ổi, bưởi, khớm, cũng như dừa, cautrầu.
Trên vùng đất giồng có trồng cây bông vải, dâu tằm, bắp, khoai, cũng như các loại rau đậucải.

Các công trình cải thiện - Khai hoang –Tháo chua
Một số phần của tỉnh có các chỗ trũng, có diện tích khá lớn, nước bị tù đọng trong đó không có chỗ thoát ra. Do vậy, đất không được nước rửa mặn nên giữ lại một lượng rất lớn muối, được gọi là phèn, và không thích hợp cho việc trồng trọt.
Nhiều kinh đã được đào trong một số những khu vực này cho phép nước chảy tháo chua đất và khai hoang đất đai.
Chẳng hạn kinh từ Ba Tri tới Đồng Xuân, kinh Cái Bông, kinh Bình Khương.
Những kinh đó là quan trọng nhất. Có nhiều kinh khác được các làng xã đào theo cùng một mục đích mà tầm quan trọng của chúng chỉ ở mức địa phương.

Cây trồng. - Gỗ theo chế độ rừng
Tỉnh chỉ có ít rừng. Các khu vực rừng nằm ở phía nam hai cù lao Bến Tre và Mỏ Cày, trong các vùng đất bị nước lợ lấn vào, không thể trồng lúa ở đó. Chúng chỉ bao gồm các loại cây có thể được sử dụng làm củi. Các cánh rừng này đã được thiết lập thành khu bảo tồn và được khai thác theo lô mỗi năm để tránh chúng bị những người buôn gỗ chỉ thực hiện việc đốn củi khiến gỗ bi phá hết nhanh chóng.
Trên cù lao Ben Tre, các khu bảo tồn rừng nằm ở làng Bảo Thạnh, tổng Bảo Trị. Ở đó có mấm, su, già, vẹt giá, cócbần.
Trên cù lao Mỏ Cày có nhiều khu bảo tồn rừng hơn nằm trên các làng Giao Thạnh, Thạnh Phong và An Nhơn thuộc tổng Mmh Trị. Thấy có các loại cây như mấm, cóc, già, bần, vẹt, đước, v.v.
Các khu bảo tồn rừng của các tổng này bao phủ một diện tích khoảng 3 500 ha.
Trong tỉnh, lùm bụi trải rộng trên diện tích 7 343 ha, và vẫn còn các vùng đất hoang sơ hoặc đầm lầy chiếm gần 30 000 ha.

Loại cây rừng - Cây ăn trái - Việc trồng trọt
Cũng có các loại cây rừng nhưng với số lượng nhỏ như: mù u, có gỗ cứng được trồng khá thường trong các vườn cây dùng để làm cột; giá, dương, dầu, sao, cay-cui, gỗ cứng giống như mù u; bời lời khá hiếm, được sử dụng làm kèo, xuyên,trính và ván; bàn và bàn gai. 
Cây ăn quả có: măng cụt, thấy có nhiều ở phía bắc của cù lao Mỏ Cày, cũng thấy có chút ít ở các nơi khác nhưng được trồng với số lượng nhỏ; xoài, ổi, mận, mảng cầu, mít, lựu, táo tàu, hồng, chà là, vải thiều, cam, quýt, chanh, bưởi, đu đủ, khế.
Cuối cùng là chuối đủ loại; dừa, cau.

Thực vật
Ngoài những cây được nêu ở trên, chúng ta có thể vẫn chỉ ra trong hệ thực vật có các cây dôm (fayottier), sả, bạc hà, gòn, tre đủ loại, dâu tằm, xương rồng, hồng có hoa rực rỡ giả và thật, gai dầu, trôm, cao su, lài, dâm bụt, loa kèn, corilopsis (keo?), sứ, súng, v.v.

Gia súc -. Các loài - Chăn nuôi
Những gia súc chính là trâu, dùng để cày ruộng; bò, ngựa.
Một số cừu được một số chủ đất giàu có trong tỉnh nuôi.
Hầu như mọi người bản địa đều nuôi heo thuộc giống An Nam và gà vịt.

Thú rừng -  Săn bắn – Chài lưới
Có cọp, heo rừng, khỉ, hươu nhiều loại, rái cá, chồn, chuột cống, chuột xạ, chuột nhắt, chuột đồng, vv
Tất cả các loài chim nước và chim ở bưng, bồ nông, vịt, mòng két, gà nước, bìm bịp, dẽ, diệc, sếu, cò, le le, vv...
Việc đánh cá được thực hiện trên các sông rạch chạy dọc ngang khắp tỉnh, cũng như trong các ao hồ tự nhiên và nhân tạo. Các loài cá tôm đánh bắt được cùng loại như ở các tỉnh khác.
Một số ngư dân đi đánh cá ngoài biển bắt được cá nhám gai, hải cẩu, cá mập và các loài sinh vật biển khác. Cũng bắt được cá chày trên sông vào những lúc nó vào đẻ trứngt.

Mỏ và mỏ đá
Không có trong tỉnh.

CÔNG NGHIỆP
4 xưởng cưa, trong tay người Hoa.
Ba tri trên cù lao Bến Tre và Mỏ Cày trên cù lao kia, là hai trung tâm sản xuất tơ lụa.
Các con giồng xung quanh hai trung tâm này trồng dâu tằm bản địa hoặc được nói là của Trung Quốc mà lá dâu được sử dụng để nuôi tằm với số lượng nhỏ trong cư dân.
Tơ sản xuất ra, khá bình thường, một phần được sử dụng tại chỗ làm thành các tấm lụa bán từ 5 đến 7 đồng. Nhưng phần lớn số tơ này được người Hoa mua dưới dạng sợi rồi tập trung về Chợ Lớn.
Người dân làng Bảo Thạnh, ven biển, trên cù lao Bến Tre sinh sống bằng việc đi mò trai lấy ngọc trai bán với người Hoa; những viên ngọc trai này, rất nhỏ, ít lóng lánh và bất thường, không có giá trị nhiều. Chúng được người Hoa sử dụng làm đồ trang sức và làm một vị thuốc trị bệnh trong toa thuốc bản địa.
Hoạt động buôn bán chung của tỉnh là buôn bán lúa gạo, chủ yếu nằm trong tay người Hoa và được thực hiện ở các chợ Bến Tre, Ba Tri, Mỏ Cày, Ba Vát, Thom và Giồng Luông.
Tại Bảo Thạnh và Đông Xuân, hai làng thuộc tổng Bảo Trị và Bảo Thuận, có buôn bán ngọc trai.
Tại Ba Tri và Mỏ Cày, tơ sợi và lụa sản xuất trong các vùng quanh đó được tập trung về hai trung tâm này.

CÔNG CHỨC, THƯƠNG NHÂN, CÔNG NGHIỆP
HÀNH CHÍNH
Daroussin, quản trị viên (administrateur) bậc 3, tỉnh trưởng.
Eudel, Trợ lý quản trị viên (administrateur adjoint).
Maureau, quản trị viên bậc 5. dân sự vụ, kế toán.
Bonneau, thư kí (commis) bậc 2,
Nguyễn Trung Thu, đốc phủ sứ Ba Tri.
Bùi Thế Xương, tri phủ bậc 1, phụ trách Mỏ Cày.
Cao Văn Ngưu, tri phủ bậc 2.
Bùi Duy Quân, tri phủ bậc 2.
Phạm Đại Độ, tri huyện bậc 2.

HỘI ĐỒNG THUỘC ĐỊA: Diệp Văn Cương.
HỘI ĐỒNG TỈNH: Lê Văn Phương; Lê Sanh Do; Trần Văn Ngo, Đỗ Ngọc Tôn; Phạm Văn Can; Phạm Duy Ngọc; Đặng Ngọc Lan; Mai Văn Nhiên; Nguyễn Văn Du; Huỳnh Trần Thăng; Trần Văn Ky; Trần Văn An; Nguyễn Hiền Vi; Lư Duy Hinh; Bùi Quan Đại; Nguyễn Văn Hớn; Nguyễn Duy Hưng ; Ngô Văn Cày; Nguyễn Văn Hon; Triệu Văn Huân; Tống Phú Nhan; Lê Quan Hóa,
HẢI QUAN VÀ THUẾ VỤ: Blay, 2 kiểm soát viên (contrôleur) bậc 2; Chardigny, nhân viên bậc 4; Pierlovisi, nhân viên bậc 1; Marcantelli, nhân viên bậc 4; Célicourt, nhân viên bậc 3, trưởng hảng ruợu Thái Xương; Collet, nhân viên bậc 3, trưởng chi nhánh Ba Tri, Pouillac, nhân viên bậc 3, trưởng chi nhánh Mỏ Cày. 
GIÁO DỤC CÔNG LẬP: E. Maclec, giám đốc trường tỉnh Bến Tre.

TƯ PHÁP
TOÀ SƠ THẨM : Sasias, Chánh án: Habert, Công tố viên Cộng Hoà, đang nghỉ phép; Breffauf, phó thẩm phán, quyền công tố viên Cộng hòa; E. Persuis, lục sự (thư kí toà); Granier và Casinier, nhân viên lục sự.

NGÂN KHỐ: Cugnol, Chánh thư ký(commis principal) bậc 1, phát ngân viên.
BƯU ĐIỆN: Nguyễn Văn Bảy, trưởng trạm (receveur); Khổng Hữu Hiền, điện tín viên (télégraphiste) tại Mỏ Cày; Nguyễn Văn Chấn, điện tín viên tại Ba Tri; Nguyễn Văn Lưu, điện tín viên ở Thạnh phú; Lê Quan Kiên và Võ Văn Chưu, điện tín viên.
CẢNH SÁT: Khổng Hữu Ninh, cảnh sát trưởng bậc 2; Huỳnh Văn Luân và Trần Văn Thanh, đột trưởng bậc 2.
HIẾN BINH (CÔNG AN): Cahioni, hiến binh (gendarme), quyền ủy viên cảnh sát.
CÔNG CHÁNH: Godard, thư kí bậc 1, lục lộ.
CHĂM SÓC Y TẾ : Bác sĩ Brian, 4 sơ châu Âu.
ĐỊA CHÁNH: Leymarie và Serra, điều tra viên; Vittori và Frassefo, sinh viên đo đạc.

Thương mại và Công nghiệp
TÍN NGƯỠNG: Danvy, giáo sĩ tông đồ tại Bến Tre
LÒ GẠCH: Trần Tân; lò gạch của phái bộ truyền giáo nước ngoài.
TIỆM GẠO: Lạc Sanh, Đặng Hiệp Hưng Và Nhuận Sanh Xương.
TIỆM GIA VỊ: Nguyễn Văn Nên tự Niên Thanh Kí và Nam Hưng.
TIỆM BÁN SĨ: Quảng Phát Lợi, Lục Châu, Du Kiếm, Diệp Anh, Lý Kiếm, Trương Thái, Diệp Thái, Đặng Xí, Lâm Trân, Huỳnh Chiêu, Trần Thiện, Trần Cẩm, Đặng Châu Cường, Mạch Bình, Lạc Sanh: Tăng Kiều, Trần Thi Nên, Trần Kiết Lâm và Châu Mai.
TIỆM GẠO TRONG TỈNH BẾN TRE : Lục Châu, Trương Thái, Đặng Xí, Tăng Sanh, Lạc Sanh, Hứa Cai, Trần Chương, Sử Ki Quang, Chân May, Huỳnh Đại, Lưu Phi, Hội Hải, Dương Thủy, Dương Thu, Dương Triều, Lê Hoàn, Mạch Bình: Cung Đăng Phương và Trần Kiết Lâm.
TRẠI CÂY: Quảng Dư Long, Kim Thái Hưng, Nam Phước Lợi, Huỳnh Thanh Quang, Cẩm Phương, Quách Lục, Vĩnh Lợi, Quảng Thái Hưng, Du Thái Lợi, Lạc Sanh, Trương Tài, Trần Cư.
TRẠI HÒM: Tư Đê, Nguyễn Văn Nhu, Triệu Văn Ngân, Trần thi Cơ, Trần Văn Giản.
TIỆM THUỐC: Tồn Tế Đường, Hàng Tế Đường, Tồn Tâm Đường, Nhuận Sanh Xương, Cung Đăng Phương.
ĐIỀN CHỦ: Gallois-Montbrun, Gernot, Hamet, Mariani, Giovansili.
TIỆM VẢI: Davandjourpakir, Assonamarikir, Abamadoublé, Mougamadoucadar, Mougamadouseidon.
TIỆM CẦM ĐỒ: Trương Thái.
TIỆM THIẾT: Trần Hương; Tăng Quang; Đinh Tu.
TIỆM GIÀY: Ḍp Hương.
KHÁCH SẠN: Lưu Lâm.
TIỆM VÀNG: Nguyễn Vân Mậu.
TIỆM ĐÓNG XE: Mã Bi; Lâm Xuân; Châu Xuân.
NHÀ THẦU: Tăng Kiên.

CÁC KHU VỰC HÀNH CHÍNH

BẾN TRE. Thành phố Bến Tre nằm trên bờ phải rạch Mỹ Lồng, cách chỗ hợp lưu của nó với Hàm Luông khoảng 2 km và cách Sài Gòn 92 km, có một khung cảnh rất thoải mái, nó có những đường phố rộng rất quy củ, một đại lộ rất đẹp ở trung tâm thành phố, một toà Hành chính (toà bố) không thua kém những toà nhà tương tự khác của Đông Dương, một trường học rộng gồm 5 dãy trong đó có 2 dãy lầu, một tòa án sơ thẩm (1re instance), một ngân khố loại 1, một kho hải quan và thuế vụ, một nhà bưu điện, một khu công chánh, một khu địa chính, một nhà sinh với một nữ hộ sinh Pháp, một bệnh viện bản xứ do một bác sĩ và các sơ điều hành, và một nhà việc xã, một ngôi đình xinh đẹp thờ thành hoàng ở giữa một công viên rợp bóng cây, một tòa nhà lớn thông thoáng làm chỗ họp mặt cho hội tương tế giáo chức, bến đò, một bể bê tông cốt thép lớn. v.v.

1. Tổng Bảo An : 6 làng; 3 734 dân có trong sổ bộ, cách tỉnh lị 13,7 km 7.
Gồm các làng An Bình Đông, An Bình Tây, An Lai, An Điền, An Ngãi Trung, Vĩnh Đức Tây.
Ba tri: trên con kinh cùng tên, cách tỉnh lị 31 km, chợ rất quan trọng, buôn bán lụa, bông vải, thuốc lá, tơ tằm rất nổi tiếng. Phủ đường, một kho hải quan, một bưu điện và một trường tổng. Chợ cách biển 7 km.
Chợ Giồng Tre: Chợ rất quan trọng trên rạch Cái Bông.
CHI NHÁNH HẢI QUAN : Nourrison.
TRƯỜNG TỔNG: Trương Văn Ngưu, giáo viên.
BƯU ĐIỆN: Nguyễn Văn Chân, trưởng trạm

2. Tổng Bảo Đức: 6 làng; 1 136 dân có trong sổ bộ, cách tỉnh lị 15 km.
Các làng: Hàm Luông (Long?), Long Hoà, Mĩ Phú, Tân Quy, Tiên Thuỷ, Tiên Thuỷ Tây.
Sóc Sãi (Tiên Thuỷ): trung tâm khá đông dân, hoạt động buôn bán ít quan trọng. Đối diện là cồn Long Hoà, dài 3 km và rộng 1 km.

TRƯỜNG TỔNG: Võ Văn Pho, giáo viên.

3. Tổng Bảo Hoà: 8 làng; 1 224 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 15 km.
Gồm các làng Bình Lợi, Phú Quới, Phú Thạnh, Phước Đa, Phước Thành, Phước Triệu, Phước Tường, Tân Thủy.
TRƯỜNG TỔNG: Trân văn Ngưu, giáo viên.

4. Tổng Bảo Hựu: 10 làng ; 4 961 dân có trong sổ bộ, cách tỉnh lị 5 km.
Các làng: An Hội: Bình Nguyên, Long Hưng, Long Phú, Long Sơn, Long Thạnh, Mĩ An, Phú Lợi, Phú Nhuận, Phước Mĩ.
An Hội: làng tỉnh lị, nơi sinh của Đốc bộ Báu, quan võ, bắt đầu sự nghiệp từ lính trơn và trở thành tổng đốc, đuổi bọn thảo khấu cướp bóc làng mạc ở các tỉnh miền Trung, đốt cháy nhiều tàu Trung Quốc đến cướp phá bờ biển An Nam.
LÒ GẠCH: Trần Tân.
TRƯỜNG TỈNH: N.....

5. Tổng Bảo Khánh: 7 làng; 1 238 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 20 km.
Các làng: Đại Định, Phong Mĩ, Phong Nẫm, Phú Hữu, Phước Hậu, Phước Hữu, Phước Thạnh.

6. Tổng Bảo Lộc: 11 làng; 3 961 dân có trong sổ bộ, cách Bến tre 10 km.
Các làng: Bình Chánh: Bình Hoà, Bình Khương, Bình Thành, Binh Tiên, Châu Bình, Châu Phú, Châu Thới, Tân Hào Đông, Tân Thanh Đông, Tân Thanh Trung.
Giồng Trôm (Bình Hoà): kho gạo bán sĩ lẻ khu vực, chợ quan trọng, trung tâm đông dân cư.
Chợ tổng Hay: Chợ do một chánh tổng tên Hay lập và nằm ở trung tâm của một ngôi làng có nhiều cánh đồng lúa. Mua bán gạo và thóc.
TRƯỜNG TỔNG: Lê văn Kiêm, giáo viên.

7. Tổng Bảo Ngãi : 5 làng; 1 241 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 9 km.
Các làng: An Hiệp, Mĩ Thành, Sơn Hoà, Sơn Thuận, Tân Thành Đông.
Cái Nứa (Sơn Hoà): chợ và trung tâm khá đông dân.
TRƯỜNG TỔNG: Võ Văn Pho, giáo viên.

8. Tổng Bảo Phước 7 làng; 2 818 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 20,9 kim.
Gồm các làng An Ngãi Tây, Hưng Lễ, Hưng Nhượng, Hưng Phong, Tân Hào, Tân Hưng, Thạnh Phú Đông.
Hương Điểm (Tân Hào): chợ quan trọng, dân số đông đúc, nhà việc đẹp, ngôi chùa rất nổi tiếng hàng năm tiếp đón hàng ngàn người hành hương đến từ nhiều địa điểm của Nam Kì. Bến đò cho phép đò ghe cập vào ở phía trước chợ vốn nàm ở cuối ngọn rạch Bến Tre. Mua bán gạo, cơm dừa, trái cây.
Chợ Giồng Quéo (An Ngãi Tây): chợ quan trọng, buôn bán gạo.
TRƯỜNG TỔNG Ng. Văn Thưởng, giáo viên

9. Tổng của Bảo Thành 15 làng; 4 156 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 9 km.
Các làng: Lương Hoà, Long Mĩ, Lương Phú, Lương Quới, Lương Thạnh, Lương Thạnh Tây, Mỹ Điền, Nhơn Sơn, Phong Điền, Phú Điền, Phú Long, Phú Thuận, Phú Tự, Tú Điền.
Mĩ Lồng (Mĩ Thạnh): chợ lớn nằm trên bờ phải của sông Bến Tre; có thể đến đó bằng đò và bằng đường bộ, tuyến đường trực tiếp dài 6 km. Có một nhà việc đẹp, một ngôi chùa Hoa. Nó đã từng là chợ nổi tiếng nhất trong tỉnh.
TRƯỜNG TỔNG: Lê văn Sửu, thầy giáo.

10 Tổng Bảo Thuận : 11 làng; 3 415 dân có trong sổ bộ; 32 km từ Bến tre.
Các làng: Đồng Xuân, Hoà Binh, Mĩ Chánh, Mĩ Hoà, Mĩ Nhơn, Mĩ Thành, Phú Ngãi, Phước Tuy, Tân Điền, Tân Thanh và Tân Trang.
Giồng Trôm(?): trên bờ phải của sông Ba Lai, kho trung chuyển mua bán trong khu vực, chợ có nhiều hàng hoá, trung tâm đông dân, chợ cá lớn ở cửa rạch Giồng Trôm.
TRƯỜNG LÀNG: Nguyễn Văn Hưu, giáo viên.

11. Tổng Bảo Trị : 8 làng; 3.493 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 38 km.
Các làng: An Hoà Tây, An Thuỷ, Bảo Hoà, Bảo Thạnh, Phú Lễ, Tân Hoà, Vĩnh Đức Đông và Vĩnh Đức Trung.
Chợ Xã Diệu (An Hoà Tây): một chợ khá quan trọng.
Bảo Thạnh: đây là nơi có ngôi mộ của Phan Thanh Giản dưới sự chăm sóc của các cháu trai của vị quan vĩ đại, nhà triết học này mà hành động cao cả của ông được tất cả dân An Nam biết đến.

12. Tổng Minh Giáo: 10 làng; 3.102 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 18 km.
Các làng: An Thạnh, Khánh Thạnh, Phú Hữu, Quới Hưng, Tân Hưng, Tân Nhuận, Tân Quới, Tân Thạnh, Tích Khánh và Vĩnh Khánh.
An Thạnh: trên bờ phải của rạch Băng Cung, trung tâm khá quan trọng.
Băng Tra: cách Bến Tre 5 năm giờ, trung tâm quan trọng, buôn bán gạo và các loại trái cây. Nhà việc ở giữa một nơi rất đông dân.
Chợ Thom (An Thạnh): trên bờ phải Băng cung, chợ đặt rất đúng chỗ, một số đình chùa, cách Mỏ Cày 6 km.

13. Tổng Minh Đạt: 11 làng; 3 487 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 11 km.
Gồm các làng của An Phước, Đa Phước, Đinh Phước, Hiêp Phước, Hội An, Hội Phước, Tân Binh, Tân Hội, Thành Bình, Thanh Hoa và Thanh Thuỷ.
Mỏ Cày: ở bên một con rạch cùng tên, một chợ khá quan trọng, dân số đông đúc, buôn bán gạo, lụa tơ tằm và khăn xếp có giá trị cao, nhà việc thanh lịch, phủ đường, một trường tổng, một nhà kho Hải quan và thuế vụ và một văn phòng Bưu điện.
HẢI QUAN: Biaise, Jules, trưởng trạm.
TRƯỜNG TỔNG: Nguyên Văn Cao, giáo viên.
BƯU ĐIỆN: Khổng Hữu Hiền, trưởng trạm

14. Tổng Minh Hoà: 7 làng; 1 719 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 10 km.
Gồm các làng Hòa Bình, Tân Đức, Tân Lộc, Tân Thiện, Tân Thông, Thanh Xuân, Thanh Sơn

15. Tổng Minh Huệ: 6 làng; 1 959 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 18 km.
Các làng: An Thới, Ngãi Đăng, Phú Trạch, Thới Trạch, Thanh Thiên, Từ Sơn.

16. Tổng Minh Lí: 7 làng; 2 063 dân có trong sổ bộ; cách Bến Tre 13 km.
Gồm các làng Gia Thành, Mĩ Sơn, Phú Hiệp, Phú Hội, Tân Ngãi, Trương Thành, Vĩnh Thành.
Tổng (Minh Lý) được hình thành từ làng Vĩnh Thành, và Phú Hội có biệt danh là công viên của tỉnh; có các loại thực vật và trá cây các loại, hồng xiêm (sabotier), ca cao, cà phê, măng cụt, sơ ri (cerisier), vải, long nhãn, vv... vườn cây ăn quả dài mút mắt. Xứ đạo, nhà thờ xinh đẹp, tượng đài Gothic, tu viện, 170 nữ tu, trại trẻ mồ côi, 250 trẻ em, chỗ trú, trường học. Các ngành công nghiệp chính là sấy trầu và sản xuất tơ lụa có giá trị cao, một lò gạch.
Tổng Minh Lí Là quê hương của linh mục Philipe Phan Văn Minh, bị hành hình ngày 3 tháng 7 năm 1853 và được Giáo Hoàng Léon XIII phong thánh vào năm 1901.
BƯU ĐIỆN: Nguyễn Văn Sang.

17. Tổng Minh Phú: 5 làng, 1.775 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 32 km.
Các làng: Đại Điền; Đông Phú; Quới Điền, Tân Khánh; Thới Thạnh.
Làng Đại Điền: trung tâm khá đông dân, chợ rất lớn, nhiều cửa tiệm người Hoa, nhiều đình chùa, cách Bến Tre ba giờ.
TRƯỜNG TỔNG: Nguyễn Tân Minh, giáo viên.

18. Tổng Minh Quới; 9 làng: 3 877 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 28 km.
Các làng: An Bình, An Định, Hương Mĩ, Phước Thạnh, Tân Hoà, Tân Hương, Tân Tập, Tân Trung, Tập Khánh.
Cái Quao (An Định): cách Bến Tre ba giờ, chợ lớn, mua bán gạo.
Chợ Cầu Móng (Hương Mĩ): được gọi như vậy vì nó gần một cầu có hình cầu vồng (móng).Trung tâm khá đông dân, nhà việc, 3 đình/chùa.
Làng Tân Hương: trung tâm khá quan trọng, ba chùa, nhà việc.
TRƯỜNG TỔNG CÁI QUAO: Trần Văn Qui, giáo viên.

19. Tổng Minh Thiện: 7 làng, 1 435 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 10 km.
Các làng: Nguơn Khánh: Phù M, Phước Hạnh, Tân Phú Tây, Truug Mĩ, Vĩnh Hoà, Vĩnh Thuận.
Ba Vát (Phước Mĩ Trung): chợ rất quan trọng, trung tâm rất đông dân, vị thế đẹp trên sông, mua bán trái cây.
TRƯỜNG TỔNG: Trần Văn Nhuận, giáo viên.

20. Tổng Minh Thuận: 8 làng, 2 496 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 18 km.
Gồm các làng Bình Thành, Đông An, Đông Thành, Gia Khánh, Hưng Nhơn, Tân Thanh, Tân Thanh Tây, Thanh Trung.
Giồng Keo (Tân Thanh Tây): chợ rất quan trọng, dân số rất đông, nhiều cửa tiệm người Hoa buôn bán gạo.
TRƯỜNG TỔNG: Nguyễn Khắc Minh, giáo viên.

21. Tổng Minh Tri ̣: 7 làng, 3 296 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 38 km.
Các làng: An Nhơn, An Quy, An Thạnh, An Thuận, Giao Thạnh; Thạnh Phong, Thạnh Phú.
Giồng Miễu (Thạnh Phú): chợ rất quan trọng ở một ngôi làng nằm giữa những cánh đồng lúa rộng lớn. Mua bán lúa lớn.
Chợ Bến Dinh, chợ nhỏ ít quan trọng.
TRƯỜNG TỔNG: Nguyễn Hữu Hạnh, giáo viên.
BƯU ĐIỆN: Ng. Hữu Nghĩa, trưởng trạm.
  
---------------
(trang 731 [791], trong phần thuộc tỉnh MĨ THO)
22. Tổng Hoà Quới: 24 làng; 6 082 dân có trong sổ bộ, cách Mĩ Tho 25 km.
Các làng: Châu Hưng, Giao Long, Long Phụng, Phú Ngãi, Phú Nhơn, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Vang, Phước Bình, Phước Hậu, Phước Hoà, Phước Khánh, Phước Thiệu, Phước Thới, Tân Hưng, Thới Lai và Vang Quới.
Giao Hoà: trung tâm quan trọng, trên bờ trái sông Mĩ Tho, ngay cửa kinh có cùng tên mà ven bờ phải có nhiều nhà cửa, 150 cư dân.
An Hoá: nằm ở đầu kia kinh Giao Hòa, dân số thấp.
Trường tổng.
BƯU ĐIỆN: Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Bông.
Rạch Miễu: trung tâm khá đông dân: 400 người; chợ quan trọng; gạo, cau, chuối, dừa, nhà việc, chùa, bến đò.
Các làng Quới Sơn, Nguyệt Thành, An Hoá, Tân Thạch, làm dừa.

23. Tổng Hòa Tính. 11 làng, 3.612 đăng ký, cách Mĩ Tho 24 km.
Các làng: Bình Đại, Định Trung, Lộc Tân, Lộc Thuận, Phú Long, Phước Thuận, Tân Định, Thạnh Lộc, Thọ Phú, Thới Thuận, Thừa Đức.
Những làng này trồng tràm, bông vải và khai thác củi.

Thọ Phú: trên bờ phải của sông Ba lai ở ranh giới cuối cùng của tỉnh gần biển Đông, dân số rất dày đặc, làng chài  cá tôm phong phú.

----------------------------------
(xem trọn bài)

No comments: