Tính dân chủ giả của Brexit
Cuộc bỏ phiếu thật sự tiết lộ điều gì
(Brexit's False Democracy - What the Vote Really Revealed)
Kathleen R. McNamara
FA (28/6/2016)
Trưng cầu ý dân
là cơ chế tệ hại của nền dân chủ. Như một ví dụ minh hoạ, cuộc trưng cầu ý dân
của Anh mới đây về tư cách thành viên của Vương quốc Anh trong EU là một canh bạc liều lĩnh, đặt ra một vấn đề-rất thực (sự cần thiết
phải có tranh đua cởi mở và hợp pháp hơn trong EU) và biến nó thành một sự méo
mó chính trị của giới chính trị chủ chốt cơ hội đến mức trơ trẽn. Cuộc tranh luận
ầm ĩ về việc liệu Vương quốc Anh có tiếp tục là thành viên của EU đã bị sự dối
trá và xuyên tạc xé nát, một số điều dối trá và xuyên tạc này đang được những
người cổ vũ Brexit rút lại không dấu diếm; thậm chí báo chí Anh chua xót hối tiếc về
sự ủng hộ ồn ào cho phe đòi tách ra. Thật không may là nhiều cử tri Anh có vẻ không biết chính
xác EU là gì, xác nhận
nghiên cứu gần đây cho thấy có sự thiếu kiến thức thực tế về Liên minh [châu Âu].
Do đó, những nhà
quan sát cuộc trưng cầu ý dân này cần cảnh giác trong việc rút ra những kết luận
về các nỗ lực toàn cầu hoá rộng lớn hơn, về trật tự phương Tây, về sự trỗi dậy
tất yếu của các đảng dân tuý chống nhập cư, hoặc về tính khả thi của dự án EU
nói chung. Câu trả lời cho câu hỏi hổn hển trên New York Times hôm Chủ Nhật—"Có phải trật tự sau 1945 do Hoa Kì và các đồng minh áp đặt trên toàn thế giới cũng sáng tỏ không?"—là đơn giản.
Không, không phải thế. Và còn những cảm xúc và những ngăn cách về văn hóa được
dùng để ảnh hưởng vụ bỏ phiếu Brexit không thể và không được bỏ qua.
Bài học thực tế của
Brexit là có một phân chia có tính hệ quả giữa những người theo chủ nghĩa quốc
tế (cosmopolitan) vốn nhìn tương lai với hi vọng và những người đã bị bỏ lại ở phía sau và nhìn thấy tình hình kinh tế cùng lối sống của họ bị xấu đi. Câu
chuyện tương tự cũng có thể diễn ra tại Hoa Kì và các nơi khác, với các tác động
quan trọng tới việc bỏ phiếu. Nhưng câu chuyện Brexit cũng nói lên sự độc đáo của
EU như là một loại chính thể mới với tác động sâu sắc đến đời sống của tất cả mọi
người bên trong nó. Lịch sử đã chỉ ra rằng sự phát triển của các hình thức
chính trị mới hiếm khi diễn ra trơn tru. Sự chia rẽ giữa những người có thể và
những người không thể hình dung một cuộc sống tốt hơn trong hệ thống mới sẽ tiếp
tục thúc đẩy nền chính trị ở EU và các nơi khác trong nhiều
năm tới.
CÓ Ý THỨC GIAI CẤP
Mặc dù cuộc trưng
cầu Brexit là một hình thức rất không hoàn hảo về thể hiện dân chủ, những cảm xúc do các cử tri đòi Tách ra thể hiện ra là rất thực. Chúng phản
ánh những cảm xúc quan trọng và thật của các cộng đồng dân tộc khác khắp các nền
dân chủ phương Tây. Có hai thế giới con người, như phân tích các mẫu bỏ phiếu
Brexit chỉ rõ, được phân chia theo kinh nghiệm và tầm nhìn của họ về tương lai.
Trình độ học vấn, tuổi tác, và bản sắc dân tộc quyết định việc bỏ phiếu. Cử tri trẻ tuổi thuộc mọi nguồn gốc kinh tế và những người có học vấn đại
học đã bỏ phiếu ủng hộ Ở lại. Cử tri lớn tuổi, những người thất nghiệp, và những
người có một ý thức mạnh mẽ về bản sắc quốc gia Anh đã tìm cách tách ra.
Cuộc đấu tranh về
Brexit là sự phản ánh của việc loại trừ xã hội phát sinh trong một thế giới bất
bình đẳng kinh tế khắc nghiệt. Một cách nghĩ về việc phân chia này là xem nó
như là cách nghĩ quốc tế (cosmopolitan) so với cách suy nghĩ cụ bộ (parochial),
bắt nguồn từ các xu hướng xã hội và kinh tế sâu xa hơn vốn tạo nên động lực văn
hóa riêng của họ. Chủ nghĩa thế giới, một cảm giác mình thuộc về một cộng đồng
toàn cầu vượt qua biên giới trước mắt mình, đòi hỏi phải có sự tự tin ở vị trí
của một người trên thế giới và hàm chứa một hi vọng về tương lai vượt tầm nhà
nước-dân tộc (nation-state). Quan điểm cục bộ đang bị pha trộn với nỗi sợ hãi về
tương lai đó và một cảm giác rằng sự biến đổi xã hội sẽ bỏ những cử tri thông
thường ở lại phía sau. Một phần, nỗi sợ đó phản ánh việc mở cửa thị trường,
nhưng nó cũng do các thay đổi trong công nghệ và những dịch chuyển rời xa việc
bảo vệ giai cấp trung lưu và tầng lớp lao động rộng lớn hơn trong chủ nghĩa tư
bản. Những dịch chuyển này không thể đổ lỗi hoàn toàn cho việc toàn cầu hóa; chúng
cũng chẳng dính líu gì với chính trị và các quyết định về chính sách trong nước.
Tại Vương quốc Anh và các nơi khác, các lựa chọn chính trị đã tăng tốc việc giảm
công nghiệp hóa trong khi gây tổn hại mạng lưới an sinh xã hội và chẳng làm gì
nhiều để ngăn chặn tình trạng bất bình đẳng đang tăng.
Với thực tế khắc
nghiệt này đối với những người thất nghiệp, người già, và người thất học, những
cảnh báo về thảm họa kinh tế của Brexit của chiến dịch vận động Ở lại không có
nhiều sức nặng; nhiều cử tri cho rằng cơ hội của họ đã bị đóng lại từ lâu. Cách
tiếp thị khôn khéo của chiến dịch vận động Brexit, kể cả các câu thần chú
"Lấy lại quyền Kiểm soát" và "Bước ngoặt," nói lên những cảm
giác về bị loại trừ rất thực nhưng đưa ra không nhiều giải pháp; thực tế là động
lực chính trị của Anh, nhiều hơn là các quy định của EU, đã tạo ra các vấn đề
xã hội và kinh tế của Vương quốc Anh.
Sự phân cách về
kinh tế và tác động xã hội của nó đẩy vấn đề nhập cư lên hàng đầu trong cuộc
tranh luận. Cử tri đã đúng rằng việc nhập cư của cả công dân EU lẫn di dân
ngoài EU đã tăng lên rất nhiều, đặc biệt là kể từ cuộc khủng hoảng tài
chính. Tuy nhiên, trong khi các nước khác trong EU đã phải vật lộn với những
người nhập cư từ Syria và Iraq thì Vương quốc Anh chỉ có một số lượng nhỏ đơn xin tị nạn. Và các nghiên cứu cho thấy rằng những người nhập
cư đóng thuế vào nhiều hơn phúc lợi họ lấy ra. Tuy nhiên, những nỗi sợ hãi tiềm ẩn
này đã làm cho những sự thật như thế thành không quan trọng. Quả thật, các khu
vực có nhiều người nước ngoài đã bỏ phiếu áp đảo ở lại trong EU. Những khu
vực đó là những vùng đã được hội nhập vào một thế giới mới có tính quốc tế.
QUYỀN LỰC MỚI, VẤN
ĐỀ MỚI
Cuộc chiến về
Brexit là sự phản ánh về việc loại trừ xã hội nẩy sinh trong một thế giới bất
bình đẳng kinh tế khắc nghiệt. Nhưng cuộc trưng cầu cũng nên được xem xét trong
một lịch sử dài hơn nhiều của sự phát triển chính trị và xây dựng nhà nước. EU
vượt xa hơn một tổ chức hay một hiệp ước thương mại quốc tế đơn giản, vì nó đã
tích lũy quyền lực chính trị đáng kể trên một loạt khu vực rộng lớn. Chẳng hạn,
các phán quyết của Tòa án châu Âu thế chỗ cho luật pháp quốc gia,và luật
pháp của EU đã chuyển đổi cuộc sống hàng ngày ở châu Âu, ngay cả khi bộ máy
hành chánh ở Brussels và sự hiện diện tài chính của nó vẫn còn nhỏ bé.
Trong lịch sử,
các cơ quan thẩm quyền chính trị mới đã xuất hiện và tiến triển theo những cách
rối rắm, xấu xa, và thường bạo lực. Những dự án thống nhất đất nước dính dáng tới
cưỡng chế, nội chiến, và thực hành quyền lực tàn bạo. Người ta vẫn đang đấu tranh
về những vấn đề về liên bang ở Mĩ hiện nay . Mặc dù nhà nhà nước-dân tộc có vẻ
phổ quát và tự nhiên, chỉ riêng ở châu Âu đã có nhiều hình thức chính phủ khác:
chẳng hạn chế độ quân chủ Hapsburg, quốc gia thành phố Ý, Thánh chế La Mã, và Liên
minh Hanse (Hanseatic League), đã xuất hiện rồi ra đi. EU, với tất cả mọi khiếm
khuyết, là một hình thức sáng tạo mới, một chính thể đang hình thành. Những người
dưới 45 tuổi, và đặc biệt là những người dưới 30 tuổi, hãy ôm lấy nó và xem nó
như là một điều tự nhiên và tích cực, một nền tảng cho cuộc sống thay đổi hàng
ngày của mình, nó tạo ra nhiều cơ hội hơn là khi đóng nó lại.
No comments:
Post a Comment