Nhân Ann
Đỗ có share link bài viết “Công trình xây dựng không thể quên trên đảo Vĩnh
Hưng” của Nghê Thuỷ Minh trên trang web của Văn phòng địa chí Thượng Hải, xin giới thiệu một số điểm đáng
chú ý liên quan tới bài này.
Bài viết
chủ yếu để khoe khoang thành tích của tác giả nhưng cũng có một số chi tiết góp
phần vào việc chứng minh Phú Lâm (Tàu gọi là Vĩnh Hưng, đảo lớn nhất ở HS)
không phài là đảo theo nghĩa đầy đủ của UNCLOS. Tác giả từng là Phó Tổng chỉ
huy hậu cần công binh hải quân phụ trách công trình đường băng trên đảo Phú Lâm
(1988-91) nên độ tin cậy của những thông tin này khá thuyết phục. Những chi tiết
liên quan trong bài như sau:
- “Người
được phái tới quần đảo HS khó có thể chịu đựng được độ ẩm lớn, nhiệt độ cao,
THIẾU NƯỚC NGỌT, thiếu rau cải, ĂN ĐỒ HỘP quanh năm.”
- “Lợi dụng
mặt ĐƯỜNG BĂNG để thu thập NƯỚC MƯA, xây hai hồ chứa ngầm cả vạn mét khối giải
quyết vấn đề nước dùng cho chiến sĩ, nhân viên trên đảo Vĩnh Hưng đồng thời kết
thúc lịch sử thiếu nước ngọt của đảo Vĩnh Hưng.”
- Trong
những thứ xây dựng trên đảo tác giả có kể đến “XƯỞNG SẢN XUẤT NƯỚC NGỌT” (đạm
thủy chế tạo xưởng).
Những
chi tiết này cũng ăn khớp với những thông tin trên trang bách
khoa, một trang
web chính thức và có uy tín của Tàu:
- “NƯỚC
GIẾNG đào trên đảo bị nhiễm phân chim nên KHÔNG UỐNG ĐƯỢC, chỉ có thể dùng để tắm
rửa.”
- “nước
dùng sinh hoạt trên đảo Vĩnh Hưng là NƯỚC MƯA ĐÃ QUA XỬ LÍ thành nước uống và
nước tắm rửa.”
- “tàu
TIẾP TẾ tới đảo Vĩnh Hưng mỗi tháng một lần, khi đó cư dân trên đảo dành ra 2
ngày để phụ giúp việc vận chuyển vật tư lên bờ.”
- “Vào
thập niên 1970, lúc công việc mở mang đảo Vĩnh Hưng mới bắt đầu, những người
thuộc lớp đầu tiên phải sống trong các nhà vách cây hay giấy dầu, UỐNG NUỚC MƯA
chưa qua tinh lọc, ăn rau củ khô, đọc ‘báo tháng’, chưa có radio, TV; điện thoại
không thông suốt, phương tiện đi lại giữa Hải Nam và Tây Sa chỉ có thuyền gỗ trọng
tải nhỏ, chạy chậm, kém tiện nghi, điều kiện công tác sinh hoạt hết sức khó
khăn.”
Bản thân
Tiêu Tiệp (Xiao Jie/肖捷), bí thư Tam Sa đã phát biểu năm
2012 như sau: “Ở đây KHÔNG có đất CANH TÁC ĐƯỢC. Mục đích chính của chúng tôi
là bảo vể chủ quyền trên biển của đất nước” (xem Geoff A. Dyer, A Line With Nine Dahes).
Rò ràng
những chi tiết này cho thấy đảo Phú Lâm tự nó khó thể nào có thể duy trì việc cư trú của con người và có đời sống kinh tế riêng và do đó không
thể có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa theo UNCLOS. Trong khi chưa
có những thông tin khoa học chính thức hơn có thể làm bằng chứng mạnh mẽ trước
toà (nếu có) thì những thông tin từ các nguồn có trách nhiệm và có uy tín như
thế này cũng có thể có trọng lượng nhất định trước toà và khá thuyết phục đối với
đa số công chúng.
Hiện nay
Tàu đang kiểm soát toàn bộ quần đảo HS, quan điểm chính thức của họ là không những
Phú Lâm mà toàn bộ quần đảo HS [và cả TS] cũng có EEZ và thềm lục địa. Đây có
thể là một biện pháp bảo hiểm kép phòng khi họ bị đuối lí/thua kiện về ĐLB. Nhiều
học giả thân Tàu như Sam Bateman... cũng phán chắc nịch rằng Phú Lâm là đảo
theo UNCLOS. Trong vụ Phi kiện Tàu, một trong những điểm chính là yêu cầu toà
phán Ba Bình (đảo lớn nhất ở TS) không phải là đảo theo UNCLOS. Cái lợi, bất lợi
của việc Phú Lâm có là đảo hay không xin hẹn sẽ bàn trong stt khác, nhưng có
thể
nói ngay là trong việc này, theo thiển ý, tôn trọng thực tế và luật pháp quốc tế
kể cả UNCLOS là điều nên làm dù có như thế nào, nhất là đối với các nước nhỏ
như VN, PLP...
Viết thêm sau phán quyết ngày 12/7/2016 của Toà
Trong tài Thường trực (PCA):
Theo phán quyết của PCA trong vụ PLP kiện Tàu+ thì không có thể địa lí nào ở Trường Sa, kể cả Ba Bình là đảo nổi
lớn nhất, là đảo theo nghĩa của UNCLOS. Đối chiếu các lập luận của PCA
đối với TS với các bằng chứng bước đầu trên có khả năng cao là PL
không thể là đảo, và do đó cũng giống TS tất cả các thể điạ lí khác ở HS
nhiểu lắm cũng chi là đảo đá mà thôi.
March 6,
2016
=================================================
2012-08-19: 难忘的永兴岛建设工程 (倪水明)
倪水明
我于1959年12月在奉贤县应征入伍,1961年10月加入中国共产党,在海军部队历任助理员、海军第十二工程建筑副处长、处长、海军西沙工程指挥部大校副主任(副师),1991年9月转业地方,先后任奉贤区人民政府正处级调研员、县人大常委会副主任(党组成员)、奉贤区副巡视员。2007年7月办理退休。
回忆我一生的经历,最难忘的是参加西沙的永兴岛新建机场——码头工程,宏伟壮丽的施工场面,经常会在我脑海中浮现。
党中央、国务院为了保卫南中国海的主权,要求把西沙的永兴岛建成”一艘永不沉没的航空母舰”。就在这样的政治历史背景下,1988年3月11日,我代表海军第十二工程建筑处随同上级有关部门,奉命首次对西沙永兴岛进行勘察和搜(收)集数据,至同年7月中旬,我正式被任命为海军后勤部西沙工程副总指挥,并常驻西沙担任现场指挥,与指战员们一起克服了巨大困难,奋战3年多,胜利建成了永兴岛机场码头工程。
当初刚上岛,任务极其艰巨,难就难在工程量巨大,现场条件实在太差,几乎是一无所有,都要白手起家。例如,建机场的跑道三分之二需要在海中礁盘上筑堤回填解决,建港池需开挖石礁来筑成。岛上的礁石,其沙不能用于建筑,钢材、木材、水泥、碎石、黄沙以及搅拌混凝土和沙浆的淡水,都要从大陆三五百公里外装运而来。施工部队施工舰船以南海为主,海上运输动用了南海、东海、北海相关基地的船只。南海海深浪大,西沙是以台风旅游基地自称,台风登陆非常频繁。3年多来,我与战友们施工,昼夜忙碌在岛上、海上、水上,运输穿梭于广东湛江、海南三亚等地与西沙之间。
西沙群岛上使人最难以忍受的是湿度大,温度高,缺淡水,缺蔬菜,常年靠吃罐头食品。湿度之高竟达92°-99°,人体出汗却难从皮肤中排出,皮肤上像似有一层胶水非常难受,同时湿度高又使衣服晾不干,奇怪的是,白天太阳下衣服不易干,晚上晾衣干得快。中午海滩的气温可高达65度,平时施工现场一般均达49度。在如此高湿度和高温度之下,又无淡水洗澡,致使不少指导员们的皮肤尤其下身都溃烂了。再是工作在西沙工程的海上运输舰和施工船舶上的指战员们,常年要克服晕船的难题。茫茫大海中遇到大浪的日子频繁,指战员们在涌浪中昼夜颠簸,胃肠刺激强烈,呕食物、吐苦水、坐立不稳、无法入眠、体力消耗之大。这种特殊生活是一般人难以想象和忍受的。
在西沙3年多紧张施工的日子里,我的一家四口分居在三岛四地,无法团聚。女儿在崇明岛金融学校读书,儿子在海南陵水海军部队服役,妻子在海南琼山县府城海军军营卫生队工作,我在西沙永兴岛。在此期间,父亲在奉贤病重、病故,我都没有回奉一次,沉痛的心情一直埋在心里。
尽管西沙生活环境艰苦,施工难度大,但指战员们豪情满怀,年年月月日夜奋战,岛上机场、营房、道路和海上港池、码头、防浪堤等工地互相密切配合,你追我赶,整个永兴岛,日夜一派繁忙景象。
在施工过程中,不断克服困难,总结经验,注重巧干,大胆创新,大搞科学实验活动,使整个工程能顺利、优质提前完成任务,并且按原计划节省了几千万元投资,其中基础研究获得国家科学技术进步一等奖。此项任务的圆满完成,离不开广东省、海南省人民政府的领导和大力支持,离不开国家铁运、海运、物资部、财政部和有关科研院、所等部门的支持和帮助。
工程竣工后,机场飞机能升空训练、作战,舰船能进出港执行海上护渔、护航和海战任务。利用机场道面收集雨水,建有两个地下万吨级储水库,解决了永兴岛上指战员的用水问题,同时也结束了永兴岛没有淡水的历史。岛上的”北京路”两旁建有百货商店、粮店、食品店、书店、银行、邮局,岛上还有电厂、淡水制造厂、医院、气象台。军港码头附近的四层大楼是海南省直接管辖的,也是中国最靠南边的县级权力机构,名叫西、南、中沙群岛工作委员会和西、南、中沙群岛办事处,行使对南海的管辖。东沙群岛和南沙的太平岛目前则由台湾管辖。
这艘开不动的”航空母舰”,在356万平方公里的南海海域中成了一个政治、经济、文化、交通、军事活动的中心。这个中心为保卫南海主权和邻海完整,开发建设南海发挥了巨大作用。
党中央、国务院一直关注南海的开发建设,1993年2月,国家有关部委和军委总后勤部组成联合工作组,从北京专程来到西沙,就西沙、南沙供应网点建设问题进行了调研。1993年4月19日,中共中央总书记、国家主席、中央军委主席江泽民乘一架白色波音737飞机来到西沙永兴岛,同机到达的还有国防部长迟浩田等。总书记深入南疆和无限关怀的精神,极大地鼓舞了西沙党政军民,为行使主权、建设和保卫南疆诸岛增强了无穷的力量。来到西沙和南海的,还有大批科学工作者。
我在参与建设永兴岛机场工程对道面基层试验和论证中做了一点贡献,1997年12月获得国家颁发的科技进步一等奖奖章和证书。
(9/5/2020: vừa vào lại link trên bài đã mất, có lẽ thấy bất lợi nên đã rút xuống, rất may lúc trước tôi đã có chụp lại một phần từ màn hình)
No comments:
Post a Comment