Wednesday, June 5, 2013

Cách nghĩ ‘nước đôi’ của Trung Quốc về Luật biển

(Có lẽ cách suy luận về sự kiện TQ 'trả đũa' Mĩ trong bài viết này đúng với thực tế hơn. Mong rằng suy nghĩ này sai.
Bản dịch này cũng đã đăng ở đây: http://www.basam.info/ba-quy%E1%BB%81n-trung-qu%E1%BB%91c/cach-nghi-nuoc-doi-cua-trung-quoc-ve-luat-bien/)

James R. Holmes

The Diplomat (05/06/2013)


Đại tá Chu Ba (Zhou Bo) làm các nhà quan sát về Trung Quốc kích động vào tuần trước khi thông báo cho một nhóm có cả Đô đốc Samuel Locklear, một nhân vật quan trọng của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, rằng Hải quân Trung Quốc đã "có một dạng trả đũa nào đó đối với việc thám thính của Mỹ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của chúng tôi bằng việc phái tàu đến thám thính EEZ của Mỹ." Một ý tưởng lan truyền trong giới học thuật cho rằng bây giờ Bắc Kinh đã thừa nhận cách giải thích của Mỹ về những loại hoạt động nào là được phép trong EEZ một nước ven biển. Cách giải thích đó khẳng định rằng dải biển rộng thuộc EEZ nằm ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển và vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển công (biển quốc tế). Hoạt động bay, trinh sát, và các hoạt động quân sự thông thường khác có thể tiến hành ở đó không bị cản trở.

Nếu Bắc Kinh triển khai các đơn vị ngoài khơi Hawaii và Guam, họ phải ngầm nhận tính hợp pháp của các hoạt động của Mỹ và đồng minh trong EEZ của Trung Quốc. Đúng thế không? Đừng đặt cược vào đó. (Đặc biệt liệu việc cắt giảm ngân sách Bộ Quốc phòng có sắp đụng tới tiền lương của bạn không.)

Có vẻ có một cách nghĩ ‘nước đôi’ (doublethink) nào đó đang dùng ở đây. Tất nhiên, nghĩ ‘nước đôi’ (doublethink) là một thuật ngữ do George Orwell đặt ra để mô tả khả năng một ai đó giữ lấy hai ý tưởng trái ngược nhau cùng một lúc mà không thấy có mâu thuẫn lồ lộ về sự bất đồng dễ nhận ra. Mặc dù lời văn Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) có ý nghĩa rõ ràng, các quan chức Trung Quốc có vẻ hoàn toàn thoải mái với ý tưởng vừa cho rằng luật biển là bất khả xâm phạm vừa cho rằng Trung Quốc có thể vạch ra một vùng ngoại lệ cho mình dọc theo đường biên lịch sử của họ với cái giá mà các nước láng giềng nhỏ hơn phải trả. Đặc quyền của Trung Quốc có trướcUNCLOS từ lâu; một cách ích kỷ, họ thay ngôn ngữ điều ước bất cứ khi nào điều ước có tác dụng chống lại đặc quyền của Bắc Kinh. Đây là loại ‘Ngôn ngữ mới’ (Newspeak)[1] theo đó chế độ quan liêu công thức hoá các công bố của họ.

Có nhiều khả năng, dạng trả đũa nào đó của Hải quân PLA trong EEZ Mỹ là một chức năng của quyền lực chính trị chứ không phài là một sự thừa nhận muộn điều mà UNCLOS thật sự, đúng ra muốn nói. Lực lượng Mỹ hoạt động ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, do đó lực lượng Trung Quốc phải đáp trả lại theo cách đó. Nếu bây giờ Bắc Kinh phát hiện ra rằng các luật biển áp dụng đối với các nước láng giềng như các nước bình đẳng có chủ quyền, và rút tất cả các đơn vị khỏi những nơi như bãi cạn Scarborough và rạn đá Mischief (đá Vành Khăn), và từ bỏ tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hầu hết biển Đông thì tiến bộ mới có thể có trong tầm mắt.

Nhà Ngoại giao Hải quân sẽ phấn khởi nếu được chứng tỏ bị sai về điều này. Nhưng tôi nghĩ rằng đặt cược vào một sự đảo ngược chính sách như thế vẫn là một đặt cược ngu ngốc.



[1] Newspeak là ngôn ngữ giả tưởng trong quyển ‘1984’ của George Orwell. Đó là một ngôn ngữ rút gọn được các nhà nước độc tài toàn trị tạo ra làm công cụ để hạn chế tự do tư tưởng, và các khái niệm có thể tạo ra một mối đe dọa cho chế độ như tự do, tự bày tỏ, cá nhân, hòa bình,… Bất cứ hình thức tư tưởng nào thay thế cho tư tưởng của đảng đều bị phân loại là "tội phạm tư tưởng."

No comments: