Monday, October 31, 2016

Đảng CSVN có thể tiếp tục cải cách thị trường được không?

Việt Nam: Đảng Cộng sản có thể tiếp tục cải cách thị trường được không?

Vietnam: Can the Communist Party Keep Up With Market Reforms?

Đảng Cộng sản có sẵn sàng đối mặt với những hậu quả chính trị của việc chuyển đổi kinh tế của Việt Nam không?

Anton Tsvetov
Diplomat (28/10/2016)

(bản dịch đã đăng trên ABS ngày  01/11/2016)


Năm 1986, tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), giới chủ chốt lãnh đạo đất nước này quyết định đã đến lúc phải thay đổi. Mười năm dài trôi qua kể từ khi Đảng thống nhất đất nước dưới sự cai trị của mình. Tính chính đáng của Đảng, dựa trên chiến thắng quân sự thần tốc, đã bắt đầu hao mòn. Nền kinh tế đang đánh vật, căng thẳng do các lề thói xã hội chủ nghĩa cốt lõi không mang lại đủ sản phẩm nông nghiệp hay công nghiệp cho dân số. Cách thoát ra là cải cách thị trường, cái gọi là "Đổi Mới".

Ba mươi năm sau, Việt Nam đã chuyển đổi về mặt kinh tế và xã hội, nhưng chính trị của đất nước vẫn còn tụt lại phía sau. Đảng Cộng sản vẫn duy trì độc quyền về quyền lực, vì có vẻ như có rất ít thách thức. Điều này đã xảy ra được vì hai lí do chính. Thứ nhất, ĐCSVN đã thành công trong việc kiểm soát môi trường chính trị, ngăn không cho lực lượng chính trị nào khác thậm chí chỉ bước vào trường đấu công cộng. Thứ hai, nhưng không kém phần quan trọng, ĐCSVN đã xoay xở chuyển từ tính chính đáng do chiến thắng quân sự sang cái mà đôi khi được gọi là "tính chính đáng dựa trên thành tựu."

Nhờ những cải cách đổi mới, Việt Nam đang trở thành một cỗ máy tăng trưởng, thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hóa xuất khẩu. Giá lao động thấp, lực lượng lao động được đào tạo tốt, cởi mở với nguồn vốn nước ngoài và tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do tất cả đều đã đưa các doanh nghiệp quốc tế đến Việt Nam. Đồng tiền đổ vào nước này đã được đưa vào sử dụng tốt, với mức giảm đáng kể về tỉ lệ nghèo, chất lượng cuộc sống nâng cao, và tuổi thọ tăng lên.

Đảng Cộng sản nắm quyền sở hữu toàn bộ các thành công của cải cách. Chính vào các kì Đại hội Đảng và các phiên họp toàn thể mà các quyết định quan trọng đã được đưa ra; đảng viên và các nhà lãnh đạo là những người vạch ra và thực hiện cải cách thị trường; và Đảng đã không ngần ngại quảng cáo vai trò chính của mình trong việc cải cách kinh tế. Do đó, người dân đã được đưa cho một lí do vững chắc hơn nhiều để ủng hộ những người Cộng sản hơn việc họ đánh thắng miền Nam Việt Nam, đó là một mô hình kinh tế bền vững và thành công.

Sau 30 năm và hai cuộc khủng hoảng tài chính, Việt Nam hiện nay đang trên bờ vực của một quá trình chuyển đổi khó khăn hơn nhiều. Duy trì và đẩy mạnh đà đổi mới kinh tế không còn chỉ là về việc thu hút được nhiều tiền nước ngoài vào đầu tư, tín dụng và trợ giúp phát triển. Để thoát bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam sẽ phải cơ cấu lại nền kinh tế, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước, chỉnh đốn khu vực nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả, và cải thiện mạnh mẽ các tổ chức của mình.

ĐCSVN dường như nhận ra sức lao động phi thường đang có trong tay, như được thể hiện trong các văn kiện chính thức và báo cáo của Đảng, cũng như trong báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân hàng Thế giới và Bộ thương mại và đầu tư Việt Nam hợp tác thực hiện. Tuy nhiên, có một mâu thuẫn cơ bản trong việc tái cấu trúc kinh tế tiến hành trong 30 năm qua và dường như được sắp đặt kéo dài ít nhất 30 năm nữa. Việc chuyển đổi kinh tế đã mang tới sự xuất hiện trọn vẹn các tầng lớp  xã hội mới và các nhóm lợi ích vốn có thể được tương đối khá giả lên và đang im tiếng, nhưng chắc chắn sẽ đòi quyền tham gia chính trị để đảm bảo vị thế của họ trong tương lai.

Lấy ví dụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã tăng lên nhanh chóng trong những thập niên vừa qua. Việc thừa nhận đầy đủ doanh nghiệp tư nhân đã mở ra khả năng chưa đánh thức của chủ nghĩa tư bản Việt Nam, với đất nước hiện nay có khoảng 500.000 doanh nghiệp, 97 % trong số đó là các SME. Hiện nay họ sử dụng một nửa lực lượng lao động của đất nước. Nhưng ĐCSVN chưa thật chắc chắn về vị trí của nhóm to lớn này, nhóm trọng yếu cho sự ổn định xã hội ở Việt Nam. Các SME và các doanh nghiệp tư nhân nói chung vẫn còn mong muốn tiếp cận tốt hơn với tín dụng, thủ tục nới lỏng, và an toàn về quyền sở hữu, và do đó sẽ tìm kiếm đại diện chính trị thích hợp.

Một nhóm khác bị ĐCSVN bỏ qua là tầng lớp trung lưu thành thị. Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang ngày càng tăng nhanh, từ 12 triệu vào năm 2012 lên tới con số dự phóng 33 triệu vào năm 2020, và được nghĩ sẽ chiếm một nửa lượng tiêu thụ của cả nước. Nhóm này sẽ đóng một vai trò thiết yếu nếu Việt Nam xây dựng một nền kinh tế mới dựa vào các ngành công nghiệp và dịch vụ giá trị gia tăng cao và nếu nó là trở thành một "quốc gia khởi nghiệp", như tuyên bố của lãnh đạo cao nhất. Đây là một nhóm có ý thức cao về công bằng xã hội sẽ thúc đẩy các chiến dịch công cộng đột xuất thông qua truyền thông xã hội, nắm vai trò như là một bộ khuếch đại cho tất cả các loại bất bình - từ các cuộc đình công nhân tới thảm họa môi trường. Hơn nữa, chính thông qua đôi mắt của tầng lớp trung lưu đô thị - và đặc biệt là thành phần trẻ trong đó - mà thế giới sẽ nhìn thấy các sự kiện ở Việt Nam. Đó là lí do tại sao ĐCSVN nên quan tâm đến việc đưa các nguyện vọng của nhóm này vào tiến trình chính trị.

Đây chỉ là hai ví dụ về các diễn viên mới nổi lên trong khung cảnh xã hội của Việt Nam sinh ra từ cải cách kinh tế, nhưng những cơn đau tăng trưởng khác cũng có thể đòi hỏi chuyển đổi chính trị. Một nền kinh tế đang bùng nổ tạo ra tất cả những mất cân bằng điển hình của sự phát triển nhanh - tham nhũng quy mô lớn, bất bình đẳng thu nhập và chênh lệch ngày càng lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn, cũng như giữa người kinh đa số và nhiều sắc dân thiểu số. Trong chính trị, người miền Bắc vẫn còn hiện diện nhiều hơn trong thành phần đảng viên và trong các cơ quan quản lí cũng như trong hội đồng quản trị các tập đoàn nhà nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn hết sức mong manh với suy thoái môi trường, phá rừng, nhiễm mặn, và các yếu tố con người gây ra như vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng lớn của Hà Nội và sự cố chết cá quy mô lớn (và nhiều) năm nay. Người dân địa phương đã chứng tỏ rằng họ sẵn sàng phản kháng vì sự lành mạnh của môi trường sống, bởi vì đó không chỉ là vấn đề chất lượng cuộc sống mà còn là vấn đề xác định việc sinh tộn về kinh tế của các cộng đồng rộng lớn ven biển.

Tất cả những vấn đề này có thể biến thành một bài toán lớn đối với nhóm chủ chốt (elite) cầm quyền do cộng đồng báo chí sôi động và truyền thông xã hội tương đối cởi mở. Không giống như ở Trung Quốc, chính phủ Việt Nam không chọn cách đóng cửa Facebook và các mạng truyền thông xã hội khác để nghiêng về các cái tương đương dễ kiểm soát trong nước. Kết quả là tin tức chính trị và xã hội lên trực tuyến tức thì mà ĐCSVN khó làm được gì nhiều. Đất nước đang ngày càng trở nên minh bạch hơn, với hàng triệu khách du lịch đến viếng mỗi năm, các nhà đầu tư nước ngoài muốn sự ổn định trong nước và quản trị, và các tổ chức phi chính phủ toàn cầu và địa phương theo dõi từng bước đi của chính phủ.

Điều đó không có ý nói rằng Đảng không cảnh giác với những rủi ro mà việc đổi mới sâu xa hơn có thể mang đến cho sự tồn tại của chính mình. Hoàn toàn ngược lại, Cộng sản Việt Nam đã hết sức thích ứng trong suốt ba thập kỉ qua, qua việc uốn cong cách tiếp cận của họ đối với các vấn đề tư tưởng và chính sách. Một lí do là ĐCSVN không còn là một đảng của giai cấp công nhân và nông dân, mà đại biểu cho "toàn thể nhân dân Việt Nam", điều này có thể bao gồm việc mở rộng thành phần xã hội.

Hơn nữa, các học giả đã nhận thấy rằng "tư tưởng Hồ Chí Minh” đã giành được chỗ đứng trong nền tảng tư tưởng của ĐCSVN, đẩy chủ nghĩa Mác và Lênin chính thống xuống hàng phía sau. Điều kì lạ là không ai biết được "tư tưởng Hồ Chí Minh" chính xác là cái gì, trừ "việc ứng dụng chủ nghĩa xã hội vào các đặc thù của Việt Nam." Người ta có thể dễ dàng thấy hàng loạt các chính sách có thể được xếp dưới loại bảng hiệu này như thế nào.

Dường như chính các quan chức Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến chính trị thực tế. Có một xu hướng dễ thấy trong các lãnh đạo chính phủ tự xác định chính mình chủ yếu là những người điều hành (executive) và các nhà kĩ trị (technocrat), chứ không chỉ đơn thuần là đại diện của Đảng trong Nhà nước. Và với sự gia tăng của truyền thông xã hội, các lãnh đạo cấp tỉnh và chính phủ đang đi theo kiểu chính trị công cộng phương Tây, công khai hoá cho giám sát và thực hiện các trò PR gây chú ý như đi tắm biển để cho thấy rằng biển an toàn dù có thảm họa môi trường gần đó.

Dĩ nhiên, vấn đề quan tâm hàng đầu đối với Đảng là độc quyền quyền lực. Khi xã hội Việt phát triển thì cơ sở xã hội và các cán bộ của chính ĐCS cũng phát triển. Trong 30 năm cải cách kinh tế sâu đậm - cần cho sự phát triển của Việt Nam - ĐCSVN thấy chính mình ở trong một đất nước hoàn toàn khác. Đảng có sẽ trở thành một lực lượng chính trị khác với sự độc quyền về quyền lực là nguyên tắc thống nhất duy nhất còn lại? Đảng sẽ thừa nhận sự cạnh tranh phe phái là giải pháp duy nhất thay cho một hệ thống đa đảng? Đảng sẽ ngăn chặn các cải cách xa hơn tại điểm mà chỉ một bước nữa sẽ xói mòn độc quyền sang điểm không thể quay lại?

Mỗi một trong những kịch bản này đều có thể xảy ra, nhưng ĐCSVN sẽ phải thay đổi cùng với nền kinh tế Việt Nam hoặc đánh mất tính thích đáng.

Anton Tsvetov là một chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược (CSR), một think tank có trụ sở tại Moscow. Ông tweets về các vấn đề Đông Nam Á và chính sách đối ngoại của Nga tại @antsvetov. Quan điểm thể hiện ở đây là của riêng của tác giả và không phản ánh quan điểm của  CSR

Tuesday, October 18, 2016

Nhận xét về Tiếng Việt xứ Đàng Trong thế kỉ 18

Nhận xét về Tiếng Việt xứ Đàng Trong thế kỉ 18


(trích trong cuốn A Voyage to Cochinchina in the years 1792 and 1793, John Barrarow, London, 1802, tr. 2/326-328: https://archive.org/details/voyagetocochinch00barr)


Người xứ Đàng Trong trên thực tế dùng chữ viết của Trung Quốc, chúng tôi không cảm thấy khó khăn trong giao tiếp với họ về mọi thứ chủ đề qua phương tiện này, nhờ các linh mục người Hoa của chúng tôi. Tuy nhiên, ngôn ngữ nói trải qua một sự thay đổi rất đáng kể, ít ngạc nhiên hơn việc các cư dân của các tỉnh phía Bắc và phía Nam của Trung Quốc không thể hiểu nhau; nhưng dù có bị thay đổi, không có vẻ nhận có bất cứ cải tiến nào do những thêm thắt của riêng mình hoặc do đưa vào những từ nước ngoài. Bằng cách so sánh của các từ tiếng Hoa, mà tôi đã đưa ra trong quyển sách khác, với các từ đồng nghĩa trong tiếng Đàng Trong, trong bảng sau đây có thể có được ý niệm về mức độ giống nhau hay khác biệt của 2 thứ tiếng này.


ENGLISH (t.Anh)
CHINESE (tiếng Hoa)
COCHINCHINESE (t. Đàng Trong)
The Earth
dee (địa)
dia (địa/đất)
The Air
kee (khí)
bloci (không [?] khí)
Fire
ho (hoả)
whoa (hoả/lửa)
The Sea
hai (hải)
bae (bể)
A River
ho (hà)
jeang (giang)
A Mountain
shan (sơn)
noui (núi)
The Sun
jee-to (nhật/thái dương?)
mat bloei (mặt trời) or eye of heaven (mắt[!] trời)
The Moon
yu (nguyệt)
blang (trăng)
The Stars
sing (tinh)
sao (sao)
The Clouds
yun (vân)
mou (mây)
Thunder
luie (lôi)
no-bsang (sấm)
Lightning
shan-tein (thiểm điện)
choap (chớp)
The Wind
fung (phong)
jeo (gió)
The Day
jee or tien (nhật hay thiên)
ngai (ngày)
The Night
ye or van-shang (dạ hay vãn thượng)
teng (đêm)
The Sky or Heaven
tien (thiên)
tien (thiên)
The East
tung (đông)
doo (đông)
West
see (tây)
tai (tây)
North
bee (bắc)
pak (bắc)
South
nan (nan
nang (nam)
Man
jin (nhân)
dan-on (đàn ông)
Woman
foo-gin (phụ nữ?)
dan-ba đàn bà)
A Quadruped
shoo ([tứ] túc)
kang ([bốn] cẳng)
A Bird
kin (cầm)
ching (chim)
A Fish
eu (ngư)
ka (cá)
A Tree
shoo (thụ)
kui (cây)
A Fruit
ko-tse (quả)
blai (trái)
A Flower
wha (hoa)
wha (hoa)
A Stone
shee (thạch)
ta (đá)
Gold
tchin (kim)
whang (vàng)
Silver
in-tse (ngân)
bak (bạc)
Copper
tung (đồng)
tow (đồng)
Lead.
yuen (duyên)
chee (chì)
Iron
tié (thiết)
tié (thiết/sắt))
The Head
too (thủ)
too (thủ)
The Hand
shoe (thủ)
tai (tay)
The Heart
sin (tâm)
blai (trái [tim])
The Foot
tchiau (cước)
tchen (chân)
The Face
mien (diện)
mien (diện/mặt)
The Eyes
yemshing (nhãn tình)
mat (mắt)
The Ears
eul-to (nhĩ đoá)
tai (tai)
An Ox
nieu (ngưu)
bo (bò)
A Horse
ma (mã)
ma (mã/ngựa)
An Ass
loo-tse (lư tử)
looa (lừa)
A Dog
kioon (khuyển)
koo (chó)
A Sheep
yang (dương)
chien (chiên)
A Cat
miau (miêu)
miao (miêu)
A Stag
shan-loo (tuần lộc)
hoo (hươu)
A Pigeon
koo-tse (cáp tử)
bo-kau (bồ câu)
An Egg
kee-tan (kê đản)
te-lung (trứng)
A Goose
goo (nga?)
ngoo (ngỗng)
Oil
yeo-(du)
taw (dầu)
Rice
mee (mễ)
gao (gạo)
Vinegar
tsoo (thố)
jing (giấm)
Salt
yen (diêm)
muoi (muối)
Silk
tsoo (ti)
looa (lụa)
Cotton
mienn-wha (miên hoa)
baou (bông)
Sugar
tung (đường)
dang (đường)
A House
shia (gia)
da (nhà)
A Temple
miau (miếu)
shooa (chùa)
A Bed
tchuang (sàng)
tchuang (giường)
A Door
men (môn)
Pan (bản?)
A Knife
tau (đao)
tiau (dao)
A Plough
lee (lê)
kai (cày)
An Anchor
mau (miêu)
dan (?/ neo)
A Ship
tchuan (thuyền)
tau (tàu)
Money
tsien (tiền)
tien (tiền)
One
ye (nhất)
mot (một)
Two
ul (nhị)
hai (hai)
Three
san (tam)
teng (tam ?)
Four
soo (tứ)
bon (bốn)
Five
ou (ngũ)
lang (năm)
Six
leu (luc)
lak (lục ?)
Seven
tchee (thất)
bai (bảy)
Eight
pa (bác)
tang (tám)
Nine
tcheu (cửu)
chin (chín)
Ten
shee (thập)
taap (thập ?)
Eleven
shee-ye (thập nhất)
moei-mot (mười một)
Twelve ‘
shee-ul (thập nhị)
moei-hai (mười hai)
Twenty
ul-shee (nhị thập)
hai-moei (hai mươi)
Thirty
san-shee (tam thập)
teng-moei (tam mươi ?)
Thirty-one
san-shee-ye (tam thập nhất)
teng-moei-mot (tam mươi mốt)
Thirty-two
san-shee-ul (tam thập nhị)
teng-moei-hai (tam mươi hai)
One hundred
pe (bách)
klang (trăm)
One thousand
tsien (thiên)
ngkin (nghìn)
Ten thousand
van (vạn)
muon (muôn)
One hundred thousand
shee-van (thập vạn)
klang ngkin (trăm nghìn)

Có thể thấy rằng người xứ Đàng Trong có thêm các phụ âm B, D và R mà họ phát âm không chút khó khăn nhưng người Tàu thì dù nổ lực cách mấy cũng không thể phát âm rõ ràng một vần có một trong các phụ âm này. Cũng có sự khác biệt lớn trong việc tạo ra các cụm từ trong hai thứ tiếng này. Trong việc tạo ra đại từ số nhiều, người Tàu dùng từ muen [môn] (nhiều) như trong

Ngo (ngã)
ne (nhĩ),
ta (tha).
I
thou
he
ngo-muen (ngã môn)
ne-muen (nhĩ môn)
ta-muen (tha môn)

We
yethey

Nhưng người Đàng Trong dùng từ ‘chúng’, tất cả, như trong


Tooi (tui/tôi)
bai (bây)
no (nó)
I
thou,
he
chung-tooi (chúng tôi)
chung-bai (chúng bây)
chung-no (chúng nó)
we
 ye
they