Tư liệu dịch





Chm và vch trong Bin Đông: nhìn nhn t Lut chng c bn đ


Erik FRANCKX* và Marco BENATAR**

Đại họcVrije Brussel, Bỉ

Người dịch: Phan Văn Song
Hiệu đính: Lê Trung Tĩnh
Tóm tắt
Ngày 07 tháng 5 năm 2009, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) phản đối đệ trình của Việt Nam và đệ trình chung của Malaysia-Việt Nam gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS). Để hậu thuẫn cho các yêu sách của mình, Trung Quốc (TQ) đã kèm một bản đồ có vẽ một đường hình chữ U nhiều chấm bao trùm phần lớn Biển Đông vào công hàm phản đối. Sau phần trình bày ngắn gọn về nguồn gốc đường chữ U, bài viết này tập trung giải mã lời lẽ của công hàm phản kháng kèm bản đồ chữ U đó, đồng thời nêu lên một số cách diễn giải khả dĩ cho đường này. Bài viết này lập luận rằng bản đồ đó có giá trị chứng minh đáng ngờ dưới ánh sáng của nhiều yếu tố bổ sung trong các án lệ quốc tế về chứng cứ bản đồ. Các tác giả cũng tập trung vào các phản ứng của các nước bên thứ ba đối với đường chữ U. Bài viết này cho rằng sự phản đối hiệu quả từ các nước trong khu vực đã và đang ngăn ngừa không cho bản đồ này trở thành điều trở ngại đối với họ.

Nổ lực của các nước trong việc củng cố kiểm soát và thẩm quyền đối với các vùng đảo hầu như đều được thể hiện bằng việc tấn công vào những tài liệu bản đồ. Một mặt, các bản đồ được vẽ cẩn thận có thể là chìa khóa trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, cho thấy ý định của các bên và cung cấp các dữ liệu địa lý chính xác. Mặt khác, quá hăm hở viện dẫn các bản đồ là nguy hiểm, vì “giống như thống kê, bản đồ có thể ‘nói dối’”.
.......................................
TRANH CHẤP BIỂN ÐÔNG: QUAN ÐIỂM CỦA LUẬT GIA LUẬT QUỐC TẾ

THE SOUTH CHINA SEA DISPUTE: AN INTERNATIONAL LAWYER’S VIEW
Robert C Beckman
Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế (CIL)
Đại học Quốc gia Singapore (18/02/2011)


Người dịch: Phan Văn Song
Hiệu Đính: Hoàng Anh Tuấn Kiệt

CƠ SỞ TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG
Biển Đông gồm có bốn nhóm đảo, hai trong số đó đang trong vòng tranh chấp là quần đảo Hoàng Sa và quần đảoTrường Sa.


Quần đảo Hoàng Sa bao được tạo thành bởi hai nhóm đảo, nhóm Crescent (Trăng Khuyết) và nhóm Amphitrite (An Vĩnh). Tổng cộng chúng gồm hơn 30 đảo nhỏ, bãi cát hoặc rạn san hô, với diện tích khoảng 15000 km² biển. Quần đảo Hoàng Sa nằm ở phía bắc của Biển Đông, gần như cách đều với bờ biển Việt Nam và Trung Quốc (đảo Hải Nam). Năm 1974, TQ dùng quân sự cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Nam Việt Nam, và kể từ đó Trung Quốc (TQ) độc quyền chiếm giữ quần đảo này, nhưng Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với chúng.

Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, các rạn san hô và núi ngầm dưới biển nằm rải rác trên một diện tích gần 410 000 km² ở trung tâm Biển Đông, phía bắc đảo Borneo, phía đông Việt Nam, và phía tây của Nam Philippines. Tổng diện tích đất của tất cả các hòn đảo ít hơn 5 dặm vuông. Quần đảo Trường Sa được Trung Quốc, Đài Loan, và Việt Nam tuyên bố chủ quyền toàn bộ, trong khi đó một số đảo và các thể địa lý khác được Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền. Brunei đã lập một vùng đánh bắt cá bao phủ lên một rạn san hô ở phía Nam, nhưng họ không thực hiện bất kỳ tuyên bố chủ quyền chính thức nào....


Các tranh chấp ở Biển Đông theo quan điểm pháp luật quốc tế



The disputes in the South China Sea from the perspective of int'l law
Cao Kiến Quân (Gao Jianjun - Giáo sư, Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc)
philstar.com (October 30, 2011 12:00)

Lời người dịch: Trên tinh thần“tri kỉ tri bỉ, bách chiến bách thắng”, xin giới thiệu bài viết này nhằm góp phần giúp chúng ta biết rõ hơn về cơ sở lập luận của TQ trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông để tập trung nghiên cứu, lập luận đấu tranh có hiệu quả hơn.

1. Thực chất của các tranh chấp ở Biển Đông

Hiện có một số tranh chấp trong Biển Đông. Tuy nhiên, về thực chất các tranh chấp này là những tranh chấp giữa Trung Quốc (TQ) và các nước láng giềng trong khu vực liên quan đến chủ quyền các đảo và việc phân giới biển. Hơn nữa, trong hai loại tranh chấp này, tranh chấp chủ quyền đối với các đảo, đá trong Biển Đông là vấn đề cơ bản. Theo nguyên tắc đất thống trị biển, nếu không giải quyết các tranh chấp chủ quyền thì có thể sẽ không thể giải quyết được tranh chấp về phân giới biển. Việc trọng tài giữa Yemen và Eritrea vào năm 1998 và 1999, các trường hợp Qatar với Bahrain năm 2001, và trường hợp của Nicaragua với Honduras năm 2007 cho ta các ví dụ về điều này. Và quan hệ giữa tranh chấp chủ quyền và tranh chấp hàng hải như thế cũng được phản ánh trong Công ước về Luật Biển năm 1982. Theo Điều 298, trong một số điều kiện, tranh chấp về phân giới biển có thể được trình ra hoà giải bắt buộc theo Phụ lục V, phần 2, tuy nhiên, "bất kì một tranh chấp nào mà nhất thiết liên hệ tới việc xem xét đồng thời một tranh chấp chưa được giải quyết khác về chủ quyền hay về các quyền khác đối với lãnh thổ lục địa hoặc đảo sẽ bị loại ra khỏi đệ trình như vậy". Vì vậy, chúng ta nên chú ý nhiều hơn nữa để các tranh chấp đảo.

2. Chủ quyền các đảo ở Biển Đông

i) Giới thiệu
Luật áp dụng trong lĩnh vực này là các quy tắc có liên quan của luật thông tục (thông luật) thay vì của UNCLOS....

Xem trọn bài


Tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa


[Ed. Quần đảo Trường Sa]

Todd C. Kelly

(Todd C. Kelly tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ về Nghiên cứu châu Á tại Đại học Hawaii ở Manoa tháng 8 năm 1999)



Có một làn sóng trong các công việc của đàn ông.[1]
Trên một chuỗi các hòn đảo nhỏ bé ở giữa biển, các lực lượng quân sự của năm nước dàn trận chống lại nhau, mỗi nước chuẩn bị sẵn sàng để đánh với những nước khác. Đất mà các bên tham chiến tiềm năng tìm cách để kiểm soát thứ gần như không phải là đất chút nào, mà là một nhóm đá nhỏ, trong đó có nhiều cái thường xuyên nằm dưới mặt nước. Con người chưa từng định cư ở đó, và trong nhiều thế kỉ, các nước biết về sự tồn tại của chúng lại coi chúng chủ yếu như một mối nguy hiểm cho hàng hải. Như vậy, làm thế nào để chuỗi các đảo mà các quốc gia châu Á và trên thế giới coi là không đáng kể từ lâu này, đột nhiên trở nên quan trọng đến nỗi người ta đã đánh nhau nhiều trận vì chúng và các nước tiếp tục chấp nhận nguy cơ chiến tranh để kiểm soát chuỗi đảo này? Những câu trả lời cũng khó thấy như là quần đảo Trường Sa khi thủy triều lên.





Đã tới lúc phải chấm dứt sự mơ hồ chiến lược trong biển Đông



Gregory Poling

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS)

09 tháng 7 năm 2012


Chương trình Đông Nam Á CSIS tổ chức hội thảo hàng năm về Biển Đông ngày 27-28 tháng 6. Như dự kiến, hội nghị này với tiêu đề "Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương trong chuyển đổi: Khám phá các lựa chọn về quản lí tranh chấp," đã chứng kiến việc chia sẻ đồng đều những tranh luận nẩy lửa giữa các thành viên ban chủ toạ. Điều này đặc biệt đúng giữa các diễn giả Trung Quốc với Phi Luật Tân và Trung Quốc với Việt Nam. Nhưng sau một ngày rưởi thảo luận nóng bỏng, một thông điệp rõ ràng đã phát triển: sự mập mờ trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và biển trong biển Đông không phục vụ lợi ích của bất kì nước nào.



Trong khi những người tham dự có xu hướng xem xét lại các vấn đề chủ quyền và đề xuất những ý tưởng chỉ nhằm quản lý hơn là giải quyết tranh chấp, hội thảo năm nay có sự khác biệt rõ rệt với hội thảo về đại thể có cùng chủ đề hồi năm ngoái. Sự căng thẳng cảm nhận được trong phòng khi mỗi một trong ba chuyên gia Trung Quốc tìm cách bảo vệ các vị thế của Bắc Kinh. Điều quan trọng cần lưu ý là “các” vị thế, bởi vì có rất ít sự nhất trí về vị thế của Trung Quốc chính xác là cái gì....


No comments: