Monday, August 13, 2012

TQ leo thang lấn tới giới hạn nguy hiểm


BIỂN ĐÔNG: TRUNG QUỐC LEO THANG LẤN TỚI GIỚI HẠN Ở MỨC NGUY HIỂM
SOUTH CHINA SEA: CHINA ESCALATES BRINKMANSHIP TO DANGEROUS LEVELS

ttp://www.southasiaanalysis.org/papers52/paper5157.html
Tiến sĩ Subhash Kapila
(South Asia Analysis Group – 09/08/2012)


"Nhưng nếu kẻ thù sử dụng phương sách ‘tầm ăn [lá] dâu’ (salami slicing) - tích cóp dần những hành động nhỏ mà không có hành động nào là có thể tạo ra chiến tranh (casus belli), nhưng theo thời gian chúng có thể gộp lại thành một thay đổi chiến lược lớn thì thế nào?
Mục tiêu của chủ trương ‘tầm ăn dâu’ của Bắc Kinh là sẽ thông qua các cuộc tấn công nhỏ nhưng liên tục, tích lũy dần bằng chứng về sự hiện diện lâu dài của Trung Quốc trong lãnh thổ họ tuyên bố chủ quyền, với chủ định tuyên bố đó sẽ làm tiêu tan dần các quyền kinh tế theo UNCLOS và có thể cả quyền quá cảnh của tàu và máy bay là những quyền mà hiện nay được coi là những của cải chung của toàn cầu (global common). Với những "sự kiện mới ngay tại chỗ” thiết lập chậm chạp nhưng tích tụ dần, Trung Quốc hi vọng sẽ xác lập các tuyên bố chủ quyền của họ trên thực tế (de-facto) và trên pháp lí (de-jure)" --- Robert Haddick, Tạp chí Chính sách đối ngoại, ngày 03 tháng 8 năm 2012.



Những quan sát bước đầu
Tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc (TQ) và các nước láng giềng Đông Nam Á mưng mủ trong nhiều thập kỉ đã bước vào giai đoạn mở màn xung đột từ năm 2008-2009 sau khi TQ tuyên bố biển Đông là một ‘lợi ích cốt lõi’ của TQ, và họ sẽ sẵn sàng đi tới chiến tranh để bảo vệ chủ quyền họ tự tuyên bố đối với nó.
Sự quyết đoán như thế của TQ không làm cộng đồng quốc tế ngạc nhiên vì đã quá quen với các động thái trong quá khứ của TQ và xu hướng nổi cộm của họ là dùng xung đột để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ chứ không phải bằng các sáng kiến giải quyết xung đột.

Monday, August 6, 2012

Có thể là một chứng cớ phụ biên giới TQ phía Nam chỉ tới vĩ tuyến 20


VÀI HIỂU BIẾT CỦA PHƯƠNG TÂY VỀ NƯỚC TRUNG HOA ĐẦU THẾ KỈ 19



Carey, Mathew; Lavoisne, M.
Trích dịch từ: A Complete Genealogical, Historical, Chronological, And Geographical Atlas, Geographical and Statistical Map of China. China and the Tributary Kingdom of Corea. For the Elucidation of Lavoisne's Genealogical, Historical, Chronological, & Geographical Atlas, by C. Gros, 1820. No. 64. Philadelphia. Published by M. Carey & Son. J. Yeager, Sc., 1820.

VỊ TRÍ, RANH GIỚI, VÀ KÍCH THƯỚC

Trung Hoa (thuần tuý)#, nằm giữa 20° và 42° vĩ Bắc, và giữa 98° và 123° kinh đông, được bao bọc, ở phía Bắc bởi các nước Hoa Phiên#, phân cách bởi một bức tường thành to lớn, dài 500 lí; ở phía Đông bởi Thái Bình Dương, ngăn cách với Bắc Mĩ; phía Nam bởi (vương quốc) Bắc Kì# và biển [Nam] Trung Hoa; và ở phía Tây bởi vương quốc Tây Tạng và sa mạc Gobi. Trung Hoa có chiều dài là 1 450 dậm, và chiều rộng là 1 240 dậm, toàn bộ chiếm một diện tích 1 298 000 dặm vuông.

PHÂN BỐ DÂN CƯ, DIỆN TÍCH



..................................................................................................
14 Quảng Đông Quảng Châu 21 000 000 79 456 50 851 840
15 Phúc Kiến Phúc Châu 15 000 000 53 480 34 227 200

-----------------------Tổng cộng 333 000 000 1 298 000 830 719 300


Báo cáo trên được lấy từ số liệu của phái bộ ngoại giao dưới quyền Bá tước Macartney, do Sir George Staunton biên soạn vào năm 1793, theo yêu cầu của ông, số liệu này được Chow-to-Zhin, một quan Trung Hoa cung cấp, và được lập dưa trên các tài liệu xác thực, lấy từ các công sở ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, vì theo số liệu chính thức thu được trong năm 1761, dân số TQ chỉ là 98.214.553 người, nên rất khó tin trong quá trình 32 năm, đã tăng lên gần 135 triệu. Toàn bộ dân số người Hoa chính gốc và Hoa phiên có lẽ vào khoảng 300 000 000.

Friday, August 3, 2012

Phác thảo lịch sử TQ cho tới giữa nhà Thanh


PHÁT THẢO LỊCH SỬ TRUNG QUỐC (THEO THỨ TỰ THỜI GIAN)



Lời giói thiệu Có lẽ việc hiểu biết ít nhiều về LS TQ là cần thiết đối với chúng ta, đặc biệt là đối với những ai quan tâm tới biển Đông,  Xin giới thiệu tài liệu LS ngắn gọn trích từA Complete Genealogical, Historical, Chronological, And Geographical Atlas”, ở trang bản đồ TQ và nước Cao Li chư hầu, in năm 1820 sau chuyến đi TQ của phái bộ ngoại giao Anh do Bá tước Macartney dẫn đầu. Mặc dù sứ mạng không thành công nhưng phái bộ này đã thu thập khá nhiều thông tin về TQ. 


Không nghi ngờ rằng Trung Quốc (TQ) là đế chế cổ xưa nhất của thế giới. Theo ý kiến mới nhất, TQ được thành lập bởi một trong các bộ tộc được hình thành qua sự phát tán của con cháu của Nữ Oa, dưới sự cai trị của vua Nghiêu, sau này đã truyền ngôi cho đồng bạn là Thuấn. Các ý kiến khác cho rằng Phục Hi là người sáng lập chế độ quân chủ này, và hầu hết các tác giả đều xem Phục Hi cũng chính là Nữ Oa. Việc cai trị ở TQ từ thời vua Thuấn đến thời điểm hiện tại, được chia thành 22 triều đại, triều đại đầu tiên trong số đó là nhà HẠ, bắt đầu năm 2198 trước Công Nguyên, được thành lập bởi Đại , người được vua Thuấn ưu ái hơn cả con ruột đã truyền ngôi cho. Triều đại này kéo dài 441 năm, với 17 hoàng đế.

2238 AM Triều đại thứ hai bắt đầu, trước được gọi là nhà THƯƠNG, và sau là nhà ÂN, kéo dài 656 năm, với 30 hoàng đế.

2894 Triều đại thứ ba, nhà CHU, bắt đầu, trong đó Vũ Vương, kéo dài 855 năm, triều đại này đã dựng lên một số tỉnh thành ở vương quốc chư hầu, nhưng vẫn không khuất phục nỗi các chư hầu quá mạnh.

3758 Triều đại thứ tư, nhà TẦN, bắt đầu, và kéo dài 43 năm, dưới 4 hoàng đế, hoàng đế thứ hai là Tần Thỉ Hoàng, để lại một công trình về quyền lực của mình, vẫn còn làm kinh ngạc những người nhìn thấy nó, tức các bức tường thành nổi tiếng, dài khoảng 500 dặm, ngăn cách TQ từ các nước láng giềng phương Bắc. Ông đàn áp các vương quốc chư hầu, và thu hẹp các vương quốc này trở lại tình trạng nhà nước cấp tỉnh trước đó. Phấn khởi với thành công của ông, ông đã trở nên tham vọng muốn được nghĩ là triều đại đầu tiên của TQ, với cách nhìn đó ông đã ra lệnh đốt tất cả các sách vở tài liệu công, và chôn sống người có học nhằm ngăn chặn họ viết lại hồi ức về các sự kiện trong quá khứ.

3801 Triều đại thứ năm, nhà HÁN, bắt đầu với Lưu Bang, vốn xuất thân từ lính, lên ngôi lấy hiệu là Cao Tổ. Trong triều đại của ông, giấy, mực in, và bút lông, vẫn còn được sử dụng ở TQ mặc dù vì bút mực đã được phát minh. Triều đại này kéo dài 424 năm, với 25 hoàng đế.