Friday, February 23, 2024

 

Đàng Trong thế kỉ 17

Một thực thể gắn với biển



Thế kỉ 17 mang đến những thay đổi kịch tính hơn ở bờ biển phía nam, trên vùng đất cũ của Champa. Trên bình diện toàn cầu, cuộc chinh phục Melaka của Bồ Đào Nha vào năm 1511 đã buộc các thương nhân Hồi giáo phải di cư đến các cảng khác của Đông Nam Á như Patani (1520), Banten (1525), Ayutthaya (1540), Cebu (1565) và Makassar (1605), từ đó họ tạo ra các mạng lưới mới có thể thích ứng với sự cạnh tranh ngày càng mở rộng sắp tới của châu Âu. Các cộng đồng thương mại Hồi giáo nhận thêm một cú hích vào những năm 1550 sau khi tuyến đường thương mại Hồi giáo mới giữa Aceh và biển Đỏ được mở ra, nhờ sự quan tâm ngày càng tăng của Ottoman đối với Ấn Độ Dương chỉ một thế kỉ sau khi họ chinh phục Constantinople. Việc mở rộng mạng lưới khu vực và toàn cầu đã kích thích sự tăng trưởng mới ở những nơi như Campuchia, nơi thu hút người Hồi giáo thuộc nhiều sắc tộc, bao gồm cả người Chăm chạy trốn khỏi sự đàn áp của Việt Nam tại quê hương mình, định cư dọc theo sông Mê Kông từ các vùng thượng nguồn của kinh đô Lovek và nơi kế tục nó là Oudong gần sông Tonle Sap đến các vùng hạ lưu được nuôi dưỡng bởi vùng châu thổ rộng lớn của nó. Điều này dường như báo trước sự hồi sinh của Champa. Hơn một lần, như cuốn sách này cho thấy, những hình thái mới trong thương mại châu Á đã khiến các quốc gia Chăm mới vươn lên như phượng hoàng từ đống tro tàn của sự sụp đổ của chế độ trước đó. Tuy nhiên, trong một bước ngoặt kì lạ, mạng lưới xã hội thương nhân và thương mại mở rộng được tạo ra vào thế kỉ 16 tỏ ra có lợi một cách bất ngờ cho người Việt trong thế kỉ kế tiếp, như chúng ta sẽ thấy trong chương này và chương kế. 


Tất nhiên, cuộc Nam tiến của người Việt tới Champa có số phận đã định. Nhưng lí do rất phức tạp. Như được biết hiện nay, cuộc chinh phục không đột nhiên khiến toàn bộ người Chăm biến mất hay phân tán. Giới chủ chốt Chăm dường như muốn tận dụng sự mở rộng mới của các mạng lưới Hồi giáo như một cơ hội để hồi sinh đất nước. Năm 1594, vua Chăm gửi quân trợ giúp Sultan của Johor trong trận chiến với người Bồ Đào Nha ở Melaka. Các vị vua Chăm đã liên tiếp phái tàu đến Manila, Batavia và Melaka từ những năm 1630 đến những năm 1680 để bù đắp cho hoạt động thương mại bị chuyển hướng khỏi các cảng của họ do sự trỗi dậy của Hội An (xem bên dưới). Tuy nhiên, việc mất đi cảng lớn Thị Nại và đồng bằng lớn nhất Quy Nhơn quả đã gây thiệt hại và thiệt hại nặng nề. Các nhóm người Chăm bỏ chạy, và chính quyền Đại Việt định kì buộc những người Chăm khác phải di dời sâu vào đất liền, rời xa các vùng đất trồng trọt và các trung tâm thương mại ở hạ lưu sông. Chỉ do nhiều người, nếu không nói là hầu hết, vẫn ở nguyên chỗ cũ, việc đồng hóa theo thời gian thông qua các phương thức - như hôn nhân dị chủng, nô lệ, cải đạo hoặc cưỡng ép dẫn đến một loại xã hội lai Việt-Chăm rất điển hình cho các xã hội bị chinh phục. Tuy nhiên, càng đi về phía nam, tỉ lệ định cư, ngôn ngữ và văn hóa của người Chăm càng lớn. Những nỗ lực phản kháng và khôi phục xuất hiện theo từng đợt trong sử sách Việt Nam, khẳng định chắc chắn với chúng ta rằng lực lượng Đại Việt sẽ nghiền nát không thương tiếc, dẫn tới sự dời chỗ và tước quyền hơn nữa. Sự biến mất của sự liên quan lâu dài của Champa cả về mặt chính trị với vùng vịnh Bắc bộ lẫn về mặt kinh tế đối với thương mại đường dài liên Á, là một thời điểm bước ngoặt trong lịch sử biển Việt Nam.


Ban đầu đảm nhận việc loại bỏ tận gốc những kẻ ủng hộ nhà Mạc nhằm trợ giúp nỗ lực khôi phục nhà Lê của các chúa Trịnh vào năm 1558, đến năm 1600, Nguyễn Hoàng nhận thấy viễn cảnh giành lại quyền lực ở Thăng Long là vô vọng và đã bỏ chạy về phía nam, đến pháo đài của các con thứ và gia đình họ ở vùng đất cũ của bắc Champa. Trong hơn 200 năm tiếp theo, cơ hội và thiên tài có vẻ đã ưu ái gia tộc của ông, họ đã nuốt chửng các lãnh thổ Chăm còn lại và chiếm miền nam Campuchia lập ra một nhà nước Việt hùng mạnh, một vương quốc trên thực tế đối chọi về mọi mặt với họ Trịnh đang cai trị quê hương tổ tiên của ông. Di sản quan trọng nhất của nó nằm tại các khu vực ở miền Trung và miền Nam Việt Nam hiện đại. Vì vậy, di sản về biển của người Chăm đã tồn tại dưới thời vị chúa mới, người sẽ đảm bảo rằng con phượng hoàng Chăm sẽ không bao giờ quay trở lại, qua việc khai thác chính những lợi thế vốn từ lâu đã mang lại cho người Chăm một dây cứu sinh chính trị của họ, thương mại trên biển của châu Á.


Chế độ mới này bắt đầu ở một dải lãnh thổ mỏng giữa núi và biển. Ở đây, trong 10 thế kỉ, các cảng của Chăm là nơi cập bến của các tàu buôn lớn của Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông, trong khi các lực lượng vũ trang của người Chăm đánh nhau với kẻ thù Việt Nam để giành quyền kiểm soát hoạt động buôn bán đó. Cũng chính tại đây, người Việt và người Chăm đã tương tác và qua đó đã thấm nhuần văn hóa của nhau. Địa lí và kinh tế kết hợp tạo nên tiếng vang mạnh mẽ về sự cạnh tranh kéo dài hàng thế kỉ của Đại Việt với các vương quốc ven biển Chămpa dưới thời họ Nguyễn thế kỉ 17, dù trong hình thức mới về mặt chính trị, với các tay chơi ở cả hai bên lúc này đều là người Việt.


Giống như các vương quốc trước đó, hai vương quốc Việt Nam cạnh tranh giành quyền kiểm soát bờ biển, cả về thương mại lẫn quân sự. Sự thật thì Đàng Trong vẫn là một phần của Đại Việt, mặc dù đến năm 1624 đã ngừng nộp thuế cho triều đình và hoạt động độc lập. Điều này dẫn đến chiến tranh lúc đánh lúc ngưng từ năm 1627 đến năm 1672, trong đó phủ chúa Trịnh của Đàng Ngoài (Đàng Ngoài) phát động 7 chiến dịch quân sự lớn trên bộ và trên biển. Họ Trịnh thất bại, dù đối thủ có những điểm yếu rõ ràng. Trong những ngày đầu, họ Nguyễn phải đối mặt với một kẻ thù mạnh hơn nhiều là họ Trịnh, về mọi mặt. Đàng Ngoài có một hệ thống nhà nước được thiết lập vững, cho phép các chúa Trịnh kiểm soát đất đai nhiều hơn họ Nguyễn sở hữu tới ba hoặc bốn lần và duy trì lực lượng vũ trang lớn hơn gấp ba đến bốn lần. Nhờ có cơ sở sức mạnh ở đồng bằng sông Hồng, các chúa Trịnh còn có được lợi thế về sự hậu thuẫn từ một lãnh thổ rộng lớn và đông dân do người Việt cư trú và cai trị từ lâu, trong khi phủ chúa Nguyễn phải vật lộn với lãnh thổ có người Chăm và các dân tộc khác sinh sống lâu đời với ngôn ngữ và văn hóa khác biệt với người Việt về nhiều mặt. Tuy nhiên, họ Nguyễn đã đẩy lùi một cách quyết định tất cả 7 cuộc xâm lược của quân Trịnh và có thể đẩy biên giới phía nam của họ đến đồng bằng sông Cửu Long, chiếm cứ vĩnh viễn phần đất còn sót lại của người Chăm và phần lớn miền nam Campuchia, người Khmer Krom - 'Campuchia hạ' (xem Bản đồ 8.1). Khi phủ chúa Trịnh cuối cùng đã từ bỏ tham vọng chinh phục đối thủ phía nam vào năm 1672, họ Nguyễn đã giành được quyền tự chủ trên thực tế. Nhiều thế kỉ tranh chấp dọc theo bờ biển dài giữa vĩ tuyến 14 và 18, đầu tiên là giữa người Việt với người Chăm và bây giờ là giữa người Việt với nhau, đã chấm dứt. Vận mệnh của các lãnh thổ Chăm trước đây giờ đây nằm hoàn toàn trong tay người Việt. Vì vậy, chính người Việt, chứ không phải người Chăm, đã có thể tận dụng sự phát triển mạnh mẽ về giao thương và thương mại vốn là đặc trưng của thế kỉ 17.


Bản đồ 8.1 Việt Nam mở rộng về phía Nam

Được phép của Anthony Reid, A History of Southeast Asia (West Sussex Wiley Blackwell, 2015), tr. 182


Nhìn lướt qua địa lí của Đàng Trong sẽ giúp giải thích tại sao tất cả điều này lại xảy ra. Hầu hết lãnh thổ của Đàng Trong thế kỉ 17 là những dải đất dài và hẹp nằm giữa dãy Trường Sơn và biển Đông. Đôi khi khoảng cách giữa núi và biển chỉ có 15 km. Khi đó, về tổng thể, địa lí của Đàng Trong đã định vị xã hội người Việt ở Đàng Trong gần với biển hơn nhiều so với xã hội phía Bắc. Sự giàu có và sức mạnh nằm ở việc kiểm soát chuỗi cửa sông mà qua đó các nhà sản xuất ven sông và ven biển làm ăn trực tiếp hoặc gián tiếp với các thương nhân đường biển. Vị trí địa lí như vậy khiến các thủy thủ, lái tàu, người khuân vác, người đóng thuyền và chủ quán trọ không thể thiếu, đồng thời cung cấp sinh kế cho ngư dân, người làm muối, người buôn bán nhỏ, gái mại dâm, người lao động, kẻ trục lợi và dân buôn lậu. Những người này rất cần cho việc cung ứng, phân phối và hoạt động tổng thể của cả cảng lẫn hệ thống thương mại phục vụ nó. Không có họ, sẽ không có thương mại đường biển. Vì biển ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của rất nhiều người dân sống ở đó nên nó có tầm quan trọng to lớn đối với việc hình thành Nhà nước Đàng Trong.


Để đánh giá cao sức mạnh của biển trong việc hình thành Đàng Trong của họ Nguyễn, chương này tập trung vào bốn khía cạnh bộc lộ trong chiến lược của họ Nguyễn nhằm thiết lập và bảo vệ quyền lực: Địa lí hành chính của phủ chúa, thúc đẩy thương mại với nước ngoài, khai thác cướp biển và các hình thức phá hoại khác và liên minh với xứ [Đài Loan] của họ Zheng (Trịnh) Trung Quốc, cũng như hoạt động khai thác rừng của nước này. Những yếu tố này tỏ ra quan trọng đối với sự thành công của họ Nguyễn trong việc lập ra một Nhà nước Việt Nam mới trên đất của người Chăm, chinh phục các vùng đất phía nam của người Khmer, và đảm bảo việc định cư và chủ quyền lâu dài của người Việt ở đó, như Chương 9 sẽ cho thấy.


Tàu thuyền và sức mạnh họ Nguyễn


Hải chiến không là điều lạ với lịch sử Việt Nam. Tất cả các trận đánh lớn quyết định số phận của một triều đại Việt Nam nào đó đều diễn ra trên biển, cụ thể là ở các vùng nước ven biển, vùng châu thổ sông, cửa sông. Ở đó, hạm đội Đại Việt bảo vệ vương quốc của họ trước sự xâm lược hầu hết là của thủy quân Trung Quốc, đặc biệt là các đế quốc Nam Hán, Tống, Nguyên và Minh. Vào những lúc khác, các cuộc viễn chinh của Đại Việt do các triều đại Lý, Trần và Lê huy động đã đánh với Champa để giành quyền kiểm soát bờ biển. Tuy nhiên, không có kinh nghiệm nào trước đây có thể so sánh được với Đàng Trong của họ Nguyễn về mặt huy động xã hội và tầm vóc ảnh hưởng của nó đối với xã hội và nền kinh tế. Như vậy, sự chuyên tâm của Đàng Trong đối với biển như một chiến lược chính trị là một bước tách đi mới trong lịch sử Việt Nam.


Khía cạnh hải quân mạnh mẽ của sức mạnh họ Nguyễn gần như được công nhận ngay khi gia tộc Nguyễn Hoàng bước vào con đường tự trị. Trương Tiếp (Zhang Xie) đã viết về điều này từ năm 1617, trong cuốn Đông Tây Dương khảo, ông mô tả ‘người đứng đầu Quảng Nam’ (có lẽ là Nguyễn Phúc Nguyên, con trai của Nguyễn Hoàng) và hiệu quả của ông trong việc kiểm soát bờ biển:


Người đứng đầu Quảng Nam dùng quyền lực đối với mọi dân tộc phía Nam (di) trong khu vực. Cảng Tân Châu (Thị Nại) và Tiyi (Nước Mặn) đều tuân phục ông. Tất cả các tàu ghé vào hai cảng này đều phải đi vài ngày tới Quảng Nam để cống phẩm vật. Người đứng đầu Quảng Nam cũng dựng biển gỗ [dọc bờ biển]. Những người vượt qua tấm biển phải thể hiện sự tôn trọng trước khi tiếp tục chuyến đi và không ai dám phàn nàn. Sự kính nể mà họ tạo ra được cảm nhận được bao quanh khu vực.


Cuộc chiến của họ Nguyễn dựa vào tàu thuyền. Mặc dù 'thuyền' (thuyền/tàu) cũng đã từng là một đơn vị quân sự cơ bản ở Đàng Ngoài, nhưng chính ở Đàng Trong một đơn vị như vậy mới hiện ra đầy đủ ý nghĩa của nó. Những người lính đã nhập ngũ và nhiều người đến từ nền văn hóa tàu thuyền, vì vậy họ tỏ ra dễ dàng thích nghi với việc phục vụ thủy quân. Thuyền buồm đóng quân ở mỗi tỉnh (cách nhau bởi các con sông lớn) và tuần tra dọc bờ biển. Một bản đồ thế kỉ 17 cho thấy 5 bến tàu được xây dựng ở hai phía của hai bến cảng Eo và Tư Khách chỉ riêng ở Huế. Trong vòng 10 năm đánh nhau với họ Trịnh, số lượng thuyền chiến ở Đàng Trong đã tăng gấp đôi từ 100 trong những năm 1620 lên 230 vào năm 1642, cho thấy khả năng huy động lao động và vật lực của họ Nguyễn. Điều đáng chú ý nhất về sức mạnh hải quân của họ Nguyễn là vào năm 1643. Trong một trận đánh quyết định, khoảng 50 chiếc thuyền buồm họ Nguyễn đã tiêu diệt một hạm đội ba tàu chiến của Hà Lan, làm nổ tung soái hạm huỷ diệt mọi thứ trên tàu. Như Anthony Reid nhận xét, đây 'có lẽ là thất bại nhục nhã nhất của hải quân Hà Lan dưới tay người châu Á trước những năm 1940'.


Tàu thuyền không thể thiếu cho hoạt động buôn bán với nước ngoài, là xương sống của nền kinh tế họ Nguyễn. Điều này được thể hiện trong bức tranh cuộn nổi tiếng của Nhật Bản 'Chuyến đi Đàng Trong của Chaya'. Trên bức tranh này, tàu của Chaya được ba chiếc thuyền kéo về phía Thanh Chiêm, cơ quan hành chính Quảng Nam, nơi con trai của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên cư trú. Trên bức tranh này có ít nhất bốn nghề của người Đàng Trong được thể hiện: thương nhân, hoa tiêu, thông dịch viên, lính gác ven biển ở tháp canh, nếu chúng ta không chắc chắn về bản chất của chiếc thuyền ngoài văn phòng ghi là 'du thuyền'. Tất cả đều là một phần của thế giới biển của Đàng Trong. 


Trong bức tranh phong cảnh này của Đàng Trong chúng ta phải thêm ghe bầu, một loại thuyền kiểu Malay được thấy có i khắp Đàng Trong từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 19, đặc biệt từ Hội An về phía nam đến Thuận Hải, một khu vực có ảnh hưởng mạnh mẽ của người Chăm. Ghe bầu có thể chở từ 70 đến 120 tấn và chủ yếu được sử dụng trong buôn bán ven biển. Các học giả Việt Nam cho rằng cả công nghệ lẫn tên gọi đều là vay mượn, rất có thể trực tiếp từ các thợ đóng thuyền Chăm và thương nhân ven biển, những người có quan hệ lâu đời với người Malay, vì gai là tiếng Malay chỉ sợi dây hay dây giữ cột buồm và bầu là một từ biến thể của từ prau trong tiếng Malay. Nhà đi biển John Barrow đã nhìn thấy chúng quanh Đà Nẵng vào cuối thế kỉ 18, sau khi một số loại của chúng đã có cải tiến, nói rằng 'nhiều loại giống như loại proas thường gặp của người Malay, cả về thân tàu và trang bị'. Giống như những chiếc prau của người Malay, ghe bầu ở Đàng Trong không sử dụng đinh sắt, một đặc điểm đóng tàu điển hình của Đông Nam Á, nhưng khác với chiếc prau của người Malay, tất cả ghe bầu đều có vẽ mắt. Điều này giống với thuyền mành của Trung Quốc. Mắt rất quan trọng đối với ghe bầu đến nỗi những người đóng ghe tin rằng ghe bầu không có mắt thì không thể được gọi là ghe bầu. Ghe bầu là hiện thân của sự lai tạp về văn hóa biển của xã hội Đàng Trong.


Ghe bầu được đóng để đi ra biển buôn bán lớn hơn là cho việc bán rong; chỉ những người giàu mới có thể sở hữu chúng và thuê người vận hành (TV. lái) chúng. Ở đây, một nghề cụ thể đã được tạo ra và một cái tên được đặt ra: 'Các lái' hay 'lái bạn' [có lẽ là bạn lái - ND], cả hai đều ám chỉ một nhóm người làm nghề lái ghe bầu. Theo Trần Văn An, hàng năm các đoàn ghe bầu sẽ khởi hành từ các vùng xung quanh Hội An để đi về phía nam, mang theo các sản vật địa phương của Quảng Nam như quế và đường để đổi lấy gạo và nước mắm. Ghe bầu gắn liền với những thương nhân Thuận Quảng đi buôn ở miền Nam mà người miền Nam vùng đồng bằng sông Cửu Long đặt cho họ một cái tên: ' Bọn Ghe Bầu ' hay 'đám (băng?) ghe bầu'. Vương Hồng Sển, nhà sử học hàng đầu về đồng bằng sông Cửu Long đã nêu trong Từ điển Phương ngữ Nam Bộ: 'Thuyền có bụng to, mũi hếch gọi là ghe bầu; nó được đóng để đi biển. Cụm từ bọn ghe bầu có nghĩa là "người miền Trung [Việt Nam]".'


Đàng Trong theo truyền thống của Champa thực hiện hai nghi lễ quan trọng là mở núi (khai sơn) và cầu gió (đảo phong). Một số phiên bản của nghi lễ đầu, có liên quan chặt chẽ đến việc thu thập gỗ trầm hương, có lẽ đã tồn tại ở khu vực này trong nhiều thế kỉ trong người Chăm, trong khi nghi lễ thứ hai phát triển từ tập tục ở miền nam Phúc Kiến từ thời nhà Tống, có thể được chia sẻ hoặc học hỏi từ các công quốc Chăm. Theo Lê Quý Đôn, hai nghi lễ này được triều đình họ Nguyễn thực hiện và mỗi năm đều có dành tiền ra cho việc tổ chức. Chúng dường như là những nghi lễ quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh tế của họ Nguyễn và chắc hẳn đã được cộng đồng tham gia rộng rãi. Như Chang Pin-tsun đã mô tả miền nam Phúc Kiến thời nhà Tống về việc cầu gió biển lành, ‘Mọi người thuộc mọi cấp và ngành nghề đều có lợi ích trong thương mại biển. Tục lệ coi biển là nơi ngăn trở đã được thay bằng tục lê mới coi biển là nguồn cơ hội kinh tế.' Cũng vì lí do đó mà tục tôn kính cá voi ở địa phương, loài Cá Nhân Từ, đã trở nên đặc biệt phổ biến, bởi vì nó 'giúp người dân khi gặp bão trên biển nhưng chỉ ở phía Nam, từ sông Gianh đến Hà Tiên'. Nguyên nhân, theo Lê Quang Nghiêm, là do người phía Bắc không tin vào Cá Ông - vì thế mà ở miền Nam có câu nói phổ biến: tại Bắc vi ngư, tại Nam vi thần (bắc là cá, nam là thần). Được nghe rằng hình Cá Ông được bày trong đền Lê Văn Duyệt, Tổng trấn miền Nam (Gia Định tổng trấn), khác với đa số các đền thờ ở Việt Nam.


Thậm chí ngày nay, các nghi lễ cúng bái chào đón Cá lớn của biển Nam vẫn được tổ chức hàng năm ở miền Nam Việt Nam. Một lãnh tụ nghĩa binh ở thế kỉ 19, Nguyễn Trung Trực, được cho là hóa thân của vị thần cá voi này, Cá Ông, người mà tới lượt mình lại là một hóa thân của Thần biển Nam. Các nghi lễ khác cho thấy nguồn gốc hoặc mối liên hệ của người Chăm đã được ghi chép vào cuối thế kỉ 20. Một số làng chài người Việt ở tỉnh Khánh Hòa từng tôn kính hai loại linh vật Chăm là yoni linga, những quan niệm của Ấn Độ giáo tôn vinh sức mạnh sinh sản của nam và nữ. Vào thế kỉ 20, người Việt ở các tỉnh Đàng Trong cũ khác cũng được ghi nhận là đã mời các pháp sư (shaman) Chăm đến thực hiện nghi lễ cúng thần linh Chăm được gọi là dàng (phát âm là yang) trong tiếng Việt. Từ dàng là một biến thể tiếng Việt của từ Chăm yang, mà từ có họ hàng của nó trong tiếng Java và tiếng Malay có nghĩa là “trời”.


Trong số tất cả các loại hoạt động trong thế giới sông biển Đàng Trong giúp xác định và bảo vệ Đàng Trong của họ Nguyễn, một loại hoạt động biển khác cần được đề cập ở đây, nghĩ rằng là do tầm quan trọng của nó trong thời kì đầu cai trị của họ Nguyễn. Đó là việc trục vớt trên biển, dính dáng đến việc cướp bóc có tổ chức hoặc nhất thời vô số tàu thuyền từ nơi khác bị đắm dọc theo bờ biển ít dung thứ của Đàng Trong. Từ rất lâu trước khi họ Nguyễn đến, dải bờ biển tương đối ngắn này đã làm thành một trong những đoạn nguy hiểm nhất của tuyến đường thương mại biển ở biển Đông. Một số nhà khảo cổ học ước tính có tới cả ngàn tàu thuyền có thể đã bị bỏ xác ở đây, chỉ tính riêng một bãi biển Quảng Ngãi đã phát hiện được 8 xác tàu. Nguyễn Hoàng đã sớm nhận ra giá trị tiềm năng của các hoạt động trục vớt vớt xác lập lâu đời mà ông phát hiện được ở đây và tổ chức một số làng thành cái mà trên thực tế là các đội trục vớt được cấp phép mà các thành viên của họ thường xuyên chèo thuyền ra các bãi cạn và bãi cát ngoài khơi để thu nhặt vàng, bạc và các hàng hóa có giá trị hoặc hữu ích khác từ tàu thuyền bị đắm. Nhưng đối với Nguyễn Hoàng, những món đồ được chào đón nhiều nhất mà các thần dân sống ven biển của ông vớt được có lẽ là vũ khí, đặc biệt là đại bác. Những khẩu pháo cỡ lớn của châu Âu vừa đắt tiền vừa thiết yếu, và biển đã cung cấp chúng miễn phí với số lượng đáng kể cho họ Nguyễn, một lợi thế quý giá vào thời điểm mà nguồn cung cấp ổn định pháo lớn không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Chúng ta biết điều này qua lời kể của nhà truyền giáo Dòng Tên Cristoforo Borri, sống ở Đàng Trong nhiều năm trong những năm 1610. Ông kể rằng họ Nguyễn ‘trong một thời gian ngắn đã tập hợp được rất nhiều khẩu đại bác, từ xác tàu của một số tàu Bồ Đào Nha hoặc Hà Lan, bị dạt lên những tảng đá này, được người dân quê nhặt lên, có khoảng 60 khẩu loại lớn nhất được thấy được nhìn thấy trong cung điện của nhà vua vào lúc này'. Nói cách khác, một phần số đại bác tiên tiến rất quan trọng đối với sức mạnh quân sự của họ Nguyễn, đặc biệt là trong thời kì đầu, có thể tương ứng với những chiến lợi phẩm tích lũy được của họ Nguyễn. Ngay cả theo cách bất ngờ này, việc tiếp cận tàu thuyền và biển đã cho thấy giá trị của nó trong cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn của quốc gia non trẻ này.


Họ Nguyễn thế kỉ 17 đã mở rộng thu hoạch từ biển của mình bằng cách chuyển từ hoạt động trục vớt sang cướp bóc có tổ chức, đôi khi không thua gì cướp biển. Bị bao bọc giữa bờ biển và các bãi cạn và bãi cát dịch chuyển của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong một khu vực thường xuyên có gió chuyển hướng, tuy nhiên, tuyến đường khó đi này vẫn là tuyến đường an toàn duy nhất hiện có trong thời đại tàu buồm cho việc việc vận chuyển hàng hóa đến và đi từ Trung Quốc. Một người châu Âu đi dọc bờ biển này vào năm 1695 đã báo cáo rằng có rất nhiều vụ đắm tàu xảy ra ở đây mỗi năm đến nỗi các ghe thuyền của họ Nguyễn luôn rình mò, tìm kiếm lợi lộc từ một con tàu gặp nạn bị mất tích trong các bãi cạn. Đến đầu thế kỉ 18, một nguồn tài liệu Trung Quốc thậm chí còn nêu rằng họ Nguyễn đã mở rộng các hoạt động kiểu dã thú kể cả tống tiền được thực hiện đối với các tàu đã bị đẩy chệch đường. Nó cảnh báo người đi biển rằng: ‘Đối với tàu thuyền nào có ý định đi các cảng khác nhưng vô tình đến Quảng Nam, [phủ chúa] coi [chúng] là do trời phái tới. Họ sẽ đánh thuế gấp đôi và sẽ không hài lòng ngay cả khi họ chia sẻ một nửa số hàng hóa trên tàu.'


Những hoạt động xấu xa nhưng được lợi lộc này lặp lại hành vi của người Chăm dọc theo bờ biển trong những năm trước đó, dù họ Nguyễn có biết hay không. Tôi tin rằng những gì chúng ta thấy ở đây là chủ nghĩa cơ hội và tính linh hoạt mà những người Việt mới đến cần noi theo để tồn tại trong cuộc đấu tranh sinh tử ở một vùng đất ít được biết đến, nơi việc làm chủ thế giới sông nước và không gian biển thực sự có ý nghĩa khác biệt giữa sự sống còn hoặc sự sụp đổ của chế độ họ Nguyễn.


Cảng và việc mở rộng sức mạnh ven biển về phía Nam

Về mặt địa lí, sự bành trướng của họ Nguyễn chủ yếu dọc theo bờ biển. Dựa trên nghiên cứu của mình từ văn khố của Phái bộ truyền giáo hải ngoại Paris [Missions-Étrangères de Paris (MEP)], Nola Cooke chỉ ra rằng trong giai đoạn đầu của việc mở rộng, họ Nguyễn và các thần dân của mình chủ yếu nhắm vào tài nguyên thiên nhiên của người Chăm thông qua mạng lưới thương mại biển của họ trong khi ít quan tâm đến đất nông nghiệp của người Chăm mãi cho đến giai đoạn sau. Nhà truyền giáo Bénigne Vachet, người đã thâm nhập vào các nhóm quan đại thần của Chúa Hiền (k.1648-1687) đã mô tả sự xâm lấn của người Việt vào Champa không phải là về số đất bị sáp nhập mà về việc kiểm soát các cảng và các chợ. Ông viết, người Đàng Trong đầu tiên ‘thành lập các thuộc địa ở tất cả các khu chợ’ của Champa và sau đó, sau khi biến vua Chăm thành chư hầu của mình, chúa Nguyễn ‘buộc ông phải chấp nhận để người Đàng Trong trông coi các bến cảng của mình, không còn được phép có quân đội riêng của mình nữa.' Cooke chỉ ra, 'mong muốn kiểm soát chợ và cảng Chăm của họ Nguyễn có lẽ là chìa khóa để hiểu các sự kiện trong quan hệ Chăm-Nguyễn thế kỉ 17'.


Do đó, chìa khóa để kiểm soát là cảng. Như Wheeler đã chỉ ra, nó 'xúc tác cho phát triển kinh tế, củng cố chính trị, tái tổ chức xã hội và chuyển đổi văn hóa ở Đàng Trong và tích hợp quần đảo đồng bằng phù sa dọc theo một trục được xác định bởi dòng chảy ven biển'. Chú trọng vào bến cảng, chợ búa đã giúp họ Nguyễn tự vệ trước miền Bắc nên có vẻ như họ cũng coi đó là chìa khóa để bành trướng về phía Nam.


Kết quả là, địa lí của sự kiểm soát hành chính của họ Nguyễn ở mỗi tỉnh của nó trông giống như thế này: Các tỉnh - từ đúng là các dinh được hình thành xung quanh các lưu vực sông riêng lẻ và có trụ sở chính ở đồng bằng hạ lưu sông. Chợ trung tâm của khu vực đặt gần đó. Ở hạ lưu, các trấn giám sát cả cảng chính lẫn cảng phụ, trong khi ở thượng nguồn các trạm đầu nguồn (nguồn ) bảo vệ các chợ nơi mà các thương nhân vùng hạ lưu, điển hình là người Việt và người Hoa, có thể giao dịch với những người không phải người Việt ở vùng thượng lưu. Điều này đã gắn kết các vùng nội địa miền núi với cảng chính của lưu vực sông ở bến cảng cửa sông bên dưới. Các tuyến đường bộ đã kết nối Đàng Trong với các xã hội thuộc lưu vực sông Mekong và xa hơn nữa, cũng như với Đàng Ngoài và Vân Nam ở Trung Quốc. Bờ biển đóng vai trò là huyết mạch chính của vương quốc, nối liền các khu vực bị chia cắt của nó qua các cảng ở hạ lưu. Các đầm, kênh và các đảo ngoài khơi (hòn, cù lao) cung cấp nơi neo đậu, trạm hải quan, mốc chỉ đường và các căn cứ để từ đó theo dõi và điều tiết giao thông dọc bờ biển. Các thuyền neo đậu gần các pháo đài ở bến cảng, liên kết chúng với các pháo đài lân cận dọc theo bờ biển và kết nối chúng với các tuyến đường thủy nội địa được phục vụ bởi nhiều loại tàu thuyền của phủ chúa, phản ánh một mạng lưới hành chính và trao đổi tích hợp hài hòa với mô hình Bronsonite đã sửa đổi.


Bản đồ 8.2 Vị trí các chợ và nhà nghỉ ở Đàng Trong của họ Nguyễn, k. 1690


Trong bối cảnh địa lí chính trị này, tầm quan trọng của các thể chế xã hội trở nên rõ ràng. Ví dụ, Bản đồ 8.2 cho thấy vị trí của các chợ và nhà nghỉ, chìa khóa trong việc hậu thuẫn các trung tâm thương mại (cũng như quân sự) Đàng Trong vào khoảng năm 1690. Gần như tất cả đều nằm gần các bến cảng, nơi có cảng, pháo đài và tàu buôn.


Các cảng cũng được đặt ở nơi mà các trung tâm tôn giáo được lập ra. Theo Jean de Courtaulin, sau khi đến Champa vào cuối những năm 1670, ông phát hiện ra rằng có 'ở mỗi cảng một Nhà thờ' dành cho người dân và những người theo đạo Cơ đốc đến thăm, ông viết rằng họ có:


lệ đến đó để lấy hàng hóa, vì việc buôn bán rất tốt, vì vương quốc này đã mang lại sự giàu có to lớn cho vua Đàng Trong và cho tất cả các thương nhân mà bất chấp sự cấm đoán của Vua Đàng Trong, họ vẫn đến đó làm ăn.


Điều tương tự cũng xảy ra với các ngôi chùa Phật giáo - chính quyền họ Nguyễn và giới chủ chốt khác của Đàng Trong đã tài trợ cho nhiều ngôi chùa trong những năm 1600. Là trung tâm của hoạt động kinh tế và xã hội ở mỗi tiểu vùng của Đàng Trong, các cảng hạ lưu còn phục vụ thêm cho mục đích chính trị của họ Nguyễn. Nằm trong đó là chìa khóa để kiểm soát tài nguyên, dân số và giao thông nội địa và bờ biển.


Thuyết quyết định địa lí không phải là mọi thứ trong việc hình thành các quốc gia có lãnh thổ, nhưng quả nó có đóng một vai trò nào đó, như Fernand Braudel đã chỉ ra. Địa lí của quyền lực họ Nguyễn theo nhiều cách lặp lại những đặc điểm của những chế độ trước nó. Ví dụ, ngay cả vị trí của các kinh đô họ Nguyễn vào thế kỉ 17 và 18 cũng ở ngay tại hoặc gần các kinh đô Lâm Ấp cũ, như Bản đồ 8.3 cho thấy. Trong lịch sử 200 năm của mình, triều đình họ Nguyễn đã 5 lần dời đô nhưng không lần nào rời xa kinh đô Lâm Ấp, theo Bản đồ 8.4.


Bản đồ 8.3 Thành Lâm Ấp thiên kỉ thứ nhất và kinh đô của các chúa Nguyễn


Bản đồ 8.4 Vị trí kinh đô của chúa Nguyễn


Điều thú vị là những người cùng thời với Đàng Trong đã nhìn thấy yếu tố địa lí trong nền kinh tế chính trị của đất nước khá rõ ràng. Hai trăm năm sau khi Đàng Đàng Trong thành lập, Karl Gützlaff (1803-1851), một nhà du hành giàu kinh nghiệm về biển Đông đầu thế kỉ 19, đã tóm tắt lí do tại sao nhà nước Việt Nam này lại đặc biệt khác biệt so với các nhà nước trước nó và Đế quốc Đại Nam sau đó: 'Đàng Trong, chỉ bao gồm một dải đất hẹp dọc bờ biển, không bao giờ có thể trở thành một quốc gia hùng mạnh nếu không tận dụng được lợi thế về vị trí ven biển của mình.' Điều này có thể dễ dàng nói cho Lâm Ấp hay Champa, những chủ nhân trước đây của dải đất hẹp này. Địa lí chắc chắn đảm bảo rằng Đàng Trong sẽ duy trì sự kế tục mạnh mẽ từ các chế độ trước đó trong khu vực. Khả năng đồng hóa hệ sinh thái chính trị biển của mình đã cứu họ Nguyễn. Đàng Trong của họ Nguyễn về cơ bản là một cường quốc biển, và đặc điểm liên quan đến biển này là nền tảng cho lịch sử của nó.

Một xã hội lai


Cuộc tấn công năm 1471 nẩy sinh trực tiếp từ chương trình cải cách Tân Nho giáo sâu rộng của Lê Thánh Tông nhằm chuyển đổi nền chính trị, hành chính, giáo dục, văn hóa và đời sống tinh thần của Đại Việt. Cho đến khi có quá trình thay đổi và đổi mới khác thường này, các vị vua Việt từng là một trong số nhiều vua chúa trong vùng có lệ làm thông gia với nhau và xưng hô với nhau theo vai vế họ hàng. Nhưng Lê Thánh Tông từ bỏ truyền thống lâu đời này một cách có chủ ý khi kiên quyết trừng phạt vua Chăm vì tội quá ngạo mạn đến mức tự xưng mình là dượng và coi Lê Thánh Tông là cháu họ.


Nếu nhà nước Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông và các vua kế nhiệm ông tìm cách tách khỏi những ảnh hưởng trong vùng thì không phải tất cả người dân Việt Nam đều làm như vậy, nhất là những người sống ở Thuận Quảng vốn là đất Chăm trước đây. Có rất ít bằng chứng bằng văn bản cho điều này ngoài chiếu chỉ năm 1499 cấm người Việt kết hôn với phụ nữ Chăm, điều này hàm ý mạnh mẽ rằng tập tục này vẫn tồn tại cho đến ít nhất là thế kỷ 16; nhưng có thể rút ra nhiều điều được xây dựng lại từ các nguồn khác về nguồn gốc của xã hội lai mà Nguyễn Hoàng và những người theo ông phát hiện sau năm 1558. Bộ bằng chứng đầu tiên là về ngôn ngữ học. Năm 1931, Léopold-Louis Cadière, một nhà quan sát nhạy bén về con người và sự vật ở miền Trung Việt Nam, đã bàn luận về việc các phương ngữ khác nhau trong khu vực đã bộc lộ quá khứ pha trộn sắc tộc của nó như thế nào. Theo ông, phương ngữ do người dân bình thường ở phía nam Đà Nẵng nói đã trải qua nhiều thay đổi đến mức nếu người ta ghi lại một văn bản trực tiếp từ lời nói phổ biến ở khu vực này thì “nó sẽ hoàn toàn không thể hiểu được”. Trong số những thay đổi khác mà ông đã xác định, âm họng đầu và âm môi V đã mềm đi rất nhiều trong cách nói địa phương ở đây đến mức ông tin rằng nó đã trải qua 'một sự biến đổi bao gồm rất nhiều yếu tố', 'chắc chắn là do sự đồng hóa của các nhóm dân cư tồn tại từ trước' trong khu vực này. Nghiên cứu gần đây hơn của Hồ Trung Tú ủng hộ quan điểm của Cadière, mô tả một tình huống mà trong đó 7 hoặc 8 thế hệ trước chiến thắng vĩ đại của Lê Thánh Tông, người Việt sống như sắc dân thiểu số ở vùng đất Chăm, sử dụng tiếng Chăm làm ngôn ngữ giao tiếp chung (lingua franca), và tự do lấy vợ Chăm. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của Quảng Nam, nơi mà sự hòa trộn lâu dài này đã tạo ra một phương ngữ độc đáo được gọi là ‘giọng Quảng Nam' (giọng Quảng). Nó được tìm thấy ở khu vực mà Cadière đã bàn luận ở trên, chủ chủ yếu ở phía nam sông Thu Bồn, nơi từng là vùng biên giới Việt-Chăm. Trần Quốc Vượng cho biết thêm, phương ngữ này xuất phát từ “cách các bà mẹ Chăm nói tiếng Việt”. Họ truyền lại cách nói này cho con cháu, hết thế hệ này qua thế hệ khác [cuối cùng] nó đã trở thành giọng Quảng!'


Hôn nhân dị chủng giữa đàn ông Việt và phụ nữ Chăm không chỉ tạo ra một sắc thái địa phương độc đáo theo thời gian mà còn tạo ra một dân cư lai địa phương hóa. Một lúc nào đó sau khi những người Thanh Hóa-Nghệ An dưới thời Nguyễn Hoàng đến sinh sống vào năm 1558, cả những người cai trị mới lẫn người Chăm địa phương bắt đầu phân biệt người Việt cư trú lâu năm hoặc người Chăm Việt hóa với những người mới đến này. Trong Văn khố Hoàng gia Chăm, một biến thể của từ 'Kinh', hay Việt là Kinh cựu dân [người Kinh cũ] xuất hiện nhiều lần: chẳng hạn, vào năm 1748, có ghi chép lại rằng vua xứ Panduranga [bây giờ là Phan Rang - ND] có giao tiền cho một Kinh cựu dân tên là Lái Châu (‘lái buôn' Châu) để thay mặt ông buôn bán ở Hà Tiên. Quan chức thuộc địa Pháp Etienne Aymonier sau này đã xác định những Kinh cựu dân này là 'Métis Tjames (Cham) Annamites' (dân lai Chăm Việt), nói thêm rằng 'họ nói hai thứ tiếng thay đổi nhau, và phong tục của họ là phong tục của hai chủng tộc này'. Aymonier mô tả một quá trình đang xảy ra trước mắt ông ở đây, nên có vẻ như cũng chính từ này khi được sử dụng trong Văn khố Hoàng gia Chăm có nghĩa là 'dân Kinh thời trước', tức là những người xác định mình là dân Việt có gốc gác tại chỗ trước thời Nguyễn Hoàng. Trong ngữ cảnh các tài liệu văn khố Chăm, những người này rất có thể là người Việt có tổ tiên Chăm hoặc người Chăm đã Việt hóa trước dòng người Kinh tràn tới sau năm 1558, nghĩ rằng vì số lượng những người như vậy sẽ lớn hơn rất nhiều so với chỉ những người trong quá trình Việt Nam hóa như Aymonier mô tả. Ở những nơi khác, và ở mức độ thấp hơn nhiều, nó cũng có thể chỉ những người có tổ tiên nằm trong số các phụ nữ bị bắt từ các bộ lạc.


Trong khi không có bất kì bằng chứng trực tiếp nào cho thấy chính xác những người này là ai, rất đáng để xét ngắn gọn những bằng chứng gián tiếp nào có thể có liên quan đến họ. Ví dụ, những người chuyển đổi về văn hóa như vậy có thể ẩn giấu một sự thật thú vị mà Hồ Trung Tú tình cờ bắt gặp gặp khi ông nghiên cứu gia phả của 13 gia tộc Việt được tôn vinh như những gia tộc tiên phong ở Trà Nhiêu, một khu vực gần Hội An. Tất cả các tài liệu này đều khẳng định các gia tộc này đã đến khu vực này vào năm 1471, cùng với quân đội của Lê Thánh Tông, nhưng không có gia phả nào mà ông xem xét chứa hơn 12 thế hệ, cho thấy các gia tộc này phải gần một thế kỉ sau mới đến, sau thời Nguyễn Hoàng. Bằng chứng gián tiếp khác cũng có thể nằm ở hình thức ăn mặc của phụ nữ. Vào giữa những năm 1550, trước khi Nguyễn Hoàng đến, học giả địa phương Dương Văn An đã viết một văn bản quý giá về vùng Thuận Hóa, trong đó ông mô tả phụ nữ Thuận Hoá ăn mặc theo kiểu Chăm. Những gì mà điều này muốn nói đã được một tài liệu người Phúc Kiến thế kỉ 17, Đông Tây dương khảo nêu ra, mô tả những người phụ nữ ở các chợ Thuận Hóa: ‘Họ xoã tóc và để tóc bay trong gió; họ quàng một chiếc khăn ở một bên vai giống như kiểu trang phục của bồ tát; khi có người tới nhà thì họ sẽ mời trầu để tỏ lòng hiếu khách.' Điều này có vẻ giống phụ nữ Lào, Thái hoặc Khmer hơn là bất cứ thứ gì theo truyền thống Việt, và quả thực vẫn có thể thấy ở phụ nữ Chăm ngày nay.


Ngoại thương của họ Nguyễn: Xương sống của nền kinh tế Đàng Trong


Đàng Trong được lập ra đúng lúc, trong 'thời đại thương mại ở Đông Nam Á'. Chính sự kết hợp may mắn giữa đấu tranh chính trị nội bộ và phát triển kinh tế bên ngoài này đã giúp cho nhà nước Nam Việt Nam mới, trong vài thập kỉ ngắn ngủi, trở nên giàu có và đủ mạnh để có thể đảm bảo sự độc lập của mình đối với phía bắc và có nguồn tiền của để chi cho việc mở rộng về phía nam. Tất cả những bước tiến này phần lớn dựa vào sự giàu có nhờ biển, nếu không có nó thì họ Nguyễn không bao giờ có thể huy động để đánh bại các cuộc tấn công của phương bắc vào thế kỉ 17, chứ chưa nói đến việc tiến vào đồng bằng sông Cửu Long, phong tỏa đường tiếp cận biển của Campuchia và cạnh tranh với đối thủ hùng mạnh nhất của Đại Việt trong thế kỉ 18 là Xiêm.


Kiểm soát ngoại thương đã trở thành trọng tâm trong công việc của họ Nguyễn trong thế kỉ tồn tại đầu tiên của nó. Với vị trí địa lí kinh tế biển, họ Nguyễn nhìn thế giới chủ yếu từ các trung tâm trung chuyển của mình, nơi cũng hoạt động như các trung tâm đô thị. Các cảng của nó - Huế, Hội An, Nước Mặn và Quy Nhơn trở thành trung tâm cho việc tổ chức sản xuất từ vùng cao và vùng lân cận để xuất khẩu. Thuận lợi hơn so với quần đảo ở dưới cùng của Đông Nam Á, các trung tâm thương mại này nằm cạnh nhau một cách thuận tiện giữa các cảng Đông Á và Đông Nam Á. Điều này đặt các cảng của Đàng Trong vào một vị trí chiến lược cao đóng vai trò quan chính yếu trong thương mại tam giác hưng thịnh giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Đông Nam Á vốn phát triển mạnh trong thế kỉ 17, một vị trí mà chúa Tiên Nguyễn Hoàng và những người theo ông đã nhanh chóng nắm bắt. 


Từ khi Mạc phủ Tokugawa thành lập năm 1603 đến giữa những năm 1630, nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là ngành khai thác mỏ, phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy nền kinh tế xuất khẩu trong đó tàu thuyền Nhật, cả được cấp phép lẫn không có giấy phép, vận chuyển bạc mà nước này xuất khẩu với số lượng lớn sang Đông Nam Á trên các thuyền Chu Ấn (con dấu đỏ). Điều này mang lại cho họ Nguyễn một cơ hội lớn. Vào đầu những năm 1600, Đàng Trong đã bắt đầu tự quảng bá mình như một thị trường trung gian quan trọng cho giao thương gián tiếp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Như một quan nhà Minh đã chỉ ra vào năm 1630:


Triều đình [Trung Hoa] cấm buôn bán với Nhật nên không ai dám buôn bán với họ, tuy nhiên bọn gian xảo lại chở hàng đến Giao Chỉ (Đàng Trong) và các nơi khác. Cho nên, dù người Nhật buôn bán ở những nơi đó nhưng thực chất là buôn bán với Trung Quốc.


Những cơ hội mà điều này mang lại đã thu hút không chỉ người Nhật mà đặc biệt là những người Nhật theo đạo Cơ đốc. 'Đối với những người hiện nay [năm 1619] bị ngược đãi ở Nhật Bản, vùng đất này là một chốn để nương náu.' Từ nhiều ghi chép khác nhau, có vẻ như người Nhật theo đạo Cơ đốc là những thương nhân nhiệt tình và sự cởi mở về tôn giáo cũng như thương mại là điều mà người Nhật theo đạo Cơ đốc ở Hội An tìm kiếm.


Đến những năm 1640, Đàng Trong đã trở thành đối tác thương mại số một của Nhật Bản và là một tay chơi chính trong giao thương liên-Á rộng lớn hơn (xem Bảng 8.1). Với vị trí thuận lợi trong tam giác thương mại châu Á này, vương quốc Việt Nam mới đã xây dựng các chính sách của mình nhằm tối đa hóa sức hấp dẫn đối với các thương nhân, bắt đầu với thuế. Ví dụ, triều đình họ Nguyễn duy trì mức thuế cảng ở mức thấp - thấp hơn khoảng 1 đến 2% so với hầu hết các cảng ở Đông Nam Á vào thời đó - để biến các cảng của họ trở thành điểm tiếp cận thuận tiện nhất cho các sản phẩm của Đông Nam Á. 




Da nai

Gỗ sappan

Da cá mâp

Trầm hương

Kì nam

Đường đen

Tiêu

Thiết


tấm


tấm

kg

kg


kg


1641 TS

23 730

20 650

42 700

670

100

89 160



Đ.Trong

4 050

3 000

33 800

650

100

40 400



%

17

14,5

79

97

100

45.3



1646 TS

41 800

83 500

4 000

200


91 100

51 000


Đ. Trong

26 800

70 000

3 000

200


56 000

20 000


%

64

83,8

75

100


61.5

39


1648 TS

23 490

25 406

1

2 400

97

10 000

15 300

3 269

Đ. Trong

19 350

24 983


2 386

97

10 000

10 300

3 261

%

82

98


99,4

100

100

67

97

1650 TS

32 975

725 921

3 852

470

23

530 000

42100


Đ. Trong

26 900

555 970

3000 

470

22

163 500

4 600


%

81,5

76,5

78

100

96

31

11


Bảng 8.1 Lâm sản xuất khẩu sang Nasaki từ Đông Nam Á và thị phần của Đàng Trong, 1641-1650,


Theo Willem Buch, viết về nửa đầu thế kỉ 17 thì Đàng Trong được các thương gia Trung Quốc ưa chuộng vì


họ tìm thấy ở đây một trung tâm giao thương với nhiều quốc gia và các nơi lân cận. Hạt tiêu từ Palembang, Pahang và các khu vực lân cận, long não, gỗ sappan, ngà voi, serongbourang, gumlac (cánh kiến) từ Borneo được mang đến đây, và đối lại người Trung Quốc đã mang lankins (vải nankin hoặc vải bông), đồ sứ thô và các thứ đồ gốm khác tới. Với số còn lại, họ mua thêm hạt tiêu, ngà voi, bạch đậu khấu, v.v. của Quinam (Đàng Trong), để thuyền của họ gần như đầy ắp khi trở về Trung Quốc.


Bảng 8.1 cho thấy trong số các cảng ở Đông Nam Á những năm 1640, Đàng Trong xuất khẩu lâm sản sang Nhật Bản nhiều nhất.


Tuy nhiên, vương quốc Việt Nam mới nổi đã làm nhiều thứ hơn là chỉ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. Phân tích số liệu hải quan ở Nagasaki cho phép chúng ta hình dung sự tham gia của Đàng Trong vào thương mại tam giác giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á dưới hai hình thức.


Đầu tiên, các cảng ở Đàng Trong phát triển thành trung tâm cho việc tập trung các mặt hàng thương mại từ các nước Đông Nam Á khác. Tại đây, tàu thuyền từ các nước Đông Nam Á khác tụ hội về và giao thương với nhau. Triều đình họ Nguyễn đã lợi dụng vị trí địa lí của mình để quảng bá các cảng như Hội An như là một trung tâm mua sắm thuận tiện cho các tàu buôn Trung Quốc và Nhật Bản tìm kiếm hàng hóa Đông Nam Á, với việc giảm nhẹ nhu cầu đi thuyền xa hơn về phía nam để tìm kiếm sự giàu có của khu vực cho các thương nhân Đông Á. Do đó, các thương nhân có cơ sở tại Đàng Trong có thể mua hàng hóa phù hợp từ cả các nguồn Đông Á lẫn Đông Nam Á và thêm vào đó là các lâm sản của chính đất nước này như calambac (kì nam) và trầm hương, cung cấp cho các tàu buôn một sự kết hợp có lời giữa xuất khẩu và tái xuất khẩu ra nước ngoài. Hoạt động hỗn hợp này đã trở thành một phần quan trọng, nếu không nói là cốt yếu, của nền kinh tế họ Nguyễn.


Đánh giá từ báo cáo của hải quan Nhật Bản, các thương nhân Nhật theo đạo Cơ đốc ở Đàng Trong đã tìm thấy một nơi thay thế ở miền nam Campuchia, đặc biệt là tại một bến đỗ ở đồng bằng sông Mekong mà người Khmer gọi là Daung Nay - với người Việt là Đồng Nai, sau này được gọi là Biên Hòa. Tên này có nghĩa là 'xứ nai’, vì - như một nguồn tài liệu Việt Nam cuối thế kỉ 19 nhắc lại, 'Khu vực này từng có rất nhiều nai.' Chỉ riêng năm 1656, Nagasaki đã xử lí 37 086 tấm da nai trong các kho hàng của họ, hầu hết là từ khu vực này. Điều này làm cho các thương nhân Nhật trở nên quan trọng đối với triều đình họ Nguyễn, thậm chí còn hơn thế nữa khi xét tới vai trò của họ như những người trung gian cho việc đầu tư trực tiếp của triều đình họ Nguyễn vào thương mại. Ví dụ, vào năm 1632, VOC (công ti Đông Ấn - Hà Lan) đưa tin rằng ba thuyền Nhật Bản từ Đàng Trong đến buôn bán ở Ayutthaya, một trong số này được “nhà vua và một số quan chức cấp cao của Đàng Trong phái đến, với ý định đầu tư vào việc kinh doanh da nai”. Từ năm 1646 đến 1656, Đàng Trong đã xuất khẩu 72 550 tấm da nai (1/7 tổng số), không phải là sản phẩm của Đàng Trong thế kỉ 17, trong vụ này sự giàu có và quyền lực của họ Nguyễn đóng vai trò lớn.


Với sự đa dạng về xuất xứ, người ta có thể hiểu tại sao, trong số tàu thuyền đi Nagasaki khai báo hàng hóa từ các nước Đông Nam Á, hàng hóa trên các thuyền đến từ Đàng Trong luôn cho thấy sự đa dạng hơn. Nó cũng giải thích tại sao số lượng thuyền Trung Quốc đến Nhật Bản lại khởi hành từ Đàng Trong nhiều nhất, như được trình bày trong Bảng 8.2.



Đ.Ngoài

Q.Nam

CPC

Xiêm

Pattani

Melaka

Jakarta

Bantam

1647-50

7

11

4


1


4


1651-60

15

40

37

28

20


2

1

1661-70

6

43

24

26

9

2

12


1671-80

12

40

10

23

2


31

1

1681-90

12

29

9

25

8

4

18


1691-1700

6

30

22

20

7

2

16

1

1701-10

3

12

1

11

2

2



1711-20

2

8

1

5



5


TỔNG SỐ

63

203

108

138

49

10

88

3


Bảng 8.2 Số lượng thuyền Trung Quốc từ các nước Đông Nam Á đến Nhật Bản (1647-1720)

Nguồn: Li, Nguyen Cochinchina, tr. 68.


Nhìn vào khía cạnh thứ hai của tam giác giao thương này, sản xuất hoa màu theo hướng xuất khẩu chiếm một phần đáng kể trong sử dụng đất đai và lao động của Đàng Trong vốn đã phát triển từ đầu thời Nguyễn. Đường đen và hạt tiêu là những sản phẩm địa phương chủ lực của Đàng Trong, như Bảng 8.1 cho thấy; lụa là một sản phẩm khác. Tơ thô từ Quảng Nam và vải bông cũng được xuất khẩu sang Manila trong khoảng thời gian từ 1662 đến 1680. Thị trường cho tất cả các mặt hàng này phải được kích thích bởi nhu cầu từ nước ngoài, và tất cả chúng đều đến từ các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động mà số lao động sản xuất chỉ có thể duy trì được nhờ nguồn cung cấp đầu vào ổn định cho việc trồng lúa. (Việc sản xuất lúa và hoa màu của Đàng Trong sẽ được thảo luận chi tiết ở Chương 9.)


Thảo luận trước đây đã lưu ý rằng giao thương tam giác giữa Trung Quốc và Nhật Bản, với Đàng Trong của họ Nguyễn ở đỉnh cao, có tầm quan trọng sống còn đối với họ Nguyễn. Nó mang lại sự giàu có đáng kể trực tiếp cho một số gia tộc nhất định và các thành viên được ưu ái trong triều đình, nhưng quan trọng hơn là nó giúp tài trợ cho việc nhập khẩu các vật liệu quân sự như đồng, thuốc súng và vũ khí. Những điều này tới lượt chúng đã giúp bảo tồn nhà nước của họ Nguyễn đang chớm nở chống lại họ Trịnh vào thời điểm mà cuộc chiến với phương Bắc còn lâu mới được định đoạt.


Khi những thay đổi lớn về chính trị bên ngoài xảy ra, đầu tiên là Nhật Bản và sau đó là ở Trung Quốc, khi triều đại nhà Minh sụp đổ vào năm 1644 và triều đại nhà Thanh kế vị của nó cấm biển từ vào năm 1646, tình hình của Đàng Trong lẽ ra phải rất ảm đạm. Tuy nhiên, nó không thất bại hay thậm chí loạng choạng; quả thực, nó đã phát triển mạnh mẽ khi đối mặt với một tình huống xem ra là bất khả. Charles Wheeler đã hỏi một cách thâm trầm, tại sao lại như vậy? Câu trả lời bao quát là, đối mặt trước những tình huống lịch sử có thể mang lại thảm hoạ với việc Nhật Bản gần như đóng cửa tiếp theo ngay sau đó là sự sụp đổ của nhà Minh và sự hỗn loạn ngày càng tăng ở miền nam Trung Quốc, Đàng Trong của họ Nguyễn đã được cứu bởi các mối liên hệ với biển, bởi lợi ích và hành động của một gia tộc Phúc Kiến hùng mạnh chuyển qua Đài Loan, họ Trịnh [mở đầu với Trịnh Thành Công]. 'Nền kinh tế ngầm, không chính thức' buôn lậu và cướp biển ở vùng biển châu Á là vũ khí chính của lực lượng trung thành với nhà Minh, do gia tộc Trịnh (Zheng) lãnh đạo, tìm cách chống lại nhà Thanh.


Các thương nhân/bọn buôn lậu người Hoa mà chính quyền họ Zheng kiểm soát, đặc biệt là những người có cơ sở tại Nagasaki, rất quan trọng đối với sự tồn tại của nền kinh tế họ Nguyễn. Các chúa Nguyễn chưa bao giờ được triều đình Trung Quốc, dù là nhà Minh hay nhà Thanh công nhận, vì vậy việc theo đuổi lợi ích riêng của họ khi giao dịch với các nhóm nổi loạn của Trung Quốc không phải là vấn đề lớn. Ngược lại, việc khai thác các cơ hội thương mại do họ Zheng kiểm soát, dù hợp pháp hay không, đều trùng khớp chặt chẽ với lợi ích sống còn của chính họ Nguyễn. và có thể là một bước đi hiển nhiên. Không chỉ các cuộc chiến tranh của Đàng Trong mà cả sự tăng trưởng thương mại và nhân khẩu đáng chú ý trong thế kỉ 17 của nó cũng trùng lặp và được hưởng lợi từ sự liên kết giữa lợi ích của chính phủ với uy thế ngày càng gia tăng của họ Zheng ở vùng biển Trung Quốc. Theo Wheeler, sự liên kết lợi ích ngẫu nhiên này giải thích:


tại sao việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Đàng Trong vẫn ổn định khi đối mặt với chiến tranh, lệnh cấm buôn bán và các cuộc di dời dân ven biển đầy bạo lực đã tàn phá Trung Quốc thế kỉ 17. Tàu thuyền của họ Zheng đã đảm bảo cho Đàng Trong tiếp tục tiếp cận thị trường Trung Quốc và Nhật Bản, nhờ vào mối liên hệ của họ với các mạng lưới buôn lậu phức tạp và hoạt động buôn bán vận tải biển ngầm còn tồn tại sau cuộc chinh phục của nhà Thanh.


Xuất khẩu lâm sản và tác dụng


Sau khi phác họa vị trí và vai trò của Đàng Trong trong thế giới thương mại thế kỉ 17, đã đến lúc xem xét chi tiết hơn một số mặt hàng thương mại chính đã qua các chợ của nó. Như một vạch cơ sở, trong Bảng 8.3 là thông tin về các mặt hàng mà thuyền buôn Trung Quốc có thể đã tìm kiếm ở Đàng Trong vào giữa những năm 1550, như được phản ánh trong các lâm sản nộp thuế hàng năm cho triều đình thời Lê trung hưng ngay trước khi Nguyễn Hoàng đến. Dữ liệu cho thấy lâm sản chắc chắn là nguồn thu nhập chính cho cái khu vực sẽ chuyển biến thành Đàng Trong của họ Nguyễn khi Nguyễn Hoàng và những người theo ông đến đây vài năm sau đó. Ngay cả sau khi triều Lê trung hưng đã thu lấy phần của nó, một lượng lớn ngà voi, sừng tê và lông đuôi công vẫn sẽ còn lại lượng dư ra để xuất khẩu.


Ngà voi

Sừng tê 

Đuôi công

Đuôi trĩ

Trầm hương

Trầm hương kém

da hươu

kg

kg

cái

cái

kg

kg

cái

670

84

6 960

1 740

96

1 316,5

42


Bảng 8.3 Lâm sản Thuận Hoá phải nộp thuế vào giữa những năm 1550, khu vực từ Quảng Bình đến Huế

Nguồn: Dương Văn An, Ô Châu cận lục [Hồ sơ hiện tại của Ô Châu] (Sài Gòn: Văn hoá Á-Châu, 1962), 21-24. 'Calambac' (kì nam) không xuất hiện trong nguồn này, thay vào đó nó phải được đưa vào danh mục ‘aloe wood' (gỗ trầm hương). Từ 'calambac' dường như được biết đến chủ yếu từ thế kỉ 17.


Trong số các loại trên, calambac, phần có mùi thơm nhất của cây trầm hương, là vua. Triều đình họ Nguyễn có thể khai thác nhu cầu hiện có này để kiếm được nguồn thu hết sức cần thiết cho vương quốc còn non trẻ của mình. Giá trị của nó rất cao: Vào đầu thế kỉ 17, tu sĩ Dòng Tên Borri đánh giá nó có gia ở mức '50 cruzados một catty đối với người Bồ Đào Nha, trong khi ở chính vương quốc này, nó ngang bằng với bạc theo trọng lượng'. Trung Quốc và Nhật Bản đã cung cấp những khách hàng tốt nhất của Đàng Trong đối với calambac. Nó có lời đến mức các thương nhân Trung Quốc phải đợi tới một năm để mua trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản, nơi giá trị của nó tăng cao. Ví dụ, vào những năm 1620, calambac có giá khoảng 5 lượng [bạc] mỗi pound tại nguồn, sau đó có giá 15 lượng ở Hội An, được bán ở Nhật Bản gấp 40 lần giá ban đầu, tương đương khoảng 200 lượng một pound. Đến cuối thế kỉ 17, các ghi chép của Nhật Bản ngày càng phàn nàn về sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ đối với hoạt động buôn bán calambac cũng như nguồn cung ngày càng giảm sút của nó.


Các loại gỗ quý khác cũng là mặt hàng chủ chốt trong danh mục mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Đàng Trong. Năm 1696, Thomas Bowyear nhận xét rằng đất nước này sở hữu nhiều loại gỗ thương mại chất lượng tốt cho người Tây Ban Nha ở Manila nhập khẩu để đóng thuyền buồm. Năm mươi năm sau, du khách người Pháp Pierre Poivre cũng đặc biệt chú ý đến gỗ trầm hương trong danh danh mục dài các loại gỗ quý của ông, bao gồm gỗ trắc, gỗ lim, gỗ nhựa cây, quế và gỗ đàn hương. Nguồn cung gỗ quý dồi dào đến mức hầu như tất cả chúng đều được bán với giá rẻ trước những năm 1770. Do đó, cuốn Phú biên tạp lục ghi nhận vào năm 1776 rằng thương nhân Quảng Đông từ Quảng Đông có thể mua 50 kg gỗ mun với giá 6/10 quan. Sách cho biết thêm, với 30 quan, có thể mua đủ gỗ chất lượng cao để xây một ngôi nhà 5 phòng. Ngành công nghiệp gỗ này chắc hẳn đã tuyển dụng một số lượng lớn người, từ những người đốn cây và người vận chuyển cho đến các thương nhân và người trung gian khác góp phần vào việc xuất khẩu của ngành, chưa kể thợ mộc, thợ làm nhà trong nền kinh tế nội địa. Việc tiếp cận rất dễ dàng, thậm chí không cần sử dụng phương tiện vận chuyển có bánh xe vì các khu rừng trải dài vượt xa những ngọn núi đến tận vùng đồng bằng bên dưới. Cho đến những năm 1770, 'đã từng có rất nhiều cây nhiệt đới cổ thụ khắp vùng Huế' - tất nhiên nằm ở giữa đồng bằng sông Hương ở trung tâm các vùng Nhật Nam, Lâm Ấp và Champa lịch sử - 'với nhiều thân cây có chu vi bằng 10 sải tay, Lê Quý Đôn nhận xét. Điều này vẫn đúng cho đến năm 1774, khi quân Trịnh phía bắc xâm chiếm Đàng Trong và chiếm Huế. Với sự xuất hiện của họ, hơn 30 000 binh lính và dân phu đã đóng quân tại các trại quanh thành phố và ở đó một năm. Trong thời gian đó, họ dùng bất cứ loại gỗ nào có thể lấy được để nấu nướng, thậm chí đôi khi là cả 'gỗ quý như trắc (cẩm lai Xiêm) và giáng hương (gỗ laka), [đủ] lấp đầy cả một ngôi nhà'. Điều này hẳn đã gây thiệt hại cho ngành gỗ quanh Huế không hề nhỏ.


Quả thực, một câu chuyện dân gian cổ cho thấy rằng việc khai thác rừng quá mức để tìm kiếm các loại gỗ quý đã trở nên rõ ràng trước mắt người dân ngay từ giữa những năm 1600. Một truyền thuyết Chăm kể rằng trong khi vương quốc Chăm còn sót lại (thuộc tỉnh Bình Thuận ngày nay) thịnh vượng dưới thời vua Po Rome (k.1627-1651) thì bản thân vua là người vùng cao, một người Churu - nửa Chăm, nửa Roglai/Koho. Ông sở hữu một cây [gỗ] lim (tiếng Chăm là kraik) vốn là nguồn gốc của sức mạnh. Ông cưới một công chúa Việt xinh đẹp, cô này ép ông phải giết cây lim. Cuối cùng, khi cây bị đốn xuống, 'máu của gỗ lim chảy ra khắp mặt đất trong ba ngày ba đêm'. Sau đó, người Việt xâm lược và cướp đất khỏi tay người Chăm và sự thịnh vượng của họ cũng mất theo. Truyền thuyết về gỗ lim này có thể chỉ là một gợi ý cho thấy lâm sản bị khai thác rộng khắp dưới triều đại của Po Rome vào thế kỉ 17. Sau khi đi đến Kelantan vài lần, Po Rome bắt đầu có tên Hồi giáo là Po Gahlau - 'Vua trầm hương'. Truyền thuyết Chăm gợi ý về mối liên hệ giữa việc rừng bị tàn phá và sự mất đi thịnh vượng của người Chăm. Cách nhìn của người Chăm về rừng có vẻ giống cách nhìn của người Khmer, những người coi rừng là nguồn tối thượng của sức mạnh và sự bảo vệ.


Truyền thuyết này dường như ám chỉ đến sự mất chủ quyền hoàn toàn của đất nước vào năm 1695, một vài thập kỉ sau khi vua mất, khi triều đình họ Nguyễn thu nhỏ phần còn lại này của một vương quốc từng vĩ đại một thời thành chỉ một phủ của Việt Nam, được cho một cái tên theo cách xem thường là Thuận Thành (thành phố tuân phục). Trong khi người Việt bắt đầu thờ Nữ thần biển Po Nagar (TV. là Thiên Y A Na), với việc người Chăm bị mất bờ biển thì Po Nagar lại trở thành Nữ thần nông nghiệp ở một số làng Chăm. Nicolas Weber tóm tắt sự kết thúc của Pandurangga, một cường quốc biển hùng mạnh một thời trên bờ biển phía nam Đông Dương, có ý nghĩa là gì với người Chăm, từng là những người con kiêu hãnh của đại dương như sau:


Không còn làng Chăm ven biển nào nữa. Người Chăm đã hoàn toàn mất đi kiến thức đóng thuyền. Từ vựng về thuyền vẫn còn tồn tại trong ngôn ngữ Chăm, nhưng người Chăm không còn phân biệt được sự khác biệt giữa các loại thuyền. Mối liên hệ duy nhất với quá khứ biển của vương quốc Champa là nghi lễ tôn giáo gọi là palao sah được tổ chức trên bờ biển Bình Nghĩa (Ninh Thuận) vào tháng 4 lịch Chăm. Lễ này nhằm tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban mưa cho. Hai chức sắc tôn giáo Bani, Ong Maduen và Ong Ka-Ing, chủ trì nghi lễ: Ong Maduen vừa hát thánh ca vừa đánh trống cho các thần biển; Ong Ka-Ing múa với mái chèo bắt chước các động tác của người trên thuyền.


Kết luận


Các trải nghiệm biển của Đàng Trong thế kỉ 17 nhắc chúng ta nhớ chương 3, chương cho thấy 1000 năm trước, Lâm Ấp đã bảo vệ nền thương mại trên biển ở khu vực biển Đông như thế nào. Đứng trên bờ biển Đàng Trong thế kỉ 17 và nhìn lại các xã hội Lâm Ấp và Champa cổ xưa, có thể nhận thức sâu sắc tầm quan trọng cốt yếu của hoạt động buôn bán với nước ngoài đối với sự tồn tại của Champa và thảm họa xảy ra khi nước này mất đi từng phần các lãnh thổ phía bắc về tay Đại Việt. Tương tự như vậy, sự gần gũi và môi trường của Đàng Trong thế kỉ 17 đã cho phép gia tộc Nguyễn đầy tham vọng đóng vai trò trung gian làm cầu nối giữa Đông Nam Á với Đông Á, đặt nền móng cho một nền kinh tế thương mại thịnh vượng.


Đàng Trong của họ Nguyễn là một cường quốc biển. Cảnh quan giống như quần đảo hướng ra biển Đông của nó đã tạo cho nó một nét đặc biệt và khiến nó nổi bật so với tất cả các triều đại Việt Nam. Sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế, tính hoà trộn về dân số và văn hóa của nó đều phải được nhìn nhận dựa trên nền tảng này. Những hoàn cảnh như vậy đã thúc đẩy người Việt trở nên cởi mở và phóng khoáng hơn, trở thành những người chấp nhận rủi ro như Nguyễn Hoàng, người mà Keith Taylor mô tả là dám “dám chấp nhận rủi ro bị coi là kẻ nổi loạn, vì ông đã tìm được một nơi mà điều này không còn quan trọng nữa”. Lịch sử của Đàng Trong của họ Nguyễn thách thức phiên bản thông thường của một quá khứ Việt Nam đơn lẻ, và dải đất hẹp giữa núi và biển này đã khuyến khích mọi người tìm kiếm một cách làm người Việt tự do hơn nhiều. Theo cách đó, không có gì ngạc nhiên khi Đàng Trong trở thành đầu máy thay đổi của lịch sử và đã kéo trọng tâm quốc gia Việt Nam - dù nhìn dưới góc độ chính trị, kinh tế hay thậm chí văn hóa - về phía nam từ thế kỉ 17. 


Thương mại với nước ngoài định dạng Đàng Trong thế kỉ 17, điều tiết lao động và việc sản xuất cây trồng thương mại trên bờ biển và thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng địa phương, đồng thời đẩy nhanh sự tương tác với người dân vùng cao. Điều này được thấy rõ hơn vào thế kỉ 18, khi những kẻ bành trướng họ Nguyễn, thương nhân Trung Quốc và người Việt định cư gặp phải một “biên giới biển” mới ở nam Campuchia, chủ đề của Chương 9.