Friday, June 30, 2017

CĂNG THẲNG TRỒI LÊN BỀ MẶT TRONG TRANH CÃI TRUNG-VIỆT

CĂNG THẲNG TRỒI LÊN BỀ MẶT TRONG TRANH CÃI TRUNG-VIỆT


(TENSIONS BUBBLE TO THE SURFACE IN CHINA-VIETNAM SPAT)

Murray HiebertGregory Poling

AMTI (28/6/2017)

(Bản dịch đã đăng trên báo Tiếng Dân ngày 30/6/2017) 

Theo kế hoạch, Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thực hiện một chuyến thăm chính thức Hà Nội kéo dài hai ngày 18-19 tháng 6 sau đó sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch cho một loạt các cuộc tuần tra quân sự chung dọc theo biên giới đất liền Việt – Trung từ ngày 20 đến 22. Nhưng một cái gì đó rất trầm trọng xảy ra vì tướng Long bất ngờ rời Hà Nội vào ngày 18 sau cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ trưởng Quốc phòng Lich.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố hủy bỏ giao lưu biên giới hai ngày sau đó, đổ lỗi cho "lí do liên quan đến bố trí công việc." Câu chuyện thật dường như là căng thẳng âm ỉ giữa Bắc Kinh và Hà Nội, nước này đã hoài nghi hơn Manila rất nhiều về màn tấn công quyến rũ gần đây của Bắc Kinh, nổ ra do bất đồng về khai thác dầu và khí đốt.

Các nguồn không xác định nói với Jane ngày 20 tháng 6 rằng Long bỏ về sau khi quan chức Việt Nam từ chối đòi hỏi ngưng lại tất cả các thăm dò dầu khí trong đường 9 vạch. Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Quốc gia Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc , cho rằng các cuộc họp bị phá vỡ bởi vì "Bắc Kinh coi Việt Nam đã vi phạm lời hứa  không khai thác dầu tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông." Hai khu vực (lô 118 và lô 136) có vẻ là trung tâm của sự bất đồng.

Hoạt động trong hai lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam, lô 118 và lô 136, có thể là một nguyên nhân cho những căng thẳng tăng cao gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Hồi tháng Giêng ExxonMobil công bố kế hoạch khai thác mỏ khí đốt tự nhiên ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam. Cái gọi là dự án "Cá Voi Xanh" sẽ diễn ra tại Lô 118, chỉ có một phần nhỏ của lô này chồng qua đường 9 vạch của Trung Quốc. Bắc Kinh dường như yêu sách "quyền lịch sử" đối với toàn bộ dầu khí trong phạm vi đường này, bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế hồi tháng 7 năm ngoái bác bỏ quyền đó. Vị trí hoạt động khoan dự tính của Exxon nằm gần đường 9 vạch - có lẽ chừng 10 hải lí -nhưng vẫn còn nầm bên ngoài đường này.


Vị trí hoạt động khoan dự tính của Exxon nằm gần đường 9 vạch - khoảng 12 hải lí -nhưng vẫn còn nầm bên ngoài đường này. (ND)


Dĩ nhiên, các mỏ khí đốt không nhận biết ranh giới, và việc khoan của Exxon có thể đượcBắc Kinh thấy như là rút cạn một túi khí nằm vắt ngang đường này —  trên thực tế, cùng mỏ khí mà giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 (HY981) thăm dò vào năm 2014 lúc nó kích động một cuộc khủng hoảng kéo dài hàng tháng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Điều quan trọng cần lưu ý là dù lô 118 chồng qua đường 9 vạch, chắc chắn nó nằm về phía của Việt Nam trong bất kì phân định thềm lục địa nào trong tương lai .

Công việc của Exxon tại Lô 118 có khả năng gây khó chịu cho Bắc Kinh, nhưng điều gây kích động ngay lập tức nhiều hơn cho các tranh cãi hiện nay là việc Việt Nam đang có kế hoạch tiến hành thăm dò trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tại Lô 136, xa hơn nhiều về phía nam. Lô này nằm ở bãi Tư Chính (Vanguard Bank), một thể địa lí ngầm từng là một chủ đề bất đồng chính giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong gần 30 năm qua. Bãi này được cho là có trữ lượng hydrocarbon có thể khai thác về mặt thương mại. Nó cách xa bất kì đảo đá hay rạn đá có tranh chấp nào, nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục khẳng định quyền đối với nó dựa trên đường 9 vạch. Năm 1992, Trung Quốc đã bán quyền cho Crestone Energy, một công ty nhỏ có trụ sở ở M, để khai thác dầu và khí đốt trong một lô khổng lồ bao gồm cả bãi Tư Chính. Hợp đồng bị đình trệ lâu dài này chồng lấn lô 136 của Việt Nam hiện đang do công ti Tây Ban Nha Repsol Exploration nắm giữ.

Kể từ khi mua lại lô này hai năm trước đây như là một phần trong việc chuyển giao của Talisman Energy của Úc, Repsol đã khảo sát khu vực để chuẩn bị cho khai thác. Có tin đồn là Hà Nội  đã chấp thuận một kế hoạch cho công ti này sớm tiến hành khoan thăm dò bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Một cách trùng hợp (hay không), Phó Chủ tịch Long và phái đoàn của ông đã đến thăm Tây Ban Nha ngay trước chuyến đi sang Việt Nam.

Một tàu  Việt Nam không rõ tên đang hoạt động ở lô 136 theo cách gợi ra rằng đó là một tàu tuần tra hoặc một tàu khảo sát từ ngày 19 tháng 6, một ngày sau khi tướng Long đột ngột rời khỏi Hà Nội.

Cả Repsol lẫn Hà Nội đều không đưa ra bất kì thông báo chính thức nào, nhưng một tàu Việt Nam không xác định dường như đã được cử đến tuần tra lô 136 ngay sau khi Long rời Hà Nội. Theo số liệu của Windward, một công ty dữ liệu và phân tích nguy cơ biển, tàu đó đã đến khu vực này vào sáng ngày 19 tháng 6 (giờ địa phương) và đã hoạt động theo một kiểu cách như đang khảo sát hay tuần tra.

Những căng thẳng này cũng phơi bày ra trong bối cảnh Việt Nam dấn bước tăng cường quan hệ an ninh với Hoa Kì và Nhật Bản, chắc chắn đang làm Trung Quốc bực dọc hơn nữa. Thủ tướng Phúc đã đến thăm Nhà Trắng vào cuối tháng 5, chỉ vài ngày sau khi Washington đã chuyển một tàu tuần tra lớp Hamilton quá hạn hoạt động cho Cảnh sát biển Việt Nam. Cuối chuyến thăm, hai nước công bố thông cáo chung cho biết rằng Việt Nam hoan nghênh chuyến thăm đầu tiên của một hàng không mẫu hạm Mỹ đến vịnh Cam Ranh, cảng biển nước sâu được người M mở rộng trong cuộc chiến kết thúc vào năm 1975.

Hoa K và Việt Nam cũng thoả thuận đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin tình báo. "Chúng tôi sẽ không chia sẻ tin tình báo về nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông", một quan chức Việt Nam nói đùa, ngầm gợi lên thực tế rằng những thông tin chia sẻ sẽ là về nhừng hiểu biết trong lĩnh vực biển ở biển Đông. Việt Nam cũng tỏ ra quan tâm việc mua nhiều thiết bị quốc phòng hơn từ Hoa Kì, điều có thể thực hiện được sau khi Washington dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây chết người một năm trước đây. Dự kiến Bộ trưởng Quốc phòng Lịch cũng sẽ thực hiện chuyến đi Washington lần đầu để gặp Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis trong những tháng tới, có thể trong tháng 8.

Chuyến đi Washington của thủ tướng Phúc đã được nhanh chóng nối tiếp bằng chuyến đi Nhật Bản. Theo tuyên bố chung, Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí về một quan hệ "đối tác chiến lược rộng rãi" và tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh. Tokyo cam kết chi hơn $ 900  triệu viện trợ cho Việt Nam nhiều dự án, bao gồm các hoạt động bảo vệ bờ biển và cung cấp sáu tàu tuần tra. Ngay sau chuyến thăm này, Nhật Bản và Việt Nam đã tiến hành một cuộc tập trận chung giữa cảnh sát biển của họ tập trung vào việc chống đánh bắt trái phép, điều này có khả năng gây ra một sự bực bội nào đó cho Trung Quốc.

Theo quan điểm Hà Nội, việc Bắc Kinh chống đối việc thăm dò trong các lô 118 và 136 không những không có cơ sở mà còn xúc phạm. Hai khu vực này không có tranh chấp vì thềm lục địa  chồng lấn mà chỉ vì sự có mặt của đường 9 vạch mà Hà Nội và cộng đồng quốc tế nói chung không thừa nhận.


Vị trị hai lô 118. 136 và HY981 so với các đường ranh giới EEZ 200 hải lí, trung tuyến và đường lưỡi bò
Đa giác màu đỏ che toàn ḅ̀ộ hoặc một phần các lô 133-13̉̉6, 157, 158 là khu vực mà TQ sang nhượng cho Crestone Energy năm 1992 và gọi là Vạn An Bắc  (ND)

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục khai thác dầu khí xung quanh cửa Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Ngày 16 tháng 6, ngay trước khi tướng Long đến Hà Nội, giàn khoan HY981 của Trung Quốc đã đến phía nam đảo Hải Nam. theo một thông báo của cục An toàn Hàng hải Trung Quốc, nó sẽ hoạt động trong khu vực này cho đến 15 tháng 9. Giàn khoan này nằm ở phía bên Trung Quốc của đường trung tuyến giữa bờ biển của hai nước, dù khu vực đang nói, về mặt k thuật vẫn còn đang tranh chấp chưa giải quyết việc phân định ranh giới, nó gần như chắc chắn là của Trung Quốc. Lô 118 và 136 thuộc Việt Nam thậm chí còn rõ ràng hơn, nhưng Việt Nam lại đang được bảo phải ngưng lại. Kiểu tiêu chuẩn kép đó đặc biệt gây khó chịu đối với các nhà lãnh đạo Hà Nội.