Sunday, August 6, 2017

Lịch sử Trung Quốc bảo chúng ta : Đừng bao giờ ngưng chiến đấu cho đến khi cuộc chiến ngã ngũ

Lịch sử Trung Quốc bảo chúng ta : Đừng bao giờ ngưng chiến đấu cho đến khi cuộc chiến ngã ngũ

(Chinese history tells us: Never stop fighting till the fight is done)
Số phận của Tôn Chính Tài cho thấy cuộc sống chóp bu ĐCSTQ có thể trở nên tệ hại, tàn độc và ngắn ngủi
Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei)
Asian Review  (27/7/2017)
(Bản dịch đã đăng trên Tiếng Dân ngày 06/8/2016)


Lưu Thiếu ìỳ, đứng thứ hai từ bên phải, được đề cử vào chức vụ chủ tịch ĐCSTQ, ngồi bên cạnh Mao Trạch Đông trong một cuộc họp Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1957. Họ Lưu kế vị Mao làm Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1959, nhưng đã bị thất sủng và bị giam tại nhà 8 năm sau đó.© AP

Những nhà quan sát chính trị chủ chốt ở Trung Quốc không thể không thấy một nghịch lí tàn nhẫn: Những người gần với tột đỉnh quyền lực nhất có nguy cơ bị ngã ngựa nhất. Ví dụ mới nhất là Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), uỷ viên của bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, và là bí thư thành uỷ Trùng Khánh, thành phố lớn phía Tây Nam Trung Quốc.
Trước khi bị tạm giữ gần đây về tội tham nhũng không nêu rõ, Tài 53 tuổi là một quan chức thăng tiến nhanh. Đắc cử vào Bộ Chính trị tại Đại hội lần thứ 18 của ĐCSTQ năm 2012, ông được coi là ứng cử viên tiềm năng kế tục vị trí tổng bí thư của Tập Cận Bình hoặc thủ tướng của Lí Khắc Cường khi họ nghỉ hưu năm 2022.
Điều đó không diễn ra đúng như vậy. Là một người bị cáo buộc là trung thành với phe đối địch, Tài có thể không bao giờ có cơ hội trở thành một trong những lãnh đạo chóp bu sau khi Tập Cận Bình củng cố quyền lực của mình thành công trong thời gian kỉ lục.Tuy nhiên, ngay cả những người hoài nghi về triển vọng của ông đã ngạc nhiên bởi việc ông đột ngột mất hết quyền hành. Tài có thể đã được âm thầm cho rời khỏi chức vụ và cho giữ một vị trí nghi thức. Việc ông bị loại chỉ có thể hiểu được trong bối cảnh chính trị kế tục bên trong nhà nước-đảng trị Trung Quốc.
Theo một quy ước không chính thức được xác lập vào năm 2007, ĐCSTQ đã phải chọn xong hai ứng viên kế tục chức tổng bí thư và thủ tướng 5 năm trước khi họ được dự kiến sẽ rời nhiệm sở. Năm 2007, Tập cân Bình và Lí Khắc Cường được chỉ định làm người kế nhiệm tại đại hội lần thứ 17 của đảng. Nếu quy ước này được tuân thủ tại Đại hội lần thứ 19 vào mùa thu năm nay, hai quan chức cao cấp dưới 55 tuổi sẽ được đưa vào ban thường vụ Bộ Chính trị - cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng -  như là người kế nhiệm họ Tập và họ Lí khi họ bước xuống vào năm 2022.
Năm năm trước, tại đại hội 18 của đảng, hai ngôi sao đang lên dưới 50 tuổi, Tài và bí thư tỉnh uỷ Quảng Đông hiện tại là Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua), được bầu vào Bộ chính trị.Tuổi đời tương đối trẻ của họ đã làm cho họ trở thành ứng viên nóng bỏng cho việc đề bạt vào ban thường trực - và hai vị trí mà nhiều người thèm muốn là hai người kế nhiệm được chỉ định- tại Đại hội lần thứ 19.
Bây giờ thì Tài đang trên đường vào tù, kế hoạch kế nhiệm của đảng có vẻ không còn suông sẻ. Mặc dù bây giờ Hồ Xuân Hoa có vẻ an toàn, ít người dám đánh cá về việc ông sẽ thăng tiến g vào ban thường trực vào mùa thu này.Trong trường hợp ông được thăng lên, vẫn không rõ ông sẽ thế vào vị trí nào trong hai vị trí chóp bu - tổng bí thư hoặc thủ tướng - vào năm 2022.
Một hệ quả của sự ngã ngựa của Tài là rõ ràng: Tập Cận Bình bây giờ được tự do chưa từng có để sắp xếp người kế nhiệm của mình. Thay vì tuân theo quy ước được xác lập cách đây một thập kỉ, đảng hầu như chắc chắn sẽ trì hoãn việc đề cử hai người kế vị, cho Tập Cận Bình nhiều tự do hơn trong việc chọn người kế nhiệm theo ý mình vào năm 2022, hoặc kéo dài nhiệm kì của mình. (Trái với hiểu biết phổ biến, đảng không có giới hạn chính thức về nhiệm kì hoặc độ tuổi).
Bên cạnh ảnh hưởng chính trị ngắn hạn, việc thanh trừng Tài cũng minh hoạ cho những hiểm hoạ về chính sách kế nhiệm bên trong ĐCSTQ. Từ khi nước Cộng hòa Nhân dân thành lập vào năm 1949, việc kế nhiệm đã được thực hiện bằng con đường thanh trừng và đảo chánh thường hơn là bằng kế hoạch đã được sắp xếp trước.
Dưới thời Mao (1949-1976), nhà độc tài Mao Trạch Đông chọn, nhưng sau đó lại thanh trừng, hai người kế nhiệm Lưu Thiếu Kì (đã chết trong cuộc Cách mạng Văn hoá) và Lâm Bưu (gặp phải số phận kinh khiếp trong một vụ rớt máy bay bí ẩn khi tìm cách trốn sang Liên Xô năm 1971). Khi mất vào tháng 9 năm 1976, Mao không có người kế nhiệm rõ ràng: Vấn đề chỉ được giải quyết bằng một cuộc đảo chánh do quân đội hậu thuẫn. Bà vợ góa của Mao và ba đồng chí ("Bè lũ bốn tên" nổi tiếng) đã bị bắt. Một nhân vật chuyển tiếp, Hoa Quốc Phong (Hua Guofeng) đã được dựng lên như là "nhà lãnh đạo sáng suốt" nhưng đã bị một liên minh do Đặng Tiểu Bình mới phục chức cầm đầu đẩy khỏi quyền lực hai năm sau đó.

Cải thiện tương đối

Trong những năm hậu Mao, đảng đã làm mọi việc có thể được để tránh những cuộc tranh giành quyền lực tương tự, với kết quả không đồng đều. Đặng Tiểu Bình đã thanh trừng hai người kế nhiệm, Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang) và Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang), vì họ quá phóng khoáng. Năm 1992, không hài lòng với tốc độ cải cách chậm chạp dưới quyền Tổng bí thư mới là Giang Trạch Dân, Đặng Tiểu Bình trong một thời gian đã dùng dằng với ý tưởng loại bỏ ông ta, nhưng đã được thuyết phục không làm vậy. Kết quả là đảng đã có cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình, dù không có kế hoạch, đầu tiên trong lịch sử của mình khi Đặng Tiểu Bình mất năm 1997 (ông đã ngưng không xuất hiện trước công chúng từ năm 1995).
Kể từ đó, đảng đã có một hồ sơ tương đối tốt hơn trong điều tiết việc kế nhiệm. Việc chuyển giao từ Giang Trạch Dân sang Hồ Cẩm Đào vào năm 2002 xảy ra theo kế hoạch chỉ là do Đặng Tiểu Bình đã chỉ định Hồ Cẩm Đào là người kế nhiệm Giang Trạch Dân vào năm 1992, một thập niên trước khi Hồ Cẩm Đào đảm nhiệm vị trí chóp bu. Thậm chí sự chuyển giao quyền lực đó cũng còn xộc xệch vì Giang Trạch Dân vẫn giữ chức vụ tổng tư lệnh quân đội trong hai năm, làm hạn chế quyền lực của Hồ Cẩm Đào. Vấn đề về việc ai sẽ kế nhiệm Hồ Cẩm Đào đã chia rẻ lãnh đạo đảng vào năm 2007. Bế tắc chỉ được giải quyết qua thỏa hiệp, với Tập Cận Bình được chỉ định làm người đứng đầu đảng và Lí Khắc Cường làm thủ tướng.
Lịch sử về mặt này cho thấy là, kể từ năm 1949, bốn người được chỉ định kế nhiệm đã bị loại bỏ, về thể chất hoặc chính trị. Ngoài ra, một người kế nhiệm được dựng lên vội vã (Hoa Quốc Phong) đã bị đẩy ra khỏi trong một cuộc đảo chính cung đình; một người thoát cảnh bị loại trong gang tấc (Giang Trạch Dân); và một người kế nhiệm tiền nhiệm chỉ một phần (Hồ Cẩm Đào). Việc kế nhiệm suông sẻ duy nhất là của Tập Cận Bình từ Hồ Cẩm Đào vào năm 2012.
Các lí thuyết học thuật lí giải sự thành công của ĐCSTQ trong việc "thể chế hóa" chính nó vào thời hậu Mao mặc dù lịch sử và các diễn tiến gần đây trong chính trị chủ chốt ở Bắc Kinh cho thấy đảng chưa thật sự giải quyết được vấn đề kế nhiệm - một gót chân Achilles quen thuộc của các chế độ độc tài.
Một cách giải thích hiển nhiên là sự khó khăn, nếu không phải là sự bất khả, của việc thực thi các thoả thuận về kế nhiệm đã được các phe phái cạnh tranh thống nhất với nhau. Không có bên thứ ba lo việc thực thi, chẳng hạn như tòa án hiến pháp hoặc một tổ chức dân cử, có thể buộc những kẻ vi phạm các điều khoản của thỏa thuận phải trả giá cao. Một nhà lãnh đạo ĐCSTQ vượt trội có khuynh hướng càng bám giữ quyền lực khi ông ta nắm giữ chức vụ càng lâu, do đó làm cho các đồng nghiệp khó có thể ngăn ông ta không vi phạm thỏa thuận kế nhiệm đã được thống nhất trước đó. Khi các thoả thuận như vậy được tôn trọng thì đó không phải nhờ có sự hiện diện của bên thứ ba thực thi mà do sự cân bằng quyền lực ở chóp bu.
Một lí do quan trọng để cải thiện tiến trình kế vị của ĐCSTQ trong thời hậu-Đặng là sự ngang bằng tương đối về quyền lực giữa các phe phái đối nghịch. Chẳng hạn, với các đối thủ mạnh như Lý Bằng, Chu Dung Cơ (Zhu Rongji )và nhiều nhân vật khác, Giang Trạch Dân không đủ quyền lực để đảo lộn sự sắp đặt kế nhiệm của Đặng Tiểu Bình vào năm 1992. Hồ Cẩm Đào đã phải đối mặt với những thách thức thậm chí còn tồi tệ hơn. Khi ông trở thành Tổng bí thư của ĐCSTQ năm 2002, người tiền nhiệm là Giang Trạch Dân không những không chịu rời bỏ chức chủ tịch Quân Ủy Trung ương mà còn đưa  ít nhất bốn người trung thành của ông vào ban thường vụ, làm suy yếu rõ ràng quyền hành của Hồ Cẩm Đào và làm ông ta thành kém hữu hiệu trong cuộc tranh giành quyền kế nhiệm trong năm 2007.
Yếu tố thứ hai và quan trọng hơn là việc thiếu an ninh ngay cả đối với các lãnh đạo chóp bu trong nhà nước đảng trị Trung Quốc. Như đã được chứng minh qua sự ngã ngựa của Tài và vô số các quan chức cao cấp hiện tại và đã nghỉ hưu, họ không được bảo vệ tránh những cuộc tranh giành quyền lực thất thường trong nội bộ đảng. Có lúc họ leo lên cao, rồi sau đó có thể bị kéo xuống vì bị buộc tội đã làm sai. Vì không có luật lệ hoặc quy tắc nào có thể đảm bảo an toàn cá nhân cho họ trong giới chính trị chủ chốt ở Bắc Kinh, họ chỉ có thể bảo vệ bản thân bằng quyền lực trong tay. Động lực này làm tăng đáng kể các thôi thúc cho các nhà lãnh đạo chóp bu bám giữ quyền lực và ngăn chặn những người kế nhiệm ngoi lên, đe dọa sự an toàn của họ.
Khi suy ngẫm những tác động của việc Tài bị thất sủng, điều đáng ghi nhớ là trường hợp này không là chuyện rủi ro. Đó chỉ là xác nhận mới nhất cho thấy cuộc sống của lãnh đạo cao cấp ở Trung Quốc vẫn còn tệ hại, tàn độc đôi khi ngắn ngủi.
--------------------

Bùi Mẫn Hân là giáo sư của chính phủ tại trường Cao đẳng Claremont McKenna và là tác giả của cuốn "Chủ nghĩa tư bản thân hữu của Trung Quốc".

Saturday, August 5, 2017

Formosa giết

Formosa kẻ huỷ diệt


(Formosakill)

Calvin Godfrey
Mekong Review (8/2017)

Dịch: Song Phan và Trung Nguyễn
Hiệu đính: Nghĩa Bùi

(bản dịch có vài điều chỉnh so với bản dịch đã đăng trên Tiếng Dân 6/8/2014)


Mỗi sáng chủ nhật hồi tháng 5 năm 2016 đều chứng kiến một bầu không khí thiết quân luật bao trùm trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Các công ti viễn thông của nhà nước đã chặn các từ "Formosa", "cá chết" và "biểu tình".

Công an dường như có mặt khắp nơi, và một ít người gan lì từng lên tiếng phản đối đã bị dồn đi trước khi họ có thể đi bộ qua vài ngôi nhà.

Một làn sóng cả trăm tấn cá chết đã dạt vào các bãi biển của miền Trung nghèo khó và đẩy đất nước vào cơn sôi sục. Hàng triệu ngón tay đã nhanh chóng trỏ vào một nhà máy thép khổng lồ do Tập đoàn Formosa Plastics cung cấp vốn một con bạch tuộc hóa dầu có trụ sở tại Đài Bắc. Không mấy ai ở Việt Nam biết nhiều về lịch sử của Formosa, nhưng họ đều kinh sợ và ghê tởm nó.

Việc liên kết với Đài Loan làm gợi nhớ về vụ xì căng đan môi trường quốc gia cuối cùng vào năm 2010. Lúc đó, một công ti Đài Loan tên là Vedan đã bị điểm mặt vì đã huỷ diệt mọi sinh vật trong sông Thị Vải với việc xả chất thải độc hại liên tục qua một đường ống ngầm dưới mặt nước trong 14 năm. Nó đạt tới điểm đỉnh khi con sông bắt đầu ăn vào vỏ các tàu thép của các tàu Nhật đậu ở hạ lưu. Các siêu thị và các tổ chức truyền thông nhà nước đã tuyên chiến với nhãn hiệu bột ngọt Vedan. Nhưng ngoài đợt tẩy chay ngắn ngủi thành công này, thành phố thường không chú ý tới vòng luẩn quẩn[i] các cuộc đình công ở nhà máy, các cuộc đấu tranh chống lấy đất và phá hoại môi trường vốn nhuộm màu cuộc sống ở nông thôn Việt Nam.

Vụ Formosa gây cá chết làm thay đổi mọi thứ năm ngoái. Mùa xuân đó, những lời phàn nàn trên các mạng xã hội đã mở lối cho các cuộc biểu tình trên đường phố. Lớp người ‘mũ ni che tai’ ở thành thị của Việt Nam bỗng nhiên quan tâm đến cá chết; sự chuyển đổi mà nhà chức trách không nhận ra.

Trong cuộc biểu tình đầu tiên vào ngày mùng 5 tháng 5, một đội công an sắc phục và công an chìm thường phục bám chặt vỉa hè khi dân thường đổ vào đường Đồng Khởi. Vừa hô to "Bảo vệ môi trường!" đám đông đi bộ đến Khách sạn Thành phố, chỗ mà phe Cộng sản cai trị thủ đô miền nam từ năm 1975. Sau đó họ giải tán một cách ôn hòa như khi tụ tập.

Chủ nhật sau đó, tôi dậy sớm và đi lang thang ngang qua một hàng công an giao thông cháy nắng đứng dựa vào những rào chắn sắt mong manh chắn ngang con đường chính dẫn đến khu vực trung tâm thành phố. Các quán cà phê và nhà hàng nơi các Việt kiều và những người giàu có thường tụ tập để ăn trưa và ngồi tán gẫu. Thành phố Hồ Chí Minh luôn có cảm giác như một đường dây điện dưới tãi trong những tuần lễ rát nắng cuối cùng của mùa khô, nhưng cá chết đã làm điện thế tăng vọt lên.

"Đừng đi ra đó," Linh, một nhà thiết kế đồ họa 39 tuổi, hét lên từ một băng ghế đá. "Mấy người đó hầu hết đều là công an. Tôi cũng muốn tham gia, nhưng đó có thể thành vấn đề phiền phức cho tôi. Nếu ai đó bị thương thì đó sẽ rắc rối to."

Khi những viên gạch đỏ của Nhà thờ Đức Bà trong tầm mắt thì loa công cộng cũng bắt đầu ra rả yêu cầu giữ an toàn và trật tự. Một luồng gió sợ hãi đã thổi qua quảng trường Paris khi hàng rào công an lỏng lẻo quát tháo đoàn người biểu tình đang bì dồn vào trong hàng rào gai cạnh trường tiểu học Hoà Bình. Đám đông trên một ngàn người cầm các tờ giấy A4 có các hình vẽ bộ xương cá màu đen - một biểu tượng sẽ bị cấm trong những ngày tới. Một người ghi bằng chữ in to HÔM NAY IM LẶNG, NGÀY MAI CHẾT.

Các đội bảo vệ mặc đồng phục xanh đã làm hết sức mình để bắt những người biểu tình đang lảo đào vì say nắng. Những tên công an tình nguyện này đã dành hầu hết thời gian của họ để giúp khách du lịch nước ngoài băng qua đường, và phải cần tới 5–6 bảo vệ để tách một người phụ nữ trung niên khỏi các bạn của cô. Bọn thường phục chỉ huy đứng trong mát ra lệnh. Khi cô trì kéo lại, họ nhảy bổ vào xô cô lên một chiếc xe buýt mà họ trưng dụng làm xe công an.

Một hàng người biểu tình lưa thưa và những công an chìm đứng trên đường, ngay bên ngoài tầm của các vòi phun nước đã bật lên để ngăn không cho họ tụ tập xung quanh tượng của Đức mẹ Maria. Thanh (?), một kĩ sư 26 tuổi, đã bấm máy ảnh kĩ thuật số khi xe buýt rời đi. Một tù nhân vẫy tay chào những người vẫn còn bị mắc kẹt dưới ánh nắng, gợi lên tiếng reo hò đoàn kết.

"Bạn có thể đọc về câu chuyện này trên BBC, The Guardian, nhưng không thể đọc nó trên bất kì một tờ báo nào của Việt Nam", Thanh nói, khi những người đàn ông trung niên mang kính mát nghiêng người vào lắng nghe. "Tôi tới đây chụp ảnh và đưa tất cả thông tin này lên mạng để mọi người dân nước tôi biết những gì đã xảy ra ở đây."

Khi cảm giác thấy có công an chìm bên cạnh mình, tôi chạy vào một cửa hàng bán đồ tiêu dùng có máy lạnh đối diện với bưu điện trung tâm. Một phụ nữ trẻ mồ hôi nhuễ nhoại trong lớp áo thun con mèo hỏi nhân viên bán hàng mật khẩu wifi. Cô tên Thúy (?), một cô gái đầy tự hào của tỉnh Quảng Bình, nơi mà những người biểu tình đã ngăn không cho xe lưu thông trên quốc lộ hồi tháng trước.

"Chúng tôi muốn Tổng thống Obama nêu vấn đề này với chính phủ của chúng tôi", Thuý, sinh sống bằng việc bán mĩ phẩm trên Facebook nói.

Những người kí thư thỉnh nguyện như Thuý đã thu hơn một trăm ngàn chữ kí trên trang web của Nhà Trắng, yêu cầu Obama có hành động gì đó về vụ cá chết khi ông ta đến thành phố này vào tháng đó. Tuy nhiên, lời yêu cầu này dường như đã bị bốc hơi khi ông bước ra khỏi máy bay Air Force One. Đường phố từng tắc nghẽn với những người bịểu tình ưu phiền bây giờ đầy những kẻ láo ngáo mừng vui. Obama không bao giờ công khai nêu ra vụ cá chết; thay vào đó, ông đã trao cho Hà Nội một giỏ quà của Mĩ gồm các tình nguyện viên Peace Corps và các hợp đồng vũ khí.


Trong số những tù nhân bị chở tới một sân bóng đá ngày hôm đó là một biên tập viên về hưu báo của Hội Phụ nữ - một tổ chức được Đảng Cộng sản chấp nhận. Cô đã đăng trên Facebook một bài viết đầy căm phần mô tả việc cô ấy bị bắt giữ với một loạt đả kích nhắm vào các nhân viên đã buộc cô và những người khác quỳ dưới ánh nắng mà không có nước uống hoặc cho đi vệ sinh.

Gia đình các bạn có dám ăn cá không? Có bao nhiêu ngư dân đã bị mất nguồn sinh sống? Biển chết, ngư dân đói, môi trường bị đe dọa. Quần đảo Hoàng Sa đã mất hết, quần đảo Trường Sa đã bị tướt khỏi tay chúng ta một phần . Bạn có thấy nhục vì điều đó? Bạn không muốn trả thù à?

Sự phẫn nộ của cô bắt đầu với vụ cá chết và kết thúc với hai quần đảo bị mất và được coi như bị cướp. Ngay cả trong đầu óc của các đảng viên bên lề, hành động của một nhà máy thép Đài Loan đã trở nên trộn lẫn với các ý đồ địa chính trị của 'Trung Quốc'.

Hai tháng trước khi vụ rắc rối của Formosa bắt đầu, ở hai tỉnh đồng bằng dọc sông Cái Vung số cá nằm phơi bụng gấp hơn 10 lần. Các nông dân nuôi cá da trơn bị ảnh hưởng nói với các cơ quan truyền thông nhà nước đó là do một nhà máy chế biến gạo của nhà nước ở thượng nguồn. Chính phủ cấp cho họ một vài ngàn đồng (vài xu USD) cho số cá chết của họ, trước khi các nhà khoa học tỉnh chắc chắn quy lỗi cho chính nông dân cho việc cá chết đột ngột. Nhiều tháng sau vụ này, một báo cáo chính thức kết luận rằng hạn hán và kiểu cách nuôi dưỡng không đúng đã làm cá thiếu oxy mà chết.

Đơn thuốc dùng tiền đổi lấy im lặng có tác dụng vào tháng 2 nhưng không còn tác dụng trong tháng 5, có lẽ vì cả nước đã biết và khinh miệt công ti Thép Formosa Hà Tĩnh. Các nhà hoạch định của đảng chắc hẵn đà tin rằng nhà máy thép sẽ là một thành tích đáng tự hào của họ khi cấp giấy phép đầu tư cho nó vào năm 2008. Tuy nhiên, không phải họ đưa nhà máy thép lớn nhất khu vực này đến ngay cửa của quặng sắt lớn nhất nước này sao? Không phải họ đưa món đầu tư nước ngoài khổng lồ tới chỗ nước đọng nổi tiếng nhất với kẹo đậu phộng và những cuộc nổi dậy của nông dân sao?

Các nhà sản xuất thép địa phương phàn nàn rằng mức độ của sản lượng dự kiến của Formosa sẽ làm tràn ngập thị trường trong nước và huỳ diệt công việc làm ăn của họ. Những người không quan tâm đến kinh tế học về thép chỉ biết một điều về Formosa: công ti đã phạm tội trọng hình khi cho hàng ngàn công nhân Trung Quốc đại lục trú ngụ ưở chỗ chỉ cách một căn nhà nhỏ của cha già dân tộc Hồ Chí Minh một đoạn lái xe ngắn. Niềm tin tưởng hoang tưởng rằng nhà máy thép thật ra là một con ngựa thành Troie của Trung Quốc đã bùng nổ vào năm 2014, một vài ngày sau khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan lớn vào vùng biển Việt Nam.

Trong nhiều năm, các phóng viên đã bị cấm chỉ trích Trung Quốc. Nếu các câu chuyện địa phương đề cập đến anh láng giềng lớn phương Bắc, họ thường có xu hướng sử dụng từ "nước lạ". Đột nhiên, điều cấm kị kết thúc. Một trong những tai to mặt bự[ii] của Đảng đã bật dậy khẳng định quyền Việt Nam được tồn tại và không có hòn đảo bị cướp đi giống như cướp kẹo. Phát biểu với cả nước với miệng cười và tóc tém, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng lúc đó đã chớp lấy thời cơ đưa ra một bài phát biểu chậm rãi về bản chất chủ quyền.

Những người già, nam cũng như nữ đã gật đầu tán đồng với bản tin tức buổi tối. Tôi nhận được một email từ chủ của tôi (báo Phụ nữ) kêu gọi toàn thể nhân viên ủng hộ hải quân Việt Nam mua tàu chiến mới. Một phụ nữ lớn tuổi ở Sài Gòn và một ông già ở Florida đã tự thiêu. Các ông chú, ông cậu nói qua ly bia về về cuộc chiến định mệnh sắp xảy ra. Họ nói, người Trung Quốc đã cai trị Việt Nam trong một nghìn năm và vẫn còn khinh thị họ không hơn một tỉnh ly khai một Đài Loan của người nghèo.

Trên đường phố, tôi gặp các nhóm thanh thiếu niên cầm bản đồ đi bộ về hướng toà lãnh sự Trung Quốc. Những đứa trẻ này có dáng vẻ gầy yếu mà chúng ta có thể tìm thấy tại một chương trình tài năng của Đoàn Thanh niên Cộng sản và dường như khá sẵn sàng theo các chỉ dẫn của công an được dán dọc theo tuyến đường của họ. Những cuộc biểu tình ở trung tâm thành phố tổ chức theo giai đoạn này chẳng bao lâu được tiếp nối với các cuộc bạo loạn lớn ở các vùng xa của thành phố Hồ Chí Minh.

Trong hai ngày, các công nhân nhà máy đã làm hỏng động cơ của nền kinh tế xuất khẩu phía nam của nước này như có rất nhiều gremlins (sinh vật giả tưởng làm máy móc bị hư). Trước khi ai đó có thể hình dung ra  những gì đã xảy ra, công nhân người Việt của Formosa tại Hà Tĩnh đã gây bạo loạn giết một số đồng nghiệp Trung Quốc. Các báo cáo ban đầu cho biết có 20 người chết; Các báo cáo tiếp theo giảm xuống còn 4. Trung Quốc cho rằng các cuộc bạo loạn này là bằng chứng về sự kì quặc của Việt Nam nên đã phái các tàu vận tải đến sơ tán người còn sống sót. Hà Nội đàn áp mạnh tất cả các hình thức biểu tình, nài nĩ các nhà sản xuất nước ngoài đừng bỏ đi và đề nghị đền bù cho một số người bị bạo hành.

Formosa, thiếu bảo hiểm đối với sự cố như vậy, dường như đang nắm đàng chuôi. Ngoài những vụ giết người, những người nổi dậy ở Hà Tĩnh đã hôi của trong công trường vực xây dựng trị giá 11 tỷ USD của Formosa. Hà Nội đã đề xuất cấp hàng trăm triệu đô la để công ti ở lại và xây dựng lại, trong khi báo chí nhà nước đã viết ra những câu chuyện vui nhộn về cuộc săn tìm đầy nhiệt tâm bọn phá hoại sau vụ bạo động của công an. Nhưng việc đó nằm ngoài chủ đề bài viết này.

Ông Lí Chí Thôn (Lee Chih-Tsuen), chủ tịch Công ti Formosa Plastics, nói với báo Đài Loan China rằng họ không có nơi nào khác để đi.

Báo này tường thuật "Theo Lí Chí Thôn, việc xây dựng nhà máy không thể thực hiện được ở các nước đã công nghiệp hoá do bị hạn chế về lượng khí thải carbon dioxide. Việt Nam là một ngoại lệ ... vì nước này có ít đầu tư công nghiệp nên việc thành lập các nhà máy sản xuất thép sẽ không gây ra nhiều vấn đề."

Hai năm sau, cá chết khiến Lí Chí Thôn nuốt lời mình .

Trước khi công ti và Đảng có thể ngăn lại, báo chí Việt Nam được kiểm soát bởi nhà nước đã thu thập tất cả các sợi dây cần thiết để treo cổ Formosa vì xả chất thải độc hại xuống biển trong tháng 4 năm 2016. Một thợ lặn tìm bắt cá phát hiện ra một ống xả chất thải chôn dưới lớp túi cát và đá; ông nói với các phóng viên rằng một lượng chất màu vàng độc hại ập vào mặt khiến ông bị chóng mặt và khó chịu. Các phóng viên cũng công bố tên của một đội thợ lặn đang ốm và chết họ là các nhà thầu phụ của Formosa, từng làm việc trong khu vực đó trước khi cá chết. Khi các bằng chứng chất đầy lên , giám đốc đối ngoại nhà sản xuất thép người Đài Loan, Chu Xuân Phàm đã trả lời phỏng vấn trên truyền hình gần giống như cách của Trump.

"Tôi thừa nhận rằng việc xả nước thải sẽ ảnh hưởng đến môi trường đến một mứcđộ  nào đó, và rõ ràng là biển sẽ có ít cá hơn", ông nói với một phóng viên truyền hình nữ bằng tiếng Việt hoàn hảo với giọng trịch thượng, "nhưng trước khi xây dựng nhà máy, chúng tôi đã được chính quyền Việt Nam cho phép ... Thành thật mà nói, muốn được cái nọ thì phải mất cái kia. Bạn muốn cá hay nhà máy thép? Bạn phải chọn một."

Formosa đã buộc ông Phàm đưa ra lời xin lỗi cá nhân với các phóng viên trên toàn quốc trước khi cho ông nghỉ việc. Tất cả đã quá muộn; nhà quản lí trung gian thiển cận đã cho Việt Nam một lời hô tập thể.

"Chúng tôi chọn cá!"

Trên thực tế, Việt Nam đã chọn bất cứ thứ gì trừ cá.

Ngư dân xếp đống xác cá thối rửa do thảm hoạ này dọc trên Quốc lộ 1A một hành động kích động hoảng loạn. Ngay cả khi giả vờ không biết cái gì đã làm chết cá, các quan chức bảo đảm với công chúng rằng họ sẽ không cho phép người hay thú ăn dù chỉ một con cá.


Chính quyền vẫn cứ mặt dày chối bỏ trách nhiệm của Formosa, ngay cả sau khi Fan thú nhận rằng công ti không hề quan tâm một chút nào về cá. Có thời điểm những nhà khoa học của nhà nước đổ thừa tất cả sự việc cho thủy triều đỏ và đưa ra những bức ảnh chỉnh sửa một cách hài hước về một cái vịnh đỏ quạch để làm bằng chứng. Một vài tuần sau đó, những quan chức béo ục ịch của Đảng ăn hải sản ở Đà Nẵng; một số người khác thì cởi trần giỡn nước tung tóe trên sóng biển ở tỉnh Quảng Trị.

Một quan chức đã tuyên bố rằng cần một thập kỉ để ngư trường bị ảnh hưởng phục hồi, nhưng hoàn toàn không hề chỉ ra làm thế nào, và từ cái gì. Năm mà tôi tới Việt Nam, đài BBC miêu tả các ngư trường dọc bờ biển là đang ở trong trạng thái “suy giảm liên tục - nghĩa là ngay cả khi có lệnh cấm đánh bắt cá [vào năm 2010] thì trữ lượng cá cũng hầu như không thể phục hồi.”

Formosa cuối cùng đã nói với đài Reuters rằng một sự cố cúp điện đã khiến nước thải chưa qua xử lí tràn ra biển. Formosa sau đó đã tuyên bố rằng công ti sẽ nâng cấp nhà máy để bảo vệ môi trường. Chính quyền Việt Nam đã từ chối bình luận, nhưng Reuters đã trích dẫn một báo cáo chính thức liệt kê 53 vi phạm của nhà máy, hầu hết trong số đó Formosa đã tuyên bố rằng đã hoặc sẽ khắc phục. Cần đến 18 tháng để câu chuyện nhỏ này được tiết lộ.

Trong những ngày nóng nực điên cuồng sau vụ xả thải, đối diện với người dân đang khổ sở, Đảng và Formosa chỉ đưa ra những lời chối bỏ vụng về và những yêu cầu rầy rà rằng dân phải kiên nhẫn. Giữa tất cả những thứ đó, tôi lại đọc một tuyển tập truyện của Edgar Allen Poe trong một nhà hàng chay ở dưới một phòng tập yoga. Ngay cả trước vụ xả thải, những phụ nữ Việt Nam giàu có cũng đã đến đây để tránh những tác hại của thịt và rau giá rẻ mà người dân bình thường tiêu thụ.

Bìa cứng của quyển sách mở ra câu chuyện về Vở Ca kịch của cái Chết Đỏ, trong đó tầng lớp quý tộc suy đồi đến dự một buổi tiệc hóa trang, trong khi một dịch bệnh khủng khiếp đang tàn phá người nông dân ở bên ngoài bức tường. Câu chuyện kết thúc (bật mí nhé) khi một người khách kì bí bước vào giữa bọn họ và bắt tất cả bọn họ phải chịu dịch bệnh. Poe kết thúc câu chuyện bằng cao trào: “Và Bóng tối và sự Suy tàn và cái Chết Đỏ đã thống trị tất cả.”

Vài tuần sau khi cuộc biểu tình phản đối lắng xuống, tôi đáp máy bay tới Đài Bắc, chỉ vài ngày trước khi đảng Dân Tiến lên cầm quyền. Họ đã đánh bại Quốc Dân Đảng đầy quyền lực nhờ vào cương lĩnh bao gồm việc cải tạo môi trường. Tôi nhanh chóng biết được rằng sự quá đáng của Formosa đã đóng vai trò quan trọng trong việc kích động cử tri Đài Loan ở khu vực bị ảnh hưởng phế bỏ đại biểu đương nhiệm của khu vực đó.

“Chúng ta không được dùng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe của công dân như chúng ta đã làm trong quá khứ,” nữ Tổng thống đầu tiên của hòn đảo Thái Anh Văn nói trong diễn văn nhậm chức. “Vì thế chúng ta phải giám sát và kiểm soát tất cả những nguồn gây ô nhiễm.”

Trong tuần lễ toàn mưa sau đó, tôi uống trà trong những văn phòng khắp Đài Bắc với những luật sư hăng hái cải cách, những người than phiền rằng những nhà công nghiệp vô trách nhiệm tiếp tục áp đặt rất nhiều quyền lực kinh tế lên hòn đảo này.

“Formosa là công ti gây ô nhiễm lớn nhất Đài Loan,” Tổng thư kí của Hội Luật gia Môi trường Echo Lin nói. “Họ hoàn toàn không được hoan nghênh ở đây, nhất là giữa nhóm của chúng tôi, nhưng Formosa đóng góp khoảng hai phần trăm hoặc hơn cho GDP của đắt nước; do đó chính quyền Đài Loan sẽ không bắt Formosa phải chịu trách nhiệm.”

Câu trả lời của Đảng Dân Tiến cho sự cố đã gây nghi ngờ về khả năng của họ trong việc bắt Formosa phải chịu trách nhiệm. Tô Trị Phần , một nghị sĩ trong đảng Tiến Bộ Dân Chủ của bà Thái Anh Văn, đã bay tới Hà Nội sau vụ xả thải, chỉ để thấy hộ chiếu bị giữ lại bởi một quan chức hàng không. Sau chín tiếng đồng hồ ngồi ở sân bay, quan chức Việt Nam đã cho phép bà tham quan nhà máy Formosa, nhưng hủy bỏ mọi kế hoạch khác của bà nghị sĩ.

“Bà Phần tuyên bố rằng bà đã muốn thăm một nhà thờ địa phương chứ không phải những phần tử được gọi là chống chính quyền như tuyên bố của Việt Nam,” tờ báo Đài Loan Bưu điện Trung Hoa tường thuật. Có thể không ngạc nhiên, văn phòng của nghị sĩ Phần và Tổng thống Thái Anh Văn đã không hề hứng thú với những câu truy vấn của tôi về vụ việc này. Nhưng Robin Winkler thì có. Người luật sư môi trường 62 tuổi đã tiếp đón tôi với quần soóc, giày Birkenstocks và áo thun in hình một con chim trên bờ biển. Chúng tôi cùng đi tới một quán bar tối đèn quen thuộc của Winkler. 

“Trước khi tôi chuyển sang phía này, tôi đã trải qua hơn hai mươi năm giúp các công ti cấu trúc các khoản đầu tư của họ để giới hạn rủi ro và nợ,” ông nói, trước khi gọi cho chúng tôi món đậu hũ hầm và sashimi bằng tiếng Quan thoại hoàn hảo.

Vào năm 2001, Winkler đã thành lập Hội bảo vệ pháp lí Thiên nhiên Hoang dã, để tiếp tục các vụ kiện và tổ chức mít-tinh vì môi trường của hòn đảo. Cuối cùng, ông đã từ bỏ quốc tịch Mĩ và trở thành một người có quốc tịch Đài Loan. Chính phủ, ông nói, có xu hướng trục xuất người nước ngoài mà họ coi là “gây rắc rối".

Vào năm 2005, Winkler bắt đầu nhiệm kì 2 năm ở Ủy ban Đánh giá Tác động của Cơ quan Bảo vệ Môi trường. Khi Tập đoàn chất dẻo Formosa xin giấy phép để xây dựng một nhà máy thép 4,1 tỉ USD gần nhà máy hóa dầu tai tiếng của họ ở ngoài khơi của quận Yunlin, Winkler và các đồng nghiệp ủy viên của ông đã đặt ra các câu hỏi.

“Chúng tôi đã yêu cầu các thông tin mà họ không thể cung cấp,” ông nói. “Chúng tôi muốn sự cam kết về khí thải và công khai toàn bộ mọi thứ đầu vào và đầu ra; đó là mức độ trách nhiệm mà họ không muốn đáp ứng.”

Winkler và những đồng nghiệp ủy viên của ông đã thành công trong việc đòi hỏi những buổi điều trần sâu hơn, chỉ để biết rằng nhiệm kì của họ sẽ không được tiếp tục. Trong một ngày mưa tháng 11 năm 2017, Winkler nhớ lại, những đại diện của Formosa đã vất vả đi qua hàng trăm cư dân từ quận Yunlin cho buổi điều trần tại tòa nhà của Cơ quan Bảo vệ Môi trường.

“Đã có những người ủng hộ một bên, người phản đối một bên và cảnh sát ở giữa,” Winkler nhớ lại. “Thật là căng thẳng.”

Trong một buổi giới thiệu về tiềm năng du lịch sinh thái của quần thể cá heo xung quanh, anh trai của một ủy viên của quận Yunlin đã nhảy qua một cái bàn để đe dọa một nhà sinh học đang làm chứng. Winkler đã nhảy vào trận chiến.

Sau khi cảnh sát giải tán trận khẩu chiến, ủy viên hội đồng đáng kính trọng từ Yunlin đã theo Winkler vào phòng uống trà và bắt đầu đấm vào mặt ông. Winkler đã kiện. Người ủy viên hội đồng, đã có quá khứ tội phạm xấu xa, cuối cùng đã phải đóng 6000 USD tiền phạt. Hình ảnh của Winkler bầm tím xuất hiện trên các báo. Vài tháng sau, Formosa thông báo họ sẽ xây nhà máy tại Việt Nam.

“Đó chỉ là bài bản của chủ nghĩa thực dân kinh tế,” Winkler nói, sau khi chúng tôi đã dùng bữa xong. “Formosa đã đến nơi mà người dân yếu ớt nhất và chính quyền lại tham nhũng nhất.” Formosa tự miêu tả họ như một người hành hương kinh tế chứ không phải là một tên thực dân - một tín đồ bị bức hại phải lang thang trên mặt đất để tìm kiếm những quy định lỏng lẻo và lợi nhuận. Quyển sổ tay của cổ đông công ti năm 2017 đã than phiền: “Môi trường đầu tư tại Đài Loan đã xuống cấp và các khoản đầu tư kinh doanh bị ảnh hưởng vì ý thức hệ bảo vệ môi trường đang dâng cao đã bỏ qua sự phát triển công nghiệp.” Quyển sách đưa ra bang Texas như là một ví dụ sáng ngời về tính hiệu quả công nghiệp.

Công ti vẫn là nhà đầu tư Đài Loan lớn nhất vào Mĩ và đã thông báo kế hoạch tăng cường các hoạt động của họ sau khi Donald Trump thắng cử. Formosa đã để lại nhiều cảnh báo ở Delaware, Illinois, Louisiana và (dĩ nhiên) bờ biển miền nam Texas khi người nuôi tôm thế hệ thứ ba tên là Diane Wilson đã trải qua ba thập kỉ để chiến đấu chống lại công ti và viết sách về chuyện này.

“Chúng tôi đang chuẩn bị để kiện họ vào ngày mai,” Wilson nói với tôi với một tiếng cười trên điện thoại từ Texas. Chắc chắn rằng, Wilson sẽ gửi ra thông cáo báo chí cùng kí tên bởi hội Trợ giúp Pháp lí Riogrande Texas (TRLA) và một hãng luật địa phương.

“Sự ô nhiễm của Formosa ở vịnh Lavaca và những vùng nước xung quanh đã gây nguy hiểm đến đời sống hoang dã, cá, và cảnh quan môi trường, là nền tảng cho đời sống của cộng đồng chúng tôi ở đây,” Wilson nói trong bản thông cáo báo chí. “Formosa đã xả chất thải dẻo từ 2004, mặc dù nó hoàn toàn vi phạm luật pháp tiểu bang và liên bang.”

Người ta không cần phải đến tận Texas để tìm hiểu về những rủi ro chính trị của việc móc nối với một tập đoàn chất dẻo. Ngay trước khi thiên niên kỉ này bắt đầu, Campuchia đã buộc công ti này phải tháo dỡ cả núi chất thải thủy ngân tại một bãi rác bên ngoài Sihanoukville. Một người đàn ông được cho là đã chết khi tháo dỡ chất thải mà công ti đã nhập khẩu về thành từng cục dán nhãn “xi măng". Một lời đồn đoán không đúng đã lan truyền trong thành phố ven biển này rằng chất thải có chứa phóng xạ, kích động một cuộc chạy trốn hỗn loạn về Phnom Penh được cho là làm 4 chết.

Sau vài tháng tranh cãi, Formosa đã trả tiền cho một tiểu đoàn lính Campuchia và một đội kĩ sư người Mĩ để đóng gói 7000 tấn chất thải và đất bề mặt nhiễm độc. Trong buổi lễ được tổ chức sau khi công việc hoàn thành, quan chức địa phương đã xin lỗi vì thất bại của họ trong việc quản lí và cam kết sẽ trừng phạt những ai nhận hối lộ. Nhà sáng lập và chủ tịch của Formosa đã nhân dịp này nhấn mạnh rằng chất thải là vô hại. Không ai có vẻ tin lời ông ta.

Một công ti xử lí chất thải ở California cuối cùng đã thú nhận rằng chất thải “phức tạp hơn lúc đầu những tưởng" sau khi chính phủ Mĩ ngăn chặn nỗ lực của họ để nhập khẩu và xử lí chúng. Các khối “xi măng" đó đã nằm im hơn một năm ở cảng Cao Hùng trước khi nhà cầm quyền Đài Loan cho phép Formosa chở chúng bằng xe tải về nhà máy của họ ở Jenwu. Một thập kỉ sau, Winkler và Hội bảo vệ pháp lí Thiên nhiên Hoang dã đã dùng quảng cáo trên xe buýt để loan báo báo cáo rằng nước ngầm bên dưới nhà máy ở Jenwu chứa nồng độ chất thải cao gấp 300 000 lần cho phép. Quảng cáo, Winkler nói, chỉ tồn tại được có một ngày.

Năm nay ở Việt Nam, vào dịp tròn một năm ngày xả thải, những người Công giáo đã tụ tập trên những bờ biển của Hà Tĩnh. Báo cáo tiếp tục đổ về từ giáo phận Vinh về những cuộc tấn công vào các linh mục, các bloggers và những nhà hoạt động vẫn lo lắng về tình cảnh của giáo dân sống dọc bờ biển. Formosa, về phần họ, đã thông báo rằng họ sẽ ném tiếp 350 triệu USD vào nhà máy, bây giờ đã trễ tiến độ nhiều năm. Một cuộc thử nghiệm lò cao gần đây của họ đã gây ra một vụ nổ lớn mà công ti sau đó đã đổ thừa cho bụi đã lọt vào trong máy móc của họ.

Thủ tướng mới, Nguyễn Xuân Phúc, đã nhận thấy thời điểm thích hợp để bắt một vài bộ trưởng làm vật hi sinh, kể cả Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Người thay thế của ông này sau đó đã bày tỏ sự lo ngại về mỏ quặng rộng lớn Thạch Khê trên đường từ Formosa. Một mặt, nó sẽ tạo việc làm. Mặt khác, ông ta nói với phóng viên gần đây, nó sẽ dẫn tới “những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng, sa mạc hóa, bão cát và suy giảm nguồn nước ngầm.” Lời phát biểu của ông phản ánh nỗi lo lắng mới ở Hà Nội, nơi đã cam kết sẽ đem lại cho người dân sự phát triển kinh tế thần kì mà không đầu độc họ - hoặc cá của họ.

Nhiều thành viên của cộng đồng kinh doanh đã chế giễu ý kiến từ bỏ mỏ Thạch Khê. Mỏ này thuộc về một công ti quốc doanh thiếu nguồn vốn cần thiết để thực hiện việc đào mỏ. Một nhà tư vấn người Đức đã nói vào đầu năm rằng “Dự án này chắc chắn là khó khăn, nhưng chỉ cần lưu ý cẩn trọng hơn trong quá trình hoạt động,” Ai đã từng ở Việt nam đều hiểu rằng “cẩn trọng" không phải là thứ gì đó mà một thể chế tham nhũng, không minh bạch có thể làm tốt. 


Calvin Godfrey là người đoạt giải  MFK Fisher Distinguished Writing Award 2017





[i] Tác giả dùng cụm từ 'Mobius strip' ̣đó là cái dải băng 1 mặt/bề (one-sided) có được băng cách dùng mỏt dải băng thường xoắn một đầu 180° rồi nối vào đầu kia, nhìn giống như một chiếc vòng (xuyến) tưởng như có mặt trong nhưng hoàn toàn chỉ có một mặt thôi.
[ii] Tác giả dùng cụm từ tệ hại hơn 'big empti suit', có nghĩa đen là 'bộ đồ lớn rỗng ruột' ̣(kẻ óc bã đậu do lươn lẹo mà ngồi ghế cao).

Tuesday, August 1, 2017

Tuần lễ Donald Trump đánh mất biển Đông

Tuần lễ Donald Trump đánh mất biển Đông

(The Week Donald Trump Lost the South China Sea)
Foreign Policy (31/07/2017)
Bill Hayton
(Bản dịch đã đăng trên Tiếng Dân 02/8/2017)
Sự đầu hàng của Việt Nam cho thấy các nước láng giềng của Trung Quốc lo rằng, Mĩ không còn ủng hộ họ nữa.
Lịch sử Việt Nam đầy những câu chuyện hào hùng chống Trung Quốc. Nhưng tháng này, Hà Nội đã quỳ gối trước Bắc Kinh, bị hạ nhục trong đua tranh về việc ai kiểm soát biển Đông, tuyến đường thủy gây tranh cãi nhất thế giới. Hà Nội đang nhìn về Washington tìm dấu hiêu ủng hộ ngầm giúp tránh các đe dọa của Bắc Kinh. Đồng thời, chính quyền Trump đã cho thấy rằng họ không hiểu hoặc không quan tâm đúng mức tới lợi ích của bạn bè và các đối tác tiềm năng của mình ở Đông Nam Á để bảo vệ họ chống lại Trung Quốc. Các chính phủ Đông Nam Á sẽ kết luận rằng Hoa Kì không sẵn lòng hậu thuẫn họ. Và trong khi Washington tự làm suy yếu chính mình về vụ gián điệp Nga và các cuộc tranh luận về chính sách chăm sóc y tế, một trong những khu vực quan trọng nhất của thế giới đang rơi vào tay của Bắc Kinh.
Không có vùng biển nào trên thế giới căng thẳng hơn biển Đông. Trong vài năm qua, Trung Quốc và các nước láng giềng đã mưu mẹo, doạ nạt, tán tĩnh, và kiện cáo đòi kiểm soát các nguồn tài nguyên của họ. Tháng 6, Việt Nam đã có một hành động quyết đoán. Sau hai năm rưỡi tạm dừng, cuối cùng họ đã cấp giấy phép cho Talisman Việt Nam (một công ti con của Công ti Năng lượng Tây Ban Nha Repsol) khoan dầu khí ngay sát ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của Hà Nội (EEZ) ở biển Đông.
Theo diễn giải chính thống của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), Việt Nam có quyền làm như vậy. Theo cách giải thích riêng của Trung Quốc thì không phải vậy. Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra yêu sách rõ ràng cho vùng đáy biển đó. Ngày 25 tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục  Khảng chỉ kêu gọi “bên liên quan chấm dứt các hoạt động vi phạm đơn phương có liên quan” – nhưng không nói đó thực sự là gì. Trong tình trạng không có sự rõ ràng chính thức, các luật sư và các nhóm tư vấn chính thức Trung Quốc đã đưa ra hai cách giải thích chính.
Trung Quốc có thể tuyên bố “quyền lịch sử” đối với phần biển này trên cơ sở nó luôn là một phần trong cương vực của Trung Quốc (một điều rõ ràng bị tất cả các bên tranh chấp khác cũng như những nhà sử học trung lập tranh cãi). Hoặc giả, họ có thể tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa – tập hợp các đảo nhỏ, rạn san hô và đá ở ngoài khơi Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines – khi coi như một nhóm có quyển có EEZ của chúng. Tuy nhiên, tòa trọng tài quốc tế The Hague đã kết luận rằng, tuyên bố này không phù hợp với UNCLOS hồi năm ngoái. Trung Quốc đã từ chối không công nhận cả tòa lẫn phán quyết của toà.
Vào giữa tháng 6, Talisman Việt Nam bắt đầu khoan một điểm nước sâu “đánh giá tốt” tại lô 136-03 dựa vào những gì người trong cuộc tin là một mỏ khí đốt hàng tỷ đô la, chỉ cách nơi Repsol đang hoạt động 50 dặm. Chính phủ Việt Nam biết nguy cơ Trung Quốc có thể can thiệp nên đã phái các tàu cảnh sát biển và các tàu thuyền dân dụng khác để bảo vệ tàu khoan dầu.

Talisman Việt Nam bắt đầu khoan một điểm nước sâu “đánh giá tốt” tại lô 136-03,   chỉ cách nơi Repsol đang hoạt động 50 dặm (lô 6.1)
Thoạt đầu, sự can thiệp của Trung Quốc tương đối có tính ngoại giao. Phó Chủ tịch Quân Uỷ Trung ương, tướng Phạm Trường Long, viếng thăm Hà Nội vào ngày 18 tháng 6 và yêu cầu ngưng việc khoan dầu này. Khi Việt Nam từ chối, ông ta đã hủy bỏ một cuộc họp chung về an ninh biên giới (Giao lưu hữu nghị Quốc phòng lần thứ 4) và về nước.
Các báo cáo từ Hà Nội (được xác nhận bởi các báo cáo tương tự, từ các nguồn khác nhau, cho nhà phân tích Carlyle Thayer của Úc) cho biết, ngay sau đó, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh đã được triệu tập tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc và được báo thẳng thừng rằng Trung Quốc sẽ có hành động quân sự vào các căn cứ của Việt Nam ở biển Đông trừ khi dừng việc khoan dầu lại và Việt Nam hứa sẽ không bao giờ khoan ở phần biển đó nữa.
Đây là một sự đe dọa kịch tính, nhưng không phải là chưa từng có. Trong khi nghiên cứu viết cuốn sách về biển Đông, tôi đã được một quan chức BP nói rằng, Trung Quốc đã từng có những đe dọa tương tự đối với công ti đó khi nó hoạt động ngoài khơi bờ biển Việt Nam vào đầu năm 2007. Phó Oánh, đại sứ Trung Quốc lúc đó tại London, nói với giám đốc điều hành của BP lúc đó là Tony Hayward, rằng bà không thể bảo đảm sự an toàn của nhân viên BP nếu công ti này không từ bỏ các hoạt động của mình ở biển Đông. BP đồng ý ngay lập tức và trong những tháng sau đó đã rút khỏi các hoạt động ngoài khơi Việt Nam. Tôi đã hỏi bà Phó Oánh về điều này trong một bữa ăn tối ở Bắc Kinh hồi năm 2014, và bà trả lời, “Tôi đã làm những gì tôi đã làm vì tôi rất tôn trọng BP và không muốn công ti này gặp rắc rối“.
Việt Nam đóng quân trên khoảng 28 đảo ở quần đảo Trường Sa. Một số được thiết lập trên các đảo tự nhiên, nhưng phần lớn là các lô cốt cô lập trên các rạn đá xa xôi. Theo ông Thayer, 15 chỉ là các nhà giàn: giống như cột mốc đánh dấu địa điểm hơn là các cơ sở quân sự. Chúng gần như không thể chống đỡ được trước một cuộc tấn công thật sự. Trung Quốc đã cho thấy điều này qua các vụ tấn công vào vị trí của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và trong trận chiến Gạc Ma ở Trường Sa hồi năm 1988. Cả hai sự cố đều kết thúc với việc Việt Nam chịu nhiều thương vong và Trung Quốc chiếm được lãnh thổ. Có tin đồn, hoàn toàn không xác nhận được, có một sự cố nổ súng gần một trong những nhà giàn này vào tháng 6. Nếu đúng thì đây có thể là một cảnh báo nghiêm trọng hơn từ Bắc Kinh cho Hà Nội.
Trong khi đó, tàu khoan Deepsea Metro I đã tìm được đúng những gì Repsol đang tìm kiếm: một phát hiện đẹp mắt – chủ yếu là khí nhưng có một ít dầu. Công ty nghĩ rằng có thể có nhiều hơn và tiếp tục khoan. Họ hi vọng đạt được đủ độ sâu của giếng vào cuối tháng 7.
Quay lại Hà Nội, Bộ Chính trị họp thảo luận về những việc cần làm. Giá dầu thấp và sản lượng giảm từ các mỏ ngoài khơi hiện có của đất nước đang làm ảnh hưởng xấu đến ngân sách chính phủ. Đất nước cần năng lượng giá rẻ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giữ cho Đảng Cộng sản tiếp tục cầm quyền – nhưng đồng thời lại phụ thuộc rất nhiều vào giao thương với Trung Quốc.
Gần như không thể biết chắc các quyết định lớn được đưa ra theo cách nào ở Việt Nam, nhưng có vẻ câu chuyện về Repsol cho thấy Bộ Chính trị đã chia rẽ sâu sắc. Trong số 19 uỷ viên, 17 người bỏ phiểu thuận thách thức Trung Quốc. Chỉ có hai người không đồng ý, nhưng họ lại là những người có ảnh hưởng nhất ở bàn họp: Tổng bí thư đảng, Nguyễn Phú Trọng, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lich.[i]
Sau hai cuộc họp gay gắt vào giữa tháng 7, quyết định được đưa ra: Việt Nam sẽ khom mình trước Bắc Kinh và dừng khoan. Cũng theo các nguồn tin trên, lập luận thắng thế là Hà Nội không thể trông cậy vào sự trợ giúp của chính quyền Trump trong trường hợp có đối đầu với Trung Quốc. Được biết, tâm trạng buồn thảm. Nếu như Hillary Clinton đang ngồi trong Nhà Trắng thì các giám đốc điều hành của Repsol đã được báo rõ ràng, bà ấy hiểu mức độ nguy cơ và mọi thứ đã khác đi.
Việc tin cậy vào Clinton là không đáng ngạc nhiên. Người trong khu vực hẵn không quên những can thiệp của bà thay mặt cho các nước có yêu sách của Đông Nam Á, bắt đầu tại Hà Nội trong cuộc họp tháng bảy năm 2010 của Diễn đàn Khu vực ASEAN. Việc chính quyền của Tổng thống Barack Obama chú trọng tới trật tự khu vực dựa trên luật lệ đã được các chính phủ lo lắng về sự thống trị của Hoa Kì hoặc Trung Quốc hoan nghênh.
Dù vậy, một số nhà quan sát Hoa Kì hoài nghi rằng, bất kỳ chính quyền nào khác sẽ hợp tác hơn. Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, chất vấn sự tương phản rõ ràng này: “Hoa Kì sẽ làm gì khác hơn [dưới thời Obama]? Tôi thấy khó có khả năng Mĩ sẽ bảo vệ Việt Nam chống lại Trung Quốc về quân sự. Việt Nam không phải là một đồng minh“.
Tuy nhiên, sẽ không đòi hỏi nhiều: chỉ một hay hai bản tuyên bố về trật tự dựa trên luật lệ và tầm quan trọng của việc tuân thủ UNCLOS, một vài cuộc tập trận hải quân trùng hợp với những tuần lễ có hoạt động khoan, thậm chí cũng có thể là một vài cuộc tập bắn súng ở khu vực lô 136- 03 và một vài lời nhỏ nhẹ giữa Washington và Bắc Kinh. “Ngoại giao triển khai về phía trước”, như nó thường được gọi. Chính quyền Obama cảnh báo Bắc Kinh khỏi bãi cạn Scarborough vào tháng 4 năm 2016 theo cách này. Washington của Donald Trump đã quên nghệ thuật ngăn chặn trong bóng tối?
Hệ quả của chiến thắng của Trung Quốc là hiển nhiên. Bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc sẽ thiết lập luật lệ ở biển Đông. Họ sẽ áp dụng phiên bản riêng về lịch sử, phiên bản riêng về quyền sở hữu “chung”, và sẽ định đoạt nước nào có thể khai khác loại tài nguyên nào. Nếu Việt Nam, vốn ít nhất có một khả năng ngăn chận về hải quân đáng tin cậy ngay từ đầu mà có thể bị đe doạ thì mọi quốc gia khác trong khu vực đều có thể bị đe doạ, đặc biệt là Philippines.
Tháng này, Manila tuyên bố ý định khoan ở mỏ khí đốt khổng lồ có tiềm năng nằm bên dưới bãi Cỏ Rong (Reed Bank) ở Biển Đông. Mong muốn khai thác các khu mỏ này (trước khi mỏ khí đốt chính của nước này ở Malampaya sẽ cạn hết trong vài năm tới) là lí do chính để Philippines tiến hành thủ tục trọng tài tại The Hague. Philippines đã giành chiến thắng pháp lý hầu như toàn bộ trong vụ kiện đó, nhưng kể từ khi nhậm chức cách đây hơn một năm, Tổng thống Rodrigo Duterte đã hạ thấp tầm quan trọng của nó. Ông dường như bị đe dọa: muốn kêu gọi Trung Quốc giúp đỡ về tài chính hơn là khẳng định các yêu sách biển của đất nước ông.
Tháng 5 vừa qua, Duterte nói với cử toạ ở Manila rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo ông rằng sẽ có chiến tranh nếu Philippines tiến hành khai thác các mỏ khí mà Toà trong tài ở The Hague đã kết luận thuộc về nước ông. Tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tới thủ đô Philippines để thảo luận về “phát triển chung” những nguồn năng lượng này.
Duterte và lãnh đạo Việt Nam đi đâu, những người khác sẽ theo đó. Các chính phủ Đông Nam Á đã đi tới một kết luận chính từ sáu tháng đầu nhiệm kì của Tổng thống Trump: Hoa Kì không sẵn sàng dốc sức vào cuộc chơi.
Tất cả những hoạt động tự do hàng hải này để duy trì UNCLOS có ý nghĩa gì nếu, khi cần phải có hành động thì Washington lại không ủng hộ các nước đang bị Trung Quốc chèn ép?
Tại sao Washington lại quá thiểu năng như vậy? Ngoại trưởng Rex Tillerson biết rõ mức độ nguy cơ. Công ti cũ của ông ExxonMobil cũng đang điều tra triển vọng khí đốt khổng lồ ở các vùng biển đang tranh chấp. Mỏ “Cá voi Xanh” nằm ở lô 118, xa hơn về phía bắc và gần bờ biển Việt Nam hơn nơi Repsol khám phá – nhưng cũng bị Trung Quốc tranh cản. Giống như rất nhiều điều khác, đó là một điều bí ẩn liệu đây có là sự lựa chọn có chủ ý của Nhà Trắng thời Trump không muốn dính dáng cụ thể vào các tranh chấp hoặc liệu điều đó phản ánh sự suy giảm lớn khả năng của Bộ Ngoại giao, với rất nhiều vị trí cao cấp bỏ trống và rất nhiều nhân viên cấp trung ra đi.
Khả năng đáng lo ngại nhất là Tillerson không hành động chỉ vì muốn nhìn thấy Repsol, đối thủ thương mại cũ, thất bại để cho chủ cũ của ông là ExxonMobil có thể có được sức bật lớn hơn trong thị trường năng lượng Việt Nam. Nhưng chính phủ nào sẽ tin tưởng Tillerson lần nữa?
Repsol hiện đang đóng giếng khoan thử nghiệm thành công với xi măng và đang chuẩn bị rời khỏi tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu USD. Các báo cáo từ khu vực cho biết tàu khảo sát địa chấn của Trung Quốc, HYSY760,[i] được bảo vệ bởi một đội tàu nhỏ, đang trên đường đến cùng khu vực này để kiểm tra triển vọng cho chính họ. UNCLOS đã bị làm mất hiệu lực, và trật tự dựa trên luật lệ đã bị thu nhỏ. Điều này không phải là điều không thể tránh khỏi mà cũng không phải là một ‘sự đã rồi’. Nếu như Hà Nội nghĩ rằng Washington ủng hộ họ, thì Trung Quốc có thể đã chùn bước – và sự tín nhiệm của Hoa Kì trong khu vực đã tăng lên. Thay vào đó, Trump đã để khu vực này trôi dạt về hướng Bắc Kinh.
____
Ghi chú của ND:
[i] Nguồn tin này có lẽ không đáng tin cậy hoặc không đầy đủ, có thể muốn gieo hoả mù, vì hiệ̣n giờ Đinh Thế Huynh đang nghỉ điều trị bênh nên tỉ số 17/19 là có vấn đề. Ngoài ra, dù ở cấp nào trong ̣đảng thì họ vẫn theo nguyên tắc 'tập trung dân chủ' (cá nhân phục tùng tập thể, thiểu số phục tùng ̣đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên); hơn nữa, Nguyễn Phú Trọng và Ngô Xuân Lịch không có đủ uy quyền cỡ Lê Duẩn trước đây nên khó có chuyện 2 người này phủ định quyết định của đa số áp đảo kia, trừ khi sau đó họ đồng ý biểu quyết lại.

[ii] Tin này cũng có vẻ không chính xác, theo www.marinetraffic.com thì HYSY760 vẫn còn đang nằm tại Tam Á (Hải Nam)