Monday, August 17, 2015

Bill Hayton - BIỂN ĐÔNG (Lời bạt)

Lời bạt
(Epilogue)


Tháng 3 năm 2014, ngay sau khi chiếc MH370 của hảng máy bay Maysia mất tích, tàu từ Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Hoa Kì đã lùng sục nhiều khu vực của Biển Đông để tìm kiếm những người sống sót. Đó là một ví dụ chưa từng có về hợp tác trên biển. Tuy nhiên, nếu như địa điểm được cho là nơi xảy ra tai nạn nằm xa về phía Nam và phía Đông thì thế giới có thể đã được chứng kiến lập luận quốc tế khó nghe khi Trung Quốc nằng nặc cho rằng họ phải lãnh đạo bất cứ công cuộc tìm kiếm cứu nạn nào trong ‘đường chữ U’ và các nước khác không chịu hợp tác vì sợ hợp pháp hóa yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Thay vào đó, trong phần của Biển Đông mà các yêu sách lãnh thổ phần lớn đã được giải quyết, tất cả các bên đã làm việc hài hòa với nhau.


Những người lạc quan có thể hi vọng rằng màn diễn này có thể dẫn đến một kỉ nguyên mới cùng sống chung ở Biển Đông: một vòng đạo lí về phát triển tin cậy và xây dựng lòng tin. Hợp tác thực tế luôn luôn được chào đón và chắc chắn sẽ là một bước đi đúng hướng nhưng chừng nào mà các tranh chấp tiềm ẩn vẫn chưa được giải quyết thì vấn đề lãnh thổ vẫn sẽ tiếp tục đe dọa hòa bình. Tuy nhiên, trong vòng hai tháng sau khi MH370 mất tích, sự hợp tác đã biến thành xung đột khi Việt Nam phản kháng việc Trung Quốc cố tìm cách khoan dầu ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Cả khu vực dường như lại hướng tới sự đối đầu đầy thảm họa tiềm tàng. Mối đe doạ xuất phát từ khả năng rằng một bên tranh chấp có thể sử dụng vũ lực để đuổi bên khác ra khỏi một số đảo san hô xa xôi lẫn từ những rủi ro mà việc xô đẩy chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kì có thể tạo ra đủ ma sát để làm bùng lên một đám lửa không mong đợi. Hậu quả của cuộc xung đột lớn trong một miền sẽ nhanh chóng lan sang miền khác và biến vòng đạo lí thành vòng luẩn quẩn.


Nếu như không có đảo nào ở Biển Đông thì sẽ không có vấn đề. Sẽ không có đất để chiếm, không có ý thức rằng vùng đất này thuộc về ai, không có cơ sở để dựa vào đó mà đòi hỏi những khu vực rộng lớn của Biển Đông, không có các phương tiện có tiền năng ngăn chặn tuyến đường biển quốc tế quan trọng hoặc châm ngòi cho một cuộc tranh chấp về việc tiếp cận chiến lược. Nhưng những đóm đất đá rãi rác này mà từ đó các lập luận lịch sử và khu vực biển hiện đại tuôn ra, tạo thành sàn diễn cho một cuộc đua tranh quốc tế ráo riết, trong đó địa vị (status) của một nước, hay đúng hơn là của các tầng lớp điều hành nước đó sẽ được đánh giá, ở nước ngoài, nhưng quan trọng hơn là ở trong nước, qua cách họ diễn trò. Chúng ta đã bước vào một thế giới trong đó tâm lí và nhận thức vượt lên trên bất kì các tính toán vật chất về những lợi ích và chi phí thực tế của việc sở hữu những thể địa lí này.


Một số nhà quan sát coi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông chỉ đơn giản là trò bịp khổng lồ trong một trò chơi poker chiến lược vốn đã cho phép Bắc Kinh có được một chỗ ngồi trong bàn và gây ấn tượng với người xem. Tôi tin rằng vấn đề còn sâu hơn thế. Từ trường tiểu học đến bộ chính trị, ‘đường chữ U’ đã biến thành một tôn giáo thế tục. Huyền thoại này, với nguồn gốc trong thời kì chuyển đổi rối rắm của Trung Quốc từ đế chế sang cộng hòa, sẽ rất khó xua tan. Trong khi số phận của các mỏm đá xa xôi có thể là cái nền hoàn hảo cho các lãnh đạo khi cần để đánh lạc hướng các vấn đề trong nước, các chính phủ càng cao giọng thì càng khó leo xuống và đạt được một giải pháp. ‘Đường chữ U’ sẽ tiếp tục gây độc hại các quan hệ ở Đông Nam Á. Việc vẽ bản đồ chính trị hoá của nhà bản đồ dân tộc trong thế kỉ qua đã trở thành một mối đe dọa cho các cơ hội của một thế kỉ mới của Châu Á mang lại sự thịnh vượng tăng lên cho hàng tỉ người.


Rõ ràng là có một số người trong giới lãnh đạo Trung Quốc muốn thay đổi các điều kiện tranh chấp và đạt được một thích ứng dựa trên các nguyên tắc của UNCLOS. Nhưng có những vận động hành lang mạnh mẽ hơn mà, vì lí do uy tín hoặc lợi lộc, nằng nặc vào yêu sách tối đa. Những nhóm lợi ích trong nước, đặc biệt là quân đội, công ti dầu khí và một số tỉnh ven biển, theo đuổi các hành động vốn gây ra những mối đe dọa đối với thực phẩm, năng lượng và an ninh chính trị của Đông Nam Á. Những hành động này đe dọa sự tin cậy của chính sách Bắc Kinh tư nhận về ‘trỗi dậy hòa bình’ nhưng các lãnh đạo trung ương dường như không muốn kiềm chế cấp dưới của họ. Hiện tại, tính hợp pháp về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản phụ thuộc nhiều hơn vào sự chấp thuận của các vận động hành lang hơn về sự tán thành của thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, việc vận động hành lang càng dẫn chính sách của Trung Quốc đi chệch đường thì nhận thức của các nước láng giềng của Trung Quốc về mối đe dọa Trung Quốc càng mạnh hơn và mong muốn  thực hiện các bước đối trọng càng lớn hơn- dù là thông qua xây dựng quân đội tại chỗ hoặc liên kết chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ hoặc cả hai. Lợi ích chiến lược tổng thể của Trung Quốc đang bị hủy hoại bởi các diễn viên cấp dưới trong chế độ Đảng-nhà nước của họ.


Tuy nhiên, mọi việc có thể đều tốt đẹp: Trung Quốc có thể trỗi dậy một cách hòa bình, Đông Nam Á có thể nhìn về phía Đông Bắc mà không sợ hãi, còn Mĩ và Trung Quốc có thể đạt được sự thích nghi về truy cập trên biển – nhưng chỉ khi Trung Quốc có thể từ bỏ chủ quyền đối với toàn bộ ‘đường chữ U’. Tuy nhiên, nếu quân đội Trung Quốc bắt đầu tin vào sự tuyên truyền của chính họ và cố thực thi yêu sách lãnh thổ bên trong ‘đường chữ U’ thì kết quả sẽ là một cuộc đối đầu trực diện với Mĩ. Hiện giờ, với sức mạnh còn tương đối của họ, điều đó là rất khó xảy ra. Nhưng sẽ được bao lâu cho đến khi các lãnh đạo quân sự Trung Quốc bắt đầu nghĩ rằng họ có thể thắng thế? Vì lợi ích của hòa bình thế giới, các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết trước lúc đó.


Trung Quốc là một diễn viên tương đối mới trên trường quốc tế. Trong nhiều thập kỉ họ đã chọn cách cô lập đối với việc tham gia, và chính sách đối ngoại của họ thường là phần nối dài của cuộc đấu đá quyền lực trong nước hơn là kết quả của một quan niệm thống nhất về thế giới bên ngoài. Điều đó đã thay đổi dưới thời Đặng Tiểu Bình và, trước sự ngạc nhiên của nhiều người hoài nghi, từ những năm 1980 lãnh đạo Trung Quốc đã theo đuổi hội nhập với thế giới rộng lớn hơn trên các điều kiện mà họ đã từng coi là của đế quốc hay, ít nhất, là của tư sản. Trung Quốc vẫn đang học cách để đóng vai trò mới này và Biển Đông là nơi mà họ phải đưa ra một số quyết định khó khăn về tầm quan trọng tương đối của các ưu tiên trong nước và quốc tế. Điều chỉnh cảm giác của mình về quyền được hưởng phù hợp với các chuẩn mực hiện đại sẽ không dễ dàng.


Tôi bắt đầu viết cuốn sách này bởi vì tôi, giống như nhiều người khác, tin rằng một số loại xung đột trong hoặc quanh Biển Đông là sắp xảy ra. Trong giai đoạn cuối cùng của nghiên cứu của tôi, tôi đã thay đổi ý kiến. Tôi đã bị thuyết phục rằng các lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng họ chỉ có thể thua trong một cuộc chiến tranh dù họ xem tất cả mọi thứ chưa tới mức làm nổ ra chiến tranh (short of war) như một công cụ chính sách hữu ích. Tôi mong rằng, lúc này lúc khác trong những thập kỷ tới, cuộc đối đầu ở mức độ thấp sẽ leo thang thành các giai đoạn khủng hoảng ngoại giao và quân sự và thậm chí đối đầu siêu cường. Trong quá trình nghiên cứu của tôi, tôi đã thấy một thế giới mới đang được nung đúc quanh Biển Đông. Trung Quốc đang nổi lên, Hoa Kỳ đang tiết giảm và Đông Nam Á đang được điều chỉnh theo những thực tế mới. Hàng loạt sự tương tự đã được huy động để mô tả thế giới mới này. Đặc biệt, đã có nhiều thảo luận về Địa Trung Hải xưa và sự đối đầu không thể tránh khỏi giữa Sparta đang suy tàn và một Athens đang trỗi dậy, tương tự thế giới mới của Biển Đông.


Tuy nhiên, không có gì là không thể tránh khỏi về giai đoạn tiếp theo trong lịch sử của Biển Đông. Đối với tất cả các khoác lác - ở cả hai bờ Thái Bình Dương - về khả năng ngày càng lớn của Trung Quốc , một phân tích thực nghiệm lạnh lùng về những thế mạnh tương đối của quân đội hai nước, và xã hội đằng sau họ, cho thấy Hoa Kì là sức mạnh ưu thế trong tương lai gần. Thay vào đó tôi đưa một tương tự Địa Trung Hải thay thế: một tương tự cho ra một triển vọng phong phú hơn. Đó là một biển nửa kín với một lịch sử chung và hiện tại kết nối mà cái toàn bộ của nó là lớn hơn tổng của các bộ phận của nó. Đó sẽ là một biển với ranh giới thoả thuận dựa trên những nguyên tắc phổ quát và được cai quản bởi trách nhiệm chung để sử dụng các nguồn tài nguyên một cách khôn ngoan nhất, một biển mà trữ lượng cá được quản lý chung vì lợi ích của tất cả, nơi mà các tác động thăm dò dầu và vận tải biển quốc tế được giảm bớt và nơi mà các hoạt động tìm kiếm cứu nạn có thể xảy ra không bị cản trở. Điều đó có thể xảy ra - nếu một đường được vẽ lại.

-o-o-o-O-o-o-o-


Lời cảm ơn và Gợi ý Đọc thêm
Acknowledgements and Further Reading

SÁCH NÀY cố gắng mô tả các sự kiện trong một số quốc gia, xuyên qua hàng ngàn cây số vuông lãnh thổ và qua 500 năm lịch sử. Ở nhiều chỗ, tôi chỉ có thể đưa ra các phác thảo ngắn ngủi về các sự kiện và tôi biết ơn sâu đậm tất cả các học giả, các nhà nghiên cứu và các nhà phân tích vốn rành rẽ các chủ đề này tốt hơn rất nhiều và đã có ý hoặc vô tình trợ giúp công việc của tôi. Nhiều người trong số các chuyên gia tôi đã tham khảo ý kiến được nêu tên trong cuốn sách; tuy nhiên, tôi thấy cần phải nhìn nhận công việc của họ đúng cách và đưa ra một số hướng dẫn cho các bạn đọc muốn có một sự quan tâm sâu hơn về lịch sử và hiện tại của Biển Đông.
Những ai quan tâm tới giai đoạn tiền sử của vùng Biển Đông nên tham khảo các công trình của Atholl Anderson; Peter Bellwood (đáng chú ý là cuốn sách năm 2004 mà ông đã hiệu đính với Ian Glover,Southeast Asia: From Prehistory to History [Đôngg Nam Á: Từ tiền sử đến Lịch sử], RoutledgeCurzon); và Wilhelm Solheim (đặc biệt là cuốn Archaeology and Culture in Southeast Asia: Unraveling the Nusanta  [Khảo cổ học và văn hóa ở Đông Nam Á: lần theo manh mối người Nusantao], Đại học Philippines Press, 2006). Đối với những giai đoạn lịch sử về sau Kenneth Hall (đặc biệt là A History of Early Southeast Asia: Maritime Trade and Societal Development, 100-1500 [Lịch sử Đông Nam Á xa xưa: Giao thương biển và phát triển xã hội, 100-1500], Rowman Littlefield, 2011) và nhiều bài viết của Derek Hong, Pierre-Yves Manguin, Roderich Ptak, Angela Schottenhammer, Li Tana, NicholasTarling và Geoff Wade sẽ là vô giá. Các tổng quan tốt nhất về lịch sử Biển Đông vẫn là The Nanhai Trade: The Early History of Chinese Trade in the South China Sea [Giao thương Nam Hải: Lịch sử xa xưa của Giao thương Trung Quốc ở Biển Đông] của Wang Gungwu, xuất bản lần đầu vào năm 1958 nhưng được tái bản nhiều lần kể từ đó; trong số tác phẩm gần đây của ông về khu vực này có nhiều tác phẩm cũng có tính khai sáng. Những cuốn sách của Anthony Reid (đáng chú ý là hai tập Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680 [Đông Nam Á trong thời đại thương mại 1450-1680], Yale University Press, 1988 và 1995, và Imperial Alchemy: Nationalism and Political Identity in Southeast Asia [Thuật giả kim đế chế: Chủ nghĩa dân tộc và bản sắc chính trị ỏ Đông Nam Á], Cambridge University Press, 2009) là hướng dẫn lớn lao và là bạn đồng hành.
Lịch sử của Hugo Grotius và Công ti Đông Ấn Hà Lan được viết lại bởi Julia van Ittersum (xem cuốn Profit and Principle: Hugo Grotius, Natural Rights Theories and the Rise of Dutch Power in the East Indies, 1595-1615 [Lợi nhuận và nguyên tắc: Hugo Grotius, Lí thuyết quyền tự nhiên và sự trỗi dậy của thế lực Hà Lan ở Đông Ấn, 1595-1615], Brill Academic Publishers, 2006) và Peter Borschberg (Hugo Grotius, người Bồ Đào Nha, và tự do thương mại trong East Indies, NUS Press, 2011). Robert Batchelor và Timothy Brook đã triệt để khám phá lịch sử và bối cảnh của bản đồ Selden: Batchelor in London, the Selden Map and the Making of a Global City, 1549-1689 [ Batchelor ở London: bản đồ Selden và việc hình thành một thành phố toàn cầu, 1549-1689] (University of Chicago Press, 2014) và Brook Mr Selden’s Map of China: The Spice Trade, a Lost Chart and the South China Sea [Bản đồ Trung Quốc của Ông Selden: Giao thương gia vị, một hải đồ bị mất và Biển Đông] (Profile Books, 2014). Về lịch sử Biển Đông thế kỉ XX, tôi thấy các tác phẩm của FrançoisXavier Bonnet, Ulises Granados, Zou Keyuan và Stein Tønnesson là vô giá.
Về các sự kiện đương đại, các bài viết của Aileen Baviera, David Brown, John W. Garver, Christian Le Mière, Li Mingjiang, Clive Schofield, Ian Storey, Carl Thayer và Mark Valencia là thiết yếu. Về những vấn đề pháp lí tôi đã dựa rất nhiều vào công trình của Robert Beckman và Greg Austin. Chương 6 có vay mượn nhiều ý tưởng của Benedict Anderson (Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism [Cộng đồng tưởng tượng: Những suy tư về nguồn gốc và sự lan rộng của chủ nghĩa dân tộc], Verso, 1991), William Callahan (đặc biệt là China: The Pessoptimist Nation [Trung Quốc: Quốc gia bi lạc quan], Oxford University Press, 2012), Andrew Chubb, Caroline Hau, Kuik Cheng Chwee, Tuong và Brantly Womack (China and Vietnam: The Politics of Asymmetry [Trung Quốc và Việt Nam: Chính trị về bất đối xứng], Cambridge University Press, 2006). Các trao đổi với Patricio Abinales, Ari Dy và Benedict Kerkvliet đã giúp tôi có được những suy nghĩ về chủ nghĩa dân tộc Philippines có trật tự.
Về mặt thực tiễn trong nghiên cứu của tôi, tôi rất muốn cảm ơn rất nhiều những người đã tạo điều kiện đi lại và nghiên cứu và phát triển suy nghĩ của tôi qua những hiểu biết sâu xa có giá trị của họ. Ở Trung Quốc, Tiến sĩ Wu Shicun, Tiến sĩ Hong Nong, Tiến sĩ Kang Lin và các thành viên khác của đội ngũ nhân viên tại Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc vô cùng hiếu khách và cởi mở. Tại Bắc Kinh, Yanmen Xie và Daniel Pinkston của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, Andrew Chubb và các học giả tại Bắc Kinh và Đại Học Thanh Hoa không muốn được nêu tên rất hào phóng về thời gian và sự tinh thông của họ.
Tại Philippines tôi cũng đã được Consuelo Garcia và Colin Steley chăm sóc tận tình. Alma Anonas-Carpio giúp đỡ lớn lao trong sửa chữa và dịch thuật. Victor Paz, Lace Thornberg và các cán bộ của Khoa Khảo cổ học của Đại học Philippines đã mở các cánh cửa của thời tiền sử cho tôi. Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ và những hiểu biết sâu sắc của Rommel Banlaoi, Renato Cruz de Castro và Myrna Velasco tuyệt vời của Manila Bulletin
Nhiều người tại Đại học Quốc gia Singapore cung cấp cái nhìn sâu sắc và chuyên môn, trong đó có Giáo sư Wang Gungwu tại Viện Đông Á, Hooman Peimani tại Viện Nghiên cứu Năng lượng và đội ngũ nhân viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, đặc biệt là Ian Storey, Rodolfo Severino và John Miksic. Ở những nơi khác ở Singapore, tôi đã có các cuộc thảo luận thú vị và quý giá với Yen Ling Song thuộc Platts Energy, Pamelia Lee, Tsutomu Hidaka của NYK, Bryan Ma tại IDC, Tony Regan tại TriZen và Mark Harris cùng các thành viên khác và nhân viên của SEAPEX. Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược cho phép tôi tham dự cuộc họp Đối thoại Shangri-La ở Singapore và Đô đốc Kazumine Akimoto vui vẻ cho tôi dự một hội nghị chuyên gia do Quỹ Nghiên cứu chính sách biển của Nhật Bản tổ chức ở đó.
Bộ Công an Việt Nam từ chối câp visa cho tôi (họ không tha thứ tôi vì cuốn sách tôi viết trước đây về Việt Nam) nhưng các thành viên của nhóm nghiên cứu Việt Nam đã cho tôi sự giúp đỡ quý báu. Tôi đặc biệt cảm ơn Balazs Szalontai, Shawn McHale, Alex Vuving và Brett Reilly. Nga Phạm, Ngọc Nguyễn và các thành viên khác của Ban Tiếng Việt của BBC cũng rất giúp đỡ.
Tại Thái Lan, Ake Tangsupvattana và Đại uý Wachiraporn Wongnakornsawang của Đại học Chulalongkorn rất hào phòng về thời gian và ý tưởng. Trung úy Evan Almaas và các thành viên khác của nhóm nghiên cứu vấn đề công cộng của Thủy quân lục chiến Hoa Kì tạo điều kiện giúp đỡ tôi tham dự cuộc tập trận Cobra Gold.
Những người khác có những đóng góp quan trọng bao gồm Ramir Cloma, cháu trai của Đô đốc Tomas Cloma; gia đình của Gerald Kosh; Vlado Vivoda của Đại học Griffith tại Úc; Wendell Minnick Defense Newsg; Shane Worrell của Phnom Penh Post; Dương Danh Huy; Kerry Brown; và Nora Luttmer. Tại Anh, Zhang Xiaoyang giúp tôi việc dịch tiếng Trung và Pinnhueih Lee ở Đài Loan, người mở kho lưu trữ báo chí của Trung Hoa Dân Quốc cho tôi cũng làm việc đó. Cảm ơn tất cả.
Tôi thích thú những trao đổi email tuyệt vời với cựu Giám đốc Bảo tàng Biển Hồng Kông, Stephen Davies, và với FrançoisXavier Bonnet của IRASEC (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại), nhà ngoại giao đã hưu Mĩ David Brown và Carl Thayer của Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc. Ba ông cùng Ian Storey và Stein Tønnesson đã xem lạit bản thảo của tôi và làm phong phú nó với nhiều ý kiến. Tôi chân thành cảm ơn họ. Người biên tập đáng mến và kiên nhẫn của tôi tại Yale University Press, Heather McCallum, giúp tôi giữ được tập trung và, tôi hi vọng, dễ đọc; rất biết ơn cô.
Vợ tôi, Pamela Cox, và con chúng tôi, Tess và Patrick, không phiền trách việc vắng nhà dài ngày của tôi và nhiều chồng giấy lớn xung quanh nhà với lòng ưu ái và sự thông hiểu. Tình yêu sâu đậm nhất của tôi dành cho họ.

========================
Chương 7: Ngoại giao

No comments: