Sunday, August 23, 2015

Khu vực tranh chấp trong Biển Đông theo Beckman

Khu vực tranh chấp trong Biển Đông theo Beckman


Điều 121 UNCLOS quy định chế độ đảo như sau:
1. Đảo là vùng đất hình thành tự nhiên có nước bao xung quanh và nằm trên mặt nước khi triều cao.
2. Trừ trường hợp như quy định tại khoản 3, lãnh hải, vùng kinh tế độc quyền, thềm lục địa của đảo được xác định theo như các quy định của Công ước này áp dụng cho đất liền.
3. [Đảo] đá (rocks) nơi không thể duy trì việc cư trú (sinh sống) của con người hay đời sống kinh tế riêng thì sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Theo quy định này thì việc nhận ra một thể địa lí là đảo (gồm cả đảo đá) không khó nhưng việc phân biệt giữa đảođảo đá thì rất mù mờ vì yêu cầu về ‘tính ở được’ hoặc ‘đời sống kinh tế riêng’ rất khó thống nhất. Trong lúc soạn thảo Điều 121, nhiều đề xuất đã được đưa và phần lớn trong số đó tập trung vào các tiêu chí liên quan đến kích thước và sự hiện diện của thảm thực vật và / hoặc nguồn nước nhưng không được sự đồng thuận. Sau đó thông lệ / thực hành của các nước cũng như các cơ quan thẩm quyền như toà án quốc tế vẫn chưa đưa ra những tiêu chí giúp làm rõ việc phân biệt này.
Ngoài ra, trong các bên tranh chấp ở Biển Đông chỉ có TQ khẳng định các thể địa lí trong các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, kể cả bãi Scarborough và đảo Pratas có EEZ và thềm lục địa nhưng không xác định đâu là đảo. Họ thậm chí vẽ đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa dù TQ không là nước quần đảo. Còn VN và Malaysia, theo hồ sơ nộp cho Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của LHQ tháng 5/2009, có vẻ có quan điểm rằng các thể địa lí ở quần đảo Trường Sa chỉ là đảo đá. Chưa có bên tranh chấp nào công bố đường cơ sở cho các thể địa lí trong Biển Đông vốn cần để định ra lãnh hải, EEZ hoặc thềm lục đia, nếu có của chúng.
Trong tình hình đó, để có một cái nhìn bước đầu về phạm vi tranh chấp ở Biển Đông (không kể đòi hỏi vô lí toàn bộ phần bên trong đường chữ U mà một số tác giả TQ diễn giải), tác giả Gregory Poling trong bài The South China Sea in Focus: Clarifying the Limits of Maritime Dispute (tháng 7/2013) chỉ dùng điều 121(1) để nhận diện các đảo. Sau đó ông dựa vào những quy định trong UNCLOS cũng như những án lệ đã có để vạch ra EEZ tối đa các các đảo này (sử dụng trung tuyến). Với thực tế là các đảo ở Biển Đông đang có tranh chấp nên các khu vực biển mà các đảo này sinh ra cũng trong tình trạng tranh chấp, trên cơ sở các EEZ vạch được ông đã chỉ ra khu vực biển tối đa có thể có tranh chấp như trong bản đồ sau đây:
Bản đồ của Gregory Poling cho thấy phạm vi tranh chấp tối đa ở Biển Đông so với ‘đường chữ U’
Hai tác giả Robert Beckman và Clive Schofiled trong bài viết Defining EEZ claims from islands: A potential South China Sea change (International Journal of Marine and Coastal Law, 29 (2), 2014, p. 193-243) cũng có cùng cách tiếp cận nhưng nâng thêm một nước nữa. Hai ông dùng thêm hai tiêu chí tối thiểu là kích thước, cùng với sự hiện diện của thảm thực vật để phân biêt đảo với đảo đá.
Căn cứ vào hai tiêu chí vừa nêu và dựa trên các nghiên cứu và bản đồ đã có, hai ông đã chỉ ra có tất cả 28 thể địa lí ở Biển Đông có khả năng là đảo theo nghĩa đầy đủ gòm 15 ở Quần đảo Hoàng Sa, 12 ở Quần đảo Trường Sa cùng với đảo Pratas (TQ gọi là Đông Sa).
Hai tác giả cũng chỉ ra 26 đảo đá gồm 9 ở Quần đảo Hoàng Sa, 16 ở Quần đảo Trường Sa cùng với Bãi Scaborough
Quần đảo Hoàng Sa (hiện hoàn toàn do TQ kiểm soát)

Đảo
Đảo đá
1
Đảo Phú Lâm (Woody Island)
và Đảo Đá (Rocky Islet)
Đá Hải Sâm (Antelope Reef)
2
Đảo Linh Côn (Lincoln Island)
Đá Bông Bay (Bombay Reef),
3
Đảo Tri Tôn (Triton Island)
Đá Lồi (Discovery Reef)
3
Đảo Hoàng Sa (Pattle Island)
Cồn cátTrung (Middle Sand)
5
Đảo Quang Hoà (Duncan Island
Cồn cát Bắc (North Sand)
6
Cồn Cát Tây (West Sand)
Bãi Xà Cừ (Observation Bank)
7
Đảo Quang Ảnh (Money Island)
Hòn Tháp (Pyramid Rock)
8
Đảo Hữu Nhật (Robert Island)
Đảo Ốc Hoa (Quanfu Dao [Đảo Toàn Phú])
9
Đảo Bắc (North Island)
Đá Chim Én (Vuladdore Reef)
10
Đảo Duy Mộng (Drummond Island)

11
Đảo Cây (Tree Island)

12
Đảo Nam (South Island)

13
Đảo Trung (Middle Island)

14
Đảo Bạch Quy (Passuh Keah)

15
Cồn Cát Nam (South Sand).

Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 10 km² với đảo lớn nhất là Phú Lân có diện tích tự nhiên khoảng 1,5 km².
Quần đảo Trường Sa:

Đảo

Đảo đá

1
Đảo Ba Bình (Itu Aba Island)
T
Đá Loại Ta (Loaita Cay)
u
2
Đảo Thị Tứ (Thitu Island),
P
Đá An Nhơn (Lankiam Cay)
P
3
Đảo Bến Lạc (West York)
P
Đá Hoài Ân (Sandy Cay)
u
4
Song Tử Đông (Northeast Cay)
V
Đá Cô Lin (Collins Reef)
V
5
Song Tử Tây (Southwest Cay)
P
Đá Len Dao (Lansdowne Reef)
V
6
Đảo Trường Sa (Spratly)
V
Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef)
V
7
Nam Yết (Namyit Island))
V
Đá Công Đo (Commodore Reef)
P
8
Đảo Bình Nguyên (Nansha (n) Island)
P
Đá Louisa (Louisa Reef)
M
9
Đảo Sơn Ca (Sand Cay)
V
Đá Kì Vân (Mariveles Reef)
M
10
Đảo Loại Ta (Loaita Island)
P
Đảo Phan Vinh (Pearson Reef)
V
11
Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island)
V
Đá Sác Lốt (Royal Charlotte Reef)
M
12
Đảo An Bang (Amboyna Cay)
V
Đá Hoa Lau (Swallow Reef)
M
13


Đảo Trường Sa Đông (Central London Reef)
V
14


Châu Viên (Cuarteron Reef)
C
15


Đá Đông (East London Reef)
V
16


Đá Tây (West London Reef)
V
Các ký hiệu chỉ tên viết tắt của quốc gia đang chiếm đóng: C= Trung Quốc, V= Việt Nam, P=  Philppines, M= Malaysia, T= Đài Loan. X? = (nước X kiểm soát trên thực tế)
Tổng diện tích đất tự nhiên không quá 5 km² với đảo lớn nhất là Ba Bình diên tích khoảng 0,5 km².
(Điều đáng lưu ý từ các danh sách này là trong các thể địa lí do TQ chiếm đóng ở TS, theo nghiên cứu của hai tác giả không có thể địa nào được coi là đảo ngoại trừ Đá Châu Viên chỉ dược coi là đảo đá (chỉ được hường lãnh hải 12 hải lí, không có EEZ và thếm lục địa))
Trên cơ sở đó hai tác giả đã chỉ chỉ ra ảnh hưởng của việc cho các đảo lớn đang tranh chấp được hưởng EEZ trong 3 trường hợp:
- hưởng đầy đủ hiệu lực EEZ về phía biển mở, còn về phía bờ biển các nước thì chỉ vươn tới trung tuyến (dù rằng các án lệ trước nay nói chung chỉ cho các đảo chỉ một phần hiệu lực hoặc thậm chí chỉ ‘khoanh vùng’ các đảo nhưng trung tuyến luôn là điểm khởi đầu trong các vụ phân xử quốc tế).
- hưởng - ½ hiệu lực EEZ (như quần đảo Kerkennah 160 km² của Tunisia, quần đảo Scilly 16 km² của Anh, đảo Cồn Cỏ của VN,…)
- hưởng ¼ hiệu lực EEZ (như quần đảo Malta 316 km², quần đảo San Andrés, Providencia và Santa Catalina của Colombia 53 km² ngoài khơi Nicaragua,  đảo Bạch Long Vĩ của VN…)
Cũng lưu ý rằng theo thông lệ của các toà án quốc tế, các đường phân định trên được tính theo đường cơ sở thông thường chứ không theo đường cơ sở thẳng của các bờ biển đất liền.
Bản đồ thể hiện các điều này như sau:
Trong bản đồ này vị trí các đảo lớn có khả năng tạo ra EEZ cùng lãnh hải 12 nm được vẽ bằng các chấm xanh (dựa theo bản đồ của  I Made Andi Arsana thuộc Khoa Trắc địa và Kĩ thuật Thông tin Địa lí, ĐH Gadjah Mada, Indonesia)


Bản đồ sau đây chỉ là bản đồ trên vẽ lại trên Google Earth với nhiều chi tiết hơn, như có ghi rõ tên các đảo lớn. cho thấy sự ảnh hưởng của đường cơ sở bình thường không sai biệt nhiều với đường cơ sở thẳng trong việc tính EEZ...:
Các đường mãnh:
  • màu xanh có ghi số 1 là trung tuyến theo lí thuyết
  • màu hường nhạt với phân số ½ là đường phân giới theo lí thuyết với các đảo lớn được hường ½ hiệu lực EEZ
  • màu gạch với phân số ¼ là đường phân giới theo lí thuyết với các đảo lớn được hưởng ¼ hiệu lực EEZ
Các đảo với icon màu hường VN đang đóng, màu đò TQ, màu gạch Đài Loan, màu xanh Philippines (trừ Scarborough hiện do TQ kiểm soát trên thực tế)


Đường giới hạn EEZ 200M của VN. Malyasia vẽ theo đường cơ sở thằng (màu sậm hơn) không chệnh lệch nhiều với đường vẽ theo đường cơ sở bình thường (màu nhạt hơn một ít)
Bản đồ sau đây cho thấy phạm vi khu vực tranh chấp theo 3 mức độ của đường phân giới lí thuyết đã nêu so với ‘đường chữ U’:
Khu vực tô xanh ứng với trung tuyến, 2 khu xanh nhạt hơn bên trong ứng với ½ hiệu lực EEZ cho các đảo và 3 khu với bên trong với biên màu gạch ứng với ¼ hiệu lực EEZ cho các đảo.
Do hai tiêu chí kích thước lớn và có cây cỏ chắc chắn khó thoả mản yêu cầu ‘duy trì việc sinh sống của con người và có đời sống kinh tế riêng’ nên ngay cả trường hợp cho các đảo lớn ¼ hiệu lực EEZ vẫn phải xem đó như khu vực tối đa có khả năng tranh chấp (nếu toà chấp nhận một số trong số thể địa lí nêu trên là đảo thì có xác suất cao toà theo trường hợp này khi được yêu cầu phân xử). Nếu trong vụ Philippines kiên TQ đang diễn ra, Toà Trọng Tài làm rõ được yêu cầu tối thiểu của điều đó là gì thì chúng ta sẽ có cơ sở để vạch ra khu vực có khả năng tranh chấp chính xác hơn và chắc chắn có diện tích nhỏ hơn.
Dù sao thì bản đồ này vẫn là một căn cứ tốt để tham khảo tốt giúp các bên đấu tranh với TQ và thương lượng với nhau hoặc khi hợp tác làm ăn với các đối tác nước ngoài, giúp đỡ ngư dân... ở Biển Đông. Chẳng hạn, bản đồ sau đây cho thấy hầu như toàn bộ các lô dầu của VN nằm ngoài 3 khu vực hiệu lực ¼ , chỉ có 3 lô 141-143 là có chồng lấn một phần nhỏ với khu vực hiệu lực  ½ ở vùng Hoàng Sa (chủ yếu do coi Tri Tôn là đảo thay vì đảo đá)..

DisputeAreaMaxPetro.JPG
Gần như toàn bộ các lô dầu khí của VN đều ngằm ngoài khu vực tranh chấp 'hiệu lực 1/4'

No comments: