Tuesday, July 31, 2012

Quan hệ về kế thừa chủ quyền biển Đông của các nước liên quan

QUAN HỆ QUYỀN KẾ THỪA BIỂN ĐÔNG



Biểu đồ 1 cho thấy đến đời Thanh thì ít ra có 4 nước (Thanh, VN, Brunei và Philippines thuộc TBN) cùng chia sẻ chủ quyền đối với biển Đông. Còn theo biểu đồ 2 thì có thể có tới 7 bên chia sẻ chủ quyền đối với biển Đông. Dù có thể còn một vài chỗ tranh cãi như ở mục 3 và 5 (ở biểu đồ 1) hoặc mục 10 và 11 (biểu đồ 2), nhưng nhìn chung tác giả có vẻ đã có cách tiếp cận đúng. Đặc biệt theo quan điểm của tác giả, TQ hiện nay không phải là quốc gia kế thừa chính thống nhà Nguyên (Mông Cổ mới là quốc gia kế thừa chính thống). Theo đó, việc TQ hiện nay đòi hỏi các phần lãnh thổ của nhà Nguyên mở rộng do xâm lược giống như Turkey viện dẫn rằng mình là nước kế thừa đế quốc La Mã (thủ đô Istanbul từng là thủ đô Constantinople của La Mã khi xưa), mà nước Anh (ít ra phần phía Nam) từng thuộc La Mã, vậy Turkey có quyền đòi hỏi chủ quyền đối với Anh(?!) (tác giả dùng ví dụ giả định Úc đòi chủ quyền Canada vì cho mình là nước “kế thừa” đế quốc Anh thay vì ví dụ như trên).



Biều đồ 1 (từ xa xưa cho tới nhà Thanh)

  1. 214 TCN, Tần chinh phục Bách Việt ở Lĩnh Nam.
  2. 207 TCN, nước Nam Việt độc lập (Triệu Đà).
  3. 111 TCN, nhà Hán tiêu diệt Nam Việt.
  4. 544, nước Vạn Xuân độc lập (Lí Bí/Bôn).
  5. 601, nhà Tuỳ tiêu diệt nước Vạn Xuân.
  6. 968, Đại Việt độc lập với Nam Hán.
  7. 971, Nam Hán bị nhà Tống tiêu diệt.
  8. 1279, Mông Cổ (Nguyên) chinh phục Tống.
  9. 1368, nhà Minh đánh đuổi Mông Cổ khỏi Trung Quốc.
  10. 1644, nhà Thanh thay thế nhà Minh.
  11. 192, nước Champa thành lập.
  12. 1692, Việt Nam tiêu diệt Champa.
  13. thế kỉ 1 AD, nước Phù Nam thành lập.
  14. 550, Phù Nam chinh phục Chân Lạp thành chư hầu. Năm 628, Chân Lạp cuối cùng mất nước.
  15. thế kỉ 18, Việt Nam chiếm khu vực đồng bằng sông Cửu Long (sau này là Nam Kì) của Cao Miên (Campuchia).
  16. thế kỉ 15, Vương quốc Hồi giáo Brunei thành lập.
  17. 1571, Tây Ban Nha chinh phục vùng Bắc và Trung Philippines, thành lập nước Philippines thuộc Tây.
(theo The sovereignty inheritance relationship of coastal States in the South China Sea in the ancien times  trên blog của Níbó Lónggēn Guāténg 尼伯龙根·蜗藤)

Biểu đồ 2 (Từ cuối nhà Thanh cho đến nay)
    



1.      1911, Trung Quốc Dân quốc (THDQ) thay thế triều đại nhà Thanh

2.      1917, Chính phủ miền Nam được thành lập

3.      1927, Chính phủ miền Nam đánh dep Bắc thành công, thống nhất Trung Quốc.

4.   1937, Nhật xâm lược toàn TQ. 1942 phát động chiến tranh Thái Bình Dương, lần lượt chiếm các nước ven biển Đông. 1945, Nhật Bản bị đánh bại. Chủ quyền của Nhật Bản đối với biển Đông là do xâm lược, và do đó nói giao lại sau chiến tranh (biểu thị bằng đường chấm chấm) là không công bằng.

5.      1945, THDQ khôi phục kiểm soát toàn bộ Trung Quốc.
6.      1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại Quốc Dân Đảng, Quốc Dân Đảng rút về Đài Loan. Trung Quốc cùng một lúc có hai chế độ ở Bắc Kinh và Đài Bắc.
7.      1885, Việt Nam bị Pháp đưa vào chế độ vào bảo hộ.
8.      1946, Pháp lấy lại thuộc địa Đông Dương.
9.      1954, theo hiệp định Genève, Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam chia thành miền Bắc Việt và Nam Việt ở vĩ tuyến 17 độ Bắc. Về quyền lợi trên biển, Nam Việt Nam sở hữu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Việt sở hữu Vịnh Bắc Bộ.
10.   1955, Việt Nam Cộng Hoà thay thế nước Việt Nam, nắm quyền chế độ miền Nam Việt Nam.
11.  1975, Việt Nam Cộng Hoà bị Mặt trận giải phóng miền Nam và Bắc Việt Nam tiêu diệt, lập ra nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
12.  1976, miền Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam kết hợp, thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
13.   giữa thế kỉ 19 Vương quốc Hồi giáo Brunei bắt đầu nhường lại đất đai, lập ra Sarawak và Sabah thuộc Anh.
14.  1888, Vương quốc Anh và Brunei, Sarawak và Sabah đã ký một thỏa thuận để biến chúng thành nước bị bảo hộ, hình thành nên Bắc Borneo thuộc Anh.
15.  1945, Vương quốc Anh lấy lại Bắc Borneo thuộc Anh.
16.  1967, Sarawak và Sabah độc lập cùng với Malaysia và Singapore sớm hình thành Liên bang Malaysia. Brunei vẫn tiếp tục là lãnh thổ ở nước ngoài của Anh.
17.  1984, Brunei độc lập.
18.  1898, Tây Ban Nha thất bại trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Mĩ, nhượng lại Philippines cho Hoa Kì, Philippines thuộc Tây Ban Nha thành Philippines thuộc Mĩ.
19.  1946, Philippines độc lập.
20.  Từ giữa cho đến cuối thế kỉ 19, Hà Lan thôn tính dần dần của Vương quốc Hồi giáo Nam Borneo sáp nhập vào Đông Ấn thuộc Hà Lan.
21.  1945, Hà Lan nỗ lực để khôi phục lại sự cai trị Đông Ấn thuộc Hà Lan đi đến chiến tranh với các lực lượng độc lập.
22.  1949, Hà Lan công nhận độc lập của Indonesia.

(theo Sovereign inheritance relationship of the relevant countries of the South China Sea in modern times trên blog của Níbó Lónggēn Guāténg尼伯龙根·蜗藤)
-------------------------


No comments: