Suy nghĩ vượt khung: Vấn đề biển Đông và Công ước LHQ về Luật Biển (Các lựa chọn, hạn chế và triển vọng)
Thinking Outside the Box: The South China Sea Issue and the United Nations Convention on the Law of the Sea (Options, Limitations and Prospects)
Lowell B. Batista* (Philippine Law Journal Vol. 81- 2006)
........................................................
B. Đánh giá các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ theo quy định của Luật quốc tế
Tuyên bố chủ quyền của TQ đối với toàn bộ biển Đông dựa chủ yếu vào các ghi chép lịch sử quá lắm chỉ là bằng chứng của quyền sở hữu mới chớm. Mặc dù không thể tranh cãi rằng TQ đã có những tiếp xúc đầu tiên với các hòn đảo của biển Đông, nhưng TQ đã không viện ra được bằng chứng cho thấy họ đã thực thực thi việc chiếm cứ hiệu quả, hòa bình và liên tục với chứng cứ thuyết phục.
Tuyên bố chủ quyền của Đài Loan, chủ yếu cũng tương tự như của TQ, cũng dựa trên cùng bằng chứng lịch sử. Do đó, yêu sách của họ cũng có cùng một điểm yếu trên. Tuy nhiên, việc chiếm cứ liên tục và hòa bình của Đài Loan ở đảo Ba Bình từ năm 1956 tạo nên một thực thi chủ quyền có hiệu quả có thể làm thành cơ sở trong luật quốc tế.
Yêu sách của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa bị các điểm yếu sau đây: thứ nhất, các cơ sở lịch sử tuyên bố của mình còn lửng lơ, thứ hai, vấn đề kế tục tuyên bố của Pháp là mong manh; thứ ba, có những gián đoạn trong sự kiểm soát của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa; và thứ tư, các phát biểu của chính phủ Bắc Việt Nam trước đây ủng hộ yêu sách của TQ làm suy yếu đáng kể yêu sách hiện tại của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Yêu sách của Philippines xoay quanh tiền đề rằng những đảo này là đất vô chủ (terra nullius) hoặc chưa có ai tuyên bố và bỏ trống vào thời điểm Cloma phát hiện. Dường như có hai lỗ hổng trong tuyên bố này: thứ nhất, lập luận rằng các đảo terra nullius là mong manh và không thể tìm được chỗ dựa trong thực tế, thứ hai, lập luận rằng chính phủ Philippines đã kế tục tuyên bố của Cloma, một cá nhân hành động theo năng lực cá nhân, là đáng nghi vấn. Tuy nhiên, thực tế Philippines đã thực thi chủ quyền và chiếm cứ hòa bình 8 trong số các đảo trong biển Đông từ năm 1978, điều đó có thể có ưu thế trong luật pháp quốc tế.
Tuyên bố của Malaysia chủ yếu dựa trên một sự hiểu sai Công ước LOS. Chế độ của thềm lục địa theo quy định theo Điều 76 của Công ước LOS chỉ đơn thuần cho các quốc gia ven biển có quyền yêu sách các nguồn tài nguyên dưới đáy biển thuộc về nó, nhưng không ủng hộ pháp lí một tuyên bố chủ quyền đối với các đảo nằm ở thềm lục địa của nó. Tuy nhiên, yêu sách của Malaysia vẫn có thể có ưu thế áp dụng theo quy định của luật quốc tế, bằng cách dựa theo một tiêu chuẩn pháp lí khác. Lí lẽ cho điều này là Malaysia chiếm cứ hòa bình và liên tục của các đảo mà họ yêu sách mà không có nước nào khác yêu sách hoặc bị bất kì nước đang yêu sách quần đảo Trường Sa chiếm cứ.
Brunei tuyên bố chủ quyền rạn san hô Louisa, đó là một thể địa lí ngầm dưới mặt biển có thể có ưu thế áp dụng chính đáng theo luật quốc tế trên cơ sở Điều 76 của Công ước LOS. Tuy nhiên, Brunei phải chứng minh rằng các rạn san hô này nằm bên trong phần mở rộng của thềm lục địa của họ. Mặt khác, Brunei tuyên bố chủ quyền bãi ngầm Ba Kè, cũng khẳng định tương tự trên cơ sở các nguyên tắc thềm lục địa mở rộng, có thể không thoả đòi hỏi của Công ước LOS vì Vùng trũng East Palawan chia tách bãi ngầm Ba Kè với Brunei và ngắt ngang sự kéo dài tự nhiên thêm lục địa của họ.
............
No comments:
Post a Comment