Saturday, June 25, 2016

Bốn bài học lịch sử khi chiến tranh Trung-Việt xảy ra

Khi Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau: Bốn bài học Lịch sử

(When China and Vietnam Went to War: Four Lessons for History)

Image: “A Romanian T-55 Tank sends a blast downrange as it takes part in a live-fire exercise during Platinum Lynx 16-4 aboard Babadag Training Area, Romania, April 21, 2016. The purpose behind Platinum Lynx is to improve readiness and increase Marines’ ability to work seamlessly with other NATO and partner nations around the world. (U.S. Marine Corps photo by Cpl. Immanuel M. Johnson/Released).”
Ảnh: "Một xe tăng T-55 Rumani phát ra luồng lửa khi tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật trong Platinum Lynx 16-4 ở khu vực huấn luyện Babadag, Romania, ngày 21 tháng 4 năm 2016. Mục đích phía sau Platinum Lynx là cải thiện sự sẵn sàng và tăng cường khả năng làm việc liên tục với các nước NATO và các nước đối tác khác trên thế giới (Thủy quân lục chiến Mĩ của Cpl. Immanuel M. Johnson). "

Bắc Kinh và Hà Nội đã từng bất hoà với nhau trước đây.

Matthew Pennekamp
Natonal Interest (21/05/ 2016)

(bản dịch đã đăng trên AnhBaSam ngày 25/6/2016)


Trong chuyến đi vòng quanh tới Đông và Đông Nam Á gần đây của Tổng thống Barack Obama vào tháng trước, trong một cuộc họp báo chung với ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước Việt Nam ông [Obama] thông báo rằng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam đã được dỡ bỏ. Mặc dù cho đến nay  Nhà Trắng vẫn trấn an những nhà quan sát nhân quyền rằng bất kì sự bãi bỏ chính sách nào thời chiến tranh lạnh này sẽ ràng buộc trực tiếp vào hồ sơ cải thiện về các vấn đề tự do về ý thức của Hà Nội (phải thừa nhận là mô tả của Obama là "khiêm tốn"), cái rốt cuộc đến cho thấy là quan trọng hơn trong con mắt của giới quan chức Washington là điều mà Harold Macmillan có lần miêu tả như là yếu tố quyết định chính trong chính trị: "sự kiện, bạn quý ơi, sự kiện!"

Đối với Obama, sự kiện quan trọng nhất trong đầu là tiềm năng đáng sợ đối với một sự rỗng ruột của công cuộc chuyển trục sang châu Á đầy tham vọng mà ông đã khai sinh bảy năm rưỡi trước đây. Trong khi tổng thống đã cho phép chú tâm trong chính sách đối ngoại của mình bị phân tán bởi cơn xoáy Trung Đông cũng như một nước Nga có đầu óc phục hồi lãnh thổ cũ, thật sự không phải lỗi về ông hoàn toàn; cả hai ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã chẳng làm gì để xoa nắn lợi ích vùng Vành đai Thái Bình Dương. Mặc dù phần lớn ngôn ngữ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được thảo ra và đàm phán ở Bộ Ngoại giao thời Ngoại trưởng Hillary Clinton, ứng viên Clinton, cảm nhận một cơn gió mạnh nổi lên từ cánh trái, đã xoay mạnh lái chiến dịch vận động tranh cử của mình về phía cảng, đương đầu với luồng gió "Cách mạng" của  Bernie Sanders. Bà đã sống sót sau cơn bão, nhưng khả năng đảo trở lại về một vị thể ủng hộ TPP là không trên thực tế—nói theo cách của Winston Churchill, một thủ tướng Anh khác, các nhà chính trị có thể dễ dàng phản bội; chính sự phản bội lần nữa càng trở nên tệ hại hơn. Và tất nhiên, lời to tiếng của Donald Trump liên quan tới các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc đã gây ra sự rúng động chung của nó.

Tuy nhiên, đối với Việt Nam, "sự kiện" không phải chỉ thoáng qua vì sự mất tin cậy với láng giềng phương bắc đã chồng chất đời đời kiếp kiếp. Cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam có ghi chép đầu tiên xảy ra vào thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, khi Tần Thủy Hoàng mở rộng Trung Quốc mới thống nhất tới các dải đất miền bắc Việt Nam. Tình trạng này, với việc Trung Quốc thực hiện ít nhiều quyền bá chủ trên vương quốc phiên thuộc Việt Nam, kéo dài cho đến năm 1884 khi người Pháp trở thành những ông chủ thực dân mới ở Đông Nam Á. Chính mong muốn tối hậu của Washington trong việc củng cố địa vị của Pháp tại Việt Nam mà trên thực tế đã dẫn đến sự can dự đầu tiên của Mĩ dưới thời Tổng thống Truman. Tuy nhiên, suốt toàn bộ thời gian, Hồ Chí Minh giữ trong đầu ai mới là kẻ thù đáng lo ngại hơn, qua việc thật sự cộng tác với Pháp để đẩy quân Quốc dân Đảng Trung Quốc ra khỏi miền bắc Việt Nam sau Thế chiến thứ II.

Năm 1979, mười năm sau khi Hồ Chí Minh mất, nghi ngờ của ông đã được kiểm nghiệm, với hai trăm ngàn quân Trung Quốc tụ tập trên biên giới phía Bắc của Việt Nam sẵn sàng tiến sang xâm lược. Thất bại của họ tạo ra một vết lõm sâu rộng trong chiến thuật du kích vốn đã phục vụ Việt Nam rất tốt chống lại Pháp và Mĩ là một điểm then chốt hiển nhiên cần nắm. Nhưng trong lĩnh vực lịch sử rộng lớn hơn có những bài học sâu xa hơn cần được lượm lặt Dưới đây là bốn bài học khác:

1. Việc Mĩ can dự vào Việt Nam được đặt nền móng trên một tiền đề sai, và Chiến tranh Trung-Việt đã cho thấy điều đó.

Kể từ khi Tổng thống Eisenhower sử dụng cách ví von về sự đổ nhào dây chuyền của các con cờ Domino để giải thích mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản tới các quốc gia Đông Nam Á sau chiến thắng năm1949 của Mao trong cuộc nội chiến Trung Quốc, khái niệm này phục vụ như là một nền tảng tri thức chiếm ưu thế quyết định chính sách chiến tranh lạnh của Mĩ. Thuyết này đòi hỏi bước tiến của chủ nghĩa cộng sản trên các nẽo đường của nó phải được chặn lại, vì các quốc gia đã chuyển thành đỏ sát cánh đi với nhau và đã gạt bỏ các bất bình trong lịch sử để cùng theo đuổi mục tiêu chung là truyền bá tư tưởng Mác-xít. Đó là logic dẫn dắt các nhà hoạch định chính sách Washington bảo vệ miền Nam Việt Nam trong gần hai thập kỉ. Nhưng việc xem mối đe dọa cộng sản vững như một hòn đá tảng đáng lẽ có thể đã được ngăn chặn ít ra là vào cuối thập niên 1950 khi những tin đồn về sự chia rẽ Trung-Xô đã bắt đầu xuất hiện (trớ trêu thay, các cựu giới chức Bộ Ngoại giao duy nhất có khả năng phân tích một sự phát triển như vậy, nhóm China Hands huyền thoại [nhóm chuyên gia về TQ], lại nhìn thấy sự nghiệp của họ bị việc hù doạ của McCarthy ngăn lại). Trong việc chơi trò mở cửa cho Trung Quốc năm 1972 bên ngoài việc theo đuổi hòa hoãn với Liên Xô thời Brezhnev, bộ đôi Nixon / Kissinger đã đưa ra tín hiệu đánh giá cao các rạn nứt trong nội bộ Cộng sản.

Chính cuộc chiến tranh Trung-Việt đã làm cho các rạn nứt đó tỏ rõ cho mọi người đều thấy. Năm 1978, Việt Nam, mệt mỏi về sự bất ổn trên biên giới Campuchia / Việt Nam do chính quyền Khmer Đỏ cầm quyền từ năm 1975 gây ra, đã phát động một cuộc tấn công vào Campuchia và chiếm lấy Phnom Penh. Tuy nhiên, trong ván bài cạnh tranh lớn Moscow / Bắc Kinh, điều này được diễn giải (một cách chính xác) là một quốc gia liên kết với Moscow gây chiến với một quốc gia liên minh với Bắc Kinh. Trong một màn luân vũ chầm phần nào gợi nhớ đến tháng 8 năm 1914 [thời gian khở đầu thế chiến thứ nhất], Trung Quốc, không thể cho phép sự sỉ nhục này được bỏ qua không lời đáp trả cho đồng minh của mình, đã can thiệp chống lại Việt Nam, dàn dựng cuộc xâm lược dẫn đến chiến tranh Trung-Việt. Cũng thú vị khi lưu ý là trước khi tỏ rõ Việt Nam sẽ tự mình chống lại quân đội Trung Quốc, Liên Xô đã cung cấp trang thiết bị quân sự cho Hà Nội và đã phái tàu hải quân yểm trợ đến biển Đông để trợ giúp cho việc thu thập tin tức.

2. Hãy coi chừng một nhà lãnh đạo mới cần chứng tỏ sức mạnh của mình. Ông ta có thể chỉ tấn công ra ngoài.

Vào năm 1979, nhà lãnh đạo nhỏ thó Đặng Tiểu Bình mới xác lập được quyền lực, thấy được mối đe dọa thù dịch do bè lũ 4 tên cuồng Mao (do Giang Thanh, vợ thứ tư của Mao cầm đầu) đặt ra. Đặng có ý cho cách lãnh đạo của mình phá vỡ và tách biệt với cách chính thống của Mao. Tuy nhiên, các bước đi chệnh choạng về phía tự do hóa kinh tế vốn xác định kinh nghiệm của Trung Quốc sau thập niên 1980 không thể xảy ra nếu trước hết Đặng không củng cố quyền lực và chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình (khái niệm về Thiên mệnh đế vương xưa cũ, dù không còn chính thức, vẫn chưa bao giờ thật sự thoát ra khỏi đầu óc của người Trung Quốc). Không ngạc nhiên là việc tiến hành cuộc chiến tranh chống lại một kẻ thù lịch sử lâu dài là cách chắc chắn nhất để đạt được cả hai điều đó.

Ngoài ra, đối với một nhà lãnh đạo Trung Quốc, để thăng lên vị trí lãnh đạo tối cao, quyền lực của ông ta phải dựa trên một ba trụ cột hiệu quả: điều khiển nhà nước, điều khiển Đảng Cộng sản, và điều khiển quân đội. Trong việc lựa chọn chỗ nào—và quan trọng lúc nào—để đánh như ông đã làm, Đặng Tiểu Bình có thể mua thời gian quý báu cho mình trong năm đầu tiên nắm quyền để củng cố quyền lực của chính mình ở Bắc Kinh, trong khi quân đội Trung Quốc bị quá phân tâm bởi một chiến dịch sôi động với nhiều trở ngại phải vượt qua.

3. Dân thiểu số như một cái cớ có sẵn.

Cho dù đó là việc Hitler khăng khăng cho rằng người Đức Sudeten đã bị gạt ra bên lề ở Tiệp Khắc, là việc Putin tin vào vai trò của Nga là kẻ bảo vệ người sắc tộc Nga bên ngoài biên giới của mình, là việc Milosevic và Tudman xẻ chia Bosnia nhân danh dân tộc Serbia và Croatia hay, là việc phương Tây quả thật đã trợ giúp cho những người Hồi giáo Bosnia và  Albania trong cùng cuộc xung đột đó, thì việc sử dụng dân thiểu số được cho là bị đối xử tệ hai như một cái cớ gây chiến (casus belli) là một chiến thuật thăm dò và kiểm nghiệm. Điều này cho thấy là đúng trong trường hợp chiến tranh Trung-Việt, với Bắc Kinh cáo buộc Hà Nội đối xử tệ hại dân số người Hoa tại Việt Nam Giống như nhiều trường hợp nại lí do này, sự đối xử tệ hại thực tế đã bị phóng đại; quả thật, những nhân viên kích động từ đại sứ quán Trung Quốc đã dựa vào việc đàn áp người Hoa để ca bài chống Liên Xô (và với cuộc cờ về sự chia rẽ Trung-Xô trong đầu, cũng ngầm chống Việt Nam). Cũng không phải việc đối xử của Hà Nội có tính trừng phạt—nó tập trung vào việc cố gắng đồng hóa họ sâu đậm hơn vào văn hóa Việt. Những nỗi đau khổ người Hoa gánh chịu, trong chừng mức chúng tồn tại, chí là một cái cớ.

4. Xác định lại mục tiêu nếu mục tiêu ban đầu không còn được việc.

Hầu hết các cơ quan chính sách ngoại giao Washington đều biết trò xảo thuật khi thấy nó. Vào tháng 8 năm 2012, khi Barack Obama công bố rằng việc triển khai và sử dụng vũ khí hóa học của lực lượng Syria vẫn còn trung thành với Bashar al-Assad tạo thành việc vượt quá "lằn ranh đỏ", cụm từ này mơ hồ một cách thích hợp để sau này tổng thống thêm vào lời giải thích chính xác về điều gì sẽ xảy ra nếu lằn ranh bị vượt— dù hầu hết (kể cả Obama, theo nghiên cứu của Jeffrey Goldberg về việc ra quyết định của tổng thống) đều cho rằng nó sẽ dính dáng đến các cuộc không kích. Khi điều đó được cho thấy là không khả thi về mặt chính trị, John Kerry, khi nhận câu hỏi của phóng viên về việc liệu việc tướt lấy kho vũ khí hoá học hiện có của Assad với sự trợ giúp của Nga là hoàn thành hành động cần phải có do đã vẽ lằn ranh đỏ ngay lúc đầu, bất ngờ thấy mình không đúng. Điều này trong chính sách đối ngoại là tương đương với việc dời khung thành rồi tuyên bố thắng.

Trung Quốc đã từng sử dụng trò này khi họ phát hiện ra đối thủ Việt Nam của họ là khó trị như thế nào. Với hai trăm nghìn quân dành cho hành động phiêu lưu đó, nửa triệu được huy động thêm, và chính bản thân Đặng cũng tìm kiếm sự đảm bảo của Jimmy Carter rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào cuộc chiến tranh sắp tới, có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có nhiều mục tiêu tham vọng hơn rất nhiều trong đầu. Việc Trung Quốc thừa nhận rằng họ can thiệp để giúp đồng minh Campuchia khiến người ta tin rằng họ có ý định đánh cho đến khi có tiến bộ thấy được trên mặt trận Campuchia. Tuy nhiên, ba tuần sau đó, khi đã xác định được rằng Việt Nam sẽ không rời bỏ Hà Nội hay chuyển bất kì lực lượng nào từ Campuchia về để chống lại mối đe doạ ở phía Bắc, Bắc Kinh bắt đầu rào đón bằng cách nói rằng việc chứng minh Liên Xô không có khả năng bảo vệ đồng minh tự nó đã là một thắng lợi.

Với căng thẳng đang tăng lên ở Biển Đông và Hoa Kỳ rút lại lệnh hạn chế vũ khí, Chiến tranh Trung-Việt đáng được xem xét lần nữa.

Matthew Pennekamp là một nhà nghiên cứu cơ sở thường trú tại Center For the Nationl Interst (Trung tâm vì lợi ích quốc gia).

No comments: