BIỂN ĐÔNG: TRUNG QUỐC LEO THANG LẤN TỚI GIỚI HẠN Ở MỨC NGUY HIỂM
SOUTH CHINA SEA: CHINA ESCALATES BRINKMANSHIP TO DANGEROUS LEVELSttp://www.southasiaanalysis.org/papers52/paper5157.html
Tiến sĩ Subhash Kapila
(South Asia Analysis Group – 09/08/2012)
"Nhưng nếu kẻ thù sử dụng phương sách ‘tầm ăn [lá] dâu’ (salami slicing) - tích cóp dần những hành động nhỏ mà không có hành động nào là có thể tạo ra chiến tranh (casus belli), nhưng theo thời gian chúng có thể gộp lại thành một thay đổi chiến lược lớn thì thế nào?
Mục tiêu của chủ trương ‘tầm ăn dâu’ của Bắc Kinh là sẽ thông qua các cuộc tấn công nhỏ nhưng liên tục, tích lũy dần bằng chứng về sự hiện diện lâu dài của Trung Quốc trong lãnh thổ họ tuyên bố chủ quyền, với chủ định tuyên bố đó sẽ làm tiêu tan dần các quyền kinh tế theo UNCLOS và có thể cả quyền quá cảnh của tàu và máy bay là những quyền mà hiện nay được coi là những của cải chung của toàn cầu (global common). Với những "sự kiện mới ngay tại chỗ” thiết lập chậm chạp nhưng tích tụ dần, Trung Quốc hi vọng sẽ xác lập các tuyên bố chủ quyền của họ trên thực tế (de-facto) và trên pháp lí (de-jure)" --- Robert Haddick, Tạp chí Chính sách đối ngoại, ngày 03 tháng 8 năm 2012.
Những quan sát bước
đầu
Tranh
chấp biển Đông giữa Trung Quốc (TQ) và các nước láng giềng Đông Nam Á mưng mủ
trong nhiều thập kỉ đã bước vào giai đoạn mở màn xung đột từ năm 2008-2009 sau
khi TQ tuyên bố biển Đông là một ‘lợi ích cốt lõi’ của TQ, và họ sẽ sẵn sàng đi
tới chiến tranh để bảo vệ chủ quyền họ tự tuyên bố đối với nó.
Sự
quyết đoán như thế của TQ không làm cộng đồng quốc tế ngạc nhiên vì đã quá quen
với các động thái trong quá khứ của TQ và xu hướng nổi cộm của họ là dùng xung
đột để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ chứ không phải bằng các sáng kiến giải
quyết xung đột.
No comments:
Post a Comment