Monday, May 30, 2016

Đội quân bí mật lèo lái dư luận internet của Trung Quốc

Đội quân bí mật lèo lái dư luận internet của Trung Quốc

(The secret army of cheerleaders policing China’s internet)

John Naughton

The Guardian (29/5/2016)

Còn xa mới là một công cụ không sắc bén, việc kiểm duyệt các trang web của Trung Quốc theo cách tinh tế và đánh lạc sự chú ý để giữ cho người dân khỏi xuống đường

ChinaFlag3 
Có phải hầu như tất cả mọi thứ chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết về internet của Trung Quốc đều sai?


Nếu muốn có một minh họa vì sao nghiên cứu khoa học không những quan trọng mà còn mang tính sống còn thì công việc của Gary King, giáo sư xã hội học tại Đại học Harvard, có thể dùng như ví dụ đầu tiên (exibit A). Sao thế? Này, một trong những vấn đề chiến lược cấp bách hơn mà các chính phủ phương Tây  phải đối mặt với là làm thế nào để thích nghi với việc Trung Quốc nổi lên thành siêu cường toàn cầu mới. Đòi hỏi đầu tiên để có thể định hướng lại một cách thông minh là một sự hiểu biết toàn vẹn về thực tế mới này. Và trong khi có thể là trong các văn phòng đối ngoại và các phòng cạnh các sứ quán của phương Tây các quan chức và các nhà hoạch định chính sách đang bận rộn cố tìm hiểu về chiến lược công nghiệp và địa chính trị của Trung Quốc (chẳng hạn, họ muốn cái quái guỷ gì ở biển Đông?), Tôi thấy ít bằng chứng về việc có ai đó trong chính phủ đang chú ý đến cách màchế độ Bắc Kinh dường như đã giải quyết được một vấn đề mà không có chính phủ nào khác đụng vào: đó là, làm sao để kiểm soát, quản lí và khai thác internet cho mục đích riêng của mình.

Kỳ lạ là những nhà cai trị của chúng ta vẫn còn có vẻ không biết về điều này, đó là điều lạ thường bởi vì - như tôi đã chỉ ra từ lâu - không còn có lí do gì để biện minh cho sự thiếu hiểu biết đó: Giáo sư King đã làm hầu hết các công việc nặng nhọc phải làm. Chẳng hạn, trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt công bố trên Science vào năm 2014, ông và các đồng nghiệp đã tường trình về một cuộc điều tra đáng chú ý, hết sức chi tiết mà họ tiến hành về việc chính quyền Trung Quốc kiểm soát mạng như thế nào.

Điều mà nghiên cứu đó cho thấy là mức độ tinh tế và khôn khéo không mơ tới trong các tường trình của phương tây về việc kiểm duyệt trực tuyến của Trung Quốc. Về cốt lõi, King và các cộng sự cho rằng gần như tất cả mọi thứ mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết về internet của Trung Quốc đều sai. Một mặt, người sử dụng không thu mình lại lo lắng đằng sau những "tường thành lửa". Trái lại: cuộc tranh luận và các luồng ý kiến trực tuyến ở Trung Quốc cũng to gắt, không bị chế ngự và độc hại giống như ở đây. Tuy nhiên, chính phủ dành nguồn lực to lớn (hơn 200 000 người) để xem và kiểm duyệt mạng. Thế thì họ đang làm gì? Trả lời: kiểm duyệt một số nội dung có thể dự đoán được (khiêu dâm, Pháp Luân Công, Thiên An Môn, vv); nhưng phần lớn những thứ mà chúng ta coi như là luận bàn"chính trị" (ví dụ như phê phán cán bộ đảng cộng sản địa phương) dường như vẫn không bị hạn chế. Tuy nhiên, có một loại luồng ý kiến bị đè nén tàn nhẫn và có hiệu quả: bất kỳ loại bài trên truyền thông xã hội nào mà thấy có thể dẫn đến việc vận động tập thể - người dân xuống đường. Và điều này được áp dụng ngay cả với các bài viết ủng hộ chính phủ!

Cái nổi lên từ bước đột phá đầu tiên của giáo sư King vào không gian mạng của Trung Quốc là một hình ảnh về một chế độ chính trị có một cách tiếp cận sâu sắc với nhiều sắc thái trong việc quản lí Internet hơn hầu hết chúng ta nghĩ tới. Điều này có thể là do chế độ này, theo chuẩn phương Tây, có tính kĩ trị áp đảo: một cái gì đó giống như 80% nhóm chủ chốt thống trị đất nước có vốn hiểu biết kĩ thuật. Họ biết rằng internet là điều cần thiết cho một nền kinh tế hiện đại và họ cũng đánh giá cao việc nó cung cấp cho công dân một van an toàn - một van cũng được dùng như là một vòng phản hồi làm nổi bật những vị trí rắc rối tiềm năng (ví dụ như tham nhũng tại địa phương). Nhưng, hầu như trên tất cả, họ biết rằng điều cốt yếu là phải giữ không mọi người xuống đường, đó là lí do họ kiểm duyệt nó như họ làm.

Tuy nhiên, có một mảnh hình ghép bị mất: cách chế độ mà khai thác internet để chuyển được thông điệp của họ. Từ lâu có nghi ngờ rằng một số lượng lớn người (lên đến 2 triệu) được trả 5 cắc (nửa nhân dân tệ) cho mỗi bài viết để chèn nội dung với tên giả vào dòng lũ các bài trên truyền thông xã hội thực mà trong đó họ tranh luận với những người chỉ trích chế độ.

Vấn đề là có rất ít bằng chứng thực nghiệm cho sự nghi ngờ này hay - quan trọng hơn - mục tiêu chiến lược của chính quyền trong việc sử dụng các blogger 5 cắc. Hiện nay giáo sư King và đồng nghiệp đã lấp đầy chỗ trống này với việc công bố một bài báo đáng chú ý khác. Những nhà nghiên cứu này đã có thể xác định những ai là tác giả bí mật của rất nhiều bài viết và ước tính số lượng của chúng (488 triệu bài một năm).

Tuy nhiên, phát hiện thú vị nhất là việc các dư luận viên tránh tranh cãi với những người hoài nghi và những người chỉ trích, và quả thực hoàn toàn tránh thảo luận về các chủ đề gây tranh cãi. Thế thì họ muốn cái gì? Có vẻ như chủ yếu là "lèo lái cổ vũ cho nhà nước, các biểu tượng của chế độ, hoặc lịch sử cách mạng của Đảng Cộng sản". Nói cách khác, cố gắng làm tràn ngập truyền thông xã hội với những nôi dung cổ vũ hoan hô và do đó làm loãng các thảo luận về những điều bất bình, những bất cập của nhà nước và các chủ đề phức tạp khác. Giáo sư King gọi đó là cách "phân tâm chiến lược", nhưng thực sự nó tương đương về mặt chính trị với hình tượng các con mèo LOL (laugh out loud) làm giới trẻ phương Tây bị đê mê và không xuống đường.

Phát hiện khác của King thì thường tình hơn. Nó chỉ ra rằng chuyện 5 cắc có thể là một huyền thoại. Hầu hết các dư luận viên có vẻ là các nhân viên chính phủ làm thêm giờ ngoài công việc chính của họ chứ không phải công dân bình thường làm vụ việc. Nói cách khác, những nhân viên tuân lệnh mù quáng, chứ không phải những người làm việc vặt. Một thuyết đẹp đẽ bị bốc hơi vì một thực tế tầm thường. Đó là nghiên cứu cho bạn.

===================
Cùng chủ đề: 
Trung Quốc nguỵ tạo 488 triệu bài post trên truyền thông xã hội mỗi năm
- Bọn quậy phá được trả công ở TQ

No comments: