Những hành động bất lợi của VNDCCH đối với chủ quyền đất nước ở biển Đông
Trong các bài bàn luận về việc đổi tên nước tôi có nêu ý kiến cho rằng không nên lấy lại tên nước là VNDCCH. Một trong những lí do nêu lên là kể từ ngày bắt đầu sử dụng cho đên khi được thay bằng tên CHXHCNVN, Nhà nước VN với tên gọi là VNDCCH chưa từng chính thức khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà lại còn có những hành động không có lợi về mặt chủ quyền ở biển Đông. Trong bài post này, tôi xin trích dịch tài liệu của Bộ Ngoại Giao TQ công bố ngày 30/1/1980 về cái gọi là 'chủ quyền không tranh cãi' của họ đối với HS và TS (TL bằng tiếng Anh của họ có ở nhiều TV lớn trên thế giới nhưng hình như họ không còn lưu trên mạng, bạn đọc nào biết tiếng Trung có thể tìm đọc ở đây), phần TQ tố cáo các hành động thất lợi này. Ông Lưu Văn Lơi, nguyên trợ lí Bộ trường Ngoại giao có viết phản biện (nhưng chưa thật thuyết phục) trong cuốn sách "
Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", nxb CA in năm 1995 (có thể đọc online ở đây) |
Bản tiếng Anh TL của BNG TQ chúng tôi có được từ thư viện Quốc Gia Úc (Canberra) có tựa: China's Indisputable Sovereignty over the Xisha and Nansha Islands. Foreign Language Press, Beijing, 30/1/80.
Lưu ý rằng lập trường TQ hiện nay là không có tranh chấp ở HS (dù CP Việt luôn nằng nì là có tranh chấp) vị họ đã chiếm trọn quần đảo này từ năm 1974 từ VNCH. Vì vậy, có lẽ họ thấy không cần tranh thủ dư luận quốc tế thêm nữa. Hơn nữa, trong tài liệu này có một vài điều làm lộ rõ sự man trá của họ. Chẳng hạn, vụ Guo Shoujing (Quách Thủ Kính) thời nhà Nguyên đo đạt thiên văn ở phía nam Châu Nhai năm 1279. Trong TL này thì họ cho là Quách Thủ Kính đo ở HS, nhưng mới đây khi tranh chấp Scarborough với Philippines thì họ lại nói chỗ QTK tới đo là bãi cạn này (từ các chi tiết trong sử sách cũ chỉ cho phép suy được duy nhất độ vĩ thôi - không biết được độ kinh). Có thể vì 2 lí do này mà họ không muốn đưa TL bằng tiếng Anh trên mạng.
Cũng lưu ý trong phần trích dịch này chúng tôi giữ nguyên các tên đảo theo cách gọi của TQ cho khớp với giọng điệu của họ.
===============================================================================================
CHỦ QUYỀN KHÔNG TRANH CÃI CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO TÂY SA VÀ NAM SA
(Tài liệu của Bộ ngoại giao nước CHNDTH - 30/01/1980). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
(4) SỰ MAN TRÁ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM*
Cần phải
chỉ ra rằng trước đây không hề có tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam về
quyền sở hữu quần đảo quần đảo Tây Sa (VN gọi là Hoàng Sa -ND) và Nam Sa (Trường
Sa - ND). Trong một thời gian dài, dù trong các tuyên bố và các công hàm của chính phủ, hay trong sách báo, tạp chí, bản đồ và sách giáo khoa, phía Việt Nam đều chính thức thừa nhận hai quần đảo
này là lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.
Ngày
15 tháng 6 năm 1956 Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm của VNDCCH tiếp Đại biện
lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lí Chí Dân (Li Zhimin) có nói
với ông rằng, “theo dữ liệu của Việt Nam,
quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung
Quốc”. Lê Lộc, Quyền Vụ trưởng Vụ châu Á của Bộ Ngoại giao Việt Nam, có mặt
trong buổi tiếp, đặc biệt nêu ra dữ liệu của Việt Nam và chỉ ra rằng, "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã
là một phần của Trung Quốc vào thời nhà Tống".
Trong tuyên
bố ngày 04 tháng chín năm 1958, Chính phủ nước CHNDTH tuyên bố bề rộng của lãnh
hải của nước CHNDTH là mười hai hải lí và quy định rõ ràng rằng "quy định
này áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ của CHNDTH, bao gồm. . . quần đảo Ðông
Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc
Trung Quốc ". Ngày 06 tháng 9 năm 1958 báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của
Đảng Lao động Việt Nam, in nổi bật trên trang nhất các chi tiết của Tuyên bố của
Chính phủ Trung Quốc. Bài báo viết: "Vào
ngày 04 tháng 9 năm 1958 Chính phủ CHNDTH đã ra Tuyên bố về lãnh hải của Trung
Quốc. Tuyên bố này quy định rằng chiều rộng của lãnh hải Trung Quốc là mười hai
hải lí (hơn 22 km). Quy định này áp dụng cho mọi vùng lãnh thổ của nước CHNDTH
bao gồm cả lục địa Trung Hoa và các đảo ven bờ, cũng như Đài Loan và các đảo xung
quanh, quần đảo Bành Hồ (Penghu)**,
quần đảo Ðông Sa (Pratas), quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa (Maclesfield), quần
đảo Nam Sa và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc ngăn cách với đất liền và
các đảo ven bờ bởi các vùng biển công(biển quốc tế).” Ngày 14 tháng 9 cùng năm, Thủ
tướng Phạm Văn Ðồng của phía Chính phủ Việt Nam long trọng tuyên bố trong công
hàm gửi cho Thủ tướng Quốc Vụ Viện TQ Chu Ân Lai rằng "Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hoà ghi
nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước Cộng
hoà dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.", và rằng
"Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa tôn trọng quyết định ấy". Công hàm của Phạm Văn Đồng cho thấy rõ ràng
rằng Chính phủ Việt Nam thừa nhận hai quần đảoTây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của
Trung Quốc (xem
phụ lục 4).
Trong
tuyên bố ngày 09 tháng năm 1965 về việc CP Mĩ quy định "vùng chiến sự"
cho lực lượng của họ tại Việt Nam, Chính phủ nước VNDCCH nêu rằng đó là "một mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của nước
VNDCCH và các nước láng giềng" vì "Tổng thống Mĩ Lyndon Johnson đã chỉ định toàn bộ Việt Nam và các vùng
biển liền kề kéo dài từ bờ biển của Việt Nam ra khoảng 100 km và một phần của
lãnh hải của CHNDTH trong quần đảo Tây Sa của TQ làm "vùng chiến sự"
của lực lượng vũ trang Hoa Kì". Ở đây, Chính phủ Việt Nam một lần nữa đã
công nhận rõ ràng quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Khi tường
thuật việc nước ngoài xâm nhập quần đảo Tây Sa, báo chí Việt Nam cũng rõ ràng thừa
nhận những đảo này là thuộc về Trung Quốc. Ví dụ, báo
Nhân Dân ngày 13 tháng 5 năm 1969 viết "ngày 10 tháng 1
máy bay quân sự Hoa Ki xâm phạm không phận của Trung Quốc trên đảo Vĩnh Hưng (Yongxing dao)
và đảo Đông (Dongdao) của quần đảo Tây Sa thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc."
Nhiều bài báo tương tự đã được thực hiện trên báo chí Việt Nam.
Bản đồ
chính thức và sách giáo khoa của Việt Nam cũng rõ ràng thừa nhận quần đảo Tây
Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Ví dụ, Bản đồ thế giới do Cục Bản đồ của
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện năm 1960 ghi hai quần đảo
Tây Sa và Nam Sa theo tên Trung Quốc và ghi chú trong ngoặc rằng chúng thuộc về
Trung Quốc. Tập Bản đồ thế giới do của Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng
Việt Nam xuất bản tháng 5 năm 1972 cũng ghi
quần đảo Tây Sa và Nam Sa theo tên Trung Quốc của họ (xem
phụ lục 5). Một ví dụ khác là bài học mang tên "CHNDTH" trong
sách giáo khoa địa lí cho học sinh lớp 9 do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát
hành năm 1974 có ghi như sau: "Vòng cung đảo từ quần đảo Nam Sa,Tây Sa đến các đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ,** Châu Sơn. . . làm thành một bức 'trường
thành' bảo vệ lục địa Trung Quốc."
Người Việt
Nam nhấn mạnh ở mức nghiêm túc rõ ràng rằng để thiết lập chủ quyền lãnh thổ cần
phải trình ra "các tài liệu nhà nước chính thức" và "các văn bản
có hiệu lực pháp lí". Những gì mà chúng tôi nêu ra ở trên đúng là "các
tài liệu nhà nước chính thức" và "các băn bản có hiệu lực pháp lí"
của Việt Nam. Điều này cho thấy rõ ràng rằng cho đến năm 1974, Chính phủ Việt
Nam vẫn còn công nhận hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Bây
giờ, chính quyền Việt Nam đã nuốt lời và man trá quay đi khỏi lập trường ban đầu
của họ về việc công nhận quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là lãnh thổ Trung
Quốc, và điều này là một cái gì đó hoàn toàn không được phép làm theo luật quốc
tế.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
____________________________________________________________
(*) Ngày 17/11/2000 để biện bạch chủ quyền của họ ở Trường Sa, BNG TQcũng lập lại gần y nguyên các sự việc này trong tài liệu "International Recognition Of China's Sovereignty Over the Nansha Islands".
(**) Đúng ra trong SGK in là 'Hoành bồ' (xem hình dưới) chứ không phải 'Bành Hồ' (không biết do sai sót của người soạn SGK hoặc do lỗi in ấn).
Phụ lục 5/5-4 kèm theo văn bản về lập trường TQ ngày 8/6/2014 trong vụ giàn khoan 981
Phụ lục 4: Công hàm Phạm Văn Đồng 14/9/1958
Phụ lục 5: Bản đồ thế giới tháng 5/1972
No comments:
Post a Comment