Saturday, January 7, 2017

Sẽ không còn nước dừa? Loại trái thời thượng nhất thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng

Sẽ không còn nước dừa? Loại trái thời thượng nhất thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng

(The end of coconut water? The world’s trendiest nut is under threat of species collapse)

The Conversation (28/11/2016 )

Roland Bourdeix
Nghiên cứu viên chính, CIRAD


Tiến sĩ Roland Bourdeix liên kết với CIRAD, UMR AGAP, là chủ tịch của Đa dạng thực vật Quốc tế (Diversiflora In ternational)



"Hết còn nước cam vắt cho bữa ăn sáng", một nhà đầu tư quan tâm đến việc tạo ra các vườn dừa thương mại công bằng rộng gần đây nói đùa với tôi. Bây giờ, nước dừa là vua.

Đối với những kẻ chạy theo thời và những kẻ giàu có, bao gồm cả những người nổi tiếng như vậy như Rihanna, Madonna hay Matthew McConaughey, nước dừa loại hiếm nhất từ các giốngcó mùi  thơm, là thức uống “it”và còn là một nguồn thu nhập.

Nước dừa được các thương hiệu sang trọng bán với giá lên đến US$ 7 cho 33 cl, gần bằng giá rượu sâm banh thông thường.


Một thị trường đang bùng nổ

Thậm chí Tổng thống Barack Obama thích dừa. Jonathan Ernst / Reuters

Không có nghi ngờ la thị trường dừa đang bùng phát. Nước dừa hiện nay biểu thị một doanh thu hàng năm US$2 nghìn tỉ . Dự kiến nó sẽ đạt US$ 4 nghìn tỉ trong 5 năm tiếp theo.

Trong năm 2007, 25% cổ phần trong Vitacoco, thương hiệu lớn nhất cho nước dừa, được bán với giá US$ 7 triệu cho Verlinvest công ty. Bảy năm sau, 25% cổ phần nữa trong Vitacoco lại được bán tiếp cho Red Bull Trung Quốc khoảng US$166 triệu.

Các đấu thủ khác trong toàn trong ngành kinh doanh nước dừa bao gồm Coca-ColaPepsiCo, cùng hơn 200 nhãn hiệu đang tiếp thị nước dừa.


Một loại cây trồng cốt yếu

Nhưng cũng có một mặt khác của câu chuyện. Dừa là một trong 35 loại cây lương thực được liệt kê trong Phụ lục 1 của Hiệp ước quốc tế về tài nguyên di truyền thực vật cho lương thực và nông nghiệp và được coi là trọng yếu đối với an ninh lương thực toàn cầu. Trong năm 2014, Tổ chức Lương Nông (FAO) ước tính sản lượng toàn cầu là 61,5 triệu tấn.

Đây là loại cây trồng mưu sinh quan trọng cho hơn 11 triệu nông dân, hầu hết họ là tiểu chủ, trồng dừa trên khoảng 12 triệu ha đất ở ít nhất 94 quốc gia trên toàn thế giới. Cây dừa là phổ biến được biết đến như là "Tree of Life" (cây của cuộc sống)- tất cả các bộ phận được đều hữu ích.

Sản phẩm chính là cơm dừa - thịt khô bên trong của hạt, sử dụng cho dầu - và vỏ dừa, cung cấp một nguồn quan trọng chất xơ. Gần đây hơn, như chúng ta đã thấy, có nhu cầu cao đối với nước dừa ngọt và dầu dừa tinh khiết.

 
Dây bện từ vỏ của giống dừa niu magi magi trên đảo Taveuni, Fiji, 2012. Cogent / Roland Bourdeix, tác giả cung cấp

Dừa già (mature) lột vỏ nguyên trái được xuất khẩu và bán cho các nhà máy sản xuất dừa nạo sấy (desiccated coconut) và nước cốt dừa [sệt] (coconut cream). Ít nhất một nửa số dừa được tiêu thụ tại địa phương.


Sự đa dạng về di truyền

Trãi qua nhiều thiên niên kỉ, con người-đã dần dần chọn lọc và duy trì nhiều loại giống dừa, dùng cho nhiều mục đích.
 

Sự đa dạng của các loại trái cây dừa trong ngân hàng gen ngoài vùng (ex situ) dừa. Roland Bourdeix

Điều này đã dẫn đến một sự đa dạng lạ thường về hình thái, biểu hiện trong dãi màu sắc, hình dạng và kích cỡ của trái. Nhưn chừng mức của sự đa dạng này phần lớn không rõ ở mức độ toàn cầu. Môt khối lượng lớn các công việc đã đi vào việc trồng dừa của nông dân nhiều thiên niên kỉ, và của các nhà khoa học trong thế kỉ 20, vẫn còn bị đánh giá thấp đáng kể.

Các giống dừa hiếm nhất, ví dụ như dừa có sừng, được trồng và bảo tồn trên đảo Tetiaroa và ở Ấn Độ, không phải là, thậm chí bị nhiều người không nhận ra là dừa, đặc biệt là người phương Tây.


Bảo tồn dừa

Sự đa dạng di truyền tìm thấy trong các quần thể và các giống dừa , được các nhà khoa học gọi là "mầm nguyên sinh" (germplasma), được bảo toàn bởi hàng triệu nông dân nhỏ.

 
Một thiếu niên Samoa giữ giống dừa niu afa nổi tiếng. Roland Bourdeix

Một số sáng kiến đã được đưa ra để nhìn nhận và hỗ trợ vai trò của những người nông dân này, và để duy trì em qua việc thúc đẩy các cách tiếp cận quản lí cảnh quan, như là khái niệm Polymotu ("poly" nghĩa là nhiều, và "motu" nghĩa là hòn đảo trong tiếng Polynesia.)

Khái niệm Polymotu lợi dụng sự cô lập về địa lí hoặc sinh sản của các loài khác nhau trong việc bảo tồn và tái sinh sản các giống thảo mộc và thậm chí động vật riêng lẻ.

Trong một dự án do Cộng đồng Thái Bình Dương đứng đầu và được Quỹ Đa dang giống cây trồng toàn cầu (Global Crop Diversity Trust) tài trợ, hai hòn đảo nhỏ ở Samoa-gần đây đã-được trồng lại với giống niu afa truyền thống nổi tiếng, cho ra các loại trái cây dừa lớn nhất trên thế giới, với chiều dài hơn 40 cm.

Đáng buồn là dừa có  nguy cơ tuyệt chủng. Một trong những thách thức chính của việc trồng dừa là sự tồn tại của các bệnh gây chết cây, đang nhanh chóng lan rộng và giết chết hàng triệu cây dừa. Đại dịch này được gọi là bệnh vàng lá độc hại (lethal yellowing disease).

Bệnh này đang tàn phá các nước châu Phi (ở Tanzania, Mozambique, Ghana, Niger ia, Cameroon, Bờ Biển Ngà [Côte d’Ivoire]), và cũng ở cả châu Á (Ấn Độ), Bắc Mỹ (Mexico, vùng Caribbean, Florida) và , khu vực Thái Bình Dương (Papua New Guinea và có thể quần đảo Solomon).

 
Sự đa dạng di truyền về bông hoa của các giống dừa được trưng bày tại Trung tâm Nghiên cứu Marc Delorme, Bờ biển Ngà. COGENT, Tác giả cung cấp

Tính đa dạng đang bị đe doạ

Nhiều giống dừa thể là rất trọng yếu cho tương lai nông nghiệp đang dần biến mất do kiến thức truyền thống bị thui chột, các chuyển đổi nhanh chóng trong khu vực nông nghiệp, biến đổi khí hậu và tây âu hoá.

Do tính dễ bị phá vở của các hệ sinh thái đảo, khu vực Thái Bình Dương có lẽ là vị trí bị thiệt hại cao nhất.

Trong một khảo sát gần đây ở quần đảo Cook, với khó khăn đáng kể, chúng tôi đã thành công trong việc định vị một cây dừa vỏ ngọt, có tên địa phương là niu mangaro . Đây là một dạng dừa hiếm bị đe dọa.

Vỏ trái dừa lúc chưa khô (ripe) mà ở các loài khác thường cứng và dai bền, lại mềm, ngọt ăn được . Có thể ăn nó như ăn mía. Khi trái khô, các sợi vỏ có màu trắng và mịn.

 
So sánh vỏ của một trái dừa bình thường (trái) và một vỏ của trái dừa ngọt hiếm (phải). Roland Bourdeix

Khảo sát của chúng tôi được thực hiện cùng với một nhân viên nông nghiệp của chính phủ. Trong lúc làm khảo sát, ông lấy một trái dừa mềm và bắt đầu nhai vỏ của nó. Sau đó, ông dừng lại, nói với tôi, "Tôi không muốn mọi người vào đây thấy tôi ăn dừa niu mangaro, vì họ sẽ nói rằng tôi là một người nghèo."

Việc tiêu dùng các giống truyền thống bị vẫn cảm nhận như kỳ thị xã hội, không đi theo cách sống "hiện đại". Mặt khác, việc tiêu dùng thực phẩm nhập khẩu được coi là một dấu hiệu của tính hiện đại và giàu có.

Trong một khảo sát khác thực hiện năm 2010 tại đảo Moorea, một nông dân Polynesian phỏng vấn về giống có vỏ ngọt, có tên là kaipoa (Bến Tre gọi là dừa bông -ND) ở đó, nói với tôi

Tôi có một cây dừa kaipoa trong vườn, nhưng tôi đã đốn nó hai năm trước ... Hơn mười năm qua, tôi chẳng thu hoạch được dù chỉ một trái nào: tất cả đều bị trẻ con lân cận đánh cắp và ăn.

Như vậy, một giống dừa truyền thống vẫn được thế hệ người Polynesia kế tiếp đánh giá cao, nhưng nông dân không ý thức được sự hiếm hoi và giá trị của nguồn giống này.
Bệnh vàng lá độc hại ở Bờ biển Ngà: tình trạng khẩn cấp. Một đoạn video từ Diversiflora International.

The Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến bảo tồn dừa-đã-từng là chủ đề của cuộc thảo luận tại hai cuộc họp quốc tế vào năm 2016 tổ chức bởi Cộng đồng dừa châu Á và Thái Bình Dương tại Indonesia và Viện nghiên cứu Trung ương về các loại cây trồng ở India.

Các thảo luận bàn về các ràng buộc và các lợi thế liên quan đến sinh học dừa; liên kết với việc bảo tồn trong các ngân hàng gen của các việc tại chỗ ; kiến thức của nông dân về sinh học sinh sản của giống cây trồng của họ; động lực  kinh tế xã hội; và các biện pháp chính trị.
 
Vườn ương dừa từ giống lùn xanh (Green Dwarf) để sản xuất nước dừatại Brazil. Roland Bourdeix, Tác giả cung cấp


Ngành kinh doanh to, nhưng tiền cho nghiên cứu nhỏ

Mạng lưới nguồn gen di truyền dừa (International Coconut Genetic Resources Network / COGENT) hiện nay bao gồm 41 nước-sản xuất dừa, chiếm hơn 98% sản lượng toàn cầu. Hoạt động của nó tập trung vào bảo tồn và nhân giống các giống cây dừa.

Mầm nguyên sinh dừa có khoảng 400 giống (variety) và 1600 loài địa phương (accession) có trong 24 ngân hàng gen. Các loài địa phương là các đơn vị cơ bản của các ngân hàng gens.

Trong trường hợp cây dừa, mỗi loài địa phương thường cấu thành từ 45-150 cây, tất cả đều được lấy từ cùng một địa điểm. Chúng được lập thành hồ sơ trong một Cơ sở dữ liệu tài nguyên di truyền dừa (Coconut Genetic Resources Database) và một catalogue cấp toàn cầu.

COGENT cũng tiến hành việc sắp xếp thứ tự (sequencing) bộ gen (genome) dừa, trong khuôn khổ hợp tác giữa tổ chức nghiên cứu tại Bờ biển Ngà, PhápTrung Quốc.

 
Trồng rau cải trong một vườn dừa bị bệnh vàng lá độc hại tàn phá ở Ghana. Roland Bourdeix

Dù thị trường toàn cầu đang có xu thế gia tăng, nhiều nông dân trồng dừa vẫn chưa được tổ chức đúng mức, và đầu tư vào nghiên cứu dừa là vô cùng ít ỏi.

Đầu tư hàng năm khoảng $US 3 đến US$ 5 triệu trong nghiên cứu công cộng quốc tế sẽ là đủ để giải quyết hầu hết những thách thức của việc canh tác dừa. Nhưng các công ty tư nhân hưởng lợi từ sự bùng phát của thị trường vẫn còn tham gia ít ỏi vào việc tài trợ nghiên cứu.

 
Những người thu hoạch dừa nhảy chuyền giữa các thân cây dừa ở Ghana. Roland Bourdeix

Dừa là loại cây lâu năm, cho trái cây quanh năm, nhưng cần một thời gian dài để phát triển. Các nhà đầu tư, quan tâm  hơn đến việc thu lợi nhanh, vẫn còn miễn cưỡng để tài trợ cho các chương trình nghiên cứu mười năm vốn thường cần thiết để giải quyết có hiệu quả những thách thức của việc nghiên cứu dừa.

Ở những nước sản xuất dừa, ngân hàng gen ít nguồn giống và phòng thí nghiệm thiếu ngân sách, lao động, thiết bị và đào tạo kỹ thuật cần thiết cho việc tiến hành việc thụ phấn bằng tay có kiểm soát đòi hỏi cho việc tái tạo các tế bào mầm, và cho việc thực hiện các hoạt động như thu thập, phận loại và nhân giống.

Các nhãn hiệu nước dừa sẽ chỉ làm ra hàng nghìn tỉ chừng nào mà dừa còn đầy rẫy và đa dạng. Quan trọng hơn, người dân trên khắp thế giới dựa vào sự an toàn của loại cây trồng thiết yếu này. Bảo đảm an toàn cho tương lai của nó phải là một ưu tiên cho tất cả những ai canh tác, ăn và thu lợi từ dừa.

No comments: