Monday, January 30, 2017

LẠI NÓI VỀ MỎ KHÍ CÁ VOI XANH

LẠI NÓI VỀ MỎ KHÍ CÁ VOI XANH


Trong một stt trên FB, dưa trên những thông tin mà tôi nắm được lúc đó tôi có nói (và chỉ ra trên bản đồ) là mỏ khí Cá Voi Xanh nằm trong lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng. Bây giờ, đọc lại các tin tức của VN có liên quan thì hầu hết đều nói mỏ này nằm trong các lô 117-119 (có báo nói 117 và 118), cả 3 lô này đều do ExxonMobil hợp đồng với VN. Truy tìm trên net thì đúng là mỏ Cá Voi Xanh (Blue Whale gas field) thuộc các lô 117-119. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là theo thông tin có được từ công ti Neon (đối thủ của Exxon đang thăm dò lô 120 cạnh đó) năm 2011 và trên trang Rigzone ngày 13/7/2015 thì khi khoan thăm dò trong lô 118 và 119 chỉ tìm thấy có khí trong lô 118 (cụ thể là 2 giếng 118-Cá Voi Xanh-2X và 118-Cá Voi Xanh-3X). Có lẽ vì thế mà một số trang cho rằng mỏ Cá Voi Xanh trong lô 118. Do đó, nói mỏ này trong lô 118 có thể không thật chính xác nhưng cũng không sai vào lúc này, và dĩ nhiên nói mỏ này nằm trong các lô 117-119 thì an toàn hơn. Còn các nhận xét của tôi về vị trí này đối với đường LB không thay đối, nhất là khi biết vị trí của chỗ khoan có khí ở lô 118 (chấm xanh trong bản đồ bên dưới) nằm ngoài khu vực giới hạn bởi đường LB, cách ĐLB khoảng 12 hải lí, cách trung tuyến [giả định] với quần đảo Hoàng Sa (đường màu xanh nhuyển) khoảng 44 hải lí, và cách đảo Tri Tôn khoảng 105 hải lí. Tức là mỏ này nằm ngoài khu vực tranh chấp, kể cả khi đường LB chưa bị xoá và quần đảo Hoàng Sa có EEZ (điều đầu đã bị phán quyết của toà trọng tài PCA ngày 12/7/2016 xoá sổ, còn điều sau cũng gần như chắc chắn không thể có được nếu vận dụng cùng phán quyết đó).


Chồng bản đồ của Neon lên bản đồ ĐLB cho thấy lỗ khoan tìm thấy khí trong lô 118 (chỗ có chấm đỏ)còn cách ĐLB khoảng 12 hải lí

Ngoài ra, trong sst đó tôi cũng có nhắc tới 4 lô khác mà ExxonMobil cũng hợp đồng với VN. Đó là các lô 156-159 thuộc khu vực Tư Chính - Vũng Mây trong bồn trũng Nam Côn Sơn, trong đó có 2 lô 157, 158 nằm trong khu vực Tàu sang nhương cho Crestone được gọi là Vạn An Bắc. ExxonMobil đã kí hợp đồng chia sản phẩm với VN 4 lô này cùng với 3 lô nêu trên ngày 30/6/2009. Thông tin này tôi lấy từ Chương 5 quyển The South China Sea của Bill Hayton có đối chiếu với bản đồ 2010 của JETRO, một công ti của Nhật. Trong khi đó, thông tin trong bài mới đây trên BBC và bài của TS Trần Công Truc trên Giáo Dục lại cho rằng:

Vào tháng 7/2008, Trung Quốc cũng đã gây sức ép buộc ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Dự án bị Trung Quốc phản đối lúc đó nằm trên thềm lục địa phía Nam, gồm các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn. Exxon lúc đó không tuyên bố rút lui, nhưng sau đó cũng không có thêm thông tin gì về tiến độ dự án.”


Sự khác biệt về tên các lô tranh chấp ở đây có lẽ do các bài báo này sử dụng ‘Bản đồ phân lô dầu khí Việt Nam’ chưa điều chỉnh (có lẽ trước 2004). Lưu ý là bản đồ này không có các lô nằm xa bên ngoài 141-160 (tới tận kinh tuyến 111°), còn các lô 117-136 thì rộng hơn, đặc biệt các lô 120-136 ra xa tới kinh tuyến 110°30’ và có cả nhũng lô ló qua bên kia đường phân giới ở VBB hay phần của Indonesia…. Còn bản đồ đã điều chỉnh (xem chẳng hạn ở đây) thì giống như bản đồ của JETRO. Cũng lạ là bản đồ của hải quân VN tới nay vẫn chưa điều chỉnh (bản đồ này chắc chắn vẽ sau tháng 5/2009 vì có chứa đường LB và cũng có khả năng vẽ sau khi ExxonMobil kí hợp đồng chia sản phảm với VN). Nếu căn cứ vào bản đồ chưa điều chỉnh này thì 4 lô 133-136 (chứ không phải chỉ 2 lô 135, 136) nằm một phần hoặc hoàn toàn trong khu vực Vạn An Bắc. Như vậy cũng hơi khó hiểu tại sao BBC và TS Trần Công Trục lại quay về sử dụng bản đồ cũ này. Lưu ý khu vực Van An Bắc tôi vừa chỉnh lại có thể chính xác hơn theo bản đồ của công ti Harvest (công ti này hiện vẫn còn hợp đồng khu vực này với Tàu). 



Bản đồ phân lô của Hải Quân VN có lẽ chưa cập nhập: còn một số lô vượt ra khỏi EEZ của VN

Cũng lưu ý thêm do đường cơ sở phần từ Bình Thuận tới biên giới Campuchia VN vẽ không thật theo quy định của UNCLOS (VN công bố ngày 12/11/1982 trước khi kí UNCLOS gần 1 tháng) như có nêu trong thảo luận trong stt FB đã nêu. Nếu VN điều chỉnh lại đường cơ sở (như quy định trong điều 2.2 luật biển 2012: “Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước CHCHCNVN là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”) thì có khả năng các lô 136, 160 nằm ngoài EEZ của VN, còn các lô 135, 158, 159 có phần nằm ngoài EEZ, hoặc thậm chí toàn bộ lô 158 cũng nằm ngoài EEZ và các lô 133, 134, 157 cũng có phần nằm ngoài EEZ nếu đảo Phú Quý không có EEZ (xem bản đồ bên dưới, lưu ý 2 đường tròn xanh giúp xác định một cách tương đối EEZ của đảo Côn Sơn và Phú Quý, còn các đường tròn còn lại giúp ước lượng EEZ tính từ bờ).  Ngay cả như thế, thì với phán quyết của PCA ngày 12/7/2016 thì ngoài phần  thuộc EEZ của VN, phần còn lại khu vực Vạn An Bắc  Tàu cũng không có quyền tư ý khai thác khoáng sản độc quyền ở đó vì một phần hoặc toàn bô mấy lô vừa kể thuôc về vùng biển công (high seas) không nước nào được phép đòi chủ quyền (chỉ có thể đánh cá, nghiên cứu khoa học, đặt cáp ngầm, đi lại...). Thật ra có học giả, như Kenneth Mwenda, lí luận rằng theo luật tập quán quốc tế thì các nước cũng không có quyền thăm dò, khai thác khoáng sản trong vùng biển công.


Khu vực Van An Bắc chủ yếu nằm trong EEZ của VN











No comments: