Chạy đua vũ trangở biển Đông: một huyền thoại
(Force Buildup in the South China Sea: The Myth of an Arms Race)
Alexander L. Vuving (Vũ Hồng Lâm)
(Bài dịch đã đăng trên Tiếng Dân 12/10/2017 - phiên bản đăng lúc đầucó ghi một nx sai do tôi đo nhầm khoảng cách từ bg Việṭ- Trung tới Tuyển Châu /Quanzhou thay vì Quảng Châu/Guangzhou)
(Bài dịch đã đăng trên Tiếng Dân 12/10/2017 - phiên bản đăng lúc đầucó ghi một nx sai do tôi đo nhầm khoảng cách từ bg Việṭ- Trung tới Tuyển Châu /Quanzhou thay vì Quảng Châu/Guangzhou)
Tàu khu trục nhỏ Gregorio Del Pilar của Hải quân Philippines và tàu Edsa của Tuần duyên Philippines tham gia vào cuộc tập trận CARAT 2013..
Từ khi biển Đông nổi lên trở lại như một điểm nóng xung đột âm ỉ vào khoảng năm 2008, cách
nghĩ thông thường cho rằng căng thẳng trong khu vực này đang thúc đẩy một cuộc
chạy đua vũ trang giữa các quốc gia nằm ven biển này. Các chuyên gia, các nhà báo, và các nhà bình luận đã nói về
một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực như là một thực tế, một xu hướng, hoặc
một đe dọa đáng báo động. Một tường thuật gần đây trên đài Tiếng nói Hoa Kì nhận xét , “Khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở vuông biển Đông đang tranh chấp, một cuộc
chạy đua vũ trang đã phát triển giữa các nước có yêu sách trong khu vực.” Một
bài bình luận cá nhân trên The
National Interest nêu, “Khi căng thẳng ở biển Đông tiếp tục leo thang, cuộc chạy đua vũ trang này
đặt ra một mối đe dọa đáng kể cho an ninh trong khu vực.” Một tựa lớn trên blog Lawfare viết , “Hải chiến: cuộc chạy đua vũ trang ở biển Đông leo
thang”; một tựa lớn trên CNBC ghi là , “Chi tiêu quốc phòng châu Á: cuộc chạy đua vũ trang mới ở biển Đông.”
Khi quan sát kỹ hơn các sự kiện và xu thế thì sẽ thấy khác đi. Nếu một cuộc chạy đua vũ trang là một nỗ lực để được
ngang bằng hoặc vượt trội đối thủ của mình, thì Malaysia, Philippines và Việt
Nam sẽ không theo kịp Trung Quốc, và cũng không theo kịp lẫn nhau. Ba nước Đông Nam Á yêu sách chính ở biển Đông này ít có
ý định tìm kiếm sự ngang bằng hoặc ưu thế về quân sự. Thay vào đó, tham vọng lâu dài của họ là điều có thể được
gọi là "ngăn chặn tối thiểu". Họ muốn xây dựng đủ năng lực để làm cho
những kẻ xâm lược tiềm năng phải suy nghĩ hai lần trước khi tấn công họ. Và mục đích của việc ngăn chặn tối thiểu này rõ ràng là một
mục tiêu dài hạn, vì cả ba nước đều phải vượt một chặng đường dài trước khi đạt
được điều đó.
Hầu hết việc mở rộng thêm lực lượng gần đây, quân sự cũng như bán quân sự, của Malaysia,
Philippines và Việt Nam trong hai thập kỷ qua là để thu hẹp khoảng cách đang
có trong khả năng phòng thủ của họ. Các thiếu sót này tồn tại trong nhiều năm qua—thậm chí hàng thập kỉ qua trong một số trường hợp—nhưng đã lấy hành động quyết đoán của Trung Quốc trực tiếp chống
lại họ để xúc tác cho nỗ lực nghiêm túc trong việc lấp đi khoảng cách. Sự hung hăng của Trung Quốc đã dấy lên sự cạnh tranh từ
Việt Nam, và ở một mức độ thấp hơn từ Philippines, nhưng điều này nên được mô
tả chính xác hơn như là một “sự cạnh tranh tốt thiểu,” không phải là một
cuộc chạy đua vũ trang.
Một cách để xem có một cuộc chạy đua vũ trang đang được diễn ra hay không
là xem xét chi tiêu quân sự như một phần của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ước tính của SIPRI gợi ra rằng trong 15 năm qua, không có đối thủ chính nào trong tranh chấp biển Đông
đã tăng đáng kể tỉ lệ chi tiêu quân sự theo GDP. Ngoài ra, không một quốc gia nào trong số này chi tiêu hơn 2,5% GDP cho quân
đội (ngoại trừ Malaysia với 2,6% năm 2003).
Với một nền kinh tế lớn và phát triển nhanh, Trung Quốc đã có thể duy trì một
mức chi tiêu ổn định cho vũ khí trong suốt thời kỳ này. Theo ước tính của SIPRI, chi tiêu quân sự của Trung Quốc là
1,9% trong gần suốt thập kỷ 2007-2016, thời kì Trung Quốc gia tăng sự
quyết đoán và có một làn sóng căng thẳng mới ở biển Đông. Trung Quốc đã chi hơn một chút, khoảng 2 và 2,1% GDP, trong
4 năm 2003-2006, khi căng thẳng tương đối thấp ở khu vực này.
Trái với sự tin tưởng chung, cả Malaysia lẫn Philippines đều giảm mức chi
tiêu quân sự theo phần trăm GDP trong suốt 15 năm qua. Sự suy giảm mạnh nhất đã xảy ra ở Malaysia, tỉ lệ này giảm
từ 2,6% năm 2003 xuống còn 1,4% năm 2016. Ở Philippines, chi tiêu quân sự cũng
giảm từ 1,6% năm 2003 xuống còn 1,3% năm 2016. Biệt lệ trong những nước này là
Việt Nam, tỉ lệ đã tăng nhẹ từ 2,1% năm 2003 lên 2,4% vào năm 2016. Nhưng thập
kỉ 2007-2016 không chứng kiến sự gia tăng đáng kể về tỉ lệ GDP của ngân sách quân
sự Việt Nam.
Một cách uyển chuyển hơn để phát hiện các cuộc chạy đua vũ trang là so sánh
sự tăng trưởng thực sự trong chi tiêu quân sự của các nước này. Khi căng thẳng ở biển Đông bắt đầu một làn sóng mới khá lâu
trong năm 2007-2009, chúng ta hãy lấy năm 2007 làm điểm xuất phát (Xem Hình 1). Theo chi tiêu cố định bằng US$ năm 2015, khoản chi tiêu quân sự của Trung Quốc
tăng 2,2 lần trong giai đoạn 2007-2016. Trong cùng kì, Việt Nam tăng 1,8 lần và
Philippines 1,4 lần, trong khi đó Malaysia hầu như không thay đổi. Những con số này khó có thể gợi ra là có một cuộc chạy
đua vũ trang.
Hình 1. Tăng trưởng chi tiêu quân sự trong điều kiện thực tế kể từ
năm 2007
Nguồn: Tính toán của tác giả, dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu chi
tiêu quân sự năm 2017 của SIPRI.
Hơn nữa, một cuộc chạy đua vũ trang thường liên hệ đến việc phát triển vũ khí chiến lược. Mặc dù ngày càng hiểu rõ mối đe doạ từ Trung Quốc, không một nước nào trong số các bên yêu sách Đông Nam Á đang phát triển vũ khí chiến lược. Không có bằng chứng Malaysia, Philippines, hoặc Việt Nam mua sắm vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo. Chẳng hạn, Việt Nam đang đầu tư vào phòng thủ ven biển, phòng không và các hệ thống tên lửa chống tàu, nhưng không vào loại tên lửa có thể đặt các thành phố lớn của Trung Quốc vào cảnh bị làm con tin. Loại tên lửa đáng gờm nhất mà Việt Nam , nước khu vực gần Trung Quốc, có hiện nay là tên lửa hành trình P-800 Yakhont có tầm bắn tối đa 186 dặm (khoảng cách từ biên giới Trung-Việt đến Quảng Châu, thành phố lớn gần nhất của Trung Quốc, là khoảng 350 dặm). Việt Nam và Malaysia đang nhắm tới tên lửa hành trình chống tàu BrahMos của Ấn-Nga, có tầm bắn tối đa 280 dặm và có thể đặt trên các tàu ngầm của họ. Việt Nam, Malaysia, và Philippines không có khả năng chiến tranh không gian và chiến tranh mạng đáng kể, và có rất ít bằng chứng về những nỗ lực của họ trong phát triển vũ khí chiến lược trong các lĩnh vực này.
Hình 2. tăng trưởng chi tiêu quân sự trên thực tế kể từ năm 2007
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
2016
|
|
CN
|
100
|
113.5
|
132.6
|
139.4
|
150.5
|
163.4
|
178.6
|
193.8
|
206.5
|
217.7
|
MY
|
100
|
102.3
|
96.5
|
84.3
|
94.5
|
90.1
|
98.2
|
99.0
|
106.6
|
101.0
|
PH
|
100
|
100.0
|
96.2
|
101.0
|
102.7
|
104.2
|
118.4
|
109.3
|
118.8
|
142.0
|
VN
|
100
|
98.5
|
108.2
|
120.7
|
112.6
|
131.2
|
137.2
|
152.0
|
165.7
|
181.8
|
Tiến trình của một cuộc chạy đua vũ trang bao hàm rằng việc mở rộng thêm lực lượng quân sự tạo ra bất ổn. Điều ngược lại là đúng đối với việc hiện đại hóa lực lượng của Việt Nam, Philippines và Malaysia. Chỉ khi các nước này có sự phát triển đáng kể về khả năng quốc phòng thì mới có thể cải thiện sự mất cân bằng về sức mạnh đang nghiêng về phía Trung Quốc, vốn đang đe dọa sự ổn định của khu vực. Nếu an ninh khu vực dựa trên việc ngăn chặn sự thống trị của một quốc gia nào đó ở biển Đông thì Việt Nam, Philippines và Malaysia bắt buộc phải tăng mạnh khả năng phòng thủ của mình.
No comments:
Post a Comment