Friday, September 12, 2014

Các dấu hiệu hi vọng trong thái độ của Trung Quốc đối với Nhật Bản

Các dấu hiệu hi vọng trong thái độ của Trung Quốc đối với Nhật Bản


By JANE PERLEZ
NYT (11/09/2014)

In 2012, Chinese protestors hurled plastic water bottles on the Japanese Embassy in Beijing after Japan nationalized islands claimed by both countries in the East China Sea.  
Năm 2012, người biểu tình Trung Quốc ném chai nước bằng nhựa vào toà Đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh sau khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa các đảo mà cả hai nước cùng đòi chủ quyền ở biển Hoa Đông. Credit Sim Chi Yin for The New York Times

Tuần này hai năm trước, những người biểu tình đã tuần hành bên ngoài toà Đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh tố cáo việc Nhật quốc hữu hóa các đảo không có người ở trong biển Hoa Đông mà cả TQ lẫn Nhật đều tuyên bố chủ quyền. Tại các thành phố khác của Trung Quốc, kẻ hôi của đã xông vào cướp phá các doanh nghiệp Nhật và chủ các xe hơi Nhật đã bị tấn công.

Từ đó đến nay mọi thứ đã dịu đi trên đường phố Bắc Kinh, và Chủ tịch Tập Cận Bình dường như muốn giảm căng thẳng trước hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại thủ đô của Trung Quốc vào tháng 11. Sự kiện này sẽ có sự tham dự của Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật , Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo khác trên thế giới.

Nhưng cuộc khảo sát ý kiến công chúng hàng năm được tờ báo nhà nước Nhân Dân (nhật báo) và một nhóm phi chính phủ Genron NPO của Nhật thực hiện cho thấy cảm xúc xấu vẫn còn đó. Một đa số hẹp ở Trung Quốc - 53,4 % - tin rằng một cuộc chiến tranh với Nhật là có thể xảy ra "trong vòng vài năm," theo kết quả công bố hôm thứ Ba. Ít người Nhật hơn - 29 % - xem xung đột với Trung Quốc có khả năng xảy ra.

Những kết quả ảm đạm đó đến vào lúc một trong những học giả xuất sắc nhất về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Wang Jisi (Vương Tập Tư), cảnh báo rằng Trung Quốc nên loại bỏ ý tưởng cho rằng sự hùng mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế sẽ khiến các đối thủ sợ hãi mà khuất phục.

Viết trong số ra tháng 8 của tạp chí Tin tức toàn cầu và tài chính, cơ quan của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Wang nói rằng Trung Quốc không đạt được gì cả từ việc "đảo lộn cùng lúc" quan hệ với Nhật Bản và Hoa Kì.

"Chúng ta phải vượt qua ý tưởng cho rằng, một khi sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự của Trung Quốc phát triển đủ để chinh phục các đối thủ thì chúng ta có thể đánh bại Nhật Bản và thậm chí cả Mĩ, và dễ dàng giải quyết những vấn đề chúng ta phải đối mặt ngày hôm nay," ông Wang nói.

Ông nói Trung Quốc nên hiểu rằng lịch sử cho rất ít tiền lệ về một nước lớn đưa nước khác vào thế "phải quỳ gối." Hãy nhìn vào kinh nghiệm của Mĩ tại Việt Nam và vào cuộc chiến tranh của Mĩ ở Iraq và Afghanistan, ông cho rằng. "Những nước này, không có ngoại lệ, đặt Mĩ vào rắc rối thực sự không lối thoát."

Ông Wang, người cho đến đầu năm nay là giám đốc khoa chính trị quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, quen tiên đoán. Năm 2012, ông cùng với học giả người Mĩ Kenneth G. Lieberthal, thuộc Viện Brookings, viết chung bài báo cảnh báo rằng sự mất lòng tin chiến lược giữa Mĩ và Trung Quốc đã leo thang đến mức nguy hiểm.

Trong bài viết mới của mình, ông đưa ra tiếng kêu từ trái tim (cri de Coeur), thúc giục rằng sự nồng ấm tiềm tàng giữa người Trung Quốc và Nhật Bản cần được phép phát triển.

"Chúng ta có thể đẩy mạnh giao lưu xã hội bình thường ở giữa sự mệt mỏi của các bế tắc chính trị không? Chúng ta có thể xem xét các vấn đề cơ bản của sự tử tế của con người giữa dòng chảy lâu dài của lịch sử không?" Ông Wang hỏi. "Tội ác chiến tranh của Nhật Bản không thể bị lãng quên, nhưng tương tự thế quan hệ hữu nghị và tình cảm của người Trung Quốc và Nhật Bản cũng không thể chỉ vứt cho gió cuốn."

Bên trong các xung động về lòng yêu nước của kết quả khảo sát, có các tia sáng của sự tiến bộ. Trong năm 2013, 77,5 % số người Trung Quốc được hỏi nói rằng quyền sở hữu của các đảo tranh chấp, được gọi là Điếu Ngư ở Trung Quốc và Senkaku ở Nhật Bản, là mối quan tâm chính của họ. Năm nay, một tỷ lệ thấp hơn, 64,8 %, nêu các đảo này là nguyên nhân chính cho sự lo lắng.

Tuy nhiên, đại đa số người được hỏi ở cả hai nước vẫn tiếp tục giữ những ấn tượng tiêu cực về nhau. Hình ảnh của Nhật Bản trong mắt của công chúng Trung Quốc là "xấu" hoặc "khá xấu" trong 86,8 % người Trung Quốc, giảm 6 % so với cuộc khảo sát năm ngoái. Tại Nhật Bản, 93 % những người được khảo sát giữ một cái nhìn thù địch về Trung Quốc, mức cao kỷ lục.

Tourists strolling past shops in Kyoto in July. A rise in Chinese tourism to Japan may have contributed to a slight fall in negative attitudes.
Du khách đi dạo qua các cửa hàng ở Kyoto vào tháng 7. Sự gia tăng về du lịch Trung Quốc sang Nhật Bản có thể đã góp phần giảm nhẹ trong thái độ tiêu cực. Credit Buddhika Weerasinghe / Getty Images

Cải thiện nhỏ này về thái độ của Trung Quốc đối với Nhật Bản có thể do chính những gì ông Vương khuyến nghị - có nhiều liên lạc giữa người Nhật và Trung Quốc hơn.

Trong sáu tháng đầu năm nay, du khách Trung Quốc đổ xô đến Nhật Bản – say sưa trong hoa xuân nở ở Kyoto và vui thú với việc mua sắm thông minh của Tokyo - với số lượng lớn hơn nhiều so với cùng kì năm 2013. Vì vậy, có thể là những kỉ niệm tích cực của các chuyến đi nghỉ như thế đóng góp vào sự sụt giảm nhỏ trong thái độ tiêu cực ở người Trung Quốc đối với Nhật Bản.

No comments: