Saturday, June 7, 2014

Không gian: biên giới khởi sự kế tiếp

Không gian: biên giới khởi sự kế tiếp

Space: the next startup frontier
Nanosats (vệ tinh nano) dấn bước đi tới đâu, các doanh nghiệp mới sẽ đi theo tới đó - trừ khi chúng bị bóp nghẹt với quá nhiều quy định

Economist (07/06/2014)

 


Khoảng 1 000 vệ tinh tác vụ đang quay quanh Trái Đất, một số trong đó có kích thước và sức nặng cỡ một chiếc xe lớn. Năm vừa qua có thêm thế hệ vệ tinh con cháu góp mặt vào: khoảng chừng 100 các vệ tinh nhỏ, một số trong đó được làm với một hoặc nhiều khối vuông cỡ 10 cm (4 inch). Các vệ tinh này có thể rất nhỏ bé, nhưng lại có khả năng mạnh mẽ hơn cả chiếc Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên do Nga phóng vào năm 1957. Và nhiều vệ tinh hơn nữa đang xuất hiện.

Thiết bị không gian thường đắt tiền đến mức chỉ các tướng lĩnh, công ti đa quốc gia và các nhà khoa học đặc quyền nhất mới được dùng. Không còn điều này nữa. Nhiều chiếc trong số những nanosats, các vệ tinh nhỏ có trọng lượng không quá một vài kílô, đã được phóng lên cho các công ti nhỏ, các doanh nghiệp mới lập và các khoa ở đại học, đôi khi với nguồn tài chính do quyên góp được từ số đông trên các trang web. Chi phí làm thành có thể xuống tới chỉ vài chục ngàn đô la, hàng ngàn lần rẻ hơn các vệ tinh lớn hiện nay. Phải thừa nhận rằng, còn nhiều điều các vệ tinh này chưa làm được, nhưng với mức chênh lệch giá đó và việc sử dụng khéo léo các khả năng mà chúng có, chúng có thể là đấu thủ cạnh tranh đáng ngạc nhiên trên một số mặt trận. Trong 5 năm tới 1 000 nanosats nữa dự kiến sẽ được phóng lên (xem Technology Quarterly ).


Hai xu hướng đang hình thành giúp nanosats thành công hơn nữa. Giống như những người làm việc trên tất cả mọi thứ từ người máy cho đến máy in 3D, những người làm ra nanosat đang thu được những lợi ích của các linh kiện tốt hơn, rẻ hơn bao giờ hết dùng cho điện thoại thông minh và thiết bị điện tử tiêu dùng khác. Một số nanosats thậm chí chứa toàn các điện thoại thông minh, sử dụng các hệ điều hành tinh khôn, radio và máy ảnh chứa trong các điện thoại hiện nay. Chừng nào mà điện thoại còn tiếp tục rẽ hơn và có khả năng hơn thì các nanosat cũng như thế. Nanosat rẻ nhất cho tới nay – một vệ tinh chip (chipsat) bé tí - lắp ráp chỉ tốn US$ 25, mặc dù vẫn chưa được phóng thành công.

Các hệ thống phóng cũng đangtrở nên rẻ hơn nhiều. SpaceX, công ti sản xuất tên lửa đầy đổi mới do Elon Musk sáng lập, đã đưa chi phí đi vào không gian giảm xuống; công ti này và các đối thủ cạnh tranh có thể làm chi phí giảm xuống nhiều hơn nữa. Hưởng lợi lớn nhất trước tiên sẽ là những người làm ra các vệ tinh lớn. Nhưng nhiều vệ tinh lớn hơn có nghĩa là nhiều cơ hội hơn cho các vệ tinh nhỏ nằm lên bệ phóng. Và một số công ti đang tìm kiếm các hệ thống phóng nhỏ giá rẻ thiết kế đặc biệt cho nhu cầu của vệ tinh nano. Một lí do mà các kĩ sư không gian đặc biệt dè dặt là chi phí thất bại còn cao. Khi việc làm ra và phóng vệ tinh trở nên rẻ hơn, những người sản xuất sáng tạo mạo hiểm nanosat sẽ dễ dàng hơn bao hết để đưa chúng lên quỹ đạo quanh các vệ tinh kềnh càng đang có.

Kích thước quả đặt ra các giới hạn. Các nanosat không thể bay trên Trái đất chặt chẽ hoặc thực hiện nhiều thí nghiệm như các vệ tinh lớn. Nhưng đối với một số công việc điều đó không quan trọng. Kế hoạch mà nhiều công ti đã có bao gồm sử dụng nanosats để theo dõi mùa màng, nghiên cứu mặt trời và theo dõi tàu thuyền và máy bay. Một hệ thống như vậy có thể có khả năng theo dõi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines bị mất tích hồi tháng Ba.

Nano có thể làm

Tuy nhiên, không phải ai cũng vui mừng. Một lo ngại là có nhiều đám nanosats sẽ có nghĩa là một sự gia tăng lớn về rác thải không gian; nhưng, hoạt động ở quỹ đạo thấp của Trái đất, chúng sẽ cháy đi khi rơi trở lại sau khoảng một năm. Và nhờ giá rẻ, chúng có thể sẽ sớm được thay thế bằng mô hình mới hơn. Một điều đáng ngại hơn là chúng lại là một công nghệ có "công dụng kép": chúng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Ở Mĩ, việc này đã dẫn đến những hạn chế khó khăn.

Chính quyền Barack Obama đã nhạy cảm bãi bỏ đạo luật của năm 1999 đòi hỏi tất cả các vệ tinh phải được giấy phép của Bộ Ngoại giao với tư cách là vũ khí theo Quy định về chuyển động quốc tế đối với vũ khí (ITAR). Điều này có nghĩa là hầu hết các vệ tinh thương mại sẽ được loại bỏ khỏi danh sách quản lí của ITAR vào cuối năm nay và việc xuất khẩu chúng sẽ được Bộ Thương mại quản lí. Nhưng một số hệ thống vệ tinh và tàu vũ trụ - kể cả bất cứ thứ gì có thể mang người vào không gian sẽ vẫn đặt dưới quyền ITAR.

Cẩn trọng với các thiết bị quân sự là cần thiết, nhưng các quy định của Mĩ có vẻ vẫn thái quá. Việc xét lại thường xuyên để phân biệt các hệ thống đặt ra một mối đe dọa thực sự với những hệ thống không như vậy sẽ là một trợ giúp, cũng như khả năng hiểu biết tốt hơn. Các hạn chế chặt chẽ lên công nghệ mới sẽ không thực thi được trên thực tế, và sẽ làm hại lợi ích của Mĩ: các dự án kinh doanh mới đầy hứng khởi như nanosats sẽ chỉ việc chuyển sang các nước mà chúng có thể được phóng dễ dàng hơn ở đó.

No comments: