Trung Quốc từng chẳng biết quần đảo Trường Sa ở đâu
John Nery
Philippine Daily Inquirer (29/04/2014)
Năm
1933, người Pháp phô trương sức mạnh thuộc địa của họ và sáp nhập 9 đảo thuộc
quần đảo Trường Sa[1].
Khi tin tức lan đi, nước Trung Hoa Dân Quốc còn non trẻ và bất ổn phải đối mặt
với một vấn đề cơ bản: Họ chẳng biết quần đảo Trường Sa ở đâu.
Một năm
trước đó, người Pháp đã đưa ra yêu sách đối với quần đảo Hoàng Sa như là một phần
của thuộc địa của họ ở Việt Nam. Yêu sách thứ hai của Pháp đối với một phần của
quần đảo Trường Sa làm Trung Quốc rối bời. Như học giả Francois-Xavier Bonnet của
IRASEC, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại, lưu ý:
"Hai yêu sách chủ quyền của chính phủ Pháp...
không những làm công chúng và các phương tiện truyền thông Trung Quốc mà cả các
cơ quan chính thức như quân đội và các chính trị gia ở tỉnh Quảng Đông và Bắc
Kinh đều rối trí. Thật ra, người Trung Quốc tin rằng quần đảo Trường Sa và quần
đảo Hoàng Sa hoặc Tây Sa là cùng đúng một nhóm, nhưng người Pháp chỉ vừa đổi
tên như một thủ thuật để làm chính phủ Trung Quốc nhầm lẫn. Để xác định vị trí
của quần đảo Trường Sa, ông Kwong, Lãnh sự Trung Quốc tại Manila, đã tới Cơ
quan Khảo sát biển và trắc địa Mĩ ngày 26/07/1933 và ngạc nhiên phát hiện ra rằng
quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là khác nhau và cách xa nhau."
Tôi được
Bill Hayton, phóng viên của BBC, chỉ cho bài viết được nhiều người đọc của
Bonnet, "Địa chính trị của bãi cạn Scarborough" (một bài viết ở thứ bậc
có 100 000 lượt tải về với phiên bản PDF kể từ khi nó được đăng lần đầu hồi
tháng 11 năm 2012). Tôi thấy rằng bài giảng dựa trên bản đồ của ông về nguồn gốc
của các yêu sách đối với biển Đông của Trung Quốc hôm thứ Sáu tuần trước tại Đại
học Philippines là rất kích thích suy nghĩ. Khi tôi hỏi Hayton khai triển thêm quan
điểm của ông rằng vào năm 1933 chính phủ Trung Quốc thậm chí còn không biết quần
đảo Trường Sa ở đâu, ông giới thiệu tôi tới Bonnet cũng ngồi trong số người tham
dự (ngay bên cạnh Chuyên viên cao cấp Tư pháp Antonio Carpio).
Bonnet
và Hayton đã cho tôi một số bản sách và các đường dẫn (link) đến tài liệu chủ
chốt (quyển "Biển Đông : khu vực nguy hiểm" của Hayton mà Đại học
Yale sẽ xuất bản vào cuối năm nay; tên sách là một cách chơi chữ bằng tên khác
của quần đảo Trường Sa.) Chắc chắc, họ làm cho việc đọc hấp dẫn, phần lớn thông
tin đều có sẵn trực tuyến. Thậm chí điều trớ trêu thú vị về việc một lãnh sự
Trung Quốc tham khảo ý kiến văn phòng của chính quyền thuộc địa Hoa Kì ở Manila
để xác định vị trí của quần đảo Trường Sa đã được đàm tiếu trong giới học thuật
và trên mạng Internet ít nhất một thập kỉ.
Năm
2004, Bonnet viết bài "The Spratlys: A Past Revisited (Trường Sa: Một quá
khứ xem xét lại)" cho World Bulletin, một ấn phẩm của Viện nghiên cứu pháp
lí quốc tế của UP. Bài này có một phần về " sự nhầm lẫn Trung Quốc" về
vị trí của 9 hòn đảo bị sáp nhập trong quần đảo Trường Sa.
Tuy
nhiên, giai đoạn cụ thể này trong lịch sử vẫn còn ít được biết đến. Một số đoạn
từ bài viết năm 2012 của Bonnet có lẽ đáng được nêu lại ở đây.
Thứ nhất,
chú thích sau đây. "Ngày 01/08/1933 Lãnh
sự gửi báo cáo cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết:" Các đảo [trong quần
đảo Trường Sa mà người Pháp sáp nhập] được gọi chung là Tizard Bank[2] và nằm cách Hải Nam 530 dặm, cách Hoàng Sa 350 dặm và cách Palawan 200 dậm... Các
báo cáo cho rằng 9 hòn đảo này là một phần của quần đảo Tây Sa [ Hoàng Sa ] là
không chính xác."[3]
Thứ hai,
trích dẫn sau đây từ một lá thư của Wang Gong Da, Giám đốc Peiping News (Tin tức
Bắc Bình), gửi Bộ trường ngoại giao (foreign affairs secretary): "Đừng gây ra một sai lầm ngoại giao; các đảo
này không thuộc quần đảo Tây Sa. Đảo Tri Tôn [thuộc Tây Sa] là phần cực nam của
lãnh thổ của chúng ta [điều này được viết trước khi Trung Quốc có nỗi ám ảnh vô
lí với bãi ngầm James[4]]. Phía nam đảo Tri Tôn, không có dính dáng tới lãnh thổ
Trung Quốc. Những kẻ được gọi là chuyên gia, nhà địa lí, đại diện Hải quân, vv …
của chúng ta làm điều hổ thẹn cho đất nước."
Vị
trí các đảo thuộc Trường Sa Pháp tuyên bố chủ quyền năm 1933 so với đảo Tri Tôn
(đa giác chứa đảo Tri Tôn là đường cơ sở Hoàng Sa theo TQ, đa giác lớn là khu vực
Trường Sa mà Philippines yêu sách)
Và thứ
ba, đoạn sau trích từ một báo cáo bí mật của Hội đồng quân sự, ghi ngày 01/09/1933
: "Tóm lại, chúng ta chỉ có một mẫu chứng
cứ, các ngư dân của chúng ta từ đảo Hải Nam [có mặt trong một số chỗ thuộc quần
đảo Trường Sa], và chúng ta chưa bao giờ làm bất cứ điều gì trên các đảo này.
Chúng ta cần phải hạ nhiệt trận đấu với người Pháp, nhưng cứ để cho ngư dân của
chúng ta tiếp tục hoạt động để bảo vệ quyền đánh cá của chúng ta. Hải quân của
chúng ta yếu và 9 đảo này không có ích cho chúng ta bây giờ... "
Tôi đã cố
gắng tìm kiếm thêm thông tin về vụ sáp nhập năm 1933 và phản ứng của Trung Quốc.
Có một bài báo (trong tất cả mọi chỗ) trên tờ Salt Lake Tribune, làm nổi bật những
gì chắc chắn là thực tế địa chính trị của những năm 1930. Được ghi là từ
Manila, báo cáo bắt đầu : "Cuộc chiếm
đóng bằng tàu thuyền do Pháp phái tới 9 đảo cách Philippines 200 dặm về phía
tây [báo cáo nêu đúng về sự kiện này] trong biển Đông là tín hiệu của một cuộc
chạy đua giữa hai toà lãnh sự Nhật Bản và Trung Quốc ở đây để có được thông tin
xác thực về nhóm đảo này."
Có một bản
ghi nhớ nội bộ của Bộ Ngoại giao Mĩ, trong đó lưu ý rằng "Một báo cáo chính thức đề ngày 28/07/1933 từ
Manila nêu rằng lãnh sự Trung Quốc Kwong được chính phủ ông chỉ thị điều tra việc
người Pháp chiếm đóng quần đảo này và báo cáo lại vì chính phủ Trung Quốc có ý
định phản đối sự chiếm đóng của Pháp. Lãnh sự Trung Quốc đã gửi một báo cáo sơ
bộ."
Và K. L.
Kwong là ai? Chúng tôi biết, theo sách Who’s Who in China 1934 (Ai là ai ở
Trung Quốc) thì ông ta là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, từng đại diện Trung
Quốc tại Hội Quốc Liên[5] ở
Geneva, và đã giữ chức Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Philippines từ tháng 11 năm
1930 đến ngày 19 /06/1934; nhiệm sở tiếp theo của ông là San Francisco.
Chú thích của người dịch:
[1] Bộ NG Pháp tuyên bố chiếm đóng các đảo Trường Sa, An Bang, Song Tử, Loại Ta, Ba Bình, Thị Tứ cũng như các đảo nhỏ, rạn đá, bãi
ngầm, bãi cạn phụ thuộc ngày 26/07/1933, còn việc chiếm đóng xảy ra trong tháng
4/1933 do các tàu Malicieuse, Alerte, Astrobale và
de Lanessan thực hiện (Pháp chỉ nêu ra cụ thể 6 tên, trong đó có tên là cho cụm đảo nên có thể vì vậy mà TQ tính thành 9 đảo).
[2] TQ gọi là bãi Trịnh
Hoà, bãi này chứa cả đảo Ba Bình, Nam Yết…
[3] Theo Thân báo (申報) số ra ngày19/8/1933, sau khi được TQ yêu cầu cung cấp tên và toạ độ
các đảo thuộc TS mà Pháp chiếm đóng, Pháp đã gửi công hàm nêu rõ toạ độ các đảo
chiếm đóng có kèm theo bản đồ vào ngày 4/8/1933. TQ không có hành động chính thức
gì khác sau khi nhận được công hàm này.
[4] Xem
[5]Hội Quốc Liên (The
league of Nations) là tổ chức quốc tế thành lập sau Chiến tranh thế giới II, có
thê coi như là tiền thân của LHQ hiện nay
No comments:
Post a Comment