Về quan điểm TQ



Bằng chứng lịch sử hậu thuẫn chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa

http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t1923*1.htm
http://www.fmprc.gov.cn/chn/gxh/zlb/zcwj/t10648.htm
Bộ Ngoại Giao TQ (17/11/2000)

Trung Quốc là nước đầu tiên khám phá, đặt tên, khai phá, tiến hành các hoạt động kinh tế và thực hiện thẩm quyền của quần đảo Nam Sa.

A. Trung Quốc là nước đầu tiên khám phá và đặt tên quần đảo Nam Sa
Việc người Trung Quốc phát hiện ra quần đảo Nam Sa có thể được truy ngược về ít nhất là từ triều đại nhà Hán. Dương Phu (杨孚 Yang Fu) thời Đông Hán (23-220 AD) có đề cập tới quần đảo Nam Sa trong cuốn sách mang tên Dị vật chí (异物志 Yiwu Zhi) như sau: "trướng hải khi đầu, thủy thiển nhi đa từ thạch” (涨海崎头, 水浅而多磁石: Có nhiều đảo nhỏ, cồn cát, rạn đá và bãi cạn trong vùng biển Hoa Nam, nước cạn nhưng có nhiều đá từ tính"). Thuở đó, người Trung Quốc gọi vùng biển Hoa Nam (Biển Đông) là Trướng Hải (涨海 Zhanghai) và tất cả các đảo, đá ngầm, bãi cát ngầm và các đảo trong Biển Hoa Nam, kể cả quần đảo Nam Sa và Tây Sa là Khi Đầu (崎头 Qitou).




Nghiên cứu Biển Đông: Quan điểm của Trung Quốc


Studying the South China Sea: The Chinese Perspective
Tôn Vân (CNRS - 09/01/2012)

Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc

Công việc của viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) về biển Đôngbao gồm cả nghiên cứu pháp lý và nghiên cứu về các nước cụ thể.# Viện Luật Quốc tế thuộc CASS dẫn đầu về các nghiên cứu pháp lí của các tranh chấp ở Biển Đông, với Tiến sĩ Vương Lan Lăng (Wang Lanling )và Tiến sĩ Lưu Nam Lai (Liu Nanlai) là hai chuyên gia hàng đầu. Liu lập luận một cách đáng chú ý nhất rằng vấn đề cơ bản của tranh chấp Biển Đông là chủ quyền đối với các đảo và tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác đối với các vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là dựa trên sự chiếm đóng của họ ở các đảo của Trung Quốc (TQ).# Tương tự như vậy, Vương tin rằng phân giới biển ở biển Đông phụ thuộc vào việc giải quyết chủ quyền các đảo TQ dưới sự chiếm đóng bất hợp pháp của thế lực nước ngoài.# Ông cũng đã kêu gọi thành lập một ủy ban hải vụ cấp phó thủ tướng để phối hợp các cơ quan chính phủ có liên quan đến các vấn đề trên biển trong chính phủ TQ.....




Tranh luận về Chính sách biển Đông ở Trung Quốc: Những gợi ý cho các phát triển tương lai

Chinese Debates of South China Sea Policy: Implications for Future Developments
Lí Danh Tượng (Li Mingjiang) (RSIS–17/05/2012)


Mấy năm vừa qua là một thời kì sôi động cho tranh chấp biển Đông. Trong năm 2009, các đệ trình về thềm lục địa mở rộng gửi Ủy ban về ranh giới thềm lục địa Liên Hiệp Quốc của các bên trong vụ tranh chấp đã tạo ra vòng đầu của các cuộc đấu đá ngoại giao. Đặc biệt, hành động Trung Quốc (TQ) nộp bản đồ đường chín chấm ở biển Đông cho Liên Hợp Quốc gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ các nước có tranh chấp khác. Những bất cập ngoại giao tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào năm 2010 tại Hà Nội, đặc biệt là giữa các quan chức Mĩ và TQ, đánh dấu sự gia tăng căng thẳng chưa từng có về vấn đề biển Đông trong hơn một thập kỉ. Trong nửa đầu năm 2011, một loạt các sự cố, trong đó có phản ứng mạnh tay của Bắc Kinh đối với việc đánh bắt cá và các hoạt động thăm dò năng lượng của Philippines và Việt Nam ở biển Đông, làm trầm trọng thêm nữa mối quan hệ giữa các bên trong tranh chấp khu vực. Kết quả là quan hệ giữa TQ và một số nước ASEAN có tranh chấp đã trở nên tồi tệ hơn và các cường quốc bên ngoài can dự ngày càng tăng trong vấn đề biển Đông.....



Xem trọn bài

Trung Quốc năm 2012: Chủ trương và Chính sách kế thừa lãnh đạo

20 tháng 1 năm 2012
Bruce Gilley (Jamestown Foundation)


Hàng thứ hai, giữa, Tập Cận Bình (Trái) và Lí Khắc Cường (Phải) sẵn sàng xuất hiện tại Đại hội Đảng 18

Năm 2012, lần đầu tiên Trung Quốc (TQ) sẽ bước vào một thời kì mà việc lãnh đạo chính trị được nắm giữ bởi những người không được các cựu lãnh đạo từng tham gia cuộc cách mạng TQ trực tiếp chuẩn nhận. Điều này là quan trọng không chỉ vì nó có nghĩa là họ sẽ phải bỏ ra nhiều công sức hơn để xác lập tính hợp pháp cá nhân của họ như là nhà cai trị mà còn vì nó sẽ mở ra khả năng rộng lớn hơn cho tư duy mới và các chính sách táo bạo.
Tập Cận Bình (TCB), người sẽ được xếp đặt làm tổng bí thư Đảng Cộng sản TQ trong đợt chuyển giao quyền lực dự kiến cuối năm 2012, phải đối mặt với những thách thức chính trị liên quan tới cả chính sách lẫn cải cách chính phủ. Một số chuẩn mực quan trọng có thể dùng để theo dõi các tác động của mỗi một trong ba chủ đề chính trị năm 2012 - việc chuyển giao quyền lực, chính sách, và chính phủ -- cho ra các dấu hiệu về phương hướng chính trị và lãnh đạo tương lai ở TQ.
xem trọn bài


Đường chấm chấm trên bản đồ Biển Đông củaTrung Quốc

Lí Kim Minh & Lí Đức Hà  (Li Jinming & Lí Dexia)
Trường Đông Nam Á Học, Đại học Hạ Môn, Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Quốc (2003)
Năm 1947, chính phủ Trung Quốc lúc đó đã xuất bản Bản đồ Vị trí các đảo của Biển Đông (Nam Hải chư đảo vị trí đồ). Trên bản đồ này có một đường không liên tụcgồm nhiều chấm. Bài viết này góp phần xem xét lịch sử của việc hình thành đường chấm chấm và các ý kiến được trình bày liên quan đến tư cách pháp lí của các đường đó. Việc khẳng định quyền sở hữu lịch sử được chú tâm đặc biệt.
Từ khóa quyền lịch sử, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Biển Đông
Giới thiệu
Một trong những điều không chắc chắn đang tiếp diễn ảnh hưởng đến các tranh chấp chủ quyền đảo và vùng biển ở Biển Đông là “đường chấm chấm” trên bản đồ Trung Quốc in từ 1947. Đường chấm chấm thường được nói là "đường chín chấm" (vì nó bao gồm chín dấu gạch ngang) hoặc "đường chữ U" trong vùng Biển Đông như phản ánh hình dạng của đường chấm chấm (xem hình 1). Đường chấm chấm bao quanh các thể địa lí chính của Biển Đông: quần đảo Pratas, quần đảo Hoàng Sa, Macclesfield Bank, và quần đảo Trường Sa. Các đường chấm chấm cũng bao cả được bãi cát ngầm James ở xa về phía nam đền 4º vĩ Bắc. Mục đích của lưu ý ngắn gọn này gồm hai phần:
(i) cung cấp một số chi tiết về lịch sử của đường chấm chấm của Trung Quốc, và
(ii) đưa ra một thảo luận về ý kiến của các học giả và những người khác liên quan đến đường chấm chấm.
Nguồn gốc của các đường chấm chấm đánh dấu trên bản đồ Trung Quốc của Biển Đông
Vào đầu những năm 1930, hầu hết các bản đồ Trung Quốc là các bản sao chép hoặc dựa trên các bản đồ cũ.  Nghiên cứu thực địa mới đã không được thực hiện trong nhiều năm. Những bản đồ này có nhiều lỗi và một số, mà không cần phân tích, là bản sao của các bản đồ do nước ngoài vẽ. Kết quả là, ranh giới đại dương và ranh giới đất liềnTrung Quốc không nhất quán thể hiện trên các bản đồ khác nhau. Điều này rõ ràng là vấn đề đối với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông.
Để đáp ứng điều này, tháng 1 năm 1930 chính phủ Trung Quốc ban hành Điều lệ thẩm tra bản đồ đất liền và biển (Shuilu ditu shencha tiaoli – thuỷ lục địa đồ thẩm tra điều lệ). Tham vấn giữa Bộ Nội chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Hàng hải, Bộ Giáo dục và Uỷ ban Mông Cổ và Tây Tạng đã dẫn đến một sự mở rộng và duyệt lại các quy định nêu trên vào tháng 9 năm 1931 với Điều lệ thẩm tra bản đồ đất liền và biển sửa đổi (Xiuzheng shuilu ditu shencha tiaoli - tu chính thuỷ lục địa đồ thẩm tra điều lệ). Tiếp theo các tham vấn thêm sau đó, Uỷ ban thẩm tra bản đồ đất liền và biển (thuỷ lục địa đồ thẩm tra uỷ viên hội) gồm các thành viên là đại diện của các tổ chức và các phòng ban có liên quan được thành lập và bắt đầu làm việc ngày 07/6/1933.....



xem trọn bài

No comments: