TỔNG NIÊN
GIÁM ĐÔNG DƯƠNG 1910
(trang 674-682 [614-622])
TỈNH BÊN TRE
Tỉnh lị: Bến Tre
Bến Tre xưa kia do người Miên
sinh sống, họ gọi nó là Sóc Tre
(xứ tre) vì
có nhiều con giồng được tre, vốn
có rải rác khắp nước, che phủ.
Về
sau, người An Nam thành lập một chợ mà
họ gọi là Bến Tre (bến
tàu thuyền bằng tre) 𣷷椥. Con
rạch có cùng tên
chảy ngang qua chợ này và
đổ
vào sông Hàm Luông.
Tỉnh Bến Tre về phía nam
giáp biển, về phía đông giáp sông Ba Lai, về phía tây giáp sông Cổ Chiên,
về phía bắc giáp sông Mekong và tỉnh Vĩnh Long. Nó bao gồm hai cù lao: cù
lao Mỏ Cày (Minh), nằm giữa Cổ Chiên và Hàm Luông, có phía bắc thuộc Vĩnh
Long, và cù lao Bến Tre (Bảo) nằm giữa Hàm Luông và Ba Lai.
Diện tích của tỉnh là
151 006,90 ha trong đó gồm 86 000 ha ruộng lúa; 16 500 ha vườn;
4 000 ha giồng; 4 800 ha dừa nước và 42 706 ha rừng, bụi,
đất hoang, v.v.
Tỉnh lị (chef-lieu) của
tỉnh Bến Tre nằm cách tỉnh lị Mĩ Tho 15 km, Trà Vinh 35 km và Vĩnh Long
45 km.
Đất đai của tỉnh được tạo
thành bởi phù sa của ba nhánh sông Mekong chảy ngang để đổ vào biển Đông và
sự đóng góp của cát biển lúc gió mùa Đông Bắc.
Cũng có hiện diện một
loạt các vùng đất thấp tạo thành từ bùn tích tụ lại và các giồng cát
vốn là cồn cát ven biển xưa. Bờ rạch cao hơn đồng bằng một chút, được bao
phủ bởi các vườn cây ăn trái vốn nằm như thế để tránh bị ngập.
Ba con sông lớn gần như
chảy song song ngang qua tỉnh theo hướng bắc nam. Sông Cổ Chiên, sông Hàm
Luông và sông Ba Lai với nhiều con rạch hoặc mương nước nối vào, đem đến
sự trù phú, chuyển động và cuộc sống bên trong đất.
SÔNG
Các rạch quan trọng nhất
trên cù lao Bến Tre bắt đầu từ phía bắc của cù lao là:
1. Rạch Sóc Sãi.
2. Sông Bến Tre, trên đó có thủ phủ tỉnh, là một trong những sông rạch
quan trọng, có chiều dài hơn 20 km và chia thành một số lớn rạch nhỏ. Nó
kết thúc tại làng Hương Điểm nằm ở trung tâm của cù lao này.
3. Sông Sơn Đốc.
4. Sông Cái Bông trên đó có một xóm đạo Công giáo.
5. Rạch Ba Tri rạch phục vụ giao thông cho chợ quan trọng nhất phía
Nam.
Năm con sông/rạch này chảy
vào sông Hàm Luông. Rạch
Ba Tri Cá đổ vào sông Ba Lai và chạy song song với sông này phục vụ
các làng trên bờ phải sông Ba Lai.
Trên cù lao Mỏ Cày, từ
phía bắc đi xuống có:
1. Sông Cái Mơn đi qua vòng vo qua một khu vực vườn cây, trung tâm
của một vùng đạo Công giáo rộng lớn và giàu có.
2. Sông Mỏ Cày mà trên đó có thị trấn thanh tra cũ (chef-lieu
d’une inspection), đã biến đi sau bốn năm tồn tại và vẫn là một trong những
chợ chính của cù lao này.
3. Rạch Cái Quao.
4. Rạch Tân Hương mà khi xưa có dự kiến lập tỉnh lị ở cửa
rạch này.
5. Rạch Giồng Luông.
6. Rạch Băng Cung.
Sáu con sông/rạch này;
mà rạch cuối cùng chạy song song với sông Hàm Luông đổ vào con sông
này.
Cuối cùng, rạch Cái Chắt đổ vào Cổ
Chiên cũng chảy theo con sông trong một quảng dài.
KINH
Các kinh trên cù lao Bến
Tre là:
1. Kinh Turc: kinh lâu đời nhất trong tỉnh. Kinh
này mang tên của viên thanh tra đã cho đào nó vào tháng 5/1873. Kinh rộng 7
mét, sâu 2,8 m, dài khoảng 2,5 km, nối 2 rạch Cái Sơn, phía Ba Lai và rạch Sơn Máu, phía Hàm
Luông. Nó cho phép ghe đò tránh không phải đi vòng hết phía bắc của cù lao
và tạo điều kiện dễ dàng cho việc giao dịch với Mĩ Tho, vì rạch Cái Sơn
nằm đối diện kinh Điều,
đã đào xong vào thời điểm đó, kinh này cắt ngang cái cồn đối diện Mĩ Tho.
Tổng chiều dài từ Hàm
Luông tới Ba Lai là 6 km. Tốn hết 30.000 franc.
Bị bỏ lơ đi một ít kể
từ khi kinh Chẹt Sậy được đào, nó đã trở nên không thể lưu thông được cho
ngay cả ghe thuyền nhỏ. Nó được nạo vét sâu 1 mét năm 1898.
2. Kinh Chẹt Sậy: nối trung tâm của Bến Tre với
Mĩ Tho, được tạo ra bằng cách dùng rạch Chẹt Sậy, có dòng rạch ngoằn
ngoèo, làm cho sông Bến Tre ăn thông với sông Ba Lai. Rạch này vốn rất
hẹp, bị cạn trên nhiều đoạn khi nước ròng. Kinh mới, sử dụng các đoạn rộng
và thẳng của rạch này, cắt đi các đoạn ngoằn ngoèo và vô dụng cho việc
đi lại. Nó mở ra sông Ba Lai, phía dưới cồn Dài, đối diện cồn Phú Túc,
cù lao này vốn bị kinh Giao Hoà, dài 800 mét, cắt đi một ít ở phía trên
làng nhỏ An Hoá. Khi đi theo tuyến đường này có thể đến Mĩ Tho trong 2 giờ
bằng đò máy và 4 đến 5 giờ bằng ghe chèo.
Rạch Chẹt Sậy, nơi kinh
bắt đầu, nằm cách Bến Tre khoảng 4 000 mét. Chiều dài của rạch được kinh
hóa khoảng 4 km. Kinh rộng 12 mét và sâu 3 mét, được đào vào tháng 2 năm 1878.
3. Kinh Sơn Đốc: kinh này dài 5 km, đi từ làng
Hương Điểm đến làng Sơn Đốc nối rạch Sơn Đốc với rạch Bến Tre. Nó được
đào vào tháng 5 năm 1885.
4. Kinh khai thông từ Cái Bông
về phía Mĩ Chánh. Nó dài khoảng 4 km và được thực hiện cùng một lúc, theo
yêu cầu của Nhóm truyền giáo (Mission), để tháo úng cho vùng đất đầm lầy thấp
của tổng Bảo Thuận, trong khu vực Ba Mĩ. Nó nối dài rạch Cái Bông ở
chỗ khuỷu nhọn của rạch này. Đó là một kinh tiêu đơn giản, rộng 5 hoặc 6
mét.
5. Kinh từ Ba Tri tới Đồng
Xuân (nay là Tân Xuân?),
được đào năm 1895-1896. Kinh này dài khoảng 12 km, rộng 10m và sâu 2,50 m. Nó bắt
đầu từ chợ Ba Tri, ở chỗ ngọn của con rạch cùng tên và kết thúc ở làng Đồng Xuân, ở con rạch
nhỏ GiồngTrôm,
rạch này đổ vào Ba Lai.
Kinh này có công dụng kép. Nó
tiêu nước cho một cánh đồng lầy lớn vốn có thể đưa vào canh tác sau khi
đào kinh, bởi các làng Phước Tuy, Phú Ngãi, Bảo Thạnh và Đồng Xuân. Ngoài
ra, nó cũng được sử dụng cho việc lưu thông của ghe thuyền muốn đi từ Ba Lai
đến Hàm Luông tránh phải đi một đường vòng dài và các khu vực nguy hiểm. Cuối
cùng, nó phục vụ giao thông cho trung tâm Ba Tri lớn mà vào mùa thu hoạch việc
buôn bán thóc lúa lớn được thực hiện ở đây.
Trên cù lao Mỏ Cày, có các
kinh sau đây:
1 Kinh Giồng Sày:
bắt đầu từ một trong những chỗ cong của rạch Cái Mơn, vốn rất ngoằn ngoèo
và đi đến Cổ Chiên, trong rạch Cái Sơn. Kinh này có kích thước nhỏ, vì rộng không tới 10
mét, cho phép di chuyển từ sông
Hàm Luông sang sông Cổ Chiên. Nó đi theo gần như liên tục đường
ranh của tỉnh Bến Tre được và tỉnh Vĩnh Long. Nó được đào vào năm 1874, dài
4,6 km.
2. Kinh từ Mỏ Cày đến Cái
Quao: đó là một kinh kích thước nhỏ đào năm 1876, rộng không tới 10 mét. Nó
bắt đầu từ đầu rạch Cái Quao, rạch này chảy vào Hàm Luông. Kinh dài gần
7 km và phục vụ giao thông nội bộ.
3. Kinh Tân Hương: đây là kinh lâu đời nhất của
tỉnh. Nó được thực hiện dưới thời Chính phủ An Nam; ban đầu rộng 10 mét, đã
được mở rộng sau những lần nạo vét kế tiếp nhằm làm mất hiện tượng mai rùa (dos d’âne: lưng
lừa), và hiện rộng khoàng 20 mét. Công trình này được thực hiện vào tháng 6
năm 1872. Nhiều lần nạo vét được thực hiện từ đó vẫn không thể làm
mất đi mai rùa,
luôn hình thành lại, dù có lắp đặt hai vòi phun có đường kính một mét tạo
một dòng nước chảy ngược lại lúc nước lớn. Nó nối rạch Tân Hương với một
rạch khác đổ vào vàm Thom và do đó cho phép đi từ Hàm Luông qua Cổ Chiên.
Nó nằm gần như ngay chính giữa cù lao Mỏ Cày.
4. Kinh Bưng Cát: được thiết kế để chỉnh dòng con rạch Bưng Cát
vốn rất quanh co. Kinh dài 2,3 km và được đào rộng đến 10 mét vào năm 1898. Hiện
nay đây là tuyến đường trực tiếp từ Bến Tre đi Trà Vinh.
5. Cuối cùng là kinh Vĩnh Thành: dài khoảng 1 km, nối
các rạch Cái Tắc với sông Cái Mơn. Nó được đào vào tháng 3 năm 1876.
Chúng tôi sẽ không nhấn
mạnh về giá trị của các kinh này, tiêu nước cho những vùng đầm lầy mà cho
đến nay chưa có người bản xứ ở, hoặc phục vụ như các tuyến đường giao thông
nhanh giữa những con sông lớn chảy ngang qua tỉnh. Chỉ cần liếc nhìn vào
bản đồ sẽ thấy được tất cả công dụng của chúng.
Số các kinh tiêu nhỏ hoặc khai
thông khác, các con rạch được kinh hoá cũng để tạo điều kiện cho việc đi
lại dễ dàng hơn ở những chỗ quanh co trên dòng nước, tồn tại ở nhiều
nơi khác; được các làng xã tự đào, dù rất hữu ích, nhưng có lợi ích thứ yếu
hơn.
Chúng bổ sung đáng kể cho
mạng lưới sông rạch của tỉnh.
ĐƯỜNG XÁ
Thêm vào hệ thống các
tuyến giao thông đường sông này, sông ngòi, kinh rạch, là mạng lưới các
tuyến đường bộ bổ sung vào.
Cách bố trí của tỉnh, việc
chia cắt thành hai cù lao lớn, ảnh hưởng thành một hình dạng dài, buộc phải
chấp nhận một hệ thống công trình đặc biệt.
Trên mỗi cù lao Bến Tre
và Mỏ Cày có một con đường chạy gần như ngay chính giữa dọc theo chiều
dài của nó. Từ tuyến đường chính này tẻ ra các tuyến đường phụ nối các
làng xã và trung tâm dân cư ở vùng ngoại vi của cù lao qua các hương lộ.
Sau đây là những con đường
chính:
Đường thuộc địa số 3, từ
Mĩ Tho đi Trà Vinh qua ngã Phước Hữu, Bên Tre, Mỏ Cày, Chợ Thom; dài 30,4
km, rộng 10 mét.
Tỉnh lộ số 1 (tuyến giao thông lớn): từ
Bến Tre đi Vĩnh Long qua Tân thành, Sơn Thuận, Sơn An, Tiên Thủy, Phú Quới, Bình Lợi và Tân
Thuỷ; dài 23,5 km, rộng 6 mét.
Tỉnh lộ số 2 (tuyến giao thông lớn): từ
Bến Tre tới biển qua Chợ Giữa, Lương Mỹ, chợ Mĩ Lồng, Lương Quới, chợ Giồng Trôm, Sơn Đốc,
Cái Bông, chợ Ba Tri, Vĩnh
Đức Đông, và Tân Hoà; dài 42,7 km, rộng 10 mét.
Tỉnh lộ số 3 (tuyến giao thông lớn): từ
Cái Mơn tới biển qua Vĩnh Thành, chợ Ba Vát chợ Giồng Keo, Bưng Cát, Mỏ Cày, chợ
Cái Quao, Tân Hương, Đại Điền, Thạnh Phú, An Quy và Giao Thạnh; dài 67,6 km,
rộng 8 mét.
Cù lao Bến Tre.
Tỉnh lộ số 4: tuyến đường kiểm tra (tour d’Inspection);
dài 12 km, rộng 10 mét.
Tỉnh lộ số 5: từ chợ Giữa tới Chẹt
Sậy; dài 6 km, rộng 8 mét.
Tỉnh lộ số 6: từ Giồng Trôm đến Châu
Bình dài 6 km, rộng 6. mét.
Tỉnh lộ số 7: từ Giồng Trôm đến Đồng Xuân; dài 17 km, rộng
6 mét.
Tỉnh lộ số 8: từ Đồng Xuân đến Bảo Thạnh,
dài 5 km, rộng 6 mét.
Tỉnh lộ số 9: từ vàm Ba Tri tới Đồng
Xuân; dài 15 km, rộng 6 m.
Tỉnh lộ số 10: từ Bến Tre đi Sơn Đốc
qua Hương Điểm; dài 22 km, rộng 8 mét.
Tỉnh lộ số 11: từ Hương Điểm tới
Giồng Trôm; dài 6 km, rộng 6 mét.
Cù lao Mỏ Cày.
Tỉnh lộ số 12: từ Mỏ Cày tới Băng Tra ;
dài 12 km, rộng 6 mét.
Tỉnh lộ số 13: từ Ba Vát đến Băng Tra;
dài 8 km, rộng 6 mét.
Tỉnh lộ số 14; từ Ba Vát đến Trương Thanh, dài 9 km, rộng
6 mét.
Tỉnh lộ số 15: từ Khánh Thạnh tới An Thới;
dài 9 km, rộng 6 mét.
Hương lộ:
Số 1: từ kinh Tân Hương đến
Đại Điền qua Tân Khánh, Đông Phú; dài 8,3 km, rộng 6 mét.
Số 2: từ Chợ Thom đến Mỏ Cày
quaVĩnh Khánh và và Hội An; dài 6 km, 6 mét.
Số 3: từ Băng Tra đến chợ
Thom qua Tích khanh; dài 5,8 km, rộng 6 mét.
Số 4: từ Ba Vát đến Giông
Giai qua Tân Thanh Tây, dài 4,2 km, rộng 6 mét.
Số 5: từ Băng Tra tới
rạch Cái Tắc; dài 4,8 km, rộng 6 mét.
Số 6: từ sông Sóc Sãi tới
Tổng Dương, dài 5
km, rộng 6 mét.
Ba công ti chuyên chở
bằng xe đò phục vụ dịch vụ hành khách hai chuyến mỗi ngày giữa Bến Tre và
Ba Tri, có các trạm ở Chợ Giữa, Mĩ Lồng, Bàu Sấu (Lương Quới), Giồng
Trôm và Cái Bông.
Giao thông với các điểm phụ
khác được bảo đảm bằng xe khách và đò công cộng.
Bến Tre được nối với Mĩ
Tho bằng hai tuyến đường, tuyến đường bộ dẫn từ Bến Tre tới Rạch Miễu
qua Phước Hữu, dài 9,5 km, và tuyến đường sông, trước tiên đi theo kinh Chẹt
Sậy, rồi kinh Giao Long - Giao Hoà và dẫn vào sông Mekong; đi bằng đò máy
khoảng hai giờ.
Ba lần trong tuần, Thứ Ba,
Thứ Năm và Thứ Bảy, sau khi xe lửa từ Sài Gòn đến lúc 9 giờ sáng, một đò Tốc
hành (chaloupe des
Messageries) rời bến Mĩ Tho và đến Bến Tre khoảng
11 giờ sáng; chuyến về cũng trên đò này rời Bến Tre lúc 1 giờ chiều và về
tới Mĩ Tho luôn luôn trước khi chuyến xe lửa tối khởi hành.
Chủ tàu Yenseng bố trí
trên tuyến này một đò máycũng chạy mỗi ngày; khởi hành từ Mĩ Tho gần
như trùng giờ khởi hành của đò Tốc hành, nhưng giờ từ Bến Tre quay trở
lại được cố định lúc 11 giờ rưởi sang, tức là là nửa giờ sau khi đến.
Giá một chuyến trên đò của
người Hoa là 0,50$ thay vì 0,40 $ bằng đò Tốc hành.
Hành khách muốn đi từ Mĩ
Tho đến Bến Tre có hai cách để đi:
1º đường thuộc địa từ
Mĩ Tho đi Bến Tre, khoảng cách vượt qua 15,3 km nhưng phải vượt qua sông Mĩ
Tho, rồi sông Ba Lai bằng đò ngang. Đường bộ có lộ trình dài 12,3 km, một
chiếc xe hơi công phục vụ hành khách và chuyển thơ vào lúc 7 giờ mỗi sáng.
2º đò Tốc Hành (bateau
des Messageries) từ Mĩ Tho vào thứ Ba, Thứ Năm và Chủ Nhật, lúc 9 giờ sáng, và
đến Bến Tre khoảng 1 giờ chiều, sau một hành trình khoảng 28 km.
Từ đò Tốc hành bước lên
bờ, hành khách sẽ thấy đang ở trên khu chợ, con đường dọc theo bến xinh
đẹp, được viền với các cửa tiệm của người Hoa, với một nhà lồng bằng
sắt lót gạch nằm gần như ở ngay chính giữa. Nhà việc xã (maison commune) của
tỉnh lị, toà nhà lầu tao nhã nằm ở đầu phía bắc, không xa đình thờ thần được xây
dựng ở giữa một khu cây cối rộng hai hecta có những cây dầu với ngọn cao
gợi nhớ những góc đẹp nhất thấy ở những khu rừng của phương Đông. Một hệ
thống các đường phố có quy củ, đại lộ rộng 20 mét có nhiều bóng cây, bảo
dưỡng tốt, có vỉa hè và cống rãnh hai bên lề đường, mang lại cho thành
phố một dáng vẻ sạch sẽ, duyên dáng và thoải mái, bắt mắt khách lạ. Bến
đò bằng xi măng mà dải viền của nó mỗi năm kéo dài thêm và mức phát
triển toàn bộ đạt gần một cây số, với các cầu tàu, chợ cá (nhà lồng
cá), vv, góp phần bảo đảm thành phố vệ sinh, trong khi cũng cung cấp cho
hoạt động buôn bán các tiện nghi lớn nhất cho việc bốc dỡ và nhập hàng
hoá xuống ghe đò.
Từ chợ tẻ ra các tuyến
đường lớn, đường bộ phục vụ giao thông cho tỉnh:
1° đường Mĩ Tho có nhánh
tẻ đi Vĩnh Long; 2° đường từ Bến Tre đi Trà Vinh qua Mĩ Tho; 3º đường từ Bến
Tre đi Ba Tri.
Để đi đến Trà Vinh, hành
khách có thể, đi theo đường thuộc địa số 3 đi qua Mỏ Cày nhưng phải băng
qua hai con sông, hơn nữa trên một phần của cù lao Mỏ Cày đường thuộc địa
chỉ tồn tại trong tình trạng lối mòn, bị nhiều con rạch cắt ngang. Tuyến
đường thuận tiện nhất là dùng đò Tốc hành, nó trở thành một dịch vụ thường
xuyên đi Trà Vinh ba lần một tuần, như là một phần nối dài của tuyến Mĩ
Tho, Bến Tre. Thời gian đi mỗi chuyến từ 5 đến 6 giờ.
Cũng có thể đi tới Trà
Vinh bằng ghe qua kinh Tân Hương hay Bưng Cát. Nếu cẩn thận tính toán thủy
triều thì có thể đến nơi cũng nhanh gần bằng đi tàu đò vốn bị buộc
phải đi một đường vòng dài qua Chợ Lách. Đò ghe chỉ chạy được trên kinh
Tân Hương khi nước lớn trong các ngày sóc vọng.
Để đi Vĩnh Long, có thể
theo tuyến đường Mĩ Tho đến trụ cây số 3, rồi rẽ vào tuyến Vĩnh Long,
có thể nói vậy, dẫn đến đến làng Hàm Luông (Long?), đối diện với tỉnh Vĩnh Long. Chiều
dài 26 km. Tại cây số thứ 8 đường có một nhánh đi Sơn Hoà và tại cây
số thứ 15 có một nhánh khác đi Sóc Sãi. Sơn Hoà, Sóc Sãi là hai chợ
lớn, nằm trong các khu vườn ven sông Hàm Luông; buôn bán cá tôm, cau và cơm
dừa.
Để đến Ba Tri và biển, phải
đi theo con đường chạy ngang phía sau nhà việc xã, đi về phía đông, qua một
loạt các cánh đồng lúa, giồng và vườn, vượt qua 5 con kinh/rạch trên những
cây cầu sắt, mỗi cầu dài khoảng 30 mét, đảm bảo giao thông cho các chợ Chợ
Giữa, Mĩ Lồng, Giồng Trôm, Sơn Đốc và Ba Tri. Khoảng cây số thứ 3, đường
phân thành hai nhánh, nhánh chính dẫn tới kinh Chẹt Sậy và nhánh kia tới
Ba Lai (6 km). Giồng Trôm, chợ quan trọng trên một con giồng, ở trung tâm
những cánh đồng lúa xinh xắn, khoảng cây số thứ 18 đưởng tẻ thành hai nhánh
lần nữa, nhánh chính dẫn tới Đồng Xuân (15 km) và nhánh kia về Hương Điểm (6 km), hai chợ
rất quan trọng. Ba Tri là chợ gạo nổi tiếng nhất trong tỉnh.
Khoảng cách từ Bến Tre đến
Ba Tri là 26 km theo con đường có thể cởi ngựa chạy trong mọi mùa và đi
xe ngựa trong mùa khô. Ven lề đường có trồng hai hàng me đẹp mắt. Ở cây số thứ 11, Ba
Tri trông giống như một thị trấn nhỏ, với chợ bằng gạch, nhà việc xã 2
tầng, bể nước, lò mổ, tiệm buôn bằng gạch bao quanh khu chợ và nhiều đình
chùa. Bốn con đường đẹp, rộng 8 mét tỏa ra từ mỗi cạnh: một đường dẫn đến Đồng Xuân, 12 km; một đường
khác tới biển, bãi biển An Thuỷ chỗ mò trai, 6 km; đường thứ ba tới vàm
Hàm Luông, 6 km. và cuối cùng là con đường từ Ba Tri đi Bến Tre như đã nêu.
Trên cù lao Mỏ Cày, đường
từ Cái Mơn đến biển nối với con đường từ Vĩnh Long đến ranh giới của hai
tỉnh. Với chiều dài 67 km, con đường này đi qua các khu vườn xinh xắn trồng
dừa, cau, măng cụt, vv... đi ngang qua nhà thờ xứ đạo Cái Mơn, vượt qua
nhiều rạch của xứ vườn cây này trên các cầu sắt thanh lịch, trong đó có
một cầu dài 112 mét, lúc qua sông, lúc qua vườn, lúc đi ngang giồng. Tuyến
đường rất đa dạng, có thể mở một chuyến đi ngựa rất thú vị.
Cách Cái Mơn khoảng 1 km
là chợ Ba Vát, thủ phủ huyện Tân Minh xưa (công trình nghệ thuật: nhà lồng bằng sắt,
cầu sắt 60 mét); chợ Giổng Keo cách chợ Ba Vát khoảng 4 km, nơi đây buôn
bán gạo và các loại trái cây quan trọng. Chợ to, trường học bằng gạch.
Mỏ Cày, thị trấn của sở tham biện (chef-lieu d'inspection) cũ,
cách Cái Mơn 18 km; đây là trung tâm mà tất cả các con đường của cù lao tụ
về. Chợ, nhà việc, nhiều kiến trúc bằng gạch. Các tòa nhà của thanh tra cũ
còn tồn tại được dùng làm phủ đường hoặc huyện đường.
Các mặt hàng buôn bán
quan trọng là gạo, trái cây, lụa, chiếu, thuốc lá, bông vải, v.v.
Từ Mỏ Cày, một con đường
dẫn đến chợ Thom dài 6 km, Băng
Tra 12 km, Cái Quao 7 km, Tân Hương 11 km, Giồng Luông 12 km, Giao Thạnh 41
cây số. Đi thêm 6 km sẽ tới rìa biển, giữa bãi biển cát xinh đẹp kéo
dài xa mút mắt. Giao Thạnh là nơi buôn bán quan trọng: củi đốt, tôm, cá,
nghêu sò v.v.
Tất cả các trung tâm nói
trên đều có chợ sườn sắt hoặc bê tông và bán các mặt hàng giống như Mỏ Cày.
KHÍ HẬU
Khí hậu của tỉnh không khác
biệt đáng kể với khí hậu từ các tỉnh miền tây khác. Ven bờ biển, gió không
gặp nhiều vật cản dễ cảm nhận hơn. Vào lúc gió đổi mùa, nhiệt độ đôi khi ngột
ngạt, nhưng có thể chịu được và thường là khá đều trong thời gian còn lại
của năm. Tối thiểu 20º. Tối đa 32º. Sự xuất hiện của các cơn mưa thường trùng
với lúc gió mùa Tây Nam thổi trở lại, vào tháng 5 hoặc tháng 6. Các khu
đất gần biển ban đầu được thoải mái, rồi bão hoặc gió bất chợt với sấm
chớp to kéo tới tiến sâu vào nội địa.
Vào cuối tháng 7, mưa giảm đi
để ngừng vào tháng 8, đó là mùa khô ngắn. Rồi mưa bắt đầu lại rơi xuống
rất nhiều vào tháng 9, sau đó giảm xuống để dừng lại vào tháng 11. Từ tháng
12, nhiệt độ giảm xuống, mùa khô được lập lại kéo dài cho đến tháng 5 hoặc
tháng 6.
Phần phía nam của tỉnh chủ
yếu phải hứng các cơn bão. Hàng năm cây cối bị trốc gốc hay gảy cành,
nhà bị cuốn đi, ghe thuyền bị phá hư, vở ra, đôi khi bị cuốn ra biển.
Chính do vậy mà vào năm
1898, thật kinh ngạc là một chiếc thuyền chứa 12 người trên sông Hàm Luông
bị gió và hải lưu cuốn tới tận vùng lân cận Manila.
Vì dân cư ở nằm rải rác
trong các khu vườn hay trên giồng, ngoại trừ 4 hoặc 5 khu dân sống tập
trung, nên dịch bệnh ít lây nhiễm hơn. Các công trình xử lý như lập nhà
lồng, chỗ mổ thịt, cống rãnh tại các trung tâm chính Bến Tre, Ba Tri, Mỏ
Cày, Giồng Trôm, vv..., các công trình tiêu nước tháo nước khỏi nhiều chỗ
trũng vốn làm đất đai thành đầm lầy và không thích hợp cho việc trồng
trọt, đã góp phần đáng kể cho việc vệ sinh môi trường của khu vực.Tuy
nhiên, vào tháng Tư và tháng Năm, thời tiết nóng, có nhiều trái cây mà
người An Nam lao vào ăn trái non, nước lợ dâng lên cao với thủy triều, cho
đến phía bắc của tỉnh, vẫn là nguyên nhân gây các dịch bệnh thường xuyên, sốt
rét, dịch tả, tuy nhiên mức dữ dội của chúng có xu hướng giảm xuống.
Những người lớn tuổi kể
rằng trong năm Kỉ dậu (1849) một trận dịch tả đã giết chết khoảng 4/10 dân
số. Bệnh đậu mùa cũng cho thính thoảng xuất hiện nhưng tầm tác hại của nó
là cũng bị suy yếu từ khi có sự phổ biến của vắc xin.
Còn về các hiện tượng lạ
tự nhiên, hang động vv, xứ này chỉ là đồng bằng liên tục nên hoàn toàn
không có những thứ này. Hiện tượng lạ duy nhất để nêu lên là một loại sóng
cồn xảy ra trên sông Ba Lai lúc gió mùa tây nam. Người An Nam tạo ra một
huyền thoại về chủ đề này, họ nói Sóng thần sông Ba Lai là do một một vị
thần xưa kia từng sống ở chùa Rạch Xếp, làng Đại Định. Năm 1866, ông dời chỗ ở đến cư trú tại
mũi Phước Thiện ở chùa Phước
Thạnh, tổng Hoả Quới, tỉnh Mĩ Tho (hiện nay thuộc Châu Thành, Bến Tre
- ND). Ông đã xuất hiện trong 6 ngày mồng 1, mồng 2 mồng 3, ngày rằm, 16,
17 mỗi tháng, từ tháng 4 đến tháng 11 ÂL. Ông luôn xuống nước khi nước ròng;
thân hình ông đen đúa, và mặc dù không lớn hơn con rái cá nhưng ông mạnh tới
mức đẩy lùi được dòng nước; nước bị khuấy động, một cồn nước nổi lên cao
đến 2 mét rộng 50 mét chạy ngược tới tận Ba Kè ở rìa cồn Phú Túc rồi biến mất. Bất hạnh cho các ghe
thuyền nhỏ không thể đỗ vào bờ đúng lúc nó đi qua, nên thường bị đánh
hỏng, lật ngược hoặc đẩy vào bờ.
Người An Nam nói vị
thần này không phù hộ ai nhưng cũng không gây điều xấu nào cho những
người đi lại trên sông Ba Lai, miễn là họ cẩn thận cứ đi giữa sông. không
đi cặp sát bờ mà phải giữ khoảng cách.
Hiện tượng này, giống như
tất cả các loại sóng cồn quan sát thấy ở cửa sông, luôn xảy ra lúc nước
ròng và vào các ngày sóc vọng, nhưng có điều đặc biệt là lúc gió mùa
đông bắc thì nó dừng lại và chỉ xảy ra trong khoảng một phần năm của dòng
sông phía gần bờ. Nó chạy ngược gió và ngược nước.
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Tỉnh có ruộng lúa, vườn cây
và giồng. Trên đồng chỉ trồng lúa bản địa.
Trong các vườn cây, thường
nằm ven bờ hoặc gần nguồn nước, có các loại cây ăn quả như cam, xoài, măng
cụt, mít, mãng cầu xiêm, quế, ổi, bưởi, khớm, cũng như dừa, cau và trầu.
Trên vùng đất giồng có trồng
cây bông vải, dâu tằm, bắp, khoai, cũng như các loại rau đậu và cải.
Các công trình cải thiện
- Khai hoang –Tháo chua
Một số phần của tỉnh có các
chỗ trũng, có diện tích khá lớn, nước bị tù đọng trong đó không có
chỗ thoát ra. Do vậy, đất không được nước rửa mặn nên giữ lại một lượng
rất lớn muối, được gọi là phèn, và không thích hợp cho việc trồng trọt.
Nhiều kinh đã được đào
trong một số những khu vực này cho phép nước chảy tháo chua đất và khai
hoang đất đai.
Chẳng hạn kinh từ Ba Tri tới
Đồng Xuân, kinh Cái Bông, kinh Bình Khương.
Những kinh đó là quan
trọng nhất. Có nhiều kinh khác được các làng xã đào theo cùng một mục đích mà
tầm quan trọng của chúng chỉ ở mức địa phương.
Cây trồng. -
Gỗ theo chế độ rừng
Tỉnh chỉ có ít rừng. Các
khu vực rừng nằm ở phía nam hai cù lao Bến Tre và Mỏ Cày, trong các vùng
đất bị nước lợ lấn vào, không thể trồng lúa ở đó. Chúng chỉ bao gồm các
loại cây có thể được sử dụng làm củi. Các cánh rừng này đã được thiết lập thành
khu bảo tồn và được khai thác theo lô mỗi năm để tránh chúng bị những người
buôn gỗ chỉ thực hiện việc đốn củi khiến gỗ bi phá hết nhanh chóng.
Trên cù lao Bến Tre, các
khu bảo tồn rừng nằm ở làng Bảo Thạnh, tổng Bảo Trị. Ở đó có mấm, su,
già, vẹt giá, cóc và bần.
Trên cù lao Mỏ Cày có
nhiều khu bảo tồn rừng hơn nằm trên các làng Giao Thạnh, Thạnh Phong và
An Nhơn thuộc tổng Mmh Trị. Thấy có các loại cây như mấm, cóc, già,
bần, vẹt, đước, v.v.
Các khu bảo tồn rừng của
các tổng này bao phủ một diện tích khoảng 3 500 ha.
Trong tỉnh, lùm bụi trải
rộng trên diện tích 7 343 ha, và vẫn còn các vùng đất hoang sơ hoặc đầm
lầy chiếm gần 30 000 ha.
Loại cây rừng -
Cây ăn trái - Việc trồng trọt
Cũng có các loại cây
rừng nhưng với số lượng nhỏ như: mù u, có gỗ cứng được trồng khá thường trong các
vườn cây dùng để làm cột; giá, dương, dầu, sao, cay-cui, gỗ cứng giống như mù u; bời lời
khá hiếm, được sử dụng làm kèo, xuyên,trính và ván; bàn và bàn gai.
Cây ăn quả có: măng cụt, thấy
có nhiều ở phía bắc của cù lao Mỏ Cày, cũng thấy có chút ít ở các
nơi khác nhưng được trồng với số lượng nhỏ; xoài, ổi, mận, mảng cầu, mít,
lựu, táo tàu, hồng, chà là, vải thiều, cam, quýt, chanh, bưởi, đu đủ, khế.
Cuối cùng là chuối đủ
loại; dừa, cau.
Thực vật
Ngoài những cây được nêu ở
trên, chúng ta có thể vẫn chỉ ra trong hệ thực vật có các cây dôm (fayottier),
sả, bạc hà, gòn, tre đủ loại, dâu tằm, xương rồng, hồng có hoa rực rỡ giả
và thật, gai dầu, trôm, cao su, lài, dâm bụt, loa kèn, corilopsis (keo?), sứ,
súng, v.v.
Gia súc - Các
loài - Chăn nuôi
Những gia súc chính là
trâu, dùng để cày ruộng; bò, ngựa.
Một số dê và cừu được một
số chủ đất giàu có trong tỉnh nuôi.
Hầu như mọi người bản địa đều
nuôi heo thuộc giống An Nam và gà vịt.
Thú rừng - Săn bắn – Chài lưới
Có cọp, heo rừng, khỉ,
hươu nhiều loại, rái cá, chồn, chuột cống, chuột xạ, chuột nhắt, chuột
đồng, vv
Tất cả các loài chim nước
và chim ở bưng, bồ nông, vịt, mòng két, gà nước, bìm bịp, dẽ, diệc, sếu, cò, le le, vv...
Việc đánh cá được thực
hiện trên các sông rạch chạy dọc ngang khắp tỉnh, cũng như trong các ao
hồ tự nhiên và nhân tạo. Các loài cá tôm đánh bắt được cùng loại như ở
các tỉnh khác.
Một số ngư dân đi đánh cá
ngoài biển bắt được cá nhám gai, hải cẩu, cá mập và các loài sinh vật
biển khác. Cũng bắt được cá chày trên sông vào những lúc nó vào đẻ trứng.
Mỏ và mỏ đá
Không có trong tỉnh.
CÔNG NGHIỆP
4 xưởng cưa, trong tay
người Hoa.
Ba tri trên cù lao Bến
Tre và Mỏ Cày trên cù lao kia, là hai trung tâm sản xuất tơ lụa.
Các con giồng xung quanh
hai trung tâm này trồng dâu tằm bản địa hoặc được nói là của Trung Quốc mà
lá dâu được sử dụng để nuôi tằm với số lượng nhỏ trong cư dân.
Tơ sản xuất ra, khá bình
thường, một phần được sử dụng tại chỗ làm thành các tấm lụa bán từ 5 đến 7
đồng. Nhưng phần lớn số tơ này được người Hoa mua dưới dạng sợi rồi tập
trung về Chợ Lớn.
Người dân làng Bảo Thạnh, ven
biển, trên cù lao Bến Tre sinh sống bằng việc đi mò trai lấy ngọc trai
bán với người Hoa; những viên ngọc trai này, rất nhỏ, ít lóng lánh và bất
thường, không có giá trị nhiều. Chúng được người Hoa sử dụng làm đồ trang sức
và làm một vị thuốc trị bệnh trong toa thuốc bản địa.
Hoạt động buôn bán chung
của tỉnh là buôn bán lúa gạo, chủ yếu nằm trong tay người Hoa và được thực
hiện ở các chợ Bến Tre, Ba Tri, Mỏ Cày, Ba Vát, Thom và Giồng Luông.
Tại Bảo Thạnh và Đông Xuân, hai làng thuộc
tổng Bảo Trị và Bảo Thuận, có buôn bán ngọc trai.
Tại Ba Tri và Mỏ Cày, tơ
sợi và lụa sản xuất trong các vùng quanh đó được tập trung về hai
trung tâm này.
CÔNG CHỨC, THƯƠNG NHÂN,
CÔNG NGHIỆP
HÀNH CHÍNH
Daroussin, quản trị viên (administrateur)
bậc 3, tỉnh trưởng.
Eudel, phụ tá quản trị viên (administrateur adjoint).
Maureau, quản trị viên bậc
5. dân sự vụ, kế toán.
Bonneau, thư kí (commis) bậc
2,
Nguyễn Trung Thu, đốc phủ
sứ Ba Tri.
Bùi Thế Xương, tri
phủ bậc
1, phụ trách Mỏ Cày.
Cao Văn Ngưu,
tri
phủ bậc
2.
Bùi Duy Quân, tri
phủ bậc
2.
Phạm Đại Độ, tri
huyện
bậc 2.
HỘI ĐỒNG THUỘC ĐỊA: Diệp
Văn Cương.
HỘI ĐỒNG TỈNH: Lê Văn Phương;
Lê Sanh Do; Trần Văn Ngo, Đỗ Ngọc Tôn; Phạm Văn Can; Phạm Duy Ngọc; Đặng Ngọc
Lan; Mai Văn Nhiên; Nguyễn Văn Du; Huỳnh Trần Thăng; Trần Văn Ky; Trần Văn An;
Nguyễn Hiền Vi; Lư Duy Hinh; Bùi Quan Đại; Nguyễn Văn Hớn; Nguyễn Duy Hưng ;
Ngô Văn Cày; Nguyễn Văn Hon; Triệu Văn Huân; Tống Phú Nhan; Lê Quan Hóa,
HẢI QUAN VÀ THUẾ VỤ:
Blay, 2 kiểm soát viên
(contrôleur) bậc 2; Chardigny, nhân viên (préposé ) bậc 4; Pierlovisi, nhân
viên bậc 1; Marcantelli, nhân viên bậc 4; Célicourt, nhân viên bậc 3, trưởng
hảng ruợu Thái Xương; Collet, nhân viên bậc 3, trưởng chi nhánh (receveur auxiliaire ) Ba
Tri, Pouillac, nhân viên bậc 3, trưởng chi nhánh Mỏ Cày.
GIÁO DỤC CÔNG LẬP: E.
Maclec, giám đốc trường tỉnh Bến Tre.
TƯ PHÁP
TOÀ SƠ THẨM : Sasias, Chánh
án: Habert, Công tố viên Cộng Hoà, đang nghỉ phép; Breffauf, phó thẩm
phán, quyền công tố viên Cộng hòa; E. Persuis, lục sự (thư kí toà);
Granier và Casinier, nhân viên lục sự.
NGÂN KHỐ: Cugnol, Chánh thư kí (commis
principal) bậc 1, phát ngân viên (préposé-payeur).
BƯU ĐIỆN: Nguyễn Văn Bảy,
trưởng trạm (receveur); Khổng
Hữu Hiền, điện tín viên (télégraphiste
) tại
Mỏ Cày; Nguyễn Văn Chân, điện tín viên tại Ba Tri; Nguyễn Văn Lưu, điện tín
viên ở Thạnh phú; Lê Quan Kiên và Võ Văn Chưu, điện tín viên.
CẢNH SÁT: Khổng Hữu Ninh,
cảnh sát trưởng bậc 2; Huỳnh Văn Luân và Trần Văn Thanh, đột trưởng bậc
2.
HIẾN BINH (CÔNG AN):
Cahioni, hiến binh, quyền ủy viên cảnh sát.
CÔNG CHÁNH: Godard, thư
kí bậc 1, lục lộ.
CHĂM SÓC Y TẾ : Bác sĩ
Brian, 4 sơ châu Âu.
ĐỊA CHÁNH: Leymarie và
Serra, chuyên viên đo đạc (géomètres);
Vittori và Frassefo, sinh viên đo đạc.
Thương mại và Công nghiệp
TÍN NGƯỠNG: Danvy, giáo
sĩ tông đồ tại Bến Tre
LÒ GẠCH: Trần Tân; lò
gạch của phái bộ truyền giáo nước ngoài.
TIỆM GẠO: Lạc Sanh, Đặng
Hiệp Hưng Và Nhuận Sanh Xương.
TIỆM GIA VỊ: Nguyễn Văn Nên
tự Niên Thanh Kí và Nam Hưng.
TIỆM BÁN SĨ: Quảng Phát
Lợi, Lục Châu, Du Kiếm, Diệp Anh, Lý Kiếm, Trương Thái, Diệp Thái, Đặng Xí, Lâm
Trân, Huỳnh Chiêu, Trần Thiện, Trần Cẩm, Đặng Châu Cường, Mạch Bình, Lạc
Sanh: Tăng Kiều, Trần Thi Nên, Trần Kiết Lâm và Châu Mai.
TIỆM GẠO TRONG TỈNH BẾN
TRE : Lục Châu, Trương Thái, Đặng Xí, Tăng Sanh, Lạc Sanh, Hứa Cai, Trần Chương,
Sử Ki Quang, Chân May, Huỳnh Đại, Lưu Phi, Hội Hải, Dương Thủy, Dương Thu, Dương
Triều, Lê Hoàn, Mạch Bình: Cung Đăng Phương và Trần Kiết Lâm.
TRẠI CÂY: Quảng Dư Long,
Kim Thái Hưng, Nam Phước Lợi, Huỳnh Thanh Quang, Cẩm Phương, Quách Lục, Vĩnh
Lợi, Quảng Thái Hưng, Du Thái Lợi, Lạc Sanh, Trương Tài, Trần Cư.
TRẠI HÒM: Tư Đê, Nguyễn Văn
Nhu, Triệu Văn Ngân, Trần thi Cơ, Trần Văn Giản.
TIỆM THUỐC: Tồn Tế Đường,
Hàng Tế Đường, Tồn Tâm Đường, Nhuận Sanh Xương, Cung Đăng Phương.
ĐIỀN CHỦ: Gallois-Montbrun, Gernot, Hamet, Mariani, Giovansili.
TIỆM VẢI: Davandjourpakir,
Assonamarikir, Abamadoublé, Mougamadoucadar, Mougamadouseidon.
TIỆM CẦM ĐỒ: Trương Thái.
TIỆM THIẾT: Trần Hương; Tăng Quang;
Đinh Tu.
TIỆM GIÀY: Diệp Hương.
KHÁCH SẠN: Lưu Lâm.
TIỆM VÀNG: Nguyễn
Vân Mậu.
TIỆM ĐÓNG XE: Mã Bi; Lâm
Xuân;
Châu Xuân.
NHÀ THẦU: Tăng Kiên.
CÁC KHU VỰC HÀNH CHÍNH
BẾN TRE. Thành phố Bến Tre
nằm trên bờ phải rạch Mỹ Lồng, cách chỗ hợp lưu của nó với Hàm Luông
khoảng 2 km và cách Sài Gòn 92 km, có một khung cảnh rất thoải mái, nó
có những đường phố rộng rất quy củ, một đại lộ rất đẹp ở trung tâm thành
phố, một toà Hành chính (toà bố) không thua kém những toà nhà tương
tự khác của Đông Dương, một trường học rộng gồm 5 dãy trong đó có 2
dãy lầu, một tòa án sơ thẩm (1re
instance), một ngân khố loại 1, một kho hải quan và
thuế vụ, một nhà bưu điện, một khu công chánh, một khu địa chính, một nhà
sinh với một nữ hộ sinh Pháp, một bệnh viện bản xứ do một bác sĩ và các sơ điều
hành, và một nhà việc xã, một ngôi đình xinh đẹp thờ thành hoàng ở giữa
một công viên rợp bóng cây, một tòa nhà lớn thông thoáng làm chỗ họp mặt
cho hội tương tế giáo chức, bến đò, một bể bê tông cốt thép lớn. v.v.
1. Tổng Bảo An : 6 làng;
3 734 dân có trong sổ bộ, cách tỉnh lị 13,7 km 7.
Gồm các làng An Bình Đông, An Bình Tây, An Lai, An Điền, An Ngãi Trung, Vĩnh Đức
Tây.
Ba tri: trên con kinh cùng tên,
cách tỉnh lị 31 km, chợ rất quan trọng, buôn bán lụa, bông
vải, thuốc lá, tơ
tằm
rất nổi tiếng. Phủ
đường, một kho hải quan, một bưu
điện và một trường tổng. Chợ cách biển 7 km.
Chợ Giồng Tre: Chợ rất quan trọng trên
rạch Cái Bông.
CHI NHÁNH HẢI QUAN : Nourrison.
TRƯỜNG TỔNG: Trương Văn Ngưu,
giáo viên.
BƯU ĐIỆN: Nguyễn Văn Chân,
trưởng trạm
2. Tổng Bảo Đức:
6 làng; 1 136 dân có trong sổ bộ, cách tỉnh lị 15 km.
Các làng: Hàm Luông (Long?), Long
Hoà, Mĩ Phú, Tân Quy, Tiên Thuỷ, Tiên Thuỷ Tây.
Sóc Sãi (Tiên Thuỷ): trung tâm
khá đông dân, hoạt động buôn bán ít quan trọng. Đối diện là cồn Long Hoà,
dài 3 km và rộng 1 km.
TRƯỜNG TỔNG: Võ Văn Pho,
giáo viên.
3. Tổng Bảo Hoà:
8 làng; 1 224 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 15 km.
Gồm các làng Bình Lợi,
Phú Quới, Phú Thạnh, Phước Đa, Phước Thành, Phước Triệu, Phước Tường, Tân
Thủy.
TRƯỜNG TỔNG: Trân văn Ngưu,
giáo viên.
4. Tổng Bảo Hựu:
10 làng ; 4 961 dân có trong sổ bộ, cách tỉnh lị 5 km.
Các làng: An Hội: Bình Nguyên,
Long Hưng, Long Phú, Long Sơn, Long Thạnh, Mĩ An, Phú Lợi, Phú Nhuận, Phước
Mĩ.
An Hội: làng tỉnh lị, nơi sinh
của Đốc bộ Báu, quan
võ, bắt đầu sự nghiệp từ lính trơn và trở thành tổng đốc, đuổi bọn thảo
khấu cướp bóc làng mạc ở các tỉnh miền Trung, đốt cháy nhiều tàu Trung Quốc
đến cướp phá bờ biển An Nam.
LÒ GẠCH: Trần Tân.
TRƯỜNG TỈNH: N.....
5. Tổng Bảo Khánh:
7 làng; 1 238 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 20 km.
Các làng: Đại Định, Phong Mĩ, Phong
Nẫm, Phú Hữu, Phước Hậu, Phước Hữu, Phước Thạnh.
6. Tổng Bảo Lộc: 11
làng; 3 961 dân có trong sổ bộ, cách Bến tre 10 km.
Các làng: Bình Chánh: Bình
Hoà, Bình Khương, Bình Thành, Binh Tiên, Châu Bình, Châu Phú, Châu Thới, Tân
Hào Đông, Tân Thanh Đông, Tân Thanh Trung.
Giồng Trôm (Bình Hoà): kho gạo bán
sĩ lẻ khu vực, chợ quan trọng, trung tâm đông dân cư.
Chợ tổng
Hay: Chợ do một chánh tổng tên Hay lập và nằm
ở trung tâm của một ngôi làng có nhiều cánh đồng lúa. Mua bán gạo và thóc.
TRƯỜNG TỔNG: Lê văn Kiêm,
giáo viên.
7. Tổng Bảo Ngãi :
5 làng; 1 241 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 9 km.
Các làng: An Hiệp, Mĩ Thành,
Sơn Hoà, Sơn Thuận, Tân Thành Đông.
Cái Nứa (Sơn Hoà): chợ và trung
tâm khá đông dân.
TRƯỜNG TỔNG: Võ Văn Pho,
giáo viên.
8. Tổng Bảo Phước 7
làng; 2 818 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 20,9 kim.
Gồm các làng An Ngãi Tây,
Hưng Lễ, Hưng Nhượng, Hưng Phong, Tân Hào, Tân Hưng, Thạnh Phú Đông.
Hương Điểm (Tân Hào): chợ quan
trọng, dân số đông đúc, nhà việc đẹp, ngôi chùa rất nổi tiếng hàng năm tiếp
đón hàng ngàn người hành hương đến từ nhiều địa điểm của Nam Kì. Bến đò
cho phép đò ghe cập vào ở phía trước chợ vốn nàm ở cuối ngọn rạch Bến Tre.
Mua bán gạo, cơm dừa, trái cây.
Chợ Giồng Quéo (An Ngãi Tây): chợ quan
trọng, buôn bán gạo.
TRƯỜNG TỔNG Ng. Văn Thưởng,
giáo viên
9. Tổng của Bảo Thành
15 làng; 4 156 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 9 km.
Các làng: Lương Hoà, Long
Mĩ, Lương Phú, Lương Quới, Lương Thạnh, Lương Thạnh Tây, Mỹ Điền, Nhơn Sơn,
Phong Điền, Phú Điền, Phú Long, Phú Thuận, Phú Tự, Tú Điền.
Mĩ Lồng (Mĩ Thạnh): chợ lớn nằm
trên bờ phải của sông Bến Tre; có thể đến đó bằng đò và bằng đường bộ, tuyến
đường trực tiếp dài 6 km. Có một nhà việc đẹp, một ngôi chùa Hoa. Nó đã từng
là chợ nổi tiếng nhất trong tỉnh.
TRƯỜNG TỔNG: Lê văn Sửu,
thầy giáo.
10 Tổng Bảo Thuận :
11 làng; 3 415 dân có trong sổ bộ; 32 km từ Bến tre.
Các làng: Đồng Xuân, Hoà Binh,
Mĩ Chánh, Mĩ Hoà, Mĩ Nhơn, Mĩ Thành, Phú Ngãi, Phước Tuy, Tân Điền, Tân
Thanh và Tân Trang.
Giồng Trôm(?): trên
bờ phải của sông Ba Lai, kho trung chuyển mua bán trong khu vực, chợ có
nhiều hàng hoá, trung tâm đông dân, chợ cá lớn ở cửa rạch Giồng Trôm.
TRƯỜNG LÀNG: Nguyễn Văn Hưu,
giáo viên.
11. Tổng Bảo Trị :
8 làng; 3.493 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 38 km.
Các làng An Hoà Tây, An Thuỷ,
Bảo Hoà, Bảo Thạnh, Phú Lễ, Tân Hoà, Vĩnh Đức Đông và Vĩnh Đức Trung.
Chợ Xã Diệu (An Hoà Tây): một chợ
khá quan trọng.
Bảo Thạnh: đây là nơi có ngôi mộ
của Phan Thanh Giản dưới sự chăm sóc của các cháu trai của vị quan vĩ đại,
nhà triết học này mà hành động cao cả của ông được tất cả dân An Nam
biết đến.
12. Tổng Minh Giáo:
10 làng; 3.102 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 18 km.
Các làng: An Thạnh, Khánh
Thạnh, Phú Hữu, Quới Hưng, Tân Hưng, Tân Nhuận, Tân Quới, Tân Thạnh, Tích
Khánh và Vĩnh Khánh.
An Thạnh: trên bờ phải của rạch Băng
Cung, trung tâm khá quan trọng.
Băng Tra: cách Bến Tre 5 năm giờ,
trung tâm quan trọng, buôn bán gạo và các loại trái cây. Nhà việc ở giữa một nơi
rất đông dân.
Chợ Thom (An Thạnh): trên bờ phải
Băng cung, chợ đặt rất đúng chỗ, một số đình chùa, cách Mỏ Cày 6 km.
13. Tổng Minh Đạt:
11 làng; 3 487 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 11 km.
Gồm các làng của An Phước,
Đa Phước, Đinh Phước, Hiêp Phước, Hội An, Hội Phước, Tân Binh, Tân Hội,
Thành Bình, Thanh Hoa và Thanh Thuỷ.
Mỏ Cày: ở bên một con rạch cùng
tên, một chợ khá quan trọng, dân số đông đúc, buôn bán gạo, lụa tơ tằm và khăn
xếp có giá trị cao, nhà việc thanh lịch, phủ đường, một trường tổng, một
nhà kho Hải quan và thuế vụ và một văn phòng Bưu điện.
HẢI QUAN: Biaise,
Jules, trưởng trạm.
TRƯỜNG TỔNG: Nguyên Văn Cao, giáo viên.
BƯU ĐIỆN: Khổng Hữu Hiền, trưởng
trạm
14. Tổng Minh Hoà: 7 làng; 1 719 dân có trong sổ
bộ, cách Bến Tre 10 km.
Gồm các làng Hòa Bình, Tân Đức, Tân Lộc, Tân Thiện, Tân Thông, Thanh Xuân, Thanh Sơn
15. Tổng Minh Huệ:
6 làng; 1 959 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 18 km.
Các làng: An Thới, Ngãi Đăng,
Phú Trạch, Thới Trạch, Thanh
Thiên, Từ Sơn.
16. Tổng Minh Lí:
7 làng; 2 063 dân có trong sổ bộ; cách Bến Tre 13 km.
Gồm các làng Gia Thành, Mĩ
Sơn, Phú Hiệp, Phú Hội, Tân Ngãi, Trương Thành, Vĩnh Thành.
Tổng (Minh Lý) được hình
thành từ làng Vĩnh Thành, và Phú Hội có biệt danh là công viên của tỉnh;
có các loại thực vật và trá cây các loại, hồng xiêm (sabotier), ca cao, cà
phê, măng cụt, sơ ri (cerisier), vải, long nhãn, vv... vườn cây ăn quả dài
mút mắt. Xứ đạo, nhà thờ xinh đẹp, tượng đài Gothic, tu viện, 170 nữ tu,
trại trẻ mồ côi, 250 trẻ em, chỗ trú, trường học. Các ngành công nghiệp chính
là sấy trầu và sản
xuất tơ lụa có giá trị cao, một lò gạch.
Tổng Minh Lí Là quê hương
của linh mục Philipe Phan Văn Minh, bị hành hình ngày 3 tháng 7 năm 1853 và
được Giáo Hoàng Léon XIII phong thánh vào năm 1901.
BƯU ĐIỆN: Nguyễn Văn Sang.
17. Tổng Minh Phú:
5 làng, 1.775 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 32 km.
Các làng: Đại Điền; Đông Phú;
Quới Điền, Tân Khánh; Thới Thạnh.
Làng Đại Điền: trung tâm khá đông dân, chợ
rất lớn, nhiều cửa tiệm người Hoa, nhiều đình chùa, cách Bến Tre ba giờ.
TRƯỜNG TỔNG: Nguyễn Tân Minh,
giáo viên.
18. Tổng Minh Quới;
9 làng: 3 877 dân có trong sổ bộ, cách Bến Tre 28 km.
Các làng: An Bình, An Định,
Hương Mĩ, Phước Thạnh, Tân Hoà, Tân Hương, Tân Tập, Tân Trung, Tập Khánh.
Cái Quao (An Định): cách Bến Tre
ba giờ, chợ lớn, mua bán gạo.
Chợ Cầu Móng (Hương
Mĩ): được gọi như vậy vì nó gần một cầu có hình cầu vồng (móng).Trung tâm khá
đông dân, nhà việc, 3 đình/chùa.
Làng Tân Hương: trung tâm khá quan
trọng, ba chùa, nhà việc.
TRƯỜNG TỔNG CÁI QUAO: Trần Văn Qui, giáo viên.
19. Tổng Minh Thiện: 7 làng, 1 435 dân có trong sổ
bộ, cách Bến Tre 10 km.
Các làng: Nguơn Khánh: Phù Mĩ, Phước Hạnh, Tân Phú Tây, Truug Mĩ, Vĩnh Hoà, Vĩnh Thuận.
Ba Vát (Phước Mĩ Trung): chợ rất quan trọng,
trung tâm rất đông dân, vị thế đẹp trên sông, mua
bán
trái
cây.
TRƯỜNG TỔNG: Trần Văn Nhuận, giáo viên.
20. Tổng Minh Thuận: 8 làng, 2 496 dân có
trong sổ bộ, cách Bến Tre 18 km.
Gồm các làng Bình Thành, Đông An, Đông
Thành, Gia Khánh, Hưng Nhơn, Tân Thanh, Tân Thanh Tây, Thanh Trung.
Giồng Keo (Tân Thanh Tây): chợ rất
quan trọng, dân số rất đông, nhiều cửa tiệm người Hoa buôn bán gạo.
TRƯỜNG TỔNG: Nguyễn Khắc Minh, giáo viên.
21. Tổng Minh Tri ̣: 7 làng, 3 296 dân có
trong sổ bộ, cách Bến Tre 38 km.
Các làng: An Nhơn, An
Quy, An Thạnh, An Thuận, Giao
Thạnh; Thạnh Phong, Thạnh Phú.
Giồng Miễu (Thạnh Phú): chợ rất quan trọng ở một ngôi làng nằm giữa
những cánh đồng lúa rộng lớn. Mua bán
lúa lớn.
Chợ Bến Dinh,
chợ nhỏ ít quan trọng.
TRƯỜNG TỔNG: Nguyễn Hữu Hạnh, giáo viên.
BƯU ĐIỆN: Ng. Hữu Nghĩa, trưởng
trạm.
---------------
(trang 731 [791], phần ghi chép về Mĩ Tho)
22. Tổng Hoà Quới: 24 làng; 6 082 dân
có trong sổ bộ, cách Mĩ Tho 25 km.
Các làng: Châu Hưng, Giao
Long, Long Phụng, Phú Ngãi, Phú Nhơn, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Vang, Phước
Bình, Phước Hậu, Phước Hoà, Phước Khánh, Phước Thiệu, Phước Thới, Tân
Hưng, Thới Lai và Vang Quới.
Giao Hoà: trung tâm quan trọng, trên
bờ trái sông Mĩ Tho, ngay cửa kinh có cùng tên mà ven bờ phải có
nhiều nhà cửa, 150 cư dân.
An Hoá: nằm ở đầu kia kinh Giao
Hòa, dân số thấp.
Trường tổng.
BƯU ĐIỆN: Nguyễn Văn An,
Nguyễn Văn Bông.
Rạch Miễu: trung tâm khá đông dân:
400 người; chợ quan trọng; gạo, cau, chuối, dừa, nhà việc, chùa, bến đò.
Các làng Quới Sơn, Nguyệt
Thành, An Hoá, Tân Thạch, làm dừa.
23. Tổng Hòa Tính. 11 làng, 3.612 đăng ký, cách
Mĩ Tho 24 km.
Các làng: Bình Đại, Định
Trung, Lộc Tân, Lộc Thuận, Phú Long, Phước Thuận, Tân Định, Thạnh Lộc, Thọ Phú,
Thới Thuận, Thừa Đức.
Những làng này trồng tràm,
bông vải và khai thác củi.
Thọ Phú: trên bờ phải của sông Ba lai ở ranh giới cuối cùng của tỉnh gần biển
Đông, dân số rất dày đặc, làng chài cá
tôm phong phú.---------------------------
(xem bản song ngữ)