Khi nào [đảo] đá lại không là đảo [đá]*?
When is a Rock Not a Rock?
Một tòa án nhỏ ở Hague vật lộn với
một câu hỏi đang có có thể đặt một dấu chấm hết đối với việc thu tóm biển bằng
sức mạnh của Trung Quốc.
KEITH
JOHNSON
FP 04/04/2014
Bế tắc
ngoại giao giữa Trung Quốc và Philippines bùng lên cách đây hai năm trong một tranh chấp về quyền đánh bắt cá tại một bãi
ngầm nhỏ (Scarborough Shoal - ND) ở biển Đông đang biến thành cuộc đối đầu sau
khi Manila quyết định không đếm xỉa các đe dọa của Trung Quốc và kiện Bắc Kinh ở
một tòa án quốc tế.
Vụ kiện này đánh dấu lần đầu tiên một ban
trọng tài sẽ xem xét các yêu sách đầy tranh cãi và thường tranh chấp của Trung
Quốc đối với hầu hết biển Đông, một trong những tuyến đuờng vận chuyển bận rộn
nhất của thế giới và một nguồn giàu tiềm năng về dầu và khí tự nhiên.
Hồ sơ kiện,
một ‘bản ghi nhớ’ khổng lồ 4.000 trang nộp trước khi Tòa Trọng tài Thường trực
tại The Hague, thực chất không khác gì với câu hỏi hiện có về đảo đá (rock).
Hay nói đúng hơn, đó là về mong muốn của Philippines là vài chục đốm đá ở biển
Đông sẽ được các chuyên gia quốc tế chính thức phân loại là đảo đá (rock) thay
vì là đảo (island)*.
Số phận của các quốc gia - hay trong trường hợp này là, việc mở rộng các quyền
về kinh tế của các quốc gia tới vùng biển và đáy biển ngoài bờ biển của họ có
thể được quyết định trên các định nghĩa phức tạp như vậy.
Nói một
cách đơn giản, đảo (island) là đất, nó cho phép chủ sở hữu được hưởng đặc quyền
kinh tế 200 hải lý về mọi hướng, bao gồm quyền đánh bắt cá và khai thác năng lượng.
Còn đảo đá (rock) không phải là đất, và không sinh ra quyền kinh tế.
Nếu phán
quyết của toà ngược với tuyên bố của Philippines, thì vốn liếng đầu tư cho cuộc
chiến dành các đốm đất đá này sẽ cao hơn nhiều: bên nào cuối cùng có yêu sách đối
với các đốm đá được luật pháp quốc tế công nhận sẽ có thể đòi thêm các khu vực
rộng lớn có tiềm năng giàu tài nguyên. Nếu Bắc Kinh thua kiện, họ sẽ phải lựa
chọn xem có nên tuân theo tòa án quốc tế hoặc phớt lờ phán quyết của toà và vẫn
cứ yêu sách các vùng biển đó.
"TQ sẽ là cường quốc lớn loại nào? Họ có sẵn
sàng chơi tuân theo luật lệ của trò chơi hoặc phá đổ hệ thống này?" Ely
Ratner, Phó Giám đốc Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm
An ninh Mỹ mới (một think tank), nói. "Hơn
bao giờ hết, đây là một thử nghiệm rạch ròi xem TQ có sẵn sàng ràng buộc mình
vào những quy tắc rốt cuộc có thể không có lợi cho họ hay không."
Vụ việc
mở đầu không suôn sẻ. Trung Quốc đã từ chối tham gia trọng tài quốc tế, và cũng
đã nhiều lần cảnh cáo Manila về cái mà họ gọi là "chủ nghĩa đơn
phương" và "khiêu khích." Bắc Kinh triệu tập đại sứ Philippines đến
để trách cứ hôm thứ hai, hai ngày sau khi tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đã cố
ngăn chặn không thành công việc tiếp tế của
Philippines đối với một bãi ngầm khác (bãi Cỏ Mây- Second Thomas Shoal– ND).
Thế giới
đang theo dõi. Hoa Kỳ đã bày tỏ ủng hộ nỗ lực của Philippines tìm kiếm phân xử
của trọng tài theo luật pháp quốc tế điều tiết việc sử dụng biển; Nhật Bản đang
bị lôi kéo vào tranh chấp lãnh thổ đầy biến động của chính họ với Trung Quốc đối
với quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông, cũng đã công khai ủng hộ Manila. Nhưng
các quốc gia khác ở Đông Nam Á tự họ cũng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc
thì vẫn còn lặng tiếng cho đến nay. Trong khi đó, các công ty dầu lớn đang theo
dõi cuộc thách thức pháp lý này để xem liệu nó có thiết lập nên tính rõ ràng có
thể làm cho việc thăm dò dầu khí dễ dàng hơn tại một khu vực có thể có rất nhiều
cả dầu và khí đốt.
Vụ kiện
này có ý nghĩa như là một thách thức trực diện với "đường chín đoạn" đầy tai tiếng của Trung Quốc, nổ lực mơ hồ
nhưng đe dọa của Bắc Kinh đòi chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông gây thiệt hại
cho các nước láng giềng trong đó có Philippines, Việt Nam và Malaysia. Bắc Kinh
thừa kế bản đồ, và yêu sách đầy tham vọng đó từ chính phủ Quốc dân đảng mà họ
đánh bại trong cuộc nội chiến Trung Quốc hồi thập niên 1940. Bản đồ quá đáng đó
thậm chí đã trở thành một chi tiết cố định trong hộ chiếu mới của Trung Quốc.
Dù vậy,
nhiều học giả cho rằng tuyên bố của Trung Quốc là vô nghĩa trên cốt lõi. Công ước
về Luật biển mà Trung Quốc đã ký kết và phê chuẩn, loại bỏ ý tưởng về yêu sách
lịch sử như là một cách để xác định quyền trên biển. Không ngạc nhiên, Paul Reichler, một luật sư ở Washington đã
giúp thảo hồ sơ vụ kiện của Manila, đồng ý. Ông nói thẳng thừng rằngTrung Quốc
"đang vi phạm luật pháp quốc tế và Công
ước [về Luật Biển]."
Vụ kiện
không tìm cách xác định xem nước nào thực sự sở hữu các đốm đất đá tranh chấp đó,
trong đó bao gồm cả đá Vành Khăn (Mischief Reef, mà là vấn đề nước nào sở hữu
vùng biển bao quanh chúng. Manila cho rằng vùng biển giữa bờ biển của họ và các
đốm đất đá đó thuộc về Philippines, bởi vì chúng nằm trong vùng đặc quyền kinh
tế 200 hải lý mà mỗi quốc gia có được. Trung Quốc lại nói rằng những vùng biển đó
thuộc về mình.
Vụ kiện
đã làm Bắc Kinh nổi giận, với Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong tuần này nguyện rằng
Philippines sẽ "phải đối mặt với hậu quả" vì làm ra vụ kiện cáo này.
Trong khi Trung Quốc từ chối tham gia vào trọng tài – điều đó sẽ không ngăn được
việc tố tụng tiến hành – họ đã tung ra một loạt lập luận trong những ngày gần
đây, lập luận chi tiết nhất trong số đó là từ toà đại sứ
Trung Quốc ở Manila. Nói vắn tắt, Trung Quốc cho rằng họ có quyền bảo vệ lãnh
thổ của mình, và các tranh chấp cần phải được giải quyết theo cách song phương hơn
là thông qua trọng tài quốc tế.
Zhang
Hua (Trương Hoa), phát ngôn viên toà Đại sứ, cho biết trong một bài đăng trên
trang web của toà Đại sứ "Dù ghi nhớ
của Philippines được goí ghém như thế nào, nguyên nhân trực tiếp của vụ tranh
chấp giữa Trung Quốc và Philippines là việc Philippines chiếm đóng bất hợp pháp
một số đảo và rạn san hô của Trung Quốc trong biển Đông. Phía Trung Quốc kiên định trong việc bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ, lợi ích và các quyền trên biển của mình. Âm mưu của
Philippines sẽ bị thất bại."
Cuộc bế
tắc này làm dấy lên những lo ngại mới về xung đột vũ trang trong khu vực. Trong
những năm gần đây, Trung Quốc đã dương oai tác quái khắp Đông Nam Á bằng cách thúc
đẩy điều mà nhiều người coi là yêu sách lãnh thổ quá đáng, và tăng cường
lên các lực lượng dân sự và quân sự của họ để hậu thuẫn cho nền ngoại giao hung
hăng.
Holly
Morrow, một chuyên gia Châu Á thuộc
Trung tâm Belfer của Đại học Harvard nói "Trung Quốc đã khuyến dụ tất cả các nước láng giềng với việc TQ trỗi dậy
hòa bình, và họ đã hoàn toàn tỏ rõ điều đó trong khu vực. Bây giờ, có rất ít
các quốc gia trong khu vực mà không có một mức độ cảnh giác nào đó từ nghi ngờ tới
hoàn toàn sợ hãi phần nào của việc trỗi dậy này."
Đặc biệt
nghiêm trọng là những căng thẳng trên biển giữa các tàu tuần tra
dân sự hùng hậu của Trung Quốc với các tàu tuần duyên thiếu tương xứng của các nước
láng giềng. Các tàu hải quân Mỹ, kể cả một tàu khu trục trang bị tên lửa có hướng
dẫn, gần đây cũng xém có các va chạm với tàu Trung Quốc ở biển Đông.
Các chuyên gia lo ngại rằng vụ kiện sẽ thúc đẩy Bắc Kinh thực hành một lập trường
thậm chí hung hăng hơn trong nỗ lực để hù doạ Manila.
"Lời lẽ đang trở nên chói tai hơn, và được tính
toán để tăng sức ép lên Philippines. Theo tôi, họ phải dọa sử dụng vũ lực để
thay đổi động lực trong các cuộc đàm phán" giữa hai bên, Peter Dutton,
Giám đốc của Viện Nghiên cứu biển Trung Quốc thuộc trường Naval War College của
Mỹ nói.
Việc Manila
tìm kiếm công lý ở Hague là một cuộc đấu tranh khó khăn. Ban trọng tài không thể
áp đặt một cách giải quyết, mà phải dựa vào sự đồng ý của cả hai bên để đưa ra
bất kỳ phán quyết nào; Trung Quốc đã nói rõ rằng họ sẽ không hợp tác. Nhưng trước
tòa án công luận, chiến thắng của Philippines vào một lúc nào đó năm tới sẽ làm
cho Manila và các nước Đông Nam Á dễ dàng hơn nhiều trong việc đẩy lùi những gì
họ thấy như là sự xâm lấn như Trung Quốc.
Caitlyn
Antrim, một chuyên gia về Luật Biển tại Trung tâm Stimson nói "Philippines và các quốc gia khác trong khu vực
sẽ giành được mối quan hệ công chúng mạnh mẽ," làm cho các nước đang bị
bao vây trong khu vực dễ dàng đẩy lùi Bắc Kinh hơn. Bà nói rằng thực tế TQ cũng
quan tâm tới việc bảo đảm tự do đi lại ở các vùng biển xa hơn như Ấn Độ Dương
và Bắc Băng Dương, thì vụ kiện có thể buộc họ phải suy nghĩ lại chiến lược của
mình.
* Công ước LHQ về Luật biển không đưa ra định nghĩa rõ
ràng cho đảo đá (rock). Những gì liên
quan chỉ gói gọn trong điều 121 như sau:
1.
Đảo (island) là một
vùng đất hình thành tự nhiên có nước bao bọc xung quanh, nổi trên mặt nước khi
triều cao.
2.
Ngoại trừ trường hợp như quy định trong điểm 3, lãnh hải,
vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo được
xác định theo đúng các quy định trong Công ước cho lãnh thổ đất liền khác.
3.
Đảo đá (rock) không thích hợp cho việc cư trú của con người và không có đời sống
kinh tế riêng thì sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Trong các vụ phân xử từ trước tới nay, các toà án quốc tế đã né tránh không trả lời trực tiếp câu hỏi dễ gây tranh cãi này.
No comments:
Post a Comment