Wednesday, November 18, 2015

Những diễn tiến ở Biển Đông

Những diễn tiến ở Biển Đông


Góc nhìn về Philippines, Malaysia, và xa hơn

(Developments in the South China Sea
Perspectives on the Philippines, Malaysia, and Beyond)

Bill Hayton

Bài báo cáo trong Hội nghị của CSIS tháng 9/2015

(Bản dịch đã đăng trên anhbasam ngày 18/11/2015)



Tốt nhất là bắt đầu với những gì bài viết này không chú trọng tới: cụ thể là các cuộc thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) -China. Các cuộc đàm phán đã và đang diễn ra trong nhiều vỏ bọc khác nhau từ năm 1995, sau khi Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Cho đến nay ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí Bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, hình thành Nhóm Công tác chung ASEAN-Trung Quốc đưa vào thực hiện DOC trong 2004,[1] và gần đây nhất, Hướng dẫn thực hiện DOC vào tháng 7 năm 2011.

Tuy nhiên dù trãi qua 20 năm đàm phán, hai bên vẫn chưa thể tìm ra thỏa thuận về các biện pháp cụ thể để kiểm soát các hoạt động ở Biển Đông. Tóm gọn là Trung Quốc sẽ không đồng ý với bất cứ điều gì hạn chế sự tự do hành động của họ và chẳng có ý nghĩa gì để  ASEAN đồng ý với bất cứ điều gì không hạn chế sự tự do hành động của Trung Quốc. Vì vậy, có ba kết quả có thể có cho các cuộc đàm phán đang diễn ra: gãy đổ, dẫn đến một mảnh giấy vô nghĩa, hoặc kéo dài mãi—cấp khách sạn sang trọng của Đông Nam Á cho  các nước rất cần tới. Điều tốt nhất có thể nói cho quá trình này, diễn đạt lại câu nói của Winston Churchill, là "đấu mồm tốt hơn đấu súng” (jaw-jaw is better than war-war).

Bài viết này cũng không khai phá sâu Sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển thế kỉ 21 của Trung Quốc. Cho đến nay, ít nhất đối với Đông Nam Á, đó có vẻ là một ví dụ khác về đấu võ mồm. Từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố sáng kiến này đến nay đã gần 2 năm ​​và điều duy nhất thấy được tới giò này vẫn là nhiều tài trợ cho khách sạn sang trọng: một vài hội nghị và tiệc chiêu đãi nhưng chẳng có đầu tư bất cứ nơi nào bên ngoài Trung Quốc, dù chỉ một nhân dân tệ. Sáng kiến ​​cụ thể duy nhất hiện lên trong đề mục này là việc kí kết các thư bày tỏ ý định giữa cơ quan quản lí Cảng Klang trước đây đầy rẫy tham nhũng của Malaysia và 5 cảng Trung Quốc. Dù chắc chắn rằng hầu hết các nước ASEAN hết sức cần đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng vẫn chưa rõ rằng Con đường Tơ lụa trên biển sẽ cung cấp điều đó không.

Chừng nào mà ASEAN còn thấy các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông là đe dọa thì các nước thành viên vẫn có khả năng sẽ xử sự thận trọng với những sáng kiến như thế ​​này. Năm 2014 Trung Quốc đã đề xuất đưa năm 2015 thành năm của Hợp tác về biển của Trung Quốc-ASEAN, và tháng 3 năm [Hợp tác] đã được chính thức ra mắt bên lề Diễn Đàn Bác Ngao (Boao Forum).[2] Kể từ đó chỉ toàn im lặng. Quỹ Hợp tác Biển Trung Quốc-ASEAN đã được công bố rất đình đám tại hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN lần thứ 14 vào tháng 11 năm 2011 với một ngân sách $ 500 triệu nhưng dường như chưa giải ngân được bất kì khoản tiền đáng kể nào bên ngoài Trung Quốc. Quan hệ Đối tác biển Trung Quốc-ASEAN đã được Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề xuất tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN lần thứ 15 năm sau.[3]  Một lần nữa, không có gì từ đó ra cả . ASEAN đã từ chối tham gia; không có hợp tác.

Thay vào đó, bài viết này tập trung vào việc phân tích làm thế nào mà các sự kiện năm ngoái — đặc biệt là phản ứng quốc tế đối với việc Trung Quốc xây dựng 7 đảo nhân tạo và việc Tòa Trọng tài Thường trực bắt đầu tiến trình xét xử — đã tạo ra một cơ hội cho hòa bình ở Biển Đông. Vâng, hòa bình.

Như thường được hiểu, có hai dạng tranh chấp ở Biển Đông. Có những tranh cãi nhỏ về việc nước nào cắm cờ trước tiên trên đảo hoặc rạn đá nào. Và có những tranh cãi to về việc liệu các nước có nên bám vào chế độ luật pháp quốc tế vốn đã tạo ra kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng nhất trong lịch sử thế giới trong hơn 70 năm qua hay không. Giải pháp cho cả hai đều nằm trong tầm tay, nếu các bên chọn cách với tới chúng.

Trước khi giải thích về việc làm thế nào, điều đáng lưu ý là mối quan ngại về những tác động rộng lớn hơn của tình hình Biển Đông đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ hiện có đang lan rộng. Ngay cả Liên minh Châu Âu —mặc dù có rất nhiều vấn đề khác phải giải quyết vào lúc này—cũng nêu lên quan ngại của mình. Tại Đối thoại Shangri-La năm 2015, đại diện cấp cao về đối ngoại, Federica Mogherini, nói tới một cách cụ thể một trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS):

Chúng ta cần phải duy trì một trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển. Chúng ta không đi vào tính hợp pháp của các yêu sách cụ thể, nhưng với tư cách người Châu Âu chúng tôi kiên quyết đối với việc chúng phải được giải quyết NHƯ THẾ NÀO, đó là, theo cách hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa vũ lực.[4]

Với Liên minh Châu Âu, Hoa Kì, Nhật Bản và đều cùng quan ngại về những vấn đề này, không có gì ngạc nhiên khi Nhóm G7, cũng đã bàn tới chúng.[5] Vào tháng 4 Nhóm công bố lần đầu tiên “Tuyên bố về an ninh trên biển," trong đó có chỗ đề cập cụ thể về Biển Hoa  Đông và Biển Đông và một phát biểu của nhóm như sau:

quan ngại bởi bất kì hành động đơn phương nào, chẳng hạn như bồi tạo đất quy mô lớn, làm thay đổi nguyên trạng và làm tăng căng thẳng. Chúng tôi cực lực phản đối bất kì nỗ lực nào khẳng định các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ hoặc biển thông qua việc sử dụng đe dọa, cưỡng ép hoặc vũ lực.[6]

Tuy nhiên, tuyên bố không nêu tên bất kì nước nào.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Kevin Andrews, cũng sử dụng Đối thoại Shangri-La để làm cho rõ việc chính phủ ông "phản đối bất kì hành động cưỡng chế hoặc đơn phương làm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, [kể cả] hoạt động bồi tạo đất quy mô lớn nào".[7] Và Canberra đã biểu lộ sự không hài lòng của mình qua việc mời quân đội Nhật Bản tham gia cuộc tập trận  Talisman Sabre hàng năm Mĩ-Úc. Trong hai năm 2014 và 2015 Úc cũng đều đã tham gia cuộc tập trận Balikatan hàng năm Mĩ-Phi. Úc đang sắp chuyển giao cho Philippines hai tàu chở tăng đổ bộ.

Hoàn thành mạng tam giác, Philippines và Nhật Bản tổ chức tập trận hải quân chung lần đầu ở Biển Đông vào giữa tháng 5 năm 2015, sau một thỏa thuận giữa hai nước ký kết hồi tháng 1.[8] Nhật Bản đang cung cấp 10 tàu tuần tra cho tuần duyên Philippines và cam kết nâng cấp năng lực giám sát và phòng thủ của Manila. Hồi tháng 6, hai nước đã chính thức hóa quan hệ đối tác chiến lược của họ.[9]

Ấn Độ cũng đã trở nên can dự nhiều hơn. Tháng 9 năm 2014 tuyên bố chung Ấn-Mĩ, đặc biệt đã đề cập Biển Đông lần đầu tiên. Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Narendra Modi kêu gọi nên giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và biển, "phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế, gồm cả UNCLOS."[10]

Ấn Độ đã phớt lờ phản đối của Trung Quốc và một lần nữa mời Nhật Bản tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar hàng năm của mình với Hoa Kì trong tháng 10 năm 2015. Ấn Độ, Nhật Bản, và Hoa Kì cũng sẽ tổ chức các cuộc đối thoại ba bên ở cấp Bộ trưởng lần đầu bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á năm 2015. Cũng có những cuộc tập trận hải quân Ấn-Nhật riêng biệt.

Trên khắp khu vực, các thỏa thuận an ninh thường được mô tả như hệ thống ổ trục và nan hoa—với Hoa Kì trong vai trò ổ trục—cũng đang trở thành hệ thống đồng bạn (peer to peer). Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Việt Nam, và những nước khác đang từng bước xây dựng các quan hệ an ninh và ngoại giao mới trực tiếp với nhau. Có một vài ngoại lệ — chẳng hạn, chỉ có "I" (India: Ấn) trong BRICS lên tiếng— nhưng hầu như tất cả các nước lớn khác đều đã trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ trích việc Trung Quốc xây dựng đảo và đưa ra những lời kêu gọi cụ thể cho việc áp dụng các nguyên tắc của UNCLOS.[11]

Điều này dẫn chúng ta đến The Hague, Hà Lan, và Cung Hòa bình—trụ sở của Tòa Trọng tài Thường trực—nơi các buổi tranh tụng đầu tiên trong vụ Philippines kiện Trung Quốc đã diễn ra vào đầu tháng 7 năm 2015.[12] Trước hết, Toà phải quyết định xem có quyền phân xử vụ kiện hay không, thực ra đó là câu hỏi liệu Toà có nghĩ rằng các tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết trước khi Toà có thể đưa ra phán quyết về loại khu vực biển nào mà mỗi thể địa lí có thể yêu sách được có dựa trên UNCLOS. Giả sử Tòa quyết định xét xử vụ án—và sẽ đáng ngạc nhiên nếu họ nói không—thì dự kiến có thể Philippines ​​sẽ thắng hầu hết tất cả các điều khiếu kiện.

Trong 7 thể địa lí do Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa, 4 chứa các mỏm đá vẫn còn ở trên mặt nước khi triều cao và 3 nằm chìm dưới nước trong trạng thái tự nhiên. Các thể địa lí này lẫn Bãi cạn Scarborough đều không thể phục vụ cho việc cư trú của con người. Do đó, nhiều nhất chúng chỉ tạo ra lãnh hải 12 hải lí, và tuyệt nhiên không có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nào cả.

Vì vậy, rất có khả năng ảnh hưởng vụ kiện của Philippines sẽ cho tòa phán quyết  đường chữ U, hoặc chín đoạn của Trung Quốc là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Nhiều người đã hỏi, "Thế thì đã sao? Trung Quốc sẽ chỉ việc phớt lờ phán quyết." Nhưng hãy nghĩ về tình huống này.

Philippines cần khai thác nguồn dự trữ khí tự nhiên mới để thay mỏ Malampaya ngoài khơi bờ biển Palawan. Malampaya, do Shell điều hành trong khuôn khổ quan hệ đối tác với Chevron và Công ty dầu quốc gia Philippines (PNOC), hiện đang cung cấp khoảng một phần ba lượng điện sử dụng trên đảo Luzon bao gồm cả thủ đô Manila. Các bản tin trên truyền thông Philippines gợi cho thấy mỏ này sẽ cạn kiệt vào năm 2024.[13]

Khảo sát địa chấn cho thấy câu trả lời nằm bên dưới Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) vốn nằm bên trong đường chín đoạn. Khảo sát do Forum Energy thực hiện dự phóng trữ lượng khí đốt ở đó là 8,8 nghìn tỉ feet khối—lớn hơn Malampaya.[14] Từ kinh nghiệm phải mất 6 năm để phát triển dự án Malampaya gốc (từ lúc phát hiện trữ lượng khí đốt có kích cỡ thương mại vào năm 1995 cho đến khi bắt đầu dự án năm 2001), yêu cầu bắt đầu khoan và xây dựng đường ống dẫn là cấp bách nếu thủ đô Philippines muốn tránh tình trạng thiếu điện trong vòng ít  hơn một thập kỉ tới. Tuy nhiên, hồi tháng 3, Forum Energy thông báo rằng chính phủ Philippines đã từ chối không cho phép khoan vì có phản đối từ phía Trung Quốc. Kể từ đó Forum Energy đã buộc phải rút việc niêm yết cổ phiếu khỏi Thị trường Chứng khoán London (London Stock Exchange).[15]

Tuy nhiên, nếu như Toà Trọng tài Thường trực phán quyết rằng Trung Quốc không có yêu sách EEZ hợp pháp đối với các nguồn tài nguyên ở Bãi Cỏ Rong thì Philippines sẽ có thể lập luận rằng bất kì hoạt động khai thác khí đốt nào của Forum Energy, hoặc một công ti khác hoạt động theo giấy phép của Philippines, là hoàn toàn hợp pháp. Nếu Trung Quốc cố tìm cách gây cản trở hoạt động hợp pháp như vậy thì sẽ dễ dàng cho các nhà phê bình quy hành động của họ là vi phạm luật pháp quốc tế. Đây sẽ là cơ hội hoàn hảo để Hoa Kì, nếu muốn, vẽ một lằn ranh trên biển.

Sẽ có vấn đề cần làm rõ liên quan tới phạm vi địa lí trong các cam kết của Hoa Kì đối với việc bảo vệ Philippines theo Hiệp ước tương trợ Quốc phòng Mĩ-Philippines, nhưng vì Điều V của Hiệp ước có nói tới "lực lượng vũ trang, tàu hay máy bay công cộng ở Thái Bình Dương," nên không khó để các luật sư của chính phủ tranh luận rằng nó bao hàm cả Biển Đông.[16] Đây cũng có thể là cơ hội khi các nước khác cùng chọn cách nói lên sự ủng hộ trật tự trên biển hiện có đi tới việc bảo vệ UNCLOS cũng như tăng thêm sự ủng hộ về ngoại giao và về các mặt khác đối với những nỗ lực của Hoa Kì và Philippines. Đây sẽ là thời điểm nguy hiểm — Trung Quốc và Hoa Kì, và có khả năng nhiều nước khác, có thể đối đầu trực diện nhau quanh Bãi Cỏ Rong. Nhưng vào lúc này, Trung Quốc sẽ có thể phải do dự. Họ khó có khả năng an lành thoát ra khỏi một cuộc đối đầu như vậy.

Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có sẵn sàng đánh liều về những hậu quả của cuộc đối đầu đó, vốn có thể xảy ra chỉ trong hai năm nữa, hay bây giờ họ có thể thấy đuợc những gì sắp xảy ra và bắt đầu thực hiện các bước để ngăn chặn truớc. Về cốt lõi câu hỏi là như thế này: lãnh đạo chính trị của Trung Quốc có coi lợi ích của họ ở Biển Đông là quan trọng đến mức đáng để hi sinh các quan hệ quốc tế khác của họ hay không? Nếu không thì có thể lợi ích trung tâm của đảng-nhà nước Trung Quốc như một tổng thể vuợt trội hơn lợi ích của các cơ quan nhà nước khác nhau—quân đội, cảnh sát biển, các công ti dầu, các nhóm vận động hành lang nghề cá, và các tỉnh ven biển— với các chương trình hành động quan liêu để vuơn lên của chính họ hay không?

Nguyên nhân gốc rễ của những hành động của các bộ phận này ở Biển Đông là phiên bản lịch sử vốn đã trở thành chính thống trong các trường học và các học viện Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo đó Biển Đông đã thuộc thẩm quyền của Trung Quốc "từ thời xa xưa." Tôi cho rằng có quá nhiều bài phân tích về các tranh chấp này dành sự chú ý quá ít cho mức độ nghiêm trọng mà Trung Quốc đặt để cho yêu sách lịch sử của họ. Tôi đã lập luận ở những nơi khác rằng phiên bản lịch sử này dựa trên việc đọc sai bằng chứng, giải thích sai, và thậm chí dịch sai.[17] Tuy nhiên, đó lại là một yếu tố thúc đẩy cốt lỏi đằng sau các hành động của Trung Quốc trên biển. Nó đáng được chú ý nhiều hơn nữa.

Phiên bản lịch sử bị bóp mép này nằm đằng sau nỗ lực gần đây nhất của Trung Quốc mở rộng kiểm soát lãnh thổ ở Biển Đông: tại cụm bãi Luconia, khoảng 65 hải lí ngoài khơi bờ biển Borneo. Đầu tháng 6 năm 2015 Shahidan Kassim, Bộ trưởng phụ trách cảnh sát biển Malaysia, đã đăng trên Facebook các bức ảnh từ một chuyến bay kiểm tra trên các bãi ngầm và, trong một cuộc họp báo tại Sân bay Miri ở gần Bang Sarawak, cho thấy một tàu cảnh sát biển biển Trung Quốc đã bỏ neo đậu tại cụm bãi Luconia kể từ tháng 8 năm 2013.

According to local fishermen, the China Coast Guard vessel is still anchored at Luconia Shoals.
 Theo ngư dân địa phương, tàu cành sát biển vẫn còn bỏ neo tại cụm bãi Luconia
(nguồn Borneo Post)

Gốc gác của chuyến Trung Quốc đi tới rạn đá này là kì quái. Yêu sách ban đầu của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và các rạn đá gần đó nảy sinh từ cuộc họp của một ủy ban chính phủ nước Trung Hoa Dân Quốc hồi năm 1935. Không có quan chức Trung Quốc nào đã từng tới quần đảo Trường Sa vào thời điểm đó, do đó, Ủy ban Thẩm tra Bản đồ Đẩt và Biển (Thuỷ lục địa đồ thẩm tra uỷ viên hội) chỉ đơn giản là lấy các bản đồ của Anh hiện có và dịch hay phiên âm tên sang tiếng Trung. Luconia không phải là một tên Trung Quốc, nó là một từ cũ chỉ Luzon.[18]

Năm 1935, Uỷ ban Thẩm tra chỉ việc phiên âm tên tiếng Anh Luconia thành Lú kāng ní yǎ tān [盧康尼亞 灘: lô khang ni á than] - trong đó tan (than) là từ Tiếng Trung để chỉ "bãi cát". Mãi cho đến năm 1947 các quan chức Trung Hoa Dân quốc mới quyết định cho các thể địa lí này mang tên "Trung Quốc" hơn. Họ đã chọn Bei-kang Ansha [北 康 暗 沙: Bắc Khang Ám Sa] cho phần phía Bắc và Nan-kang Ansha [南康 暗 沙: Nam Khang Ám Sa] cho phần phía nam của nhóm bãi ngầm này. Kang [: khang] theo nghĩa đen có nghĩa là "mạnh khỏe" nhưng có nhiều khả năng rằng nó chỉ đơn giản là cách viết tắt của các chữ phiên âm trước đó. Từ ansha (ám sa: nghĩa đen là "cát ngầm") dường như được vay mượn từ ngôn ngữ văn học vào khoảng thời gian này để cho ra một từ tiếng Trung tương đương với từ tiếng Anh "shoal" —một thuật ngữ biển mơ hồ có gốc gác là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "cạn".[19]

 Cụm bãi ngầm Luconia cách bờ biển Malaysia khoảng 84 hải lí, và cách bãi ngầm James (mà TQ coi là 'lãnh thổ' cực Nam của họ và gọi là bãi Tăng Mẫu) khoảng 60 hải lí
[các vị trí ghi chữ đò là chỗ TQ đang chiếm đóng]

Khẳng định thuờng đuợc đưa ra rằng Trung Quốc là "nước đầu tiên đặt tên" các đảo ở Biển Đông chỉ đơn giản là không có bằng chứng hậu thuẫn. Tuy nhiên, ý thức về quyền làm chủ đối với quần đảo Trường Sa, dựa trên khẳng định cũng thiếu chứng cứ của Trung Quốc, đã trở thành mối nguy hiểm lớn nhất đối với hòa bình ở Biển Đông. Việc dạy sai kéo dài về yêu sách lịch sử của Trung Quốc chỉ tạo ra một cảm giác bất bình trong dân chúng vốn làm cho các tranh chấp càng trở nên rất khó giải quyết hơn.

Blog của Andrew Chubb, South Sea Conversations (Trò chuyện về Biển Đông), cho thấy một phần bối cảnh gần đây hơn về những nỗ lực của Trung Quốc chiếm cụm bãi Luconia.[20] Việc đó dường như đuợc bắt đầu với chuyến đi đến các bãi ngầm này của nhóm ba nguời thuộc tạp chí Địa lí quốc gia Trung Quốc trên tàu của Malaysia trong tháng 4/5  năm 2009. Toàn bộ câu chuyện có thể đọc trên blog của Chubb, nhưng có vẻ là chuyến đi đó đã đặt vào những cái đầu ở Cục Quản lý Hải duơng quốc gia Trung Quốc một ý tưởng —thuyết phục họ cố yêu sách cụm bãi ngầm này như là lãnh thổ cực nam mới của đất nước.

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc có vẻ đã đóng gần như thuờng trực tại cụm bãi Luconia và bãi ngầm James gần đó kể từ năm 2013. Việc làm này bổ sung thêm cho các chuyến ghé tạt vào ít thuờng xuyên hơn của các đội tàu hải quân Trung Quốc chạy ngang qua. Hiện cũng có các báo cáo về các tàu Trung Quốc quấy nhiễu các cuộc khảo sát dầu của Malaysia trong cùng khu vực. Hai vụ diễn ra vào giữa tháng 8 năm 2012[21] và những vụ khác sau đó.

Hành động của Trung Quốc đã khiến Malaysia phải điều chỉnh thái độ "giữ im lặng và tin tưởng vào mối quan hệ đặc biệt với Bắc Kinh" có trước đó. Cá nhân Thủ tướng Najib Razak trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 2015 đã chỉ trích việc Trung Quốc  xây dựng đảo.[22] Mặc dù các chỉ dấu ban đầu cho thấy Malaysia cố gắng để lèo lái ASEAN khỏi cuộc đối đầu với Trung Quốc,[23] nhưng dưới sự chủ trì của Malaysia ASEAN đã kiên quyết trong việc phản đối những hành động gần đây của Trung Quốc. Các kết luận của hội nghị thượng đỉnh là thẳng thắn, lưu ý rằng việc Trung Quốc xây dựng đảo đã "gây mất lòng tin và sự tin cậy và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông."[24] Nhiều nguồn tin cũng cho biết rằng các quan chức Malaysia đã và đang hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác Việt Nam và Philippines, cả hai đang phát họa lập trường chung về tranh chấp biển bên trong ASEAN và trong tư cách là bộ ba đối mặt với Trung Quốc.

Có thể họ không nói như vậy công khai nhưng trong tư riêng các nước này, về cốt lõi, đã đạt tới một quan điểm chung về tranh chấp lãnh thổ. Họ trỏ vào lời lẽ trong DOC ASEAN-Trung Quốc năm 2002 nói về việc không "viện đến việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực" để cho thấy rằng họ không có kế hoạch tống xuất các bên yêu sách Đông Nam Á khác khỏi các thể đia lý đang chiếm đóng.[25] Nói cách khác, trên thực tế (de facto), họ tôn trọng tính hợp pháp của việc chiếm đóng các đảo và rạn đá hiện có. Có thể họ chưa chuẩn bị để đưa ra việc công nhận chính thức theo luật pháp (de jure) việc chiếm đóng đó, nhưng rõ ràng là, ít ra là trong nội bộ ASEAN, tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa hầu như không về vấn đề.

Cách hiểu biết theo thực tế (de facto) như thế này có thể mở rộng tới Trung Quốc không?

Tất cả những gì cần cho hòa bình ở Biển Đông là tất cả các bên tranh chấp công nhận việc chiếm đóng của bên khác và tuyên bố dứt khoát rằng họ tán đồng với tinh thần và câu chữ của UNCLOS. Tất nhiên, sẽ có mất nhưng cũng có được. Việt Nam sẽ bị mất quần đảo Hoàng Sa, nhưng sẽ được tính hợp pháp ở quần đảo Trường Sa và, với sự cáo chung của đường chín đoạn, sẽ có thể khai thác hydrocarbon và cá mà không có đối đầu. Trung Quốc sẽ mất đường chín đoạn, nhưng sẽ được tính hợp pháp ở quần đảo Hoàng Sa, trên các thể địa lý chiếm đuợc ở quần đảo Trường Sa, và, quan trọng hơn, làm giảm đáng kể khả năng đối đầu với Hoa Kì. Philippines sẽ mất chủ quyền đối với nhiều phần của nhóm đảo Kalayaan—khu vực rộng lớn của quần đảo Trường Sa mà họ yêu sách—mà không chiếm đóng, nhưng sẽ được Bãi Cỏ Rong và EEZ không có tranh chấp dọc theo bờ biển của mình. Mọi thứ đã đâu vào đó; giờ chỉ còn tuỳ quyết định của Trung Quốc.




[1] Carlyle Thayer, “China-ASEAN and the South China Sea: Chinese Assertiveness and Southeast Asian responses,” in Major Law and Policy Issues in the South China Sea: European and American Perspectives, ed. Yann-huei Song and Keyuan Zou (Burlington, VT: Ashgate, 2014), 44.
[2] Prashanth Parameswaran, “China’s Plan for ASEAN-China Maritime Cooperation,” Diplomat, April 1, 2015, http://thediplomat.com/2015/04/chinas-plan-for-asean-china-maritime-cooperation/.
[2] Bao Haibin, “China-ASEAN Maritime Cooperation Fund,” PowerPoint presentation at the ASEAN regional Forum Maritime Security Workshop on Preparedness and response to Marine Pollution Incidents, Honolulu, HI, March 4–5, 2014, http://aseanregionalforum.asean.org/files/Archive/21st/ARF%20Maritime%20Security%20Workshop%20on%20Preparedness%20and%20response%20to%20Marine%20Pollution%20Incidents,%20Honolulu,%204-5%20March%202014/Annex%209%20-%20China-ASEAN%20Maritime%20Cooperation%20Fund.pdf.

[4] Federica Mogherini, Speech at the 14th IISS [International Institute for Strategic Studies] Asia Security Summit/Shangri-La Dialogue, Singapore, May 31, 2015, http://eeas.europa.eu/statements-eeas/2015/150531_02_en.htm.
[5] Nhóm G7 gồm có Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh và Mĩ.
[6] G7 Foreign Minister’ Declaration on Maritime Security, Lübeck, Germany, April 15, 2015, http://www.auswaertiges-amt.de/EN/Infoservice/Presse/Meldungen/2015/150415_G7_Maritime_Security.html.
[7] Kevin Andrews, Speech at the 14th IISS Asia Security Summit/Shangri-La Dialogue, Singapore, May 31, 2015, http://kevinandrews.com.au/latest-news/2015/05/31/114th-iiss-asia-security-summit-the-shangri-la-dialogue/.
[8] Reuters, “Japan Steps up Maritime Engagement with Philippines, Vietnam,” InterAksyon, May 12, 2015, http://www.interaksyon.com/article/110424/japan-steps-up-maritime-engagement-with-philippines-vietnam.
[9] Associated Press, “Philippines Wants Defense Pact for Japanese Troops,” New York Times, June 5, 2015,
[10] White House, “u.S.-India Joint Statement,” September 30, 2014, https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2014/09/30/us-india-joint-statement.
[11] BRICS viết tắt của “Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa).”
[13] Alvin Elchico, “Natural Gas Supply at Malampaya to Last until 2024,” ABS-CBN News, october 21, 2014, http://www.abs-cbnnews.com/business/10/21/14/natural-gas-supply-malampaya-last-until-2024
[14] Chris Larano, “Philex to Send Survey Ship to Disputed Reed Bank,” Wall Street Journal, october 29, 2014, http://www.wsj.com/articles/philex-to-send-survey-ship-to-disputed-reed-bank-1414584594.
[15] “Forum Energy Discloses Plans to Delist Shares from uK Exchange,” BusinessWorld, April 20, 2015, http://www.bworldonline.com/content.php?section=​Corporate&title=​f​orum-energy-discloses-plans-to-delist-shares-from-uk-exchange&id​=​106458 .
[16] “Mutual Defense Treaty between the united States and the republic of the Philippines,” August 30, 1951, Article V, http://avalon.law.yale.edu/20th_century/phil001.asp.

[17] Xem, chẳng hạn Bill Hayton, “Fact, Fiction and the South China Sea,” Asia Sentinel, May 25, 2015, http:// www.asiasentinel.com/politics/fact-fiction-south-china-sea/; Bill Hayton, “China’s False Memory Syndrome,” Prospect Magazine, July 10, 2014, http://www.prospectmagazine.co.uk/world/chinas-false-memory-syndrome. 

[18] Bill Hayton, The South China Sea: The Struggle for Power in Asia (New Haven, CT: yale university Press, 2014).
[19] Ibid.
[20] Andrew Chubb, “Luconia Breakers: China’s New ‘Southernmost Territory’ in the South China Sea?,” South Sea Conversations, June 16, 2015, https://southseaconversations.wordpress.com/2015/06/16/luconia-breakers-chinas-new-southernmost-territory-in-the-south-china-sea/.
[21]  James Clad and robert A. Manning, “China’s Bad Diplomacy,” National Interest, December 17, 2012, http://nationalinterest.org/commentary/chinas-bad-diplomacy-7855?page=​show.
[22]  “Najib: Avoid Show of Force in Maritime overlapping Claims,” Borneo Post, April 24, 2015, http://www.theborneopost.com/2015/04/24/najib-avoid-show-of-force-in-maritime-overlapping-claims/.
[23] Praveen Menon and Manuel Mogato, “Host Malaysia Avoids Chinese Ire over Disputed Sea at ASEAN Summit,” reuters, April 23, 2015, http://www.reuters.com/article/2015/04/23/us-asean-summit-philippines-iduSKBN0NE0TL20150423.
[24]  “South China Sea Island-Building ‘May Undermine Peace’—ASEAN,” BBC, April 28, 2015, http://www.bbc.com/news/world-asia-32476951.
[25] Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea, Phnom Penh, November 4, 2002, http://www.asean.org/asean/external-relations/china/item/declaration-on-the-conduct-of-parties-in-the-south-china-sea.

Tuesday, November 3, 2015

Vì sao các hoạt động FON của Mĩ ở Biển Đông có lí?

Vì sao các hoạt động FON của Mĩ ở Biển Đông có lí?
Chương trình Tự do Hàng hải của Hải quân Mĩ là một biểu hiện quan trọng của luật pháp quốc tế.

Jonathan G. Odom
The Diplomat (31/10/2015)

(Bản dịch đã đăng trên anhbasam ngày 3/11/2015)

Chương trình Tự do Hàng hải (FON) của Mĩ gần đây đã thu hút được sự chú ý đáng kể tại Hoa Kì và cộng đồng quốc tế. Trong giai đoạn có sự chú ý tập trung này, một số nhà quan sát đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của các hoạt động FON (FONOP) của Mĩ. Tác giả trước đây đã vạch ra tính chính đáng và tính hợp pháp của Chương trình FON của Mĩ, gồm cả các FONOP được tiến hành như một phần của chương trình đó. Nhiều nhà quan sát khác cũng đã đặt câu hỏi về tính thích hợp và sự khôn khéo của các FONOP của Mĩ, đặc biệt là ở Biển Đông. Ví dụ điển hình là bài phê bình gần đây của tiến sĩ Sam Bateman của Australia, trong bài đó ông cáo buộc rằng các FONOP của Mĩ ở Biển Đông là "khó biện minh" (not make sense). Bài này tiếp theo sau một bài viết tương tự mà ông công bố vào tháng 6 năm 2015. Dù tiến sĩ Bateman nêu ra một số câu hỏi đúng về tình hình đang diễn ra ở Biển Đông, ông đã đưa ra nhiều giả định không chính xác đối với một số điểm về các FONOP của Mĩ và cũng phạm sai lầm đối với một số điều khác. Dưới đây là một nỗ lực chỉnh lại cho đúng những chỗ sai trái đó, dựa trên kinh nghiệm trước đây của tác giả với Chương trình FON của Mĩ ở các cấp độ hành động , vùng tác chiến, và chính sách của quân đội Mĩ.

Why US FON Operations in the South China Sea Make Sense
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ, USS Lassen, đang trên đường tới vùng biển Thái Bình Dương.
Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.

Đòi hỏi về minh bạch không bắt đầu với Mĩ

Trong phân tích của tiến sĩ Bateman về tình hình Biển Đông, có thể hiểu được việc ông xoáy sự chú ý vào đòi hỏi minh bạch nhưng không may ông xoáy sai hướng. Cụ thể, ông phàn nàn, "Không rõ Washington đang phản đối cái gì ở Biển Đông." Chắc chắn, sự thiếu rõ ràng là một thành phần trong vấn đề Biển Đông phức tạp này, và chúng tôi đã lập luận trước đó rằng sự minh bạch hơn có thể giúp cải thiện tình hình tổng thể ở Biển Đông. Tuy nhiên, sự cần thiết về minh bạch hơn không bắt đầu với Washington, mà với các bên có yêu sách - và đặc biệt là với Bắc Kinh.

Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ ý nghĩa của đường chữ U. Đó là khẳng định chính thức của Hoa Kì, Singapore, Indonesia, và một số nước không yêu sách khác. Đó thậm chí còn là đánh giá của Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải quốc gia Trung Quốc, ông có viết trong cuốn sách hồi năm 2013 rằng các cuộc tranh luận về đường chữ U của Trung Quốc "sẽ còn tiếp tục nếu Trung Quốc vẫn im lặng và tiếp tục mập mờ về yêu sách của mình." Mới gần đây và có lẽ quan trọng nhất, đó cũng là khẳng định của Tòa trọng tài trong vụ kiện Philippines-Trung Quốc, Toà đã nêu rằng việc "Trung Quốc không làm rõ ý nghĩa của đường chín đoạn" là một “thực tế”.

Lạ lùng là tiến sĩ Bateman lại có thể làm được một điều mà chính phủ nhiều nước, tòa án quốc tế, và các nhà quan sát lão luyện không thể làm được. Tháng 2 năm 2014, tiến sĩ Bateman chỉ trích điều trần trước Quốc hội Mĩ của Trợ lí Ngoại trưởng Daniel Russel qua việc nói rằng Russel đã cho thấy ông "thiếu kiến thức" về việc đường chữ U của Trung Quốc là gì. Cụ thể, tiến sĩ Bateman nói rằng đường chữ U là một "cách vẽ địa lí vắn tắt lỏng lẻo để nói rằng chúng tôi yêu sách chủ quyền các đảo và các thể địa lí, nó không thực sự chất vấn các nước khác vốn đã thiết lập vùng đặc quyền kinh tế bên trong đường chín vạch, hoặc thực sự có ranh giới biển với nước láng giềng." Dù điều này có thể là cái mà Tiến sĩ Bateman giả định nó muốn nói, không thấy có tuyên bố hoặc tài liệu chính thức nào do Trung Quốc đưa ra để hậu thuẫn cho giải thích của ông. Hơn nữa, thông lệ luật pháp quốc tế trong thiết lập yêu sách về lãnh thổ và biển không vận hành theo cách "vẽ địa lí vắn tắt lỏng lẻo".

Ngoài ra, Trung Quốc đã không làm rõ bản chất cụ thể của các thể địa lí mà họ yêu sách ở Biển Đông cũng như các khu vực biển mà Trung Quốc khẳng định rằng những thể địa lí đó được hưởng, có bao gồm những thể địa lí mà họ mới thực hiện việc tôn tạo [reclamation] (tức là bồi đắp mở rộng các khu đất được hình thành tự nhiên) và việc “đôn cao” [clamation] (tức là, xây dựng đảo nhân tạo trên các bãi triều thấp và các thể địa lí ngầm). Lúc này lúc khác, đại diện chính thức của Trung Quốc chỉ nói rằng Trung Quốc có "chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa [Trường Sa] và các vùng biển liền kề." Nhưng Trung Quốc chưa bao giờ nói rõ những thể địa lí nào ở Biển Đông là đảo được hưởng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), những thể địa lí nào là đá (rock) chỉ được hưởng lãnh hải, và những thể địa lí nào là đảo nhân tạo bảo đảm chỉ có tối đa một vùng an toàn 500 mét. Dù trong luật lãnh hải năm 1992, Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ sử dụng đường cơ sở thẳng cho toàn bộ bờ biển và tất cả các đảo, họ chưa vẽ ra hoặc công bố đường cơ sở cho bất kì thể địa lí nào trong nhóm đảo Trường Sa như theo đòi hỏi của Điều 16 của UNCLOS. Và thậm chí sau khi Hoa Kì tiến hành cuộc FONOP tuần này, Trung Quốc vẫn mập mờ về bản chất cụ thể của các thể địa lí trong quần đảo Trường Sa và các vùng biển xung quanh những thể địa lí mà họ yêu sách.

Washington đã cố rõ ràng về nhiều vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông, và có thể cũng rất cần rõ ràng hơn về các khía cạnh khác trong tương lai. Nhưng tiến sĩ Bateman cũng nên kêu gọi Bắc Kinh chính thức làm rõ những thứ mà họ đang yêu sách ở Biển Đông chính xác là gì và nêu rõ cơ sở của chúng theo luật pháp quốc tế cho việc đưa ra các yêu sách đó.

FONOP của Mĩ thách thức các yêu sách biển quá đáng chứ không phải các yêu sách chủ quyền mâu thuẫn nhau

Tiến sĩ Bateman cũng giả định rằng các hoạt động FON của Mĩ có thể có ý định dùng để "phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các thể địa lí có tranh chấp." Một lập luận như vậy đơn giản hoá quá mức tình hình Biển Đông vốn là một ví dụ điển hình về một vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế liên quan đến các tranh chấp địa lí. Thực tế là tình hình Biển Đông bao gồm nhiều loại hình tranh chấp quốc tế: (1) các yêu sách chủ quyền lãnh thổ tranh chấp nhau, (2) các yêu sách biển chồng lấn và tranh chấp nhau, và (3) các yêu sách biển thái quá.

Điều quan trọng là phải hiểu được bản chất của những tranh chấp đó, vì các loại tranh chấp khác nhau áp dụng các bộ phận luật pháp quốc tế khác nhau. (Luật tập tục [customary law] về chủ quyền áp dụng cho loại tranh chấp thứ nhất, trong khi luật biển quốc tế áp dụng cho hai loại sau.)

Thích đáng hơn với giả định thiếu chính xác của tiến sĩ Bateman, điều quan trọng là phải hiểu được các loại tranh chấp khác nhau ở Biển Đông vì nhiều chính sách quốc gia khác nhau của Mĩ áp dụng cho tình huống phức tạp đó cùng một lúc. Đối với tranh chấp chủ quyền lãnh thổ mà Hoa Kì không phải là một bên, chính sách của Hoa Kì thường là không đứng về bên nào trong các nước yêu sách chủ quyền lãnh thổ mà kêu gọi các bên tranh chấp giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Đồng thời, đối với các yêu sách biển thái quá, Hoa Kì sẽ áp dụng chính sách FON đã có lâu nay.

Như một vấn đề thực hành, việc áp dụng cùng lúc nhiều chính sách của Mĩ diễn ra thế nào? Hãy xét quần đảo Hoàng Sa ở nửa phía bắc của Biển Đông như một ví dụ. Có nhiều bên yêu sách (tức là, Trung Quốc, Đài Loan, và Việt Nam) khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời, tất cả ba bên yêu sách đều đề ra những điều hạn chế trong các vùng biển xung quanh các thể địa lí đó mà Hoa Kì đã đánh giá là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Ví dụ, mỗi một trong ba bên yêu sách đều ban hành luật quốc gia cố tìm cách hạn chế quyền đi qua vô hại (innocent passage) của tàu chiến nước ngoài. Khi tiến hành một FONOP để thách thức những yêu sách biển thái quá đó, Hoa Kì không đứng về bên nào trong các bên yêu sách chủ quyền các thể địa lí đó, mà Hoa Kì thách thức các yêu sách biển quá đáng mà mỗi bên yêu sách đang khẳng định trong các vùng nước xung quanh những thể địa lí này. Về bản chất, một FONOP của Mĩ xuyên qua những vùng biển xung quanh những thể địa lí đó có thể tính là một "thách thức – ba" (three-fer).

Còn về tình huống khi nhiều nước ven biển yêu sách chủ quyền cùng một thể địa lí nhưng chỉ một bên trong đó có yêu sách biển quá đáng xung quanh thể địa lí đó thì sao? Một lần nữa, Hoa Kì tập trung việc thách thức vào yêu sách biển quá đáng mà không đứng về bên nào có tuyên bố chủ quyền xung khắc nhau. Trong Biển Hoa Đông lân cận, quần đảo Senkaku là một tình huống có tính chất như vậy. Trung Quốc (gọi quần đảo này là Điếu Ngư [Diaoyu]) và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền đối với những thể địa lí đó. Dù Nhật Bản đã vẽ đường cơ sở thẳng dọc theo các phần của bờ biển các đảo chính của mình, một số trong đó Hoa Kì thấy là quá đáng, Nhật Bản không đưa ra yêu sách biển nào quá đáng ở vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku. Ngược lại, tháng 9 năm 2012, Trung Quốc đã vẽ một cách không phù hợp đường cơ sở thẳng xung quanh quần đảo này. Hoa Kì đã đưa ra một phản kháng (demarché) với Trung Quốc tháng 3 năm 2013 như là một phần của Chương trình FON Mĩ, thách thức đường cơ sở không phù hợp xung quanh quần đảo Senkaku. Phản kháng nêu, "Hoa Kì sẽ không đứng về bên nào đối với chủ quyền tối thượng của quần đảo Senkaku. Bất kể yêu sách chủ quyền thế nào, luật pháp quốc tế không cho phép vẽ đường cơ sở thẳng xung quanh các thể địa lí này." Như vậy, bất kì FONOP nào của Mĩ trong vùng lân cận quần đảo Senkaku sẽ thách thức yêu sách biển quá đáng đó mà không đứng về phe nào trong vấn đề các yêu sách chủ quyền xung khắc nhau đối với chính các thể địa lí này.

Về vấn đề cụ thể của FONOP của Mĩ xung quanh các thể địa lí tôn tạo/đôn cao ở  Biển Đông, tác giả hoan nghênh nỗ lực gần đây của Shannon Tiezzi trong việc tháo gỡ vấn đề phức tạp về điều mà các FONOP cụ thể đó đang thực sự thách thức là gì.

FONOP của Hoa Kì không phân biệt đối xử

Tiến sĩ Bateman cũng giả định rằng Hoa Kì sẽ tiến hành "các hoạt động FON chỉ chống lại các yêu sách của Trung Quốc" ở Biển Đông. Nhưng giả định đó cũng không chính xác. Chương trình FON của Mĩ không phân biệt đối xử đối với các nước - nó tập trung vào những yêu sách mà mỗi nước riêng lẻ khẳng định. Chương trình này thách thức tính chất thái quá của các yêu sách biển, bất kể bản chất mối quan hệ giữa Hoa Kì với các nước ven biển có yêu sách. Trong thực tế, nếu xem lại các báo cáo hàng năm của FON sẽ thấy rằng Hoa Kì thường xuyên thách thức như nhau các yêu sách biển thái quá của đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm tàng lẫn đồng minh và đối tác.

Trong nhiều thập kỉ, chính phủ Mĩ đã thách thức về mặt ngoại giao và bằng hành động các yêu sách biển quá đáng của các nước ven biển trong mọi khu vực trên thế giới. Chúng bao gồm các thách thức đối với yêu sách biển quá đáng của nhiều nước quanh Biển Đông. Trên thực tế, trước khi chương trình FON Mĩ được chính thức thành lập vào cuối những năm 1970, Hoa Kì đã phản đối ngoại giao yêu sách biển quá mức của Cộng hòa Philippines vào năm 1961. Khi xem lại các báo cáo hàng năm về Tự do Hàng hải của Bộ Quốc phòng (DoD) sẽ thấy rằng các hoạt động FON của Mĩ trong những năm gần đây đã được tiến hành một cách nhất quán không phân biệt đối xử chống lại yêu sách biển thái quá không những của Trung Quốc mà còn của Malaysia, Philippines, Đài Loan, và Việt Nam.

Với lịch sử của Chương trình FON của Mĩ như thế, sẽ hợp lí khi giả định rằng Hoa Kì sẽ tiếp tục thách thức những yêu sách quá đáng trong tương lai. Sự khác biệt duy nhất là Hoa Kì có thể sẽ thách thức ít hơn các yêu sách của một số trong các nước ven biển đó, đặc biệt là của Philippines và Việt Nam. Nhưng đó không phải là vì Hoa Kì đang đứng về phe nào hoặc phân biệt đối xử nghiêng về bên này hoặc chống lại bên khác mà bởi vì hai nước này đã ban hành luật biển quốc gia trong vài năm qua (Philippines năm 2009, Việt Nam năm 2012) vốn đã chỉnh sửa thành công một số trong các yêu sách biển thái quá có từ lâu của họ phù hợp với luật pháp quốc tế. Như vậy, việc Hoa Kì sẽ thách thức yêu sách biển trong khu vực hay không phụ thuộc nhiều hơn vào việc Trung Quốc và các bên yêu sách khác có duy trì hoặc chỉnh sửa các yêu sách biển quá đáng của mình hay không.

FONOP của Mĩ là có chủ ý về bản chất nhưng không phải là khiêu khích có chủ ý

Tiến sĩ Bateman cũng đặc tả không công bằng các FONOP của Mĩ như là "các khiêu khích có chủ ý." Ộng cáo buộc chính phủ Mĩ có ý định kích động phản ứng từ một nước ven biển. Tuy nhiên, ông không cung cấp bằng chứng hậu thuẫn cho khẳng định này. Như đã bàn trước đây, FONOP của Mĩ - cũng như các thành tố khác của Chương trình FON của Mĩ - là có chủ ý về bản chất. Đó là, chúng được hoạch định kĩ lưỡng, duyệt xét lại về mặt pháp lí, được phê duyệt đúng cách, và được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Nhưng chúng không có ý định khiêu khích. Thay vào đó, chúng có ý định cho thấy Mĩ không ngầm chấp nhận các yêu sách biển quá đáng do các nước khác đưa ra. Chấp nhận ngầm/mặc nhận (asquiescence: im lặng/không có phản ứng được coi là chấp nhận) không phải là một khái niệm mới mà đúng hơn là một nguyên tắc đã được thiết lập vững chắc từ lâu của luật pháp quốc tế.

Khi nói đến vấn đề khiêu khích, tiến sĩ Bateman một lần nữa chuyển sang một trọng tâm có ích, nhưng lại hướng sự chú ý sai chỗ. Hành động cố ý của nước nào là nguồn gốc nẩy sinh phản ứng của các nước khác? Chính cái nước ven biển đã quyết định đưa ra một yêu sách biển cố phủ nhận hoặc hạn chế quyền tự do trên biển được đảm bảo cho các nước khác. Ví dụ, Trung Quốc đã ban hành một đạo luật quốc gia hạn chế quyền đi qua vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của mình. Tuy nhiên, Điều 24 của UNCLOS nêu rõ rằng nước ven biển không được "áp đặt các đòi hỏi đối với các tàu nước ngoài mà tác dụng thực tế là phủ nhận hoặc làm suy yếu quyền đi qua vô hại." Với quy định rõ ràng này của luật quốc tế thì các nước khác trông cậy vào cái gì? Một số nước có thể giữ im lặng vì một số lí do nào đó. Nhưng có thể dễ đoán trước được rằng các nước khác, chẳng hạn như Hoa Kì, sẽ thách thức hành động đơn phương đó của nước ven biển, bằng các phản đối ngoại giao và thực hiện việc đi qua trên thực tế. Trong ý nghĩa đó, các yêu sách biển quá đáng mới là hành động có chủ ý làm nảy sinh phản ứng từ những nước khác.

FONOP của Mĩ bảo vệ ý nghĩa về Luật quốc tế áp dụng được như mong muốn

Tiến sĩ Bateman cũng cáo buộc Hoa Kì về "việc cố quay ngược đồng hồ đối với chế độ EEZ đã được cẩn thận cân bằng" trong UNCLOS. Có lẽ, với nhận xét này ông có ý định làm một lời chỉ trích đối vối lập trường hay cách tiếp cận pháp lí của Hoa Kì. Tuy nhiên, trong tư cách một người không là luật sư hay phát biểu về các vấn đề liên quan đến luật pháp quốc tế, Tiến sĩ Bateman có thể không nhận ra rằng đó đúng là những gì một nước nên làm trong việc áp dụng luật quốc tế đúng cách: dựa vào lời văn gốc và lịch sử đàm phán của một điều ước để bảo toàn tính toàn vẹn của các quy định pháp luật phản ánh trong điều ước đó.

Luật quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Vienna về Luật điều ước, vạch ra các cách thức đã được thiết lập cho các nước giải thích và áp dụng các điều ước quốc tế. Cụ thể, bộ phận luật [quốc tế] này hỏi các nước phải giải thích một điều ước theo "ý nghĩa thông thường" của các từ ngữ của nó, trong “ngữ cảnh của chúng," và dưới "ánh sáng của đối tượng và mục đích của điều ước." Bộ phận luật quốc tế này cũng chấp nhận, nếu một điều khoản cụ thể của một điều ước "không rõ ràng hoặc tối nghĩa" thì các nước có thể tham khảo các phương cách giải thích bổ sung, kể cả lịch sử đàm phán điều ước. Tương tự như vậy, các nước không được phép diễn giải lại các quy định của luật pháp trong điều ước trái với ý nghĩa thông thường của chúng, tách chúng ra khỏi ngữ cảnh, hoặc bỏ qua đối tượng, mục đích, và lịch sử đàm phán của điều ước.

Đối với vấn đề cụ thể về EEZ, Hoa Kì dựa trên những quy tắc diễn giải quốc tế đã được thừa nhận, chính xác là để đề cao và giữ gìn cái "chế độ đặc quyền kinh tế đã được cẩn thận cân bằng" phản ánh trong UNCLOS. Khái niệm độc đáo (sui generis) về EEZ nảy sinh do một số nước ven biển tìm cách bảo vệ các nguồn tài nguyên trong vùng biển trong vòng 200 hải lí đầu tiên dọc theo bờ biển của mình, và EEZ là một kết quả thương thảo nhằm đảm bảo các quyền lợi liên quan đến tài nguyên kinh tế cho các nước ven biển, nhưng mặt khác cũng bảo toàn các quyền tự do hiện có mà các nước khác được hưởng. Nó không tạo ra một khu vực an ninh – thật ra, các nỗ lực tìm cách chuyển đổi nó thành khu vực an ninh trong quá trình đàm phán UNCLOS đã bị cố ý bác bỏ. Ngữ cảnh của UNCLOS cũng có liên quan. Ví dụ, lời lẽ trong UNCLOS cấm các nước không được thu thập thông tin có thể "gây phương hại đến quốc phòng, an ninh của một nước ven biển," trong lãnh hải một nước ven biển, nhưng không có quy định tương đương hạn chế các hoạt động tương tự trong EEZ. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Đại sứ SingaporeTommy Koh, chủ tịch của hội nghị Liên Hiệp Quốc đàm phán và ký kết UNCLOS tuyên bố năm 1984: "Không ở chỗ nào nó nêu rõ liệu một nước thứ ba có thể hoặc không thể tiến hành các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của một nước ven biển. Nhưng, theo cách hiểu thông thường thì lời văn mà chúng tôi đàm phán và nhất trí cho phép các hoạt động đó được tiến hành."

Trái lại, chỉ trích trước đâygần đây của tiến sĩ Bateman về FONOP của Mĩ dường như bỏ qua "đồng hồ" này (tức là lời văn và lịch sử đàm phán UNCLOS) khi nói đến quyền đi qua vô hại. Chẳng hạn, ông chất vấn liệu quyền đi qua vô hại có đảm bảo cho các tàu chiến hay không. Nhưng quyền đi qua vô hại được đặt ra trong một tiểu mục của UNCLOS có tên, "Những quy định áp dụng cho tất cả tàu thuyền." (Nhấn mạnh thêm vào.) Và, do đó, không có gì ngạc nhiên khi cũng chính Đại sứ Koh phát biểu: "Tôi nghĩ rằng Công ước khá rõ ràng về điểm này. Tàu chiến, giống như các tàu khác, có quyền đi qua vô hại trong lãnh hải, và không có đòi hỏi nào buộc tàu chiến phải có được sự chấp thuận trước hoặc thậm chí thông báo của nước ven biển."

Biết rằng quyền đi qua vô hại là một quyền mà tất cả các tàu, kể cả tàu chiến, đều được hưởng, vấn đề là: các thông số quy phạm pháp luật về quyền đó là gì? Lời văn của UNCLOS đòi hỏi việc đi qua vô hại của một con tàu phải "liên tục và nhanh chóng" (Điều. 18). Đối với đòi hỏi mà hơn 100 nước trên thế giới đã đàm phán và ký kết trong suốt hơn mười năm đàm phán, tiến sĩ Bateman đã thêm vào một cách khó giải thích một đòi hỏi bổ sung rằng việc đi qua [vô hại] của tàu chiến cũng phải "thẳng tắp" (direct) - mà không giải thích nguồn gốc cho đòi hỏi bổ sung đó. Nhưng, như Pete Pedrozo, một trong những đồng nghiệp của tôi đã viết tinh gọn đáp trả chỉ trích trước đó của tiến sĩ Bateman, "Chẳng có điều nào trong UNCLOS gợi ý rằng một con tàu thực hiện việc đi qua vô hại phải chạy theo một đường thẳng từ điểm A tới điểm B."

Ngoài ra, lời văn trong UNCLOS đòi hỏi việc đi qua "vô hại" phải ngưng không được thực hiện một danh sách 12 hoạt động cụ thể có thể làm "phương hại đến an ninh của các nước ven biển" (Điều. 19). Trong số các hoạt động bị cấm là con tàu can dự vào bất kì việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thu thập thông tin chống lại nước ven biển, hoặc can thiệp vào hệ thống thông tin liên lạc của nước ven biển. Mặc dù danh sách cụ thể của hoạt động bị cấm này có tính chất gói trọn mọi thứ (exhaustive), tiến sĩ Bateman cho rằng chỉ việc "phái" tàu chiến nước ngoài đi qua lãnh hải của nước khác "có thể là một hành vi vi phạm quyền đi qua vô hại." Lí thuyết mà ông cho là đúng là cách mạng trong bản chất và sẽ làm mất hiệu lực trên thực tế danh sách nêu ở Điều 19 của Công ước. Tuy nhiên, một lần nữa, ông không giải thích ý thích cá nhân của ông được chuyển hóa thành luật quốc tế ở chỗ nào. Như chuyện đương nhiên, ông cũng không cung cấp bằng chứng nào cho thấy rằng quân đội Mĩ đã can dự vào bất kì hành động nào trong số 12 hoạt động bị cấm trong khi tiến hành FONOP để bảo toàn quyền đi qua vô hại. Tóm lại, lời lẽ xa gần đó là không có căn cứ về pháp lí và thựctế.

FONOP của Mĩ kì vọng các nước khác tuân theo Luật Quốc tế một cách nhất quán

Một trong những khẳng định vô lí nhất của tiến sĩ Bateman là nỗ lực phân biệt vụ tàu Trung Quốc mới đây chạy ngang qua lãnh hải của Mĩ quanh quần đảo Aleutian gần Alaska với vụ Mĩ tiến hành FONOP gần các thể địa lí tôn tạo/đôn cao ở Biển Đông. Cụ thể, ông lập luận, "Trong khi điều tàu tuần tra vào lãnh hải của nước khác đặc biệt là để chứng tỏ quyền được đi ngang qua có thể là một hành vi vi phạm quyền đi qua vô hại, các tàu Trung Quốc đã thực hiện việc đi qua thẳng tắp." Như chuyện hiển nhiên, lời giải thích của tiến sĩ Bateman phớt lờ thực tế rằng hải quân Trung Quốc mới kết thúc việc tập trân với hải quân Nga mấy ngày trước chuyến đi qua vô hại, và tàu chiến của Trung Quốc đã phải đi chệch đáng kể ra khỏi lộ trình của họ sau đó để tiến hành cái mà Tiến sĩ Bateman đặc tả như việc "đi qua thẳng tắp". Quan trọng hơn, nó bỏ qua thực tế chính trị rằng quan điểm của Trung Quốc về luật pháp quốc tế có thể đang trong quá trình phát triển, ít nhất là khi liên quan đến các đại dương ngoài Đông Á.

Mười năm trước đây,cũng chính tiến sĩ Bateman dự đoán như sau: "Đã có những kì vọng rằng Trung Quốc, khi phát triển về tầm vóc như một cường quốc biển, có thể chuyển đổi từ địa vị của một nước ven biển sang địa vị của một cường quốc biển tìm cách mở rộng tối đa các quyền tự do theo luật biển. Tuy nhiên, theo cách nhìn của tôi, điều này ít có khả năng xảy ra. Vị thế của Trung Quốc về các vấn đề này của luật biển là bám rể quá chặt. Thay vì chuyển đổi vị thế của mình, có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục với các chính sách hiện có của họ, hoặc thậm chí tăng cường chúng hơn nữa."

Tuy nhiên, trong thập kỉ qua một Trung Quốc đang trỗi dậy với các lợi ích tăng thêm trên toàn thế giới đã và đang dần tiến gần tới một nan đề trên biển: Trung Quốc sẽ tiếp tục coi chính mình thuần là một nước ven biển dễ bị xâm hại đối với các mối đe dọa bên ngoài? Hoặc Trung Quốc sẽ nắm lấy tầm quan trọng của việc gìn giữ quyền tự do trên biển nhằm bảo vệ tốt hơn lợi ích mở rộng của mình?

Bất chấp dự báo của tiến sĩ Bateman mười năm trước, các hành động gần đây của Trung Quốc trên biển gợi ra rằng họ đã chọn tự do hàng hải "tối đa", ít nhất là khi họ muốn nói tới tự do cho các đại dương nằm trong khu vực biển của các nước khác. Một thực tế khó chối cãi là hải quân Trung Quốc, trong vài năm qua, đã nhiều lần tiến hành các hoạt động quân sự trong EEZ của Mĩ (quanh Guam và Hawaii), Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ. Đồng thời, các tàu chiến của Trung Quốc cũng đã thực hiện quyền đi qua vô hại trong lãnh hải của một số nước, trong đó có Hoa Kì. Khi bị chất vấn về những hoạt động và việc đi qua đó của Hải quân Trung Quốc, các quan chức Trung Quốc đã không phủ nhận các sự việc đó.

Tất nhiên, mọi nước phải áp dụng luật quốc tế, bao gồm cả luật biển, một cách nhất quán - dù hành động trong các khu vực biển của mình hoặc trong các khu vực biển của các nước khác. Phản ứng của Mĩ đối với việc Trung Quốc đi ngang qua biển gần đây và các hoạt động của họ trong các vùng biển của nhiều nước khác, trong đó có cả những hoạt động tiến hành bên trong các khu vực biển của Mĩ, đã được tôn trọng vì nó phù hợp với luật pháp quốc tế. Với việc đi qua đó cũng như các hoạt động đã thực hiện của quân đội Trung Quốc, cuộc tranh luận pháp lí về các hoạt động quân sự của Mĩ trong EEZ của Trung Quốc và việc tàu chiến Mĩ tiến hành quyền đi qua vô hại trong lãnh hải của Trung Quốc đã kết thúc. Bất Kì nỗ lực nào tìm cách giải thích khác đi chỉ đơn thuần sẽ là một nỗ lực xảo ngôn pháp lí. (cụm từ ‘xảo ngôn pháp lí’ [legal rhetoric], theo tác giả có nghĩa là sử dụng các điều khoản của điều ước ngoài ngữ cảnh thích hợp để gán ép các lập luận chính trị hoặc đưa ra các lập luận mâu thuẫn với hành động của mình.)

FONOP của Mĩ thách thức các điều hạn chế đơn phương hơn là chấp nhận xảo ngôn mê hoặc

Nói về điều này, tiến sĩ Bateman dường như đã chấp nhận một số các xảo ngôn pháp lí của Trung Quốc dựa trên vẻ bề ngoài. Một ví dụ về một xảo ngôn như vậy là khi tiến sĩ Bateman nói rằng "Trung Quốc đã nhiều lần chối bỏ rằng họ tạo ra một mối đe dọa [đối với Tự do hàng hải]." Tuy nhiên, ta nên thận trọng trong việc chấp nhận sự phủ nhận bằng lời như vậy, và thay vì vậy nên xem xét cả lời nói lẫn hành động của Trung Quốc trong tư cách một nước ven biển.

Trong hai thập kỉ qua, Trung Quốc đã ban hành một trong các chế độ pháp lí toàn diện nhất về các yêu sách biển quá đáng so với bất kì nước ven biển nào trên thế giới. Trung Quốc đã vẽ không đúng cách đường cơ sở thẳng dọc theo toàn bộ bờ biển lục địa của mình, dù UNCLOS chỉ cho phép sử dụng các đường cơ sở như vậy trong những tình huống đặc biệt. Trung Quốc đã vẽ đường cơ sở thẳng xung quanh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Senkaku, dù UNCLOS chỉ chấp nhận quyền đó cho nước quần đảo mà thôi. Trung Quốc hạn chế quyền đi qua vô hại của tàu chiến nước ngoài trong lãnh hải của mình, dù UNCLOS đảm bảo quyền đó cho tất cả các tàu thuyền. Trung Quốc đã áp đặt hạn chế an ninh trong vùng tiếp giáp lãnh hải của họ, dù UNCLOS chỉ cho phép thực thi bốn dạng hạn chế theo luật pháp quốc gia mà thôi (đó là, tài chính, di trú, vệ sinh môi trường, và hải quan). Và Trung Quốc hạn chế các hoạt động nước ngoài trong EEZ của họ, dù UNCLOS thiết lập EEZ để bảo vệ "quyền chủ quyền" liên quan đến tài nguyên. Dù một số nước ven biển trên thế giới đã đưa ra các yêu sách biển quá đáng thuộc một hoặc hai trong số bốn dạng này, Trung Quốc là một trong bảy nước ven biển trên toàn thế giới có một "bộ đầy đủ” (full-house) các yêu sách biển quá đáng ảnh hưởng đến tự do trên biển được bảo đảm cho các nước khác ở mỗi khu vực biển của mình.

Tệ hơn nữa, chế độ pháp lí của Trung Quốc cho các yêu sách biển quá đáng là một chế độ đang có khuynh hướng đi sai hướng. Một số nước ven biển có thể đưa ra lập luận rằng các yêu sách biển quá đáng của họ chỉ đơn giản là các luật lệ kế thừa, có trước ngày phê chuẩn UNCLOS và không còn hiệu lực. Nhưng Trung Quốc đã tiếp tục tạo ra các yêu sách biển quá đáng mới trong những năm gần đây, chẳng hạn như đường cơ sở thẳng không đúng cách quanh quần đảo Senkaku vào năm 2012 và vùng nhận dạng phòng không rộng quá mức ở Biển Hoa Đông vào năm 2013.

Như vậy, bất chấp có sự đảm bảo bằng lời của Trung Quốc, các văn bản luật pháp và các hoạt động khác của họ không làm Hoa Kì và các nước khác yên tâm rằng Trung Quốc không tạo ra một mối đe dọa cho sự tự do trên biển trong vùng biển và vùng trời Đông Á, kể cả những vùng biển và vùng trời ở Biển Đông.

Lời kết

Điểm gây rối rắm nhất do tiến sĩ Bateman tạo ra là cách ông cố tối thiểu hoá những gì đang bị đe dọa khi nói đến yêu sách biển quá đáng của Trung Quốc. Cụ thể, ông nói, "Đó gần như là một chuyện vặt mà một sự cố nguy hiểm giữa quân đôi Trung Quốc và Mĩ có nguy cơ nảy ra từ đó." Đây không phải là chuyện vặt mà là chuyện lớn.

Các nước trên thế giới, kể cả Hoa Kì và Trung Quốc, dành hơn một thập kỉ để đàm phán UNCLOS. Hoa Kì không phải là một thành viên của Công ước (nhưng thừa nhận sẽ là); tuy nhiên, Hoa Kì từ lâu đã xem các quy tắc trong Công ước như phản ánh luật tập tục có tính ràng buộc. Hơn nữa, quân đội Hoa Kì và Trung Quốc đều rõ ràng công nhận UNCLOS như là bộ quy tắc cần áp dụng, với Hoa Kì công nhận rằng Trung Quốc là một thành viên [UNCLOS] và Trung Quốc thừa nhận rằng Hoa Kì "hậu thuẫn và tuân thủ pháp luật tập quán quốc tế như được phản ánh" trong UNCLOS. (Việc chỉ ra rằng Hoa Kì không phải là một bên tham gia UNCLOS chỉ đơn thuần là một cách để ghi điểm tu từ -. nhưng điều đó không làm cho những nỗ lực của Trung Quốc trong việc hạn chế quyền tự do hàng hải đảm bảo cho tất cả các nước, trong đó có Hoa Kì, giảm đi tính đúng đắn)

Bộ phận luật [quốc tế] phản ánh trong UNCLOS là một sự cân bằng chủ ý các lợi ích giữa nước ven biển và các nước sử dụng biển. Nó phải được tôn trọng trên toàn cầu. Nó phải được tuân theo một cách nhất quán. Trong bối cảnh này, việc ngầm chấp nhận cho hành động của bất kì nước ven biển nào có ý định làm suy giảm sự tự do của các vùng biển được luật hóa trong UNCLOS không phải là một lựa chọn chấp nhận được. Việc không chấp nhận ngầm là các nguyên lí cơ bản của Chương trình FONcủa Mĩ, bao gồm cả FONOP được tiến hành theo chương trình đó. Chế độ luật quốc tế cơ bản và phổ quát này sẽ được phép tháo dỡ cho phù hợp với mong muốn của một nước? Nếu chế độ luật quốc tế này được phép làm cho méo mó bởi những ham muốn đơn phương của một nước nào đó thì chế độ luật quốc tế nào sẽ có nguy cơ kế đó? Đây không phải là "chuyện vặt", tiến sĩ Bateman ạ. Rất nhiều thứ đang bị đe doạ.

Commander Jonathan G. Odom là một luật sư của Hải quân Mĩ. Hiện nay, ông là Giáo sư Luật tại College of Security Studies thuộc the Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies tại Honolulu, Hawaii, ở đó ông dạy luật quốc tế, luật an ninh quốc gia, chính sách đại dương, và an ninh biển. Từ năm 2012 đến tháng 8 năm 2015, ông giữ chức vụ Cố vấn chính sách đại dương trong Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng. Từ năm 2008 đến 2012, ông giữ chức  phó cố vấn pháp lí cho Chỉ huy trưởng bộ  chỉ huy Thái Bình Dương. Ngoài ra, cần lưu ý, trong chuyến đi đầu tiên của ông trong Hải quân mười tám năm trước đây, ông triển khai đến biển và cung cấp tư vấn về luật quốc tế khi con tàu mà ông phục vụ tiến hành ba FONOP ở Biển Đông. Đây là quan điểm riêng của ông và không nhất thiết phản ánh vị thế của Bộ Quốc phòng Mĩ hoặc bất Kì thành phần nào của Bộ