Pages

Thursday, July 13, 2017

Bàn tay ẩn khuất của Hà Nội góp phần định hình chương trình làm việc của nhóm chuyên gia ở Washington thế nào ?

Bàn tay ẩn khuất của Hà Nội góp phần định hình chương trình làm việc của nhóm chuyên gia ở Washington thế nào ?


(How Hanoi’s Hidden Hand Helps Shape a Think Tank’s Agenda in Washington)
Greg Rushford
RushfordReport (11/7/2017)
(Bản dịch này đã đăng trên Tiếng Dân  ngày 13/7/2017)

Thứ 3 tới, ngày 18 tháng 7, sẽ là một ngày trọng đại của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), vốn là một trong những nhóm chuyên gia cố vấn (think tank) uy tín của Washington trong hơn nửa thế kỷ. Hội nghị hàng năm lần thứ 7 của CSIS về biển Đông, như có hoá thân trước của nó hồi năm 2011, sẽ lại một lần nữa thu hút sự chú ý của công chúng đối với sự quyết đoán của Trung Quốc ở biển Đông. Các diễn giả với uy tín ấn tượng về an ninh quốc gia sẽ  từ Singapore, Việt Nam, Philippines, và các nơi khác ở châu Á. bay về đây. Họ sẽ được các tổ chức có thẩm quyền hàng đầu của Mỹ cùng tham gia, chẳng hạn như trường Đại học hải chiến Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu hải chiến của nó. Thượng nghị sĩ Cory Gardner, đảng Cộng hòa từ Colorado hiện chủ trì ban Châu Á thuộc Uỷ ban quan hệ đối ngoại, sẽ mở đầu ngày đó với một bài phát biểu về "Đổi mới lãnh đạo của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương."
Vậy, ai đã-hào phóng chi tiền cho các hội nghị nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới lãnh đạo của Mỹ ở châu Á? Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành CSIS John Hamre đã-tránh né vấn đề này trong 6 năm qua. Chẳng hạn tháng 7 năm ngoái CSIS công bố rằng hội nghị hàng năm lần thứ 6 của CSIS về biển Đông đã "xảy ra được nhờ có sự ủng hộ rộng rãi cho CSIS."
Điều đó không những quá mơ hồ để truyền đạt ý nghĩa thực sự mà còn là “diễn giải sai” cùng cực, theo một nguồn giấu tên. Để hậu thuẫn cho cáo buộc đó, nguồn đó đã cung cấp cho tôi các tài liệu nội bộ "bí mật" của CSIS chỉ ra đích xác nguồn tiền đó là từ đâu ra.
Các bản ghi nhớ, email, và các hồ sơ khác tiết lộ rằng Hamre có một thiên thần bí mật - tại Hà Nội.
Và thiên thần đã có một tiếng nói quan trọng trong việc mời và không mời ai đến hội nghị hàng năm về biển của CSIS. Nhà hảo tâm bí mật của CSIS là một cánh tay của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đơn vị đó, có tên là Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), trực thuộc Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Đảng Cộng sản, theo trang web chính thức của nó. Phạm Bình Minh, hiện là Phó Thủ tướng Việt Nam, thành viên cao cấp của Đảng giữ chức bộ trưởng ngoại giao kể từ năm 2011.
Kể từ năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã tặng CSIS hơn $ 450 000 để tổ chức các cuộc hội thảo hàng năm về biển Đông. Qua nhiều năm, CSIS đã tăng thêm $ 55.000 từ tài khoản nội bộ của nhóm chuyên gia này, nguồn của nó không được xác định trong tài liệu mà tôi được cho xem. Giám đốc CSIS Hamre từ chối không đáp ứng các yêu cầu liên tục cho biết ý kiến của ông.

Câu hỏi về tính minh bạch
Đây không phải là lần đầu tiên mà câu hỏi đó-được nêu ra trên báo chí về CSIS và những đóng góp trong bóng tối từ các nguồn nước ngoài. Chẳng hạn, ngày 07 tháng 9 năm 2014, báo New York Times đăng một bài viết có tên "Thế lực nước ngoài mua ảnh hưởng các nhóm chuyên gia." Các phóng viên Eric Lipton, Brooke Williams và Nicholas Confessore đã truy nguồn hàng triệu đô la từ các chính phủ nước ngoài chảy vào các nhóm chuyên gia cố vấn có ảnh hưởng ở Washington , trong đó có CSIS, trong những năm gần đây. Nguồn tiền đen tối này "đã đặt ra những vấn đề đáng lo ngại về tự do trí tuệ", họ lưu ý khi nêu ra trường hợp của các học giả mà ý kiến của họdường như bị ảnh hưởng quá mức bởi vấn đề tài chính.
Đáp ứng yêu cầu của tờ Times, CSIS đồng ý công bố một danh sách hơn một chục nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, trong đó có Nhật Bản, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kì. Nhưng tiết lộ của giám đốc CSIS Hamre nhiều lắm chỉ là minh bạch một nửa. CSIS "từ chối tiết lộ chi tiết hợp đồng của họ với các nước này hay số tiền tài trợ thật sự," tờ báo đưa tin.
Hiện tại, trang web của CSIS tiết lộ 11 nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài. Chẳng hạn như United Arab Emirates, đã đóng góp "$ 500 000 trở lên," cho các “nghiên cứu khu vực” không xác định. Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kì đã đóng góp đâu đó trong khoảng $ 100 000 - $ 499 999," lại cũng không xác định. Và các đóng góp từ $ 5 000 - $ 99 999 từ 5 chính phủ khác bao gồm Kazakhstan và Đức. Không đóng góp hiện đang được liệt kê là từ chính phủ Việt Nam.

Bàn tay ẩn khuất của Hà Nội
Có một món tiền nào đó của Việt Nam tặng cho CSIS, tuy nhiên, được ghi nhận ở chỗ khác trên trang web của CSIS - giấu đi dưới dạng các quà biếu của 48 cơ sở, các tổ chức phi chính phủ, và "các nhà tài trợ phi lợi nhuận". Học viện Ngoại giao Việt Nam được liệt kê như đã tặng ít nhất $ 5 000 cho CSIS, nhưng không nhiều hơn $ 99 999. DAV là gì, hoặc món tiền đó định dành cho cái gì, khác hơn "các nghiên cứu khu vực," thông thường không xác định, không được tiết lộ.
Không có gì bất cứ nơi nào trên trang web của CSIS chỉ ra rằng DAV là một cánh tay chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Không có gì gợi ra rằng Học viện Ngoại giao Việt Nam tư vấn Bộ trưởng ngoại giao "trong việc xây dựng, hoạch định và thi hành chính sách đối ngoại của Nhà nước," như nó ghi trên chính website của mình. Để biét được rằng DAV cũng tham gia trong viẹc "trao đổi học thuật" với các tổ chức nghiên cứu ở Việt Nam và ở nước ngoài, người ta phải đi đến trang web của DAV mà CSIS không nêu nó ra.
Các kết nối chính thức giữa các quan chức của CSIS và chính phủ Việt Nam, theo tài liệu mà tôi được xem, tính từ ngày 25 tháng 4 năm 2012. Đó là ngày kí bản ghi nhớ đầu tiên giữa CSIS và một nhà ngoại giao Việt Nam. Ernest Bower đã thay mặt CSIS kí với tư cách cố vấn cao cấp kiêm giám đốc Chương trình Đông Nam Á của nhóm chuyên gia này. Từ năm 2011 Bower cũng-từng là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của BowerGroupAsia, một công ti tư vấn quốc tế có văn phòng tại Việt Nam và các nước châu Á khác.
Nguyễn Vũ Tùng, vào năm 2012 là Phó trưởng đoàn công tác của toà Đại sứ Việt Nam tại Washington, đã thay mặt DAV kí kết. Hà Nội đã đóng góp $ 129 236 cho việc tổ chức hội nghị thứ 2 của CSIS vào tháng 7 năm đó. CSIS thêm vào $ 20 000.
Nhà ngoại giao Nguyễn Vũ Tùng bây giờ là một quan chức cấp cao của DAV; ông có mặt trong nhóm chủ toạ điều khiển Hội nghị của CSIS về biển Đông 2016, tổ chức-ngày 12 tháng 7 năm ngoái. Và tại sự kiện lần 7 của CSIS vào thứ Ba tới, Đặng Cẩm Tú, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược của DAV, sẽ có mặt trong nhóm chủ toạ được Cố vấn cao cấp Murray Hiebert của CSIS điều tiết.

Lợi ích xung khắc
Hiebert là cố vấn cao cấp cho BowerGroupAsia. Công việc của ông như một nhà tư vấn doanh nghiệp tư nhân không nêu trên lí lịch CSIS của ông, ông cũng không tiết lộ mối quan hệ với các công ti trong các giối thiệu công cộng của CSIS. Hiebert từ chối giải thích vai trò kép của ông, còn giám đốc CSIS là Hamre và ban giám đốc nhóm chuyên gia này cũng giữ im lặng.
Trong năm 2015 Hiebert thừa nhận rằng một nghiên cứu của CSIS về mối quan hệ Mỹ-Việt mà ông là đồng tác giả đã đượcchính phủ Việt Nam trả tiền - sư thật là nghiên cứu được công bố này đã không được tiết lộ. Hiebert đã thu hút chú ý trước đây vì thái độ miễn cưỡng không muốn đưa ra phân tích chỉ trích thành tích nhân quyền bị hoen ố của Việt Nam. Thậm chí có lần ông đã gọi người bảo vệ kèm một người Mỹ gốc Việt ủng hộ dân chủ nổi bật ra khỏi cơ sở của CSIS, sau khi đã bị các quan chức an ninh Việt Nam áp lực đòi làm như vậy. (Để biết thêm chi tiết, xem How Hanoi Buys Influence in Washington, D.C [Hà Nội mua ảnh hưởng ở Washington, DC thế nào], và Obama’s Vietnam ‘Legacy’ Trip: A Realiti Check [Chuyến đi Việt Nam ‘di sản’ của Obama: một kiểm nghiệm thực tế], www.rushfordreport.com.)
Hiện giờ, ông chủ chi tiền cho CSIS của Việt Nam là Trần Trường Thủy. Thuỷ là một quan chức lâu năm cựu của DAV từng tham gia các hội nghị về biển hàng năm của CSIS kể từ lần đầu tiên vào năm 2011. Vào ngày 11 tháng 7 năm 2016, Thúy đã ký bản ghi nhớ bí mật của CSIS định ngân sách cho hội nghị năm ngoái. Lúc đó ông đội một cái mũ khác: Giám đốc Quỹ [Hỗ trợ] Nghiên cứu Biển Đông (FESS).
FESS miêu tả chính mình trên trang web của họ như là một tổ chức phi lợi nhuận do DAV và các nhà ngoại giao Việt Nam khởi xướng năm 2014. FESS và DAV có chung một địa chỉ tại Hà Nội. Nhiệm vụ của FESS về cơ bản là giải thích cho khán giả trong nước và quốc tế về vị thế của chính phủ Việt Nam đối với các tranh chấp trên biển với Trung Quốc. Cách giải thích ngắn gọn về việc điều hành: Bộ Ngoại giao - và trên hết là Đảng Cộng sản – nắm quyền kiểm soát cả DAV lẫn FESS.
Ngân sách hội nghị CSIS năm ngoái là điển hình cho các hội nghị trước đó. Việt Nam đồng ý chi $ 94 935 trong tổng chi phí $ 104 935. Sáng kiến Minh bạch trên biển châu Á của CSIS đóng góp $ 10 000. Nguồn tiền được sử dụng để chi cho thời gian nhân viên CSIS tiêu tốn cho sự kiện này, đi lai và khách sạn từ các địa điểm khác nhau ở châu Á cho các diễn giả, và các chi phí hội nghị khác chẳng hạn như những khoản liên quan tới các bữa ăn và các tài liệu in ấn. Như đã từng làm trong những năm trước đây, CSIS đồng ý gửi tất cả các biên lai cho Hà Nội.
Trong khi thỏa thuận hợp đồng với Hà Nội quy định rằng cả CSIS lẫn Việt Nam sẽ "cùng nhau dự thảo chương trình nghị sự và danh sách người tham gia," CSIS cũng khẳng định quyền đối với việc hoàn toàn độc lập trong biên tập và và “quyền tự do định đoạt toàn bộ và thẩm quyền quyết định cuối cùng".
Những quyền đó đã bị thử thách trong những ngày trước khi hội nghị năm ngoái, được tổ chức vào ngày 12 tháng 7 năm 2016. Cũng vào ngày đó, một tòa án quốc tế ở The Hague công bố phán quyết xác định rằng Trung Quốc đã và đang hành động vi phạm các nghĩa vụ pháp luật quốc tế qua việc huỷ diệt các rạn san hô để xây dựng đảo nhân tạo vũ trang hoá ở vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines - đưa cả Manila lẩn Hà Nội vào trong tầm các máy bay phản lực ném bom của Trung Quốc.

Quyền lực của ông chủ chi tiền thể hiện
Biết khả năng công chúng quan tâm rất lớn sau phán quyết của tòa án, hai nhân viên CSIS là Murray Hiebert và Greg Poling đề nghị Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc ở Washington, phát biểu tại hội nghị. Xét tới những đòn đánh mà Bắc Kinh sẽ nhận lấy ngày hôm đó theo ánh sáng của phán quyết này, Hiebert và Poling nghĩ rằng điều đó là công bằng, và đã nói như vậy trong email của họ.
Poling báo cho Thuỷ vào ngày 7 tháng 7 rằng ông đã nghe tin từ toà đại sứ Trung Quốc rằng ông Khải sẵn sàng để nói chuyện.
Thủy nổi cáo lên.
Nhà ngoại giao Việt Nam báo cho Hiebert trong một email ngày 8 tháng 7 năm 2016 "Murray, chúng tôi không thể đồng ý với cách anh xử lí hội nghị này.Anh mời Đs Trung Quốc mà không tham khảo ý kiến chúng tôi và bây giờ nói rằng không thể huỷ lời mời ông ta. Hãy hiểu rằng tạo ra một diễn đàn để giúp Trung Quốc đẩy mạnh việc tuyên truyền không phải là mục đích của chúng ta.
Hiebert phản hồi: "Mục tiêu của chúng tôi không phải là để tạo ra một chỗ cho Trung Quốc tuyên truyền mà nhằm tạo ra một diễn đàn đáng tin cậy cho thấy hành vi không thể chấp nhận của Trung Quốc ở BĐ [biển Đông]. Đs Khải sẽ không thuyết phục được ai rằng công lí đứng về phía ông ta. Cho phép ông ta phát biểu sẽ làm cho tất cả các sự kiện trong ngày của chúng ta và các chỉ trích mạnh mẽ đối với Trung Quốc của hội nghị được nhiều sự tín nhiệm hơn nữa mà không làm thông điệp của chúng ta bị mất tập trung."
Cuối cùng, sau một loạt các email với các nhân viên của CSIS đến chỗ bế tắc, Thuỷ khẳng định lập trường. "Murray, không phép Đs Trung Quốc phát biểu không phải chỉ là ý kiến cá nhân mà là một đòi hỏi nghiêm ngặt từ 'các nhà bảo trợ' của chúng tôi và tôi không-còn cơ hội để thuyết phục họ nữa."
Đối mặt với thái độ không suy xuyển của những người có túi tiền tại Hà Nội, Hiebert và Poling đưa ra một lập trường thoả hiệp. Hiebert báo cho nhà hảo tâm Việt Nam vào ngày 11 "Anh Thủy, ông Khải sẽ không phát biểu tại hội nghị ngày mai, mà ông sẽ nói chuyện sau này sau khi hội nghị kết thúc một ngày, theo lời mời của Chương trình Sức mạnh Trung Quốc, không liên quan đến chương trình Đông Nam Á phụ trách tổ chức hội nghị này".
Như Hiebert đã hứa với Thủy, hội nghị ngày 12 tháng 7 do Chính phủ Việt Nam chi trả ngưng lúc 4:30 pm. Mười lăm phút sau đó, lúc 4:45 giờ chiều, đại sứ Trung Quốc phát biểu các nhận xét của ông, được phát trực tuyến.

Rơi vào cảnh trớ trêu và thất bại về trí tuệ và đạo đức
Có một điều trớ trêu trong câu chuyện này. CSIS đã giành được sự tôn trọng đích thực trong các các nhóm chuyên gia đối ngoại hàng đầu vì những thành quả trong việctập trung sự chú ý của công chúng Mỹ vào hành vi sai trái của Trung Quốc ở biển Đông. Chỗ lấn cấn là việc lãng tránh liên quan tới ai đã chi tiền. Điều đó lại bị chồng chất thêm bởi các quan hệ với doanh nghiệp bên ngoài của các quan chức của CSIS đang quyên tiền từ chính phủ Việt Nam cùng lúc họ quảng bá các giao dịch doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.
Người đọc sẽ rút ra kết luận của riêng mình về việc chính phủ Việt Nam được gì với đồng tiền họ bỏ ra. Những năm được đề cập trong bài viết này, chương trình làm việc của Việt Nam ở Washington có một số phần chủ chốt. Hà Nội muốn tạo ra một bầu dư luận để nuôi dưỡng quan hệ gần gũi hơn về ngoại giao và an ninh với Hoa Kì. Các nhà phân tích của CSIS cũng muốn điều đó. Việt Nam  muốn Tổng thống Barack Obama đến thăm Việt Nam, để góp phần đưa các quan hệ vào chiều sâu. CSIS cũng ủng hộ chuyến đi đó. Hà Nội muốn Washington dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây chết người với chế độ cộng sản này. Các nhà phân tích CSIS cũng chia sẻ phần này của chương trình hoạt động. Và Việt Nam muốn sự hậu thuẫn của Mỹ cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. CSIS cũng có chung ý nghĩ đó.
Chắc chắn, các quan chức CSIS có thể lập luận nghe có lý rằng chương trình làm việc mà họ đang thúc đẩy là vì các quan hệ Mỹ-Việt tốt hơn là hợp lí.
Nhưng có nhiều điều trong câu chuyện này dấy lên những câu hỏi rắc rối. Trên hết mọi thứ, chính phủ Việt Nam muốn giới ưu tú trong chính sách đối ngoại ở Washington không để mắt tới các vi phạm thô bạo về nhân quyền của Hà Nội. Đảng Cộng sản thấy sự tồn tại của chính họ như là phụ thuộc vào khả năng tiếp tục đàn áp ngay cả người bất đồng chính kiến ôn hoà. Và như tôi đã báo cáo trước đó trong bài Hà Nội mua ảnh hưởng thế nàoChuyến đi Việt Nam ‘di sản’ của Obama , John Hamre, Ernie Bower, Murray Hiebert, và Greg Poling-đã-cẩn thận không làm mất lòng khó sửa chữa đối với những kẻ có quyền lực tại Hà Nội khi các câu hỏi trái khoáy về chính trị tù nhân-nêu ra.
Từ chối lên tiếng khi các công dân Việt Nam dũng cảm bị bỏ tù chỉ vì thực hiện ôn hoà các quyền phổ quát của họ về tự do ngôn luận chắc chắn là một thất bại về đạo đức.
Và cũng có một sự thất bại về trí tuệ. Việt Nam, một thành viên của Liên Hiệp Quốc, là một bên kí kết nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác đảm bảo công dân của họ có các quyền phổ biến về tự do ngôn luận và bày tỏ. Bất kì nhà phân tích nào chỉ trích Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế ở biển Đông chắc chắn phải có nghĩa vụ chỉ ra rằng việc Việt Nam đàn áp liên tục một số công dân tốt nhất của mình cũng là vi phạm các chuẩn mực pháp lí quốc tế được thừa nhận của Liên Hiệp Quốc.

Có lẽ, trừ khi có loại tiền được làm ra bằng cách quay nhìn chỗ khác.

No comments:

Post a Comment