Pages

Saturday, July 22, 2017

Logic đằng sau cách Trung Quốc đối xử với Lưu Hiểu Ba

Logic đằng sau cách Trung Quốc đối xử với Lưu Hiểu Ba

Đối với chế độ, biến ông thành một thánh tử đạo an toàn hơn là để cho những ý tưởng của ông lan rộng ra.

(Financial Times 18-7-17)
Jamil Anderlini

(Bản dịch đã đăng trên Tiếng Dân ngày 18/7/2017)


Lưu Hiểu Ba, nhà trí thứcTrung Quốc vĩ đại và là người đoạt giải Nobel qua đời vào tuần trước trong lúc đang chịu hình phạt tù 11 năm vì đã không đồng ý một cách hòa bình với chính quyền độc đảng ở nước ông.

Cái chết của ông vào tuần trước là một cảnh tượng tàn nhẫn đến lố bịch.Những kẻ bắt gữ ông không phát hiện và thừa nhận ông bị ung thư đến khi ông chỉ còn vài tuần để sống, việc điều trị cho ông ít hơn lá sung và mong muốn của ông rời khỏi Trung Quốc khi sắp chết đã bị từ chối.

Chính quyền đã sắp xếp cho thuỷ táng ông trên biển vì sợ rằng mộ ông có thể biến thành chốn thiêng liêng cho nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của đất nước này, và anh trai của ông đã được phô ra trước giới truyền thông cảm ơn Đảng Cộng sản và chính quyền về sự cư xử tàn tệ họ đối với ông.

Với nguồn gốc như là một phong trào cách mạng, đảng công sản hiểu rất rõ sức mạnh của những thánh tử đạo đầy sức hấp dẫn như Lưu Hiểu Ba, chính vì vậy họ đã coi ông và thông điệp của ông ấy là chuyện nghiêm trọng.

Mức độ kiểm duyệt nhà nước ngày càng tăng lên trong tuần vừa qua và chính phủ đã tỏ ra giận dữ trước các phương tiện truyền thông phương Tây vì họ đưa tin về Lưu Hiểu Ba và cái chết không đúng lúc của ông.

Cuộc tranh cãi của công chúng Bắc Kinh gút lại như thế này: Lưu Hiểu Ba đã bị tòa án Trung Quốc kết án vì vậy ông là một tội phạm thông thường, trao giải Nobel cho ông là một "sự phỉ báng" và không phải là việc của bất cứ ai bên ngoài Trung Quốc.

Lí do thực sự, theo tiết lộ riêng của vài quan chức, là: Trong bốn thập ki vừa qua Trung Quốc đã xoay xở nâng được 800 triệu người thoát khỏi đói nghèo bằng cách kết hợp cải cách kinh tế và đàn áp chính trị, và những người như Lưu Hiểu Ba, với lý tưởng phi bạo lực, kêu gọi tự do cá nhân và sẵn lòng chết vì niềm tin của mình, đặt ra một mối đe dọa tiềm ẩn đối với chính quyền độc đảng.

Ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đều đã đọc quyển Chế độ xưa và Cách mạng Pháp của Alexis de Tocqueville và cũng đã nghiên cứu cặn kẽ các thời kì dẫn tới cách mạng Nga 1917, cách mạng Trung Quốc năm 1911 và sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.

Kết luận của họ là các hệ thống độc tài sẽ dễ bị tổn thương nhất khi họ cố gắng tự do hóa.Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải tránh điều này bằng mọi giá.

Vì cải cách chính trị từng bước là điều chế độ không muốn bàn tới, các cá nhân như Lưu Hiểu Ba phải bị đàn áp một cách không khoan nhượng nếu không tia lửa mà họ châm ngòi đám cháy trên đồng cỏ có thể lan rộng đe doạ đến sự ổn định và phúc lợi của toàn xã hội Trung Quốc.

Sự kiện Lưu Hiểu Ba nổi lên thành một nhà bất đồng chính kiến từ trong cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và vụ thảm sát sau đó khiến cho vụ việc của ông trở nên quan trọng hơn nhiều.

Lãnh đạo của Trung Quốc cho rằng, và nhiều người dân thường tin rằng thành tựu kinh tế của nước này kể từ đó không thể có được nếu đảng không tung Quân đội Giải phóng Nhân dân vào đám người biểu tình không vũ trang.
Cũng như trong bất kì xã hội nào, các quan chức chính phủ và cán bộ đảng Cộng sản không phải đều là kẻ vô tâm. Tôi biết có một số người nghĩ rằng việc đối xử với Lưu Hiểu Ba là đáng xấu hổ. Nhưng phần lớn cũng nghĩ đó là một điều ác cần thiết. Họ thật sự tin rằng sự hỗn loạn về chính trị hoặc thậm chí nội chiến có thể sinh ra từ một thúc đẩy dân chủ mới của dân chúng sẽ dẫn đến sự khốn khổ khôn lường cho hàng trăm triệu người. So với điều đó, họ chất vấn, thì cái đau đớn của một cá nhân ngang bướng là gì?

Để hiểu được logic độc tài tàn nhẫn đằng sau cách Bắc Kinh đối xử với Lưu Hiểu Ba không phải để bào chữa hay tha thứ nó.Nhưng điều quan trọng là để những người ở bên ngoài Trung Quốc hiểu nó, đặc biệt khi Trung Quốc trở nên nổi rõ và năng động trên trường quốc tế hơn.

Cách Lưu Hiểu Ba tự đặt ra vào năm 2006 như sau: "Mặc dù chế độ thời hậu Mao vẫn là một chế độ độc tài, nhưng không còn là cuồng tín mà là một chế độ độc tài có lí lẽ, ngày càng biết tính toán lợi ích của nó tinh vi hơn."

Trong việc tính toán các lợi ích đó, chế độ đã khẳng định rằng biến ông thành một thánh tử đạo an toàn hơn là để cho những ý tưởng của ông lan rộng ra. Kết luận này có lẽ đúng trong ngắn hạn.

Do những nỗ lực của đảng, đại đa số người dân Trung Quốc chưa bao giờ nghe nói đến Lưu Hiểu Ba và hầu hết những người đã từng nghe tới ông đều nghĩ ông là một người kẻ gây rối vô vọng.Cái chết của ông sẽ không kích động nên một cuộc cách mạng.

Nhưng tôi tự hỏi liệu tính toán của đảng sẽ tỏ cho thấy là đúng trong dài hạn hay không. Với việc công khai bác bỏ việc dân chủ hoá dần dần từ trên xuống, khả năng phản đối từ dưới lên đối với cách cai trị độc tài đang tăng lên.

Nếu và khi ngày đó đến, những người biểu tình chắc chắn sẽ mang theo những tấm biểu ngữ có khuôn mặt tươi cười của Lưu Hiểu Ba có kẻ đậm lời ông viết nhưng đã bị cấm đọc tại phiên toà xử ông vào ngày Giáng sinh năm 2009: "Không có sức mạnh nào có thể đặt dấu chấu hết cho cuộc truy tìm tự do của con người, và cuối cùng thì Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia được cai trị bằng luật pháp, nơi mà quyền con người là tối thượng."

No comments:

Post a Comment