TỪ MỞ RỘNG BIÊN CƯƠNG TRÊN BẢN ĐỒ
ĐẾN XÂY DỰNG ĐẢO NHÂN TẠO:
LỊCH SỬ 100 NĂM TRANH CHẤP
BIỂN ĐÔNG
Lê Oa Đằng
ĐẾN XÂY DỰNG ĐẢO NHÂN TẠO:
LỊCH SỬ 100 NĂM TRANH CHẤP
BIỂN ĐÔNG
從地圖開疆到人工造島:百年南海紛爭史
黎蝸藤
CÔNG TY SÁCH NGŨ NAM
ĐÀI BẮC-2017
Giới thiệu sơ lược tác giả
Lê Oa Đằng: Tiến sĩ Triết học Đại học Virginia, Hoa Kỳ, hiện tham gia công tác nghiên cứu ở cơ quan học thuật của Hoa Kì. Những năm gần đây chuyên nghiên cứu lịch sử biển Hoa Đông và biển Đông, luật biển quốc tế và quan hệ quốc tế ở Đông Á.
Tác phẩm có “Đảo Điếu Ngư là của ai - Lịch sử và pháp lí đảo Điếu Ngư”, “Lịch sử Nam Hải bị bẻ cong- Biển Đông trước thế kỉ 20”
ĐÀI BẮC-2017
Giới thiệu sơ lược tác giả
Lê Oa Đằng: Tiến sĩ Triết học Đại học Virginia, Hoa Kỳ, hiện tham gia công tác nghiên cứu ở cơ quan học thuật của Hoa Kì. Những năm gần đây chuyên nghiên cứu lịch sử biển Hoa Đông và biển Đông, luật biển quốc tế và quan hệ quốc tế ở Đông Á.
Tác phẩm có “Đảo Điếu Ngư là của ai - Lịch sử và pháp lí đảo Điếu Ngư”, “Lịch sử Nam Hải bị bẻ cong- Biển Đông trước thế kỉ 20”TÓM TẮT
Các tranh chấp ở biển Đông (SCS) đã là một điểm nóng trong một thời gian dài. Bên cạnh các tranh chấp truyền thống về yêu sách lãnh thổ đối với các đảo, biên giới trên biển, tài nguyên dưới nước và đáy biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, biển Đông đã trở thành đấu trường tranh giành quyền lực biển giữa Mĩ và Trung Quốc trong những năm gần đây. Để hiểu các cuộc tranh giành biển Đông, cần phải hiểu lịch sử của biển Đông. Tuy nhiên, mặc dù có một số lượng lớn các bài báo và sách về biển Đông, nhưng khó có thể tìm thấy có một công trình nào xem xét và phân tích khách quan và thấu đáo các tư liệu lịch sử về biển Đông.
Cuốn sách của tôi, Biển không có tranh chấp, Lịch sử bị bóp méo của biển Đông (SCS) trước năm 1900 (2016), là nỗ lực đầu tiên để làm điều đó. Cuốn sách hiện tại này là phần tiếp theo, tập trung vào lịch sử hiện đại của biển Đông, tức là lịch sử sau năm 1900. Nó có bốn mục tiêu. Thứ nhất, thu thập, khai quật và kiểm tra các tư liệu lịch sử liên quan đến biển Đông. So với thời cổ đại, tư liệu lịch sử cho thời hiện đại phong phú hơn nhiều. Nhưng những câu chuyện kể về lịch sử hiện đại của biển Đông phần lớn đã bị bóp méo bởi việc lọc lựa và diễn giải sai trong tuyên truyền quốc gia. Thứ hai, khám phá nguồn gốc và sự phát triển của các tranh chấp về biển Đông, và giải thích các sự kiện liên quan trong bối cảnh lịch sử của chúng. Thứ ba, phân tích các vấn đề pháp lí liên quan trong khuôn khổ dựa trên luật pháp quốc tế. Thứ tư, thông qua việc phân tích lợi ích của các bên liên quan, cuốn sách nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về thực trạng của biển Đông hiện nay. Cuốn sách chỉ ra rằng không có yêu sách của bên nào đối với biển Đông là không thể tranh cãi. Giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế có thể là giải pháp tốt nhất, mặc dù giải quyết hòa bình tranh chấp là không hứa hẹn.
Cuốn sách chia lịch sử hiện đại của biển Đông thành bốn thời kì. Giai đoạn đầu tiên (1900-1952) là "Kỉ nguyên Nhật Bản". Trong giai đoạn này, Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng ở biển Đông. Lợi ích thương mại đã thúc đẩy các doanh nhân Nhật Bản khám phá và chiếm đóng quần đảo với sự trợ giúp của chính phủ Nhật Bản với mục đích quân sự ở một mức độ nhất định. Các chuyến đi tới đảo của Nhật Bản là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tranh chấp lãnh thổ lần thứ nhất (quần đảo Pratas, 1907), lần thứ hai (quần đảo Hoàng Sa, 1931) và lần thứ ba (quần đảo Trường Sa, 1933) ở biển Đông. Sau thất bại trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản từ bỏ các đảo ở biển Đông trong các hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên, các hiệp ước hòa bình này không giải quyết vấn đề chủ quyền đối với các đảo ở biển Đông.
Giai đoạn thứ hai là “Kỉ nguyên Chiếm đảo” (1953-1989). Trong giai đoạn này, hai chính quyền Trung Quốc (Trung Hoa Dân Quốc hoặc Quốc dân đảng ở Đài Loan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh) và các quốc gia mới độc lập (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia) tranh giành quyền kiểm soát các đảo. Việc phát hiện ra dầu ở biển Đông vào cuối những năm 1960 càng làm tăng thêm sự cạnh tranh. Bắc Kinh kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa và tiến đến Trường Sa bằng hai trận hải chiến với Việt Nam.
Giai đoạn thứ ba là “Kỉ nguyên đối đầu cường độ thấp và phân định biển” (1990-2008). Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Trung Quốc đã áp dụng chính sách ngoại giao “Láng giềng tốt” và đề xuất “gác tranh chấp”. Trung Quốc đã thay đổi chiến lược của mình bằng cách sử dụng các tàu dân sự nhà nước thay vì tàu chiến hải quân trong các cuộc đối đầu, điều này đã làm giảm đáng kể cường độ của các cuộc xung đột. "Đường 9 đoạn" của Trung Quốc, lần đầu tiên xuất hiện trên các bản đồ chính thức do Trung Quốc xuất bản vào năm 1947 nhưng ý nghĩa của nó chưa hề được giải thích hoặc làm rõ, trở thành tâm điểm của các tranh chấp. Năm 2002, Trung Quốc và Các nước ASEAN đã kí “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông”, mang lại một thời kì hòa bình ngắn ngủi cho hầu hết các nước liên quan.
Giai đoạn thứ tư là “Kỉ nguyên theo đuổi sức mạnh trên biển” (2009-2016), đặc trưng bởi sự can dự sâu của Mĩ. Trung Quốc nhằm tới việc kiểm soát khu vực bên trong “Đường 9 đoạn”, và bổ sung cho mục đích này bằng cách cưỡng ép các nước láng giềng, chiếm bãi cạn Scarborough từ Philippines, xây đảo nhân tạo trên 7 rạn đá chiếm được ở Trường Sa và quân sự hóa các đảo ở biển Đông. Đổi lại, Mĩ đưa ra và đẩy mạnh Chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương và tiến hành các hoạt động tự do hàng hải của Mĩ ở biển Đông. Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực và giành được chiến thắng lịch sử. Tuy nhiên, chiến lược “lát cắt salami" (tằm ăn dâu) của Trung Quốc ở biển Đông dường như không thể cản lại được. Thành công bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kì năm 2016 cho thấy sự khởi đầu của một kỉ nguyên mới của biển Đông.
Các tranh chấp ở biển Đông (SCS) đã là một điểm nóng trong một thời gian dài. Bên cạnh các tranh chấp truyền thống về yêu sách lãnh thổ đối với các đảo, biên giới trên biển, tài nguyên dưới nước và đáy biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, biển Đông đã trở thành đấu trường tranh giành quyền lực biển giữa Mĩ và Trung Quốc trong những năm gần đây. Để hiểu các cuộc tranh giành biển Đông, cần phải hiểu lịch sử của biển Đông. Tuy nhiên, mặc dù có một số lượng lớn các bài báo và sách về biển Đông, nhưng khó có thể tìm thấy có một công trình nào xem xét và phân tích khách quan và thấu đáo các tư liệu lịch sử về biển Đông.
Cuốn sách của tôi, Biển không có tranh chấp, Lịch sử bị bóp méo của biển Đông (SCS) trước năm 1900 (2016), là nỗ lực đầu tiên để làm điều đó. Cuốn sách hiện tại này là phần tiếp theo, tập trung vào lịch sử hiện đại của biển Đông, tức là lịch sử sau năm 1900. Nó có bốn mục tiêu. Thứ nhất, thu thập, khai quật và kiểm tra các tư liệu lịch sử liên quan đến biển Đông. So với thời cổ đại, tư liệu lịch sử cho thời hiện đại phong phú hơn nhiều. Nhưng những câu chuyện kể về lịch sử hiện đại của biển Đông phần lớn đã bị bóp méo bởi việc lọc lựa và diễn giải sai trong tuyên truyền quốc gia. Thứ hai, khám phá nguồn gốc và sự phát triển của các tranh chấp về biển Đông, và giải thích các sự kiện liên quan trong bối cảnh lịch sử của chúng. Thứ ba, phân tích các vấn đề pháp lí liên quan trong khuôn khổ dựa trên luật pháp quốc tế. Thứ tư, thông qua việc phân tích lợi ích của các bên liên quan, cuốn sách nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về thực trạng của biển Đông hiện nay. Cuốn sách chỉ ra rằng không có yêu sách của bên nào đối với biển Đông là không thể tranh cãi. Giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế có thể là giải pháp tốt nhất, mặc dù giải quyết hòa bình tranh chấp là không hứa hẹn.
Cuốn sách chia lịch sử hiện đại của biển Đông thành bốn thời kì. Giai đoạn đầu tiên (1900-1952) là "Kỉ nguyên Nhật Bản". Trong giai đoạn này, Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng ở biển Đông. Lợi ích thương mại đã thúc đẩy các doanh nhân Nhật Bản khám phá và chiếm đóng quần đảo với sự trợ giúp của chính phủ Nhật Bản với mục đích quân sự ở một mức độ nhất định. Các chuyến đi tới đảo của Nhật Bản là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tranh chấp lãnh thổ lần thứ nhất (quần đảo Pratas, 1907), lần thứ hai (quần đảo Hoàng Sa, 1931) và lần thứ ba (quần đảo Trường Sa, 1933) ở biển Đông. Sau thất bại trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản từ bỏ các đảo ở biển Đông trong các hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên, các hiệp ước hòa bình này không giải quyết vấn đề chủ quyền đối với các đảo ở biển Đông.
Giai đoạn thứ hai là “Kỉ nguyên Chiếm đảo” (1953-1989). Trong giai đoạn này, hai chính quyền Trung Quốc (Trung Hoa Dân Quốc hoặc Quốc dân đảng ở Đài Loan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh) và các quốc gia mới độc lập (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia) tranh giành quyền kiểm soát các đảo. Việc phát hiện ra dầu ở biển Đông vào cuối những năm 1960 càng làm tăng thêm sự cạnh tranh. Bắc Kinh kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa và tiến đến Trường Sa bằng hai trận hải chiến với Việt Nam.
Giai đoạn thứ ba là “Kỉ nguyên đối đầu cường độ thấp và phân định biển” (1990-2008). Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Trung Quốc đã áp dụng chính sách ngoại giao “Láng giềng tốt” và đề xuất “gác tranh chấp”. Trung Quốc đã thay đổi chiến lược của mình bằng cách sử dụng các tàu dân sự nhà nước thay vì tàu chiến hải quân trong các cuộc đối đầu, điều này đã làm giảm đáng kể cường độ của các cuộc xung đột. "Đường 9 đoạn" của Trung Quốc, lần đầu tiên xuất hiện trên các bản đồ chính thức do Trung Quốc xuất bản vào năm 1947 nhưng ý nghĩa của nó chưa hề được giải thích hoặc làm rõ, trở thành tâm điểm của các tranh chấp. Năm 2002, Trung Quốc và Các nước ASEAN đã kí “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông”, mang lại một thời kì hòa bình ngắn ngủi cho hầu hết các nước liên quan.
Giai đoạn thứ tư là “Kỉ nguyên theo đuổi sức mạnh trên biển” (2009-2016), đặc trưng bởi sự can dự sâu của Mĩ. Trung Quốc nhằm tới việc kiểm soát khu vực bên trong “Đường 9 đoạn”, và bổ sung cho mục đích này bằng cách cưỡng ép các nước láng giềng, chiếm bãi cạn Scarborough từ Philippines, xây đảo nhân tạo trên 7 rạn đá chiếm được ở Trường Sa và quân sự hóa các đảo ở biển Đông. Đổi lại, Mĩ đưa ra và đẩy mạnh Chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương và tiến hành các hoạt động tự do hàng hải của Mĩ ở biển Đông. Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực và giành được chiến thắng lịch sử. Tuy nhiên, chiến lược “lát cắt salami" (tằm ăn dâu) của Trung Quốc ở biển Đông dường như không thể cản lại được. Thành công bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kì năm 2016 cho thấy sự khởi đầu của một kỉ nguyên mới của biển Đông.
LỜI TỰA
Trong những năm gần đây, tranh chấp về biển Đông (Nam Hải) đã trở thành tiêu điểm chú ý của quốc tế. Cùng với những tranh chấp truyền thống về lãnh thổ, về vùng biển, về tài nguyên, hiện nay tranh chấp biển Đông còn trở thành nơi đọ sức giữa Trung Quốc và Mĩ. Muốn hiểu tranh chấp biển Đông, trước hết phải đọc hiểu lịch sử của biển Đông để hiểu rõ ngọn nguồn của tranh chấp ở đây. Điều này xem như tiền đề cơ bản nhất, trên thực tế lại rất khó làm được. Vì hầu hết các tường thuật về lịch sử Biển Đông đều có liên quan rất nhiều đến lập trường của người tường thuật, vì vậy mà rất khó tìm được sách lịch sử tin cậy có liên quan đến biển Đông. Những sách lịch sử biển Đông mà người viết hiện tìm thấy được, dựa theo nguồn gốc có thể chia làm 3 loại: do Trung Quốc và Đài Loan xuất bản, do Việt Nam xuất bản và do phương Tây xuất bản. Hai loại đầu đều mang lập trường chủ nghĩa bản vị sâu đậm, khó nói là khách quan trung lập, loại cuối thì do hạn chế của tư liệu thu thập được nên thường không đủ độ sâu (đặc biệt đối với lịch sử biển Đông thời cổ và lịch sử biển Đông hiện đại trước Chiến tranh thế giới thứ hai).
Với sự giúp đỡ của Công ti Ngũ Nam, tác giả đã xuất bản cuốn “Lịch sử Nam Hải bị bẻ cong - Biển trước thế kỉ 20” vào năm 2016. Cuốn sách đó lấy sử liệu làm bằng chứng, thông qua phân tích và so sánh sử liệu cổ đại biển Đông, thử khôi phục lịch sử biển Đông trước năm 1900, để giúp người đọc hiểu rằng: biển Đông từ xưa đến nay đã là vùng biển chung, chứ không phải “từ xưa đến nay” thuộc về Trung Quốc. Cuốn sách này là cuốn tiếp theo cuốn đó, chuyên về trình bày và phân tích biển Đông thời hiện đại, cũng chính là lịch sử biển Đông sau năm 1900. Cuốn sách đã tham khảo toàn diện các tác phẩm tiêu biểu, rất nhiều bài viết và sách chuyên khảo của Trung Quốc và các nước khác trong lĩnh vực này, cùng với sách trắng của chính phủ các nước, hội nghị bàn tròn học thuật của các cơ quan chính phủ và tư liệu hội thảo... Trong cuốn sách này, tác giả đã tiến hành nhiều phân tích gốc, so sánh quan điểm và chứng cứ của các bên về biển Đông, cố gắng phác họa nên lịch sử hiện đại của biển Đông từ góc độ lịch sử và học thuật, đồng thời cố gắng thảo luận và lí giải khách quan về các vấn đề biển Đông trên lập trường trung lập.
Nhiệm vụ hàng đầu của cuốn sách này vẫn là khai quật và xử lí sử liệu về biển Đông. So với lịch sử thời cổ đại, sử liệu về biển Đông thời hiện đại tương đối chi tiết và xác thực hơn, nhưng với “thủ thuật ngôn ngữ” của các nước có liên quan, việc lựa chọn sử dụng sử liệu phiến diện và xuyên tạc lịch sử vẫn là điều thường gặp. Ví dụ như Trung Quốc khẳng định: Trung Quốc liên tục tuyên bố chủ quyền các đảo ở Nam Hải, một loạt tuyên bố và hiệp ước trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai trả lại Nam Sa (Trường Sa) cho Trung Quốc; đường 9 đoạn không hề bị phản đối trong suốt hơn 30 năm sau khi được ban hành; tranh chấp ở Nam Sa mới xuất hiện từ sau khi phát hiện ra dầu khí vào những năm 1960; cho tới trước những năm 1970 Việt Nam luôn thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa; trong những năm 1960 và 1970, tuyệt đại đa số quốc gia đều thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Nam Hải... Nếu chỉ xem lí lẽ một chiều của Trung Quốc thì khó tránh khỏi nghĩ rằng các nước láng giềng của Trung Quốc đều có lòng tham không đáy. Cũng vậy, nếu chỉ nhìn vào các miêu tả của phía Việt Nam thì khó tránh khỏi căm ghét đến tận xương tủy đối với việc Trung Quốc “ỷ lớn hiếp nhỏ”. Tuy nhiên, chỉ cần khảo chứng nghiêm túc sử liệu, vận dụng logic chính xác để phân tích, đồng thời dùng luật quốc tế đánh giá thêm thì sẽ phát hiện: vấn đề biển Đông rất rối rắm phức tạp, còn lâu mới rõ ràng sáng tỏ như tuyên truyền chính thức của Trung Quốc. Chỉ khi ý thức rõ về điểm này mới có thể hiểu vì sao biển Đông trở thành tiêu điểm của các tranh chấp lãnh thổ trên thế giới.
Nhiệm vụ quan trọng khác của cuốn sách này là truy tìm nguồn gốc, diễn biến và mức độ gay gắt của tranh chấp biển Đông, đồng thời lí giải những tranh chấp này trong khuôn khổ lịch sử. Tranh chấp biển Đông mới xuất hiện trong khoảng 100 năm trở lại đây, cũng là bộ phận quan trọng nhất của lịch sử biển Đông thế kỉ 20. Nhờ việc công khai hồ sơ của các nước và giải mật của WikiLeaks mấy năm gần đây, có thể tiến hành phân tích thấu đáo hơn đối với quá trình quyết sách của các sự kiện lịch sử trong những năm đó. Dù vậy, sự thay đổi của tình hình biển Đông vẫn phụ thuộc vào môi trường vĩ mô; diễn biến của tranh chấp biển Đông quan hệ mật thiết với tình hình chung của thế giới. Cuốn sách này được đặt tên là “Từ mở rộng biên cương trên bản đồ đến xây dựng đảo nhân tạo” chính là muốn thể hiện xu thế thay đổi về sức mạnh của Trung Quốc trong hơn 100 năm qua.
Nhiệm vụ thứ ba của cuốn sách là bước đầu làm sáng tỏ tranh chấp biển Đông từ góc độ luật quốc tế. Cuốn “Lịch sử Nam Hải bị bẻ cong” không đề cập nhiều tới luật quốc tế, bởi vì tuyệt đại bộ phận thời gian mà cuốn sách đó đề cập tới đều chưa có luật quốc tế “hiện đại”; hơn nữa khi đó hầu như không có quốc gia nào đưa ra vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với các đảo ở biển Đông, vụ việc thích hợp cho việc dùng luật quốc tế để phân tích không nhiều. Tuy nhiên, luật quốc tế đã trở thành một nhân tố không thể thiếu khi thảo luận vấn đề biển Đông từ thế kỉ 20 về sau. Vì vậy, khi bàn về lịch sử biển Đông, cuốn sách này đã lồng vào việc thảo luận về luật quốc tế có liên quan một cách thích hợp, với hi vọng bước đầu làm sáng tỏ ý nghĩa pháp lí quốc tế của các sự kiện lịch sử có liên quan, và khuôn khổ pháp lí quốc tế của các vấn đề chủ yếu của biển Đông. Tuy nhiên, tính chất phức tạp về luật quốc tế của các đảo ở biển Đông và vấn đề phân giới ở biển Đông vượt xa phạm vi có thể bao hàm của cuốn sách này. Tác giả chỉ hi vọng rằng trong tương lai có thể sẽ có đủ thời gian, tinh thần và sức lực để phân tích và thảo luận căn kẽ chuyên sâu trong cuốn sách tiếp theo về biển Đông.
Nhiệm vụ cuối cùng của cuốn sách này là qua việc làm sáng tỏ ngọn nguồn của tranh chấp biển Đông, lí giải tình hình biển Đông hiện nay. Biển Đông hiện là điểm nóng trong quan hệ quốc tế. Từ góc độ lịch sử, cuốn sách này thông qua phân tích lợi ích tại biển Đông cũng như lập trường thái độ của các bên đối với biển Đông trong quan hệ quốc tế ở biển Đông để miêu tả bối cảnh chung của tình hình biển Đông. Do hạn chế về độ dài, cuốn sách không bàn sâu về quân sự và tài nguyên ở biển Đông.
_____________
Xem tiếp:
Chương I:Tranh chấp Đông Sa giữa Trung Quốc và Nhật Bản là màn dạo đầu của Tranh chấp biển Đông
Chương II: Mở đầu cuộc tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa (1909-1936)
Chương III: Biển Đông trước và sau thế chiến thứ hai (1937-1952)
Chương IV: Cuộc chiến tranh giành các đảo ở biển Đông (1953-1989)
Chương V: Thời kì xung đột thấp (1990-2008)
Chương VI: Tranh chấp về quyền lực trên biển (2009-2015)
Phụ lục I: Tình trạng pháp lí của đường 9 đoạn
Phụ lục 2: Vấn đề đảo Bạch Long Vĩ
No comments:
Post a Comment