Bằng chứng ‘lịch sử’ trong tuyên bố của Trung Quốc ở biển Đông là gì? Một khảo sát các tài liệu tiền hiện đại có liên quan của Trung Quốc
Johannes L. Kurz
Bài viết trình bày tại hội thảo ‘Reframing the South China Sea’ (Tái định hình biển Đông), Viện Nghiên cứu Châu Á, 11-12/11/2013, Đại học Brunei Darussalam
Điểm khởi đầu cho bài viết này là bản văn do Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố trên trang mạng của họ vào ngày 17/11/ 2000.[1] Tài liệu này mang tên “Bằng chứng lịch sử hậu thuẫn chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa” (sau đây gọi tắt là “Bằng chứng lịch sử”) được đưa ra để biện minh cho yêu sách của Trung Quốc đối với biển Đông qua việc chỉ ra rằng những người đi biển Trung Quốc là những người đầu tiên đặt tên và ‘khai phá’ nhiều đảo và khu vực tranh chấp.[2] Bài viết này sẽ làm nổi rõ các tài liệu thời tiền hiện đại được nói là mô tả vùng biển Đông, và bàn luận về các cách mà giới học thuật Trung Quốc hiện đại giải thích chúng.[3]
Các học giả Trung Quốc đã xác định một số từ ngữ trong các tài liệu lịch sử đó mà vào lúc này hoặc khác họ tin rằng được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa [西沙群島:Tây Sa quần đảo], nhóm đảo Pratas [東 沙 群島: Đông Sa quần đảo], bãi ngầm Macclesfield [中 沙 群島: Trung Sa quần đảo], hoặc quần đảo Trường Sa [南沙群島: Nam Sa quần đảo]. Các đoạn văn được trích dẫn từ các tài liệu tiền hiện đại như là bằng chứng về kiến thức liên tục về những nơi này trong các triều đại kế tiếp nhau.
Các tài liệu theo thứ tự xuất hiện của chúng trong “Bằng chứng lịch sử’ là cuốn Dị vật chí [異物志] của Dương Phu [楊孚] thời Hậu Hán (25-220 CE) và Phù Nam truyện [扶南传] của Khang Thái [康泰] thời Tam Quốc ( 220-280 CE).
Đối với thời nhà Đường (618-907) và nhà Tống (960-1279), ngoài việc nêu một cách chung chung về các nguồn cùng việc liệt kê một số các từ địa lí được cho là dùng để mô tả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong hai thời kì này, không có một tài liệu cụ thể nào được chỉ ra.
Đối với thời nhà Nguyên (1279-1368) cuốn Đảo di chí lược [島夷誌略] (Ghi nhận vắn tắt về các đảo của bọn di, 1350) của Uông Đại Uyên [汪大渊] (fl. 1311-1350) đã được nêu tên, đối với đời Minh (1368-1644) là Hỗn nhất cương lí lịch đại quốc đô chi đồ [混一疆理歷代國都之圖] (bản đồ tổng hợp các vùng lãnh thổ và thủ đô qua các triều đại)[4] , và đối với đời Thanh (1644-1911) là Canh lộ bạ [更路簿] (Sổ ghi chép về đường đi [biển đời nhà Thanh]).[5]
Dị vật chí [異物 志] (Ghi chép về các sự vật bất thường) được tập hợp thành một quyển (卷) lần đầu tiên vào thời Đông Hán (25-220 CE) chứa các mô tả về các giống dân và các nước ở biên giới đế quốc Trung Hoa. Mở rộng và bổ sung nhiều lần cho đến đời nhà Đường, công trình này đã bị thất lạc vào cuối thế kỉ thứ 10. Các mảnh còn sót lại đã được Nhà xuất bản Khoa học Kĩ Thuật Quảng Đông [广东科技出版] xuất bản năm 2009, và sau đó bởi Nhà xuất bản Nhân dân Quảng Đông [广东人民出版社] năm 2010.[6] Bản hiện đại trong Dị vật chí tập dật giáo chú dẫn công trình của Hoàng Thái Tuyền [黃泰泉] (1490-1566), cuốn Quảng Đông thông chí [廣東通志] vốn được xác định như là theo đúng bản gốc.[7] Điều này là có vấn đề vì Hoàng Thái Tuyền là tác giả của Quảng Tây thông chí [廣西通志,] chứ không phải Quảng Đông thông chí vốn do tác giả khác tên Quách Phỉ [郭棐] (1529-1602) đời Minh biên soạn. Bất kể dẫn tài liệu nào mới là tài liệu chính xác, điều lạ là tài liệu trước tiên được đem ra để trích dẫn đoạn văn gốc lại là cuốn sách đời Minh. Thật ra còn có một nguồn xưa hơn cho đoạn văn này, đó là Thái bình ngự lãm [太平禦覽], một bách khoa toàn thư được biên soạn dưới triều Thái Tông, hoàng đế thứ hai nhà Tống .[8] Trong mục từ thạch [磁石], Thái bình ngự lãm không nêu sách Dị Vật chí gốc của Dương Phu mà lại nêu Nam Châu dị vật chí [南州異物志][9] (1 quyển) do Vạn Chấn [萬振] thời Tam Quốc (220-280) biên soạn.[10] Ta chỉ có thể đoán rằng những người biên tập Dị vật chí tập dật giáo chú thích dẫn tài liệu nhà Minh hơn các tài liệu cũ hơn vì nó nới rộng kiến thức của Trung Quốc về biển Đông thêm một trăm năm.
Đoạn văn gốc trong Dị vật chí ghi như sau: “Trướng hải khí đầu, thuỷ thiển nhi đa từ thạch, ngoại chước nhân thừa đại thuyền, giai dĩ thiết tham tham chi. Chí thử quan, dĩ từ, bất đắc quá” [漲海崎頭, 水淺而多磁石, 外繳人乘大船, 皆以鐵探探之. 至此關, 以磁,不得過] (Ở những chỗ đá gồ ghề trong biển dâng (trướng hải), nước cạn nhưng có nhiều đá nam châm. Người nước ngoài gia cố tàu lớn của họ với tấm sắt. Khi đến chỗ biển này, họ không thể vượt qua do bị đá nam châm hút).[11]
Phần viết về các [bốn] sắc dân man di (四夷 部: Tứ di bộ) trong Thái bình ngự lãm cung cấp đoạn văn tương tự dẫn từ Nam Châu dị vật chí [南州異物志] như sau: “(Nước) Câu Trĩ [句 稚] nằm cách Điển Du [典 游] 800 lí . ... Có những tảng đá gồ ghề lớn trồi lên khỏi biển dâng (trướng hải). Ở đó nước cạn và có nhiều đá nam châm”.[12]
Trang web của Bộ Ngoại giao dịch đoạn văn có liên quan như sau: “Có những đảo nhỏ, cồn cát, đá và bãi ngầm trong Nam Hải, ở đó nước cạn và có nhiều đá hoặc đá nam châm” (Trướng hải, khí đầu thuỷ thiển nhi đa từ thạch [涨海崎头,水浅而多磁石]).
Rõ ràng là bản dịch chính thức này diễn giải một cách tuỳ tiện văn bản gốc qua việc thêm vào “những đảo nhỏ, cồn cát, đá và bãi ngầm” và qua việc khẳng định trướng hải [漲海] (‘biển dâng’) là Nam Hải (biển Đông).
Phù Nam Truyện [扶南传] là một tường thuật của Khang Thái [康泰] và Chu Ứng [朱應] về chuyến đi của họ tới Phù Nam (chỗ miền Nam Việt Nam hiện nay) vào thế kỉ thứ 3. Nó cũng thường được gọi là Ngô thời ngoại quốc truyện [吳時外國傳] (Chuyện nước ngoài thời Ngô).[13] Chỉ còn một số mảnh lưu giữ trong bách khoa toàn thư đời Đường và Tống được Trần Giai Vinh [陳佳榮] tập hợp và xuất bản.[14] Tôi đã đọc được đoạn văn ngắn có liên quan từ bản gốc trích dẫn từ Thái bình ngự lãm như sau: “Trong biển dâng (trướng hải 漲 海) ta sẽ gặp nhiều đảo san hô[15] mà từ nền móng của chúng san hô phát triển lên trên.” (涨海中, 到珊瑚洲, 洲底有盤石, 珊瑚生其上也: trướng hải trung, đáo san hô châu, châu để hữu bàn cổ, san hô sinh kí thượng dã).[16]
Trong khi đó Bộ Ngoại giao dịch lại câu này là “Ở Nam Hải, có những đảo san hô và rạn đá; dưới các đảo và rạn đá này là đá mà trên đó các loài san hô đã được hình thành.” Điều mà cách dịch này cố làm là nó quy trướng hải là biển Đông như đã làm trong đoạn văn trước đó, và thay vì dịch [‘san hô châu’] thành ‘các đảo san hô’ thôi, lại thêm vào cả ‘các rạn đá’ nữa. Cách dịch thêm thắt này mở rộng thẩm quyền đối với những kiến tạo địa chất gần như luôn chìm dưới nước. Rõ ràng từ quyết định là từ trướng hải.[17] Roderich Ptak đã chỉ ra rằng lời lẽ cuối cùng về cách giải thích cho từ này chưa được đưa ra, và việc thảo luận về nó vẫn còn đang tiếp diễn.[18] Trong nghiên cứu chi tiết trước đó về từ này, Ptak giải thích rằng trướng hải.– một từ mà ông chỉ dịch là biển trướng (“Zhang Meer”) – là một từ dùng để tả vùng biển ngoài khơi Quảng Đông, xung quanh đảo Hải Nam, và vịnh Bắc Bộ. Mặt khác, khi chú ý tới tất cả các cách mô tả xưa hơn, từ này sẽ bao gồm gần như toàn bộ các khu vực biển phía nam từ Quảng Đông đến Ấn Độ Dương.[19]
Như vậy trướng hải không nhất thiết để chỉ một khu vực địa lí hoặc biển cụ thể mà có vẻ là một từ chỉ định mơ hồ cho một khu vực không xác định.
Đáng chú ý là trang mạng không đưa ra một tài liệu cụ thể nào cho hai triều đại Đường và Tống [mà chỉ nói tổng quát là ‘các sách lịch sử và địa lí’].[20]
Để xác định “các sách lịch sử và địa lí” mà họ nêu cần truy lại một số các từ gán ghép địa danh bên trên.[21] Thân Kiến Minh (申建明) tin rằng tất cả những từ đó hoặc chỉ quần đảo Tây Sa hoặc chỉ quần đảo Nansha.[22] Điều này là dễ hiểu khi biết rằng tạp chí [đăng bài của Thân Kiến Minh] do các học giả người Trung Quốc chủ yếu sống ở Trung Quốc biên tập.
2.3.1 Cửu Nhũ Loa Châu [九乳螺洲]
Cửu Nhũ Loa Châu được nêu trong bộ sách quân sự Vũ kinh tổng yếu [武經縂要] (Những điều quan yếu về quân sự, 40 q.), một công trình do Tăng Công Lượng [曾公亮] (998-1078) tập hợp và trình cho vua xem năm 1044.[23] Đoạn văn có liên quan mô tả việc đi từ Quảng Châu ở Quảng Đông, ngầm hiểu là về phía nam:
“Từ Đàm Môn Sơn [Tunmen shan/屯門 山] lợi dụng một gió đông, sau khi đi theo hướng tây nam trong 7 ngày sẽ tới Cửu Nhũ Loa Châu [九乳螺洲]. Sau 3 ngày (đi thuyền) nữa sẽ đến Chiêm Bất Lao Sơn [占不劳山] ở biên giới của nước Hoàn Châu [環州).[24]
Lưu Nam Uy [劉南威] là người đầu tiên chỉ ra rằng Cửu Nhũ Loa Châu ‘phải chỉ quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) (應 指 西沙群島: ứng chỉ Tây Sa quần đảo)’.[25]
Đàm Môn Sơn rất có thể chỉ một khu trại được thành lập vào triều đại nhà Đường ở huyện Bảo An (寳安 縣) để chống lại cướp biển.[26]
Chiêm Bất Lao Sơn có thể chỉ một chuỗi các đảo nhỏ có tên là Cù Lao Chàm ngoài khơi bờ biển Việt Nam gần Đà Nẵng. Còn Hoàn Châu là một nước trong khu vực đó, rất có thể, nhưng không nhất thiết là Champa. Phần địa lí trong Tân Đường thư [新唐書] (chính sử nhà Đường, 1060) của Âu Dương Tu [歐陽修] (1007-1072) đưa ra một mô tả tương tự về khoảng cách và phương hướng, nhưng có hơi khác trong việc định danh:
“Từ Quảng Châu đi thuyền 200 lí theo hướng đông nam sẽ đến Đàm Môn Sơn. Với gió dịu đi về hướng tây, sau 2 ngày sẽ đến Cửu Châu Thạch [九州石]. Đi 1 ngày nữa về hướng nam sẽ đến Tượng Thạch [Xiang shi/象石]. Đi thêm 3 ngày theo hướng tây nam sẽ đến Chiêm Bất Lao Sơn [占不劳山]. Ngọn núi này nằm giữa biển cách nước Hoàn Vương [環王] 200 lí về phía đông”.[27]
Chúng ta có thể giả định rằng Cửu Châu Thạch là một tên khác của Cửu Nhũ Loa Châu. Với hành trình từ Đàm Môn Sơn đến Cửu Châu Thạch/ Cửu Nhũ Loa Châu [theo đoạn trích này] rút ngắn lại đáng kể nên vị trí của chỗ này phải gần Trung Hoa đại lục hơn rất nhiều so với điều Lưu Nam Uy muốn làm cho chúng ta tin (xem thêm bên dưới, Thất Châu [七洲]).
Rối rắm là Hàn Chấn Hoa lại cho rằng Tượng Thạch là từ để chỉ quần đảo Tây Sa,[28] còn Lưu Nam Uy, trái lại, một mực cho rằng Cửu Nhũ Loa Châu là từ để chỉ Tây Sa. Hàn Chấn Hoa nói rằng đoạn văn này trong Tân Đường thư có nguồn gốc từ một tài liệu mang tên Quảng châu thông hải di đạo [廣州通海夷道] (đường biển từ Quảng Châu tới các nuớc di [phía Đông]), do Giả Đam [Jia Dan/賈耽] (730-805) biên soạn. Tôi không kiểm tra được tính chính xác của phát biểu này vì không truy cập được các nguồn liên quan. Điều rõ ràng là ấn phẩm của Lưu Nam Uy năm 1985 và ấn phẩm của Hàn Chấn Hoa năm 1988 dù chỉ cách nhau một khoảng thời gian ngắn nhưng ý kiến về việc từ nào trong các nguồn nhà Đường chỉ quần đảo Tây Sa lại khác biệt rất nhiều.
Cho đến giờ đề cập khác duy nhất theo một nguồn đời Đường có dính dáng với Nam hải (biển Đông) là một đoạn văn trong Cựu Đường thư [舊唐書] (945). Đoạn văn này trong phần địa lí (地歷) như sau: “Nam hải cách huyện Hải Phong [海豐] 50 lí về phía nam, và đây là biển dâng (trướng hải) vốn rộng mênh mông.”[29]
2.3.2 Thiên lí trường sa [千里 長沙] và Vạn lí thạch đường [萬里 石塘]
Cách gán ghép địa lí chủ yếu trong lập luận chính thức cho các thời kì trước nhà Đường là trướng hải chỉ khu vực biển và khí đầu chỉ thể địa lí. Đời Tống, cuốn Chư phiên chí [諸蕃志] (Ghi chép về các nước phiên thuộc) của Triệu Nhữ Quát [趙汝适] (1165? -sau 1225) là một trong những tài liệu đầu tiên có nói đến các gán ghép ‘mới’ tiếp sau là thiên lí trường sa [千里長沙] (bãi cát dài ngàn dặm) và vạn lí thạch đường [萬里石塘] (bờ cát dài vạn dặm). Những từ này xuất hiện trong mô tả về đảo Hải Nam [海南]:
“Cát Dương [Ki-yang/吉陽] nằm ở cực (Nam) bờ biển (Hải Nam), vuợt ra khỏi đó không có đất đai, nhưng ngoài [biển] có hai đảo nhỏ, Ô Lí [烏里] và Tô Cát Lãng [蘇吉浪]. Chiêm Thành đối diện với nó về phía nam, và ở phía tây nó nhìn về phía Chân Lap. Về phía đông (Hải Nam) là “Thiên lí trường sa” (千里 長沙) và “Vạn lí thạch đường” (萬里石塘) và (bên ngoài đó) là đại dương bao la, nơi đó trời và biển hòa sắc với nhau, và tàu thuyền đi qua chỉ chạy theo kim chỉ nam—phải được theo dõi sát sao suốt ngày đêm— vì cái sống và cái chết chỉ phụ thuộc vào một sơ suất rất nhỏ”.[30]
Hàn Chấn Hoa cho rằng cả hai từ này “chỉ chung các đảo ở Nam hải, và từ đầu nhà Tống chúng đã nằm trong khu vực hành chính do Quỳnh Quản [瓊管] thuộc cung đường phía tây của Quảng Đông [廣東 西路瓊 管: Quảng đông tây lộ Quỳnh Quản] quản lí. Từ đó, theo đoạn văn trích dẫn ở trên, thì các đảo ở Nam hải kể từ năm thứ 5 triều Trinh Nguyên [貞元] nhà Đường (789) đã là một phần trong khu vực hành chính của Trung Quốc.”[31] Một lần nữa, chỉ một mô tả về một số mỏm đá xa xôi trong đại dương cũng đủ để khẳng định chủ quyền một khu vực phía nam đảo Hải Nam kể từ thời nhà Đường. Một lần nữa, không có nhiều thông tin được đưa ra, bởi vì chẳng có chút gì, và thay vì lập luận chỉ cứ khăng khăng quả quyết.
Ptak cho rằng cả hai từ này có thể dùng để chỉ chung các bãi cát ngầm và bãi cát, chứ không phải chỉ những đảo hoặc nhóm đảo cụ thể. Đối với ông không có chút bằng chứng nào cho thấy trường sa và thạch đuờng chỉ bất cứ thứ gì, chắc chắn chúng không nằm dưới sự quản lí của các triều đại Tống, Nguyên hay Minh. Tương tự như vậy ông cho rằng không có bằng chứng nào cho việc định cư của nguời Trung Quốc được tìm thấy trong các nguồn có liên quan.[32]
2.4.1 Đảo di chí lược (島夷誌略), 1350
Bản văn chính thức trên trang web của Bộ Ngoại giao đưa ra tiếp một tài liệu thời nhà Nguyên (1279-1368), đó là cuốn Đảo di chí lược [島夷誌略], 1350] (Ghi chép tóm tắt về các đảo của bọn di) của Uông Đại Uyên [汪大渊] (fl. 1311-1350).[33]
Trang mạng trích dẫn cuốn sách này như sau:
“Nền móng của Vạn lí thạch đường bắt nguồn từ Triều Châu. Nó chạy quanh co như một con rắn dài nằm dưới biển. Có thể truy tìm toàn địa mạch của nó. Một mạch như vậy vươn tới Java, một mạch khác tới Bột Nê [渤泥] (hoặc Burni, một vương quốc thời đó ở chỗ mà bây giờ là Brunei trong vùng lân cận đảo Kalimantan) và Cổ Lí Địa Muộn [古里地悶] (một vương quốc khác trên đảo Kalimantan), và một mạch chạy tới phía tây của biển về phía Côn Lôn [崑崙] (nhóm đảo Côn Sơn, nằm bên ngoài cửa sông Cửu Long cách Saigon khoảng 200 hải lí) ở phía xa.[34]
Và kết luận:
“Vạn lí thạch đường ở đây chỉ tất cả các đảo ở biển Đông, bao gồm cả quần đảo Nam Sa.”
Roderich Ptak đã chọn một cách tiếp cận rất thận trọng đối với vấn đề xác định vạn lí thạch đường và các từ có liên quan. Đối với ông trong một số trường hợp chúng có thể chỉ nói tới các nhóm đảo cụ thể, còn trong các trường hợp khác lại là tất cả các đảo đó. Ông lấy Đảo di chí lược làm ví dụ để giải thích rằng vạn lí thạch đường ngoài việc có thể chỉ Tây Sa và Nam Sa cũng có thể bao gồm Đông Sa (Pratas). Lí do cho giả định này là lí do địa lí, vì Triều Châu nằm ở phía bắc của Đông Sa.[35]
Bên cạnh những bình luận khác, bình luận hiện đại cho đoạn văn trong Đảo di chí lược liệt kê các công trình sau đây cũng như các nguồn cho vạn lí thạch đường và các gán ghép biến thể: Tống hội yếu [宋會要] (tổ chức đời Tống); Nguyên sử [元史] (chính sử nhà Nguyên); và Chư phiên chí [諸蕃志].[36]
Điều này có nghĩa là việc gán tên không phải của nhà Nguyên mà ít ra phát xuất từ thời nhà Tống. Do đó, sự liên tục trong kiến thức người Trung Quốc về vị trí này mà trang mạng gợi ra là không vững chắc như những người biên tập trang mạng muốn chúng ta tin theo. Đoạn văn trong Tống hội yếu ghi như sau:
“Những ai muốn đi tới Trung Quốc bằng đường biển, đi trong 5 ngày sẽ tới Ba Tư Lan [波斯蘭] và sau đó sẽ đến Côn Lôn Dương [崑崙 洋], đi ngang qua Chân Lạp [真 臘]. Sau vài ngày sẽ đến Mi(?) Đạt Gia [葿 (?) 達耶], sau vài ngày nữa sẽ đến lãnh thổ của Chiêm Thành [占城]. Đi xuyên qua biển phía đông nam gần (Chiêm Thành) trong 10 ngày, có những bãi đá (thạch đường 石塘) được gọi là vạn lí [萬里] (mười ngàn dặm). Biển ở đó đôi khi cạn, đôi khi sâu."[37]
Điều thú vị là phương hướng đưa ra được tính từ nước Chân Lí Phú [真里富], một nuớc dường như nằm đâu đó phía nam Quảng Châu, và do đó lộ trình trên liệt kê các địa điểm theo thứ tự xuất hiện từ nam đến bắc.
Hơn nữa, Vạn lí thạch đường có được nêu thoáng qua trong phần tiểu sử của Sử Bật [史弼] trong Nguyên sử, viên quan đã được phái đi sứ tới một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á năm 1292: “... khi qua khỏi Thất Châu Dương [七洲洋] và Vạn lí thạch đường, sẽ băng qua lãnh thổ của Giao Chỉ [交趾] và Chiêm Thành ....”[38]
Vạn lí thạch đường trong mô tả này có vẻ nằm ở phía bắc lãnh thổ của Giao Chỉ ở miền Bắc Việt Nam và của Champa ở miền Trung Việt Nam.
Mục vạn lí thạch đường trong Chư phiên chí tôi đã dẫn ở trên. Duơng Bác Văn [楊博文], người tập hợp phiên bản hiện đại, giải quyết vấn đề về việc có quá nhiều gán ghép được tìm thấy trong một số công trình tiền hiện đại bằng cách giải thích rằng “thiên lí trường sa phải chỉ quần đảo Tây Sa của chúng ta, và vạn lí thạch đường chỉ Đông Sa của chúng ta.”[39]
Điểm đặc biệt quan trọng mà ông nêu chỉ lướt qua là cuốn Quỳnh Quản chí [瓊管志], và chúng ta có thể sử dụng công trình này để chỉ ra một cách điển hình một số trích dẫn từ ‘rất nhiều tài liệu lịch sử và địa lí’ đã đi ra theo cách nào.
Quỳnh Quản chí, có lẽ được tập hợp vào đầu nhà Nam Tống, hiện không còn giữ đuợc trọn vẹn, chỉ còn sót một vài mảnh. Dư địa kế thắng [與地繼勝], một sách địa lí do Vương Tượng Chi [王象之] (fl. 1196-sau 1221) đời Nam Tống biên soạn, trích dẫn Quỳnh Quản chí trong mục nói về đồn Cát Dương (吉陽軍: Cát Dương quân) trên đảo Hải Nam như sau: “... Vượt ra ngoài biên giới (Cát Dương) có các đảo Ô Lí [烏里], Tô Mật [蘇密], và Cát Lãng [吉浪], và đối diện nó là Chiêm Thành. Về phía tây là Chân Lạp và Giao Chỉ, và phía đông của nó là thiên lí trường sa và vạn lí thạch đường.”[40]
Chúc Mục [祝穆] (? -sau 1246) cũng trích dẫn cùng nguồn này trong Phương dư thắng lãm [方輿勝覽] (Những cảnh đẹp thế giới),[41] Chư phiên chí, và Tống hội yếu (xem ở trên).
Tống hội yếu cũng có thêm một đoạn ngắn về bãi cát ngầm trong phần mô tả về Chiêm Thành. Tài liệu này ghi: “(Năm 1018) La Bì Đế Gia [羅皮帝加] (sứ của vua Champa) nói: ‘Khi dân nước tôi muốn đi thuyền đến Quảng Châu, gió sẽ thổi thuyền về phía thạch đường [石堂], và do đó mà nhiều năm liên tiếp họ không thể đến (Quảng Châu) được.’”[42] Cách hiểu thạch đường là bãi cát ngầm (thạch đường /石塘) trong trường hợp này xuất phát từ Tống sử, biên soạn trong các năm 1343-1345, vốn theo nguyên văn bản gốc.[43] Rối rắm là Tục tư trị thông giám trường biên [續資治通監長編] (1183), một cuốn sử biên niên triều Bắc Tống, vẫn giữ nguyên dạng thạch đường [石堂].[44] Vì vậy rất khó để đánh giá liệu từ thạch đường này thực sự chỉ các bãi cát ngầm hay là một nơi hoàn toàn khác - mặc dù xác suất chỉ ra rằng không phải vậy.
Lĩnh ngoại đại đáp [嶺外代 答] (1178) của Chu Khứ Phi [Zhu Qufei/周 去非] (? -sau 1178) là một sách mô tả về phần phía nam đất nhà Tống. Almut Netolitzkỉ không coi trường sa thạch đường [長砂石塘] là một định danh về địa lí, mà dịch nó như là một thuật ngữ địa hình (“eine lange Sandbank” (một bãi cát dài)) mà thôi.[45] Theo chiều ngược lại, Dương Vũ Tuyền [楊武泉], người biên tập hiên đại văn bản gốc, không bất ngờ, cho rằng từ này để chỉ quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Trung Sa (Macclesfield) trong bài bình luận về đoạn văn này.[46]
2.4.2 Chân Lạp phong thổ kí
Thất Châu [七洲]
Bằng chứng nữa cho yêu sách đối với vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông của đảo Hải Nam được lấy từ Chân Lạp phong thổ kí [真腊風土記] của Chu Đạt Quan [周達觀] (1266-1346).[47] Cuốn sách này là những ghi nhận đầu tay về vương quốc Campuchia. Đoạn văn có liên quan trong bản dịch của Peter Harris là: “Nếu khởi hành từ Ôn Châu [溫州] (Chiết Giang) và đi theo hướng nam-tây nam của la bàn qua Mân [閩] (Phúc Kiến), Quảng [廣], và các cảng nước ngoài, qua Thất Châu Dương và Giao Chỉ Dương, thì sẽ đến Champa ....”[48] Từ có vấn đề và vị trí địa lí của các đảo mà nó đề cập tới là Thất Châu Dương [七洲洋].[49] Trong bản dịch đầu tiên đoạn văn này, Paul Pelliot đồng nhất nó với quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa).[50] Hạ Nãi [夏鼐] đã chỉ ra rằng một số học giả phương Tây cũng tin rằng cụm đảo Thất Châu là Hoàng Sa, và việc gán ghép này là không chính xác.[51] Thay vì chỉ quần đảo Tây Sa, cụm đảo Thất Châu được dùng để chỉ một nhóm các đảo không có người ở ngoài khơi phía đông bắc đảo Hải Nam gọi là nhóm đảo Taya (tiếng Trung: 七洲列島: Thất Châu liệt đảo).
Hạ Nãi còn giải thích thêm rằng Thất Châu liệt đảo là nhóm đảo Cửu Châu (九洲) thời nhà Đường được Âu Dương Tu [欧阳修] nói đến trong Tân Đường thư (xem ở trên).[52] Harris xác nhận cách nhìn này.[53] Do đó việc gán ghép với các quần đảo Tây Sa hay Nam Sa nói nhẹ nhất là có vẻ bừa bãi, và có thể là do các tác giả có liên quan không sẵn sàng hoặc không thể tham khảo các công trình phương Tây trước đó. Ngay cả trong giới học thuật Trung Quốc việc xác định các địa danh cũng không phải đều thống nhất, dù tranh cãi về những điều này không được thực hiện công khai. Điều thú vị là bình luận của Hàn Chấn Hoa không nói chút gì về vị trí của Thất Châu Dương.
2.5.1 Quỳnh Đài Ngoại kí (瓊台外紀)
Trường Sa thạch đường (長沙 石塘)
Hàn Chấn Hoa nói rằng Quỳnh Đài ngoại kí [瓊台外紀] (1488) của Vương Tá [王佐] (1428-1512) chứa các bằng chứng cho thấy hai từ trường sa [長沙] và thạch đường [石塘] dùng để chỉ hai quần đảo Nam Sa và Tây Sa và rằng vào thế kỉ XIV chúng đã là một phần của đơn vị hành chánh Vạn Châu [万州], bây giờ là Vạn Ninh [万寧] trên bờ biển phía đông đảo Hải Nam.[54] Quỳnh Đài ngoại kí không còn, nhưng được trích dẫn trong Vạn Châu Chí [万州志], do Hồ Đoan Thư [胡端書] và Dương Thượng Cẩm [楊上錦] biên soạn vào đầu thế kỉ 19.[55] Đoạn trích nêu: “Về phía đông của huyện (Vạn Châu) có nhiều bãi cát (trường sa) và bãi cát ngầm (thạch đường) trong vùng biển xung quanh. Mỗi khi bão làm thủy triều dâng lên khiến nhà cửa và đồng ruộng bị ngập lụt, và do đó thiệt hại cho người dân là rất lớn.”[56]
Đoạn trích này cho thấy rõ ràng rằng trường sa và thạch đường là những từ chung để chỉ các cấu tạo địa chất chứ không phải để chỉ các địa điểm cụ thể trong đại dương. Như vậy, khẳng định của Hàn Chấn Hoa phải được tiếp nhận với một mức độ nghi ngờ nào đó. Đoạn trích dẫn ở đây không gợi cho thấy có bất kì sự đánh đồng các bãi cát và bãi cát ngầm với quần đảo Nam Sa hay Tây Sa.[57]
2.5.2 Tinh tra thắng lãm
Các học giả hiện đại chú tâm vào một cuốn sách của Phí Tín [費信] (khoảng 1385- sau 1436), người đi theo Trịnh Hoà [鄭 和 (1371-1433) 3 trong 7 chuyến đi của ông về phía tây. Phí Tín đã ghi lại các chuyến đi này và mô tả những nơi mà đoàn tàu đã đến trong cuốn sách có tên là Tinh tra thắng lãm [星槎勝覽] (Những điều lí thú khi qua lại biển lớn). Từ đáng quan tâm ở đây là Côn Lôn Sơn [崑崙山] (núi Côn Lôn) vốn để chỉ một đảo có tên là Pulau Condore [đảo Côn Sơn] ngoài khơi đồng bằng sông Cửu Long. Đoạn văn đang bàn trong bản dịch như sau:
“Ngọn núi này mọc ở giữa đại dương. Nó đứng vững chắc, giống như một cái giá 3 chân, nhìn về hướng [cả] Chiêm Thành và Pulau Aur (đảo Aur của Malysia). Nó cao và vuông và là điểm trung tâm trong một vùng vuơn rộng ra xa; thủy thủ gọi [chỗ này] là ‘biển Côn Lôn.’
Tất cả các tàu buôn đi đến Tây Dương phải chờ có gió thuận chiều nhờ đó có thể vượt qua [biển Côn Lôn] trong 7 ngày đêm. Họ có một câu nói phổ biến: ‘Trên ngại Thất Châu, dưới sợ Côn Lôn’. Nếu kim la bàn chỉ lạc hướng hoặc lái bị hỏng, người và tàu khó được bảo toàn. Ngọn núi này không sản xuất ra sản phẩm bất thường. Dân không có nhà, họ ăn trái cây rừng, cá tôm. Họ lấy hang động làm nhà và làm tổ trên cây, và chỉ có vậy.”[58]
Những người biên soạn Minh sử [明史] (chính sử nhà Minh, trình năm 1739) rõ ràng là sao chép từ sách của Phí Tín nên có sự giống nhau như in giữa mục nói về núi Côn Lôn trong công trình này với mục tương ứng trong Tinh tra thắng lãm.[59]
Hàn Chấn Hoa giải thích rằng cả đảo Côn Lôn lẫn Côn Lôn Dương đều mô tả quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận, lờ đi điều khẳng định đã được chấp nhận là đảo Côn Lôn chính là Pulau Condore [đảo Côn Sơn].[60]
Tôi chỉ có thể phác thảo ngắn gọn những tài liệu lịch sử và nội dung của chúng ở đây. Sách báo về chủ đề này đầy rẫy; nhưng tôi hi vọng rằng các bạn sẽ nắm bắt được sự khác biệt cơ bản giữa cách diễn giải của các học giả Trung Quốc với cách diễn giải của các học giả phương Tây. Các học giả Trung Quốc có xu hướng cố diễn giải một mẫu thông tin nhỏ theo cách có lợi cho chính phủ, trong khi các học giả phương Tây có lẽ cho thấy một thái độ phê phán hơn đối với các văn bản lịch sử cũng như cách hiểu và cách diễn giải chúng.
Trong việc viết lịch sử theo một cách rất cá biệt và việc kiểm soát kèm theo đó của nhà nước vẫn tiếp tục là một phần trong việc quản lí của Trung Quốc hiện nay, như được minh hoạ chẳng hạn qua việc Trung tâm nghiên cứu lịch sử đảng (中共中央 黨史 研究室: Trung Cộng trung ương đảng sử nghiên cứu thất) đặt dưới sự giám sát của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản, hay cơ quan lưu trữ nhà nước đặt duới quyền kiểm soát của Quốc vụ viện (中央 但感官: trung ương đãn cảm quan).
Khi mà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập và bắt đầu xây dựng các chính sách liên quan đến các nước láng giềng liền kề thì các nhà sử học cung cấp bằng chứng cho các yêu sách chính thức đối với các đảo ở biển Đông.
Trong tất cả các ấn phẩm về lịch sử biển Đông, nhiều tài liệu khác nhau được trích dẫn từ các triều đại kế tiếp như là bằng chứng rằng người dân ở các triều đại đó có các hiểu biết về các quần đảo Tây Sa, Đông Sa, Nam Sa hay Trung Sa. Thật ra, những tài liệu này rất thường là chỉ quy về có một nguồn mà thường đã thất bản (xem ví dụ về Quỳnh Quản chí ở trên).
Điều rất rõ ràng là sự phát triển của việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán ngày về các quyền của họ trong khu vực tranh chấp từ cuối những năm 1970 trở đi, vốn không có mặt trong các cuộc thảo luận học thuật trước đó, trùng hợp với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước này.
_____________________
[1] Xem http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19231.htm, truy cập ngày 7.5.2013 cho phiên bản tiếng Anh, và http://www.fmprc.gov.cn/chn//pds/ziliao/tytj/zcwj/t10648m, truy cập ngày 11.9. 2013, cho phiên bản gốc tiếng Trung.
[2] Sách báo nói về chủ đề này rất nhiều. Tìm trên mạng với các từ “Nansha qundao” 南沙群島 (Nam Sa quấn đảo) trong the China Academic Literature Database (Dữ liệu công trình học thuật Trung Quốc) chẳng hạn cho ra 2160 kết quả trong mọi lĩnh vực.
[3] Bài viết của Roderich Ptak về các vùng biển Đông Nam Á tại một hội nghị tổ chức ở Paris năm 1997 dành riêng cho việc nghiên cứu “Địa trung hải của châu Á” (La Méditerranée Asiatique) hết sức hữu ích như là một nguồn tham khảo và hiểu biết về đuờng giao thuơng và những chỉ dẫn lái tàu ghi chép trong các nguồn tiền hiện đại. Xem Roderich Ptak, “Südostasiens Meere nach chinesischen Quellen (Sung und Yuan)” (Vùng biển Đông Nam Á theo các nguồn Trung Quốc (Tống và Nguyên) “, Archipelago 56 (1998): 5-30. Các bài viết của hội nghị nêu trên đã đuợc công bố duới tên Claude Guillot, Denys Lombard, and Roderich Ptak (eds), From the Mediterranean to the China Sea: Miscellaneous Notes (Từ Địa Trung Hải đến biển Đông: Những ghi chú hỗn hợp) (Wiesbaden: Harrassowitz, 1998). Ngoài ra tôi còn có thêm thuận lợi nhờ bài báo của Ptak có tựa là „Die Paracel- und Spratly-Inseln in Sung-, Yüan- und frühen Ming-Texten: Ein maritimes Grenzgebiet?” (Quần dảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các tài liệu xưa thời Tống, Nguyên và Minh: Một khu vực biên giới biển?, trong Sabine Dabringhaus and Roderich Ptak (eds), China and Her Neighbours: Borders, Visions of the Other, Foreign Policy 10th to 19th Century (Trung Quốc và các nuớc láng giềng: Biên giới, Tầm nhìn của nước khác, chính sách ngoại giao thế kỉ 10 tới 19) (Wiesbaden: Harrassowitz, 1997), 159-181.
[4] Bản đồ này là một bản sao thực hiện ở Triều Tiên năm 1402. Nó dựa trên 2 bản đồ làm ra trong thời nhà Nguyên, đó là Thanh giáo quản bị đồ [Shengjiao guangbo tu 聲教廣被圖] do Lí Trạch Dân [Li Zemin 李澤民] soạn năm 1330, và Hỗn nhất cuơng lí đồ [Hun yi jiangli tu 混一疆理圖 ] do Thanh Tuấn [Qing Jun 清浚] soạn năm 1370. Hiên bản đồ này lưu giũ tại thư viện của Đại học Ryokoku 東京龍谷大學. Xem thêm Tôn Quả Thanh [Sun Guoqing 孫果清], Hỗn nhất cuơng lí lịch đại quốc đô chi đồ [Hun yi jiangli lidai guodu zhi tu 混一疆理歷代國都之圖], Ditu 4 [地圖](2005): 89-90.
[5] Trương Quân Xã [Zhang Junshe 張軍社] và Tôn Anh [Sun Ying 孫櫻] lập luận rằng Canh lộ bạ [Genglu bo 更路簿] là bằng chứng xưa về chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo và bãi ngầm ở biển Đông. Xem bài báo của họ “Tố thuyết Nam hải chư đảo lịch sử đích Canh lộ bạ: Trung Quốc nhân dụng mệnh hoán lai đích hàng hải kinh” [Sushuo Nanhai zhudao lishi de ‘Genglubo’: Zhongguoren yongming huanlai de hanghai jing 訴説南海諸島歷史的更路簿:中國人用命換來的航海經], Banshan luntan 8 [半山論談] (2012) 53-55. Xem thêm bài mới của họ viết cùng với Tổ Tân [Zu Xin 祖新], có tựa là “Canh lộ bạ: Trung Quốc ủng hữu Nam hải chư đảo chủ quyền đích chủ yếu chứng cứ” [Genglubo: Zhongguo yongyou Nanhai zhudao zhuquan de zhuyao zhengju 更路簿:中國擁有南海諸島主權的主要證據], Wenshi zhishi 3[文史知識] (2013): 5-12.
[6] Như Dị vật chí tập dật giáo chú [Yiwu zhi jiyi jiaozhu 異物志輯佚校注].
[7] Dị vật chí tập dật giáo chú [Yiwu zhi jiyi jiaozhu異物志輯佚校注], 212, mục 105.
[8] Về cuốn Thái bình ngự lãm [Taiping yulan] xem Johannes L. Kurz, “The Compilation and Publication of the Taiping yulan and the Cefu yuangui” (Tập hợp và in ấn Thái bình ngự lãm và Sách phủ Nguyên quy, trong Florence Bretelle-Establet and Karine Chemla (eds.), Qu’est-ce qu’écrire une encyclopédie en Chine?. Extreme Orient-Extreme Occident Hors série, 39-76.
[9] Xem Khâu Trạch Kì [Qiu Zeqi 邱澤奇] , “Hán Ngụy lục triều Lĩnh Nam thực vật chí lục khảo lược” [Han Wei Liuchao Lingnan zhiwu ‘zhilu’ kaolüe 漢魏六朝嶺南植物志錄考略] , Zhongguo nongshi 4 [中國農史](1986): 91. Chính tác giả này lại không dẫn mục đang nói chút nào khi cấu trúc lại tập sách xuất bản với tên “Hán Ngụy lục triều Lĩnh Nam thực vật chí lục tập thích tuyển: Vạn Chấn Nam Châu dị vật chí” [Han Wei Liuchao Lingnan zhiwu ‘zhilu’ jishixuan: Wan Zhen Nanzhou yiwuzhi” 漢魏六朝嶺南植物志錄輯釋選: 萬振南州異物志], Zhongguo nongshi 3 [中國農史] (1987): 91-100.
[10] Lí Phuơng [Li Fang 李昉] và cộng sự. (comps), Thái bình ngự lãm [Taiping yulan 太平禦覽] (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 1985), 988.3a (4372).
[11] Dị vật chí tập dật giáo chú [Yiwu zhi jiyi jiaozhu異物志輯佚校注], 212, mục 105.
[12] Thái bình ngự lãm, “ tứ di” [Taiping yulan, “siyi”’ 4, 太平禦覽 “四夷” 790.7b (3501). Trong trích dẫn, Hàn Chấn Hoa ghi Điển Du [Dianyou/典 游] thành Điển Tốn [Dianxun/典遜]. Xem Hàn Chấn Hoa [Han Zhenhua 韓振華], Ngã quốc Nam hải chư đảo sử liệu hối biên [Woguo Nanhai zhudao shiliao huibian 我國南海諸島史料彙編] (Beijing: Dongfang chubanshe [北京: 東方出版社], 1988), 25.
[13] Về một nghiên cứu về Ngô thời ngoại quốc truyện [Wushi waiguo zhuan吳時外國傳] xem Trần Giai Vinh [Chen Jiarong 陳佳榮], “Chu ứng, Khang thái xuất sử Phù Nam hòa Ngô thì ngoại quốc truyện khảo lược” [Zhu Ying Kang Tai chushi Funan he Wushi waiguo zhuan kaolüe 朱應, 康泰出使扶南和 ‘吴时外國傳’考略], Zhongyang minzu xueyuan xuebao 4.[中央民族學院學報] (1978): 73-79, và Quách Chấn Trạch [Guo Zhenze 郭振澤] và Trương Hoa Đằng [Zhang Huateng 張華騰], “Ngô thời ngoại quốc truyện sơ tham” [Wushi waiguo zhuan chutan ‘吴时外國傳’初探], Yindu xuekan 3 [殷都學刊] (1989): 25-30. Về một mô tả về lộ trình của 2 sứ giả này xem Trần Liên Khánh [Chen Lianqing 陳連慶], “Tôn Ngô thời kì Chu Ứng, Khang Thái đích Phù Nam chi hành” [Sun Wu shiqi.Zhu Ying Kang Tai de Funan zhi xing” 孫吳時期朱應,康泰的扶南之行], Dongbei shida xuebao 4 [東北師大學報] (1986): 32-40, và Hứa Vĩnh Chương [Xu Yongzhang 許永璋], “Chu Ứng, Khang Thái Nam hải chư đảo quốc chi hành khảo luận” [Zhu Ying, Kang Tai Nanhai zhudao guo zhi xing kaolun 朱應,康泰南海諸島國之行考論], Shixue yuekan 12 [史學月刊] (2004): 25-30.
[14] Trần Giai Vinh [Chen Jiarong 陳佳榮], Ngoại quốc truyện [Waiguo zhuan 外國傳] (Hong Kong: Xianggang Xinhua caiyin chubanshe [香港新华彩印出版社), 2006). Xem bài điểm sách nhiều thông tin của Roderich Ptak in Archipel 74 (2007): 235-237 về cuốn sách này.
[15] San hô châu [shanhu zhou] là một từ mơ hồ khác, tuy nhiên đã đuợc nhiều tác giả Trung Quốc khẳng định dùng để chỉ tất cả các đảo ở biển Đông. Xem chẳng hạn Lưu Nam Uy [Liu Nanwei 劉南威],Trung Quốc Nam hải địa danh luận cảo [Zhongguo Nanhai zhudao diming lungao 中國南海諸島地名論稿] (Beijing: Kexue chubanshe {北京科學出版社}, 1996), 13-14.
[16] Thái Bình ngự lãm [Taiping yulan], 69.3b (327). Xem thêm Hàn Chấn Hoa, Woguo Nanhai, 25. Về san hô xem nghiên cứu của Roderich Ptak, “Notes on the Word shanhu and Chinese Coral Imports from Maritime Asia ca. 1250-1600” (Những ghi chú về từ san hô và việc Trung Quốc nhập khẩu san hô từ vùng biển châu Á), Archipel 39 (1990): 65-80.
[17] Một bàn luận hữu ích và chi tiết hơn về từ này xem Nam Minh Tử [Nanmingzi /南溟子] (tên giả), Truớng hải khảo [Zhanghai kao 漲海考], Zhongyang minzu xueyuan xuebao 1 [中央民族學院學報] (1982): 61-64, 75.
[18] Roderich Ptak, bài bình luận về Ngoại quốc truyện [Waiguo zhuan 外國傳] do Trần Gia Vinh [Chen Jairong 漲海考] tập hợp (Hong Kong: Xianggang xinhua caiyin chubanshe [香港新華彩印出版社], 2006), in Archipel 7 (2006), 236.
[19] Roderich Ptak, “Zhanghai 涨海. Raum und Konzept: Von den Anfängen bis zur Tang-Zeit” (Trướng hải 涨海: Không gian và khái niệm: Từ đầu đến thời nhà Đường), in Shing Müller, Thomas O. Höllmann and Putao Gui (eds), Guangdong: Archaeology and Early Texts. Archäologie und frühe Texte (Zhou – Tang) (Wiesbaden: Harrassowitz, 2004), 241-253.
[20] Bằng chứng lịch sử nêu:”Trong nhiều sách lịch sử và địa lí xuất bản trong thời nhà Đuờng và Tống, quần đảo Nam Sa và Tây Sa được gọi là Cửu Nhũ Loa Châu, Thạch đuờng (nghĩa từng chữ là đảo san hô vòng bao quanh một đầm phá), Trường Sa (nghĩa từng chữ là dãy dài các bãi cát ngầm), Thiên lí thạch đuờng, Thiên lí Trường Sa, Vạn lí thạch đuờng, và Vạn lí truờng sa cùng nhiều tên khác. Trên một trăm loại sách xuất bản trong bốn triều đại Tống, Nguyên, Minh và Thanh đều có nói đến quần đảo Nam Sa duới tên Thạch đuờng hoặc Trường Sa.”
[21] Hàn Chấn Hoa đưa ra một nghiên cứu chi tiết và đào sâu về những tài liệu này trong cuốn sách Ngã quốc chư đảo sử liệu hối biên (Woguo Nanhai zhudao shiliao huibian 我國南海諸島史料彙編.)
[22] Thân Kiến Minh [Shen Jianming 申建明], “China’s Sovereignty over the South China Sea Islands: A Historical Perspective” (Chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở biển Đông: Góc nhìn lịch sử), Chinese Journal of International Law 1.1 (2002): 105-106.
[23] Về việc tập hợp cuốn sách này xem Lí Tân Vĩ [ Li Xinwei 李新偉], Vũ kinh tổng yếu toàn tu thể lệ sơ khảo [Wujing zongyao zuanxiu tili chukao ‘武經縂要纂’修體例初考], Guojia tushuguan guankan 99.2[國家圖書館觀看] (2010): 27-43.
[24] Tăng Công Lượng [Zeng Gongliang 曾公亮] Vũ kinh tổng yếu,[Wujing zongyao 武經縂要] (Beijing: Jiefangjun chubanshe [北京解放軍出版社], 1988), 21.16a-b (1055-1056).
[25] Lưu Nam Uy [Liu Nanwei劉南威], Nam hải chư đảo địa danh sơ tham [Nanhai zhudao diming chutan 南海諸島地名初探, Lingnan wenshi 2 [嶺南文史] (1985): 97.
[26] Thời nhà Tống, Đàm Môn Sơn [Tunmen shan/屯門 山] cũng được gọi là Đàm Môn [Tunmen 屯門].
[27] Âu Duơng Tu [Ouyang Xiu /歐陽修], Tân Đuờng thư [Xin Tangshu 新唐書] (Beijing: Zhonghua shuju [北京中華書局], 1991), 43A:1153.
[28] Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải…[Woguo Nanhai…], 30-31.
[29] Lưu Hú [Liu Xu 劉煦] và công sự. (comps), Cựu Đuờng thư [Jiu Tangshu 舊唐書] (Beijing: Zhonghua shuju [北京中華書局], 1991), 41.1715.
[30] Friedrich Hirth and W.W. Rockhill, Chau Ju-kua: On the Chinese and Arab Trade in the Twelfth and Thirteenth Centuries [Triệu Nhữ Quát: Về giao thuơng giữa nguời Hoa và nguời Á Rập trong thế kì 12 và 13] (St. Petersburg: Imperial Academy of Sciences, 1911), 176. Lời văn tiếng Trung có trong Chư phiên chí gíáo thích [Zhufan zhi jiaoshi 諸蕃志校釋,] do Duơng Bác Văn [Yang Bowen 楊博文] biên tập và chú thích (Beijing: Zhonghua shuju [北京中華書局],, 2000), 216. Lưu ý rằng 2 dịch giả này có lẽ dùng một bản in sai so với bản tiếng Trung gốc. Điều này là dễ thấy ở việc gán ghép sai tên các đảo mà đáng lẽ phải là Ô Lí [Wuli 烏里], Tô Mật [Sumi 蘇密], và Cát Lãng [Jilang 吉浪]. Xem thêm bản dịch từ Quỳnh Quản chí [Qiongguan zhi 瓊管志] bên duới mà từ đó đoạn văn này hình như được rút ra.
[31] Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải [Woguo Nanhai], 33. Xem thêm khái luận rất khẳng định của Lí Kim Minh [Li Jinming 李金明], “Ngã quốc Nam hải cương vực nội đích thạch đường, trường sa” [Woguo Nanhai jiangyu nei de shitang, changsha 我國南海疆域内的石塘],長沙 (Các bãi ngầm và bãi cát nằm trong cương vực Nam hải của chúng ta), Nanyang wenti yanjiu 93.1 [南洋問題研究] (1998): 30-41. Khái luận này và công trình của Hàn Chấn Hoa rõ ràng nói theo một nghiên cứu công bố trước đó của Lâm Kim Chi [Lin Jinzhi 林金枝], “Thạch đường, trường sa tư liệu tâp lục khảo thích” [Shitang changsha ziliao jilu kaoshi 石塘,長沙資料輯錄考釋], Nanyang wenti 6 [Nanyang wenti yanjiu 南洋問題研究]] (1979): 100-126. Một bài viết mới công bố rất gần đây của Châu Vận Trung [Zhou Yunzhong 周運中] khẳng định rằng toàn bộ khu vực biển đang bàn là lãnh thổ của Trung Quốc. Xem Châu Vận Trung, “Nam Áo khí, vạn lí trường sa, vạn lí thạch đường tân khảo” [Nan Ao qi, wanli changsha, wanli shitang xinkao 南澳氣,萬里長沙,萬里石塘新考], Haijiao shi yanjiu 1 [海交史研究] (2013): 35-43.
[32] Ptak, “Die Paracel- und Spratly-Inseln” (Quần đảo Hoàng sa và Trường Sa), 161-165.
[33] Về một nghiên cứu cho tài liệu này, xem Roderich Ptak, “Images of Maritime Asia in Two Yuan Texts: Daoyi zhilüe and Yiyu zhi” (Hình ảnh của vùng biển châu Á trong 2 tài liệu nhà Nguyên: Đảo di chí lược và Dị vật chí), trong Journal of Sung-Yuan Studies 25 (1995): 47-76.
[34] Lưu ý rằng bản văn gốc tiếng Trung bỏ đi một vài thông tin có nêu trong bản dịch tiếng Anh. Mục gốc có trong Đảo di chí lược giáo thích [Daoyi zhilüe jiaoshi 島夷誌略校釋], do Tô Kế Tình? [Su Jiqing 蘇繼廎] hiệu đính và biên tập (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 2000), 318. Tham khảo thêm bản dịch đoạn này trong Ptak, “Die Paracel- und Spratly-Inseln”, 166-167.
[35] Roderich Ptak, “Jottings on Chinese Sailing Routes to Southeast Asia, Especially on the Eastern Route in Ming Times”, trong Jorge M. dos Santos Alves (coord.), Portugal e a China: Conferências nos Encontros de Historía Luso-Chinesa (Lisbon: Fundação Oriente, 2001), 121.
[36] Về đoạn văn này trong Chư phiên chí [Zhufan zhi 諸蕃志] xem Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải [Woguo Nanhai], 32-33. Xem thêm bản dịch đoạn văn trích dẫn ở trên trong 2.3.2.
[37] Tống hội yếu tập cảo [Song huiyao jigao 宋會要輯稿], do Từ Tùng [Xu Song 徐松] tập hợp (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 1997), 197, “fanyi” [蕃夷] 4.99 (7763).
[38] Nguyên sử [Yuan shi 元史] (chính sử nhà Nguyên), do Tống Liêm [Song Lian 宋濂] (1310-1381) và cộng sự tập hợp. (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 2005), 162.3802
[39] Xem Chư phiên chí giáo thích [Zhufan zhi jiaoshi 諸蕃志校釋], 222, chú thích 3.
[40] Vuơng Tuợng Chi [Wang Xiangzhi 王象之], Dư địa kế thắng [Yudi jisheng 與地繼勝] (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 2003), 127.3b (3622). Lưu ý rằng Tô Kế Tình? [Su Jiqing 蘇繼廎] ghi sai thành quyển 27 của Dư địa kế thắng [Yudi jisheng 與地繼勝] trong bình luận về Đảo di chí luợc [Daoyi zhilüe 島夷誌略] là quyển mà Quỳnh Quản chí [Qiongguan zhi 瓊管志] trích về vạn lí thạch đuờng. Xem thêm bàn luận về nguồn này trong Ptak, “Die Paracel- und Spratly-Inseln”, 165, cước chú 14.
[41] Chúc Mục [Zhu Mu 祝穆], Phuơng dư thắng lãm [Fangyu shenglan 方輿勝覽] (Beijing: Zhonghua shuju [北京: 中華書局], 2003), 43.775.
[42] Xem Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải [Woguo Nanhai], 42, và Tống hội yếu [Song huiyao 宋會要], 197, “fanyi” [蕃夷] 4.69 (7748).
[43] Thoát Thoát [Tuotuo 脫脫] và cộng sự , Songshi [宋史] (Bejing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 1977), 489.14083.
[44] Lí Đảo [Li Tao 李燾] (1115-1184), Tục tư trị thông giám trường biên [Xu Zizhi tongjian changbian] (Beijing: Zhonghua shuju [北京: 中華書局],, 2004), 92.2125.
[45] Almut Netolitzki, Das Ling-wai tai-ta von Chou Ch’ü-fei: Eine Landeskunde Südchinas aus dem 12. Jahrhundert (Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi: Địa lí Nam Trung Quốc từ thế kỉ thứ 12) (Wiesbaden: Steiner, 1977), 16.
[46] Chu khứ Phi [Zhou Qufei 周 去非], Lĩnh ngoại đại đáp giáo chú [Lingwai daida jiaozhu 嶺外代答校注], do Duơng Vũ Tuyền [Yang Wuquan 楊武泉] biên tập và chú giải (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 1999), 37.
[47] Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải [Woguo Nanhai], 49-50.
[48] Peter Harris (transl.), Zhou Daguan: A Record of Cambodia, the Land and Its People (Chu Đạt Quan: Ghi chép về Campuchia, đất đai và con nguời)(Chiang Mai: Silkworm Books, 2007).
45. Bản gốc của đoạn văn xem Chu Đạt Quan [Zhou Daguan 周達觀], Chân Lạp phong thổ kí giáo chú [Zhenla fengtuji jiaozhu 真腊風土記校注], do Hạ Nãi [Xia Nai 夏鼐 ] chú giải (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 2000), 15.
[49] Cùng cách gán tên đuợc dùng trong công trình đồng thời với cuôn sách của Chu Đạt Quan [Zhou Daguan 周達觀]. Xem Ngô Tự Mục [Wu Zimu 吳自牧] (ca. 1256-after 1334), Mộng luơng lục [Mengliang lu 夢粱錄] (Xuehai leibian 學海類編), 12.15a (232).
[50] Paul Pelliot, “Mémoire sur les coutumes du Cambodge” (Hồi ức về phong tục của Campuchia), Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient 2 (1902): 137-138.
[51] Ông ta dẫn W.F. Mayers, W.P. Groeneveldt, and F. Hirth. Tôi không truy cập đuợc W.F. Mayers, “Chinese Explorations of the Indian Ocean During the 15th Century”, China Review 3 (1875). Đoạn văn có liên quan trong W.P. Groeneveldt thấy có trong Historical Notes on Indonesia and Malaya Compiled from Chinese Sources (Djakarta: C.V. Bhratara, 1960), 25. Nguồn Groeneveldt dùng là phần tiểu sử của Sử Bật [Shi Bi] trong Nguyên sử [Yuanshi] (xem bên trên). Cuốn sách của ông xuất bản lần đầu ở Batavia năm 1880. Việc Hạ Nãi trích dẫn một cuớc chú của Hirth trong cuốn Chau Ju-kua vốn làm cơ sở để Groeneveldt xác nhận Thất châu duơng [Qizhou yang] là ‘vùng biển Hoàng Sa’ là đúng. Xem Hirth and Rockhill, Chau Ju-kua, 185, cuớc chú 4.
[52] Chân Lạp phong thổ giáo chú [Zhenla fengtu jiaozhu 真腊風土記校注], 25-26.
[53] Harris, Zhou Daguan… [周達觀: Chu Đạt Quan], 87.
[54] Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải [Woguo Nanhai], 50.
[55] Có vẻ rằng đoạn văn có liên quan trong các phiên bản hiện đại trong văn bản này trích từ bản chính của Vạn Châu chí [Wanzhou zhi 万州志] và không phải là một trích dẫn từ Quỳnh Đài ngoại kí [Quongtai wai ji]. Tôi không truy cập đuợc bản Vạn Châu chí năm 1828 mà Hàn Chấn Hoa tham khảo.
[56] Vạn Châu chí [Wanzhou zhi 万州志], 3.285, trong Vạn Châu chí (nhị chủng [er zhong 二种]) (Haikou: Hainan chubanshe [海口:海南出版社], 2004), do Lí Diễm [Li Yan 李琰] và cộng sự biên soạn.
[57] Xem thêm các nghiên cứu cũ hơn của Hàn Chấn Hoa về Thất Châu duơng, Thất Châu duơng khảo [Qizhou yang kao 七洲洋考], Nanyang wenti 3 [南陽问题](1981): 1-31, và Tống Thụy tông dữ Thất Châu Dương [Song Ruizong yu Qizhou yang” 宋瑞宗與七洲洋], Nanyang wenti 3 [南陽问题] (1981): 32-53.
[58] Lời văn tiếng Trung có trong Phí Tín [Fei Xin 費信], Tinh tra thắng lãm giáo chú [Xingcha shenglan jiaozhu 星槎勝覽校注], do Phùng Thừa Quân [Feng Chengjun 馮承鈞] biên tập và chú giải (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 1954), 8-9. Bản dịch tiếng Anh: Fei Hsin, Hsing-ch’a sheng-lan: The Overall Survey of the Star Raft, do J.V.G. Mills dịch, Roderich Ptak biên tập và chú giải (Wiesbaden: Harrassowitz, 1996), 40.
[59] Trương Đình Ngọc [Zhang Tingyu 張廷玉] và cộng sự, Minh sử [Mingshi 明史] (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 1974), 324.8394-8394.
[60] Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải [Woguo Nanhai], 54.
Bài viết trình bày tại hội thảo ‘Reframing the South China Sea’ (Tái định hình biển Đông), Viện Nghiên cứu Châu Á, 11-12/11/2013, Đại học Brunei Darussalam
1. Mở đầu
Điểm khởi đầu cho bài viết này là bản văn do Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố trên trang mạng của họ vào ngày 17/11/ 2000.[1] Tài liệu này mang tên “Bằng chứng lịch sử hậu thuẫn chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa” (sau đây gọi tắt là “Bằng chứng lịch sử”) được đưa ra để biện minh cho yêu sách của Trung Quốc đối với biển Đông qua việc chỉ ra rằng những người đi biển Trung Quốc là những người đầu tiên đặt tên và ‘khai phá’ nhiều đảo và khu vực tranh chấp.[2] Bài viết này sẽ làm nổi rõ các tài liệu thời tiền hiện đại được nói là mô tả vùng biển Đông, và bàn luận về các cách mà giới học thuật Trung Quốc hiện đại giải thích chúng.[3]
2. Các nguồn
Các học giả Trung Quốc đã xác định một số từ ngữ trong các tài liệu lịch sử đó mà vào lúc này hoặc khác họ tin rằng được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa [西沙群島:Tây Sa quần đảo], nhóm đảo Pratas [東 沙 群島: Đông Sa quần đảo], bãi ngầm Macclesfield [中 沙 群島: Trung Sa quần đảo], hoặc quần đảo Trường Sa [南沙群島: Nam Sa quần đảo]. Các đoạn văn được trích dẫn từ các tài liệu tiền hiện đại như là bằng chứng về kiến thức liên tục về những nơi này trong các triều đại kế tiếp nhau.
Các tài liệu theo thứ tự xuất hiện của chúng trong “Bằng chứng lịch sử’ là cuốn Dị vật chí [異物志] của Dương Phu [楊孚] thời Hậu Hán (25-220 CE) và Phù Nam truyện [扶南传] của Khang Thái [康泰] thời Tam Quốc ( 220-280 CE).
Đối với thời nhà Đường (618-907) và nhà Tống (960-1279), ngoài việc nêu một cách chung chung về các nguồn cùng việc liệt kê một số các từ địa lí được cho là dùng để mô tả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong hai thời kì này, không có một tài liệu cụ thể nào được chỉ ra.
Đối với thời nhà Nguyên (1279-1368) cuốn Đảo di chí lược [島夷誌略] (Ghi nhận vắn tắt về các đảo của bọn di, 1350) của Uông Đại Uyên [汪大渊] (fl. 1311-1350) đã được nêu tên, đối với đời Minh (1368-1644) là Hỗn nhất cương lí lịch đại quốc đô chi đồ [混一疆理歷代國都之圖] (bản đồ tổng hợp các vùng lãnh thổ và thủ đô qua các triều đại)[4] , và đối với đời Thanh (1644-1911) là Canh lộ bạ [更路簿] (Sổ ghi chép về đường đi [biển đời nhà Thanh]).[5]
2.1 Dị vật chí
Dị vật chí [異物 志] (Ghi chép về các sự vật bất thường) được tập hợp thành một quyển (卷) lần đầu tiên vào thời Đông Hán (25-220 CE) chứa các mô tả về các giống dân và các nước ở biên giới đế quốc Trung Hoa. Mở rộng và bổ sung nhiều lần cho đến đời nhà Đường, công trình này đã bị thất lạc vào cuối thế kỉ thứ 10. Các mảnh còn sót lại đã được Nhà xuất bản Khoa học Kĩ Thuật Quảng Đông [广东科技出版] xuất bản năm 2009, và sau đó bởi Nhà xuất bản Nhân dân Quảng Đông [广东人民出版社] năm 2010.[6] Bản hiện đại trong Dị vật chí tập dật giáo chú dẫn công trình của Hoàng Thái Tuyền [黃泰泉] (1490-1566), cuốn Quảng Đông thông chí [廣東通志] vốn được xác định như là theo đúng bản gốc.[7] Điều này là có vấn đề vì Hoàng Thái Tuyền là tác giả của Quảng Tây thông chí [廣西通志,] chứ không phải Quảng Đông thông chí vốn do tác giả khác tên Quách Phỉ [郭棐] (1529-1602) đời Minh biên soạn. Bất kể dẫn tài liệu nào mới là tài liệu chính xác, điều lạ là tài liệu trước tiên được đem ra để trích dẫn đoạn văn gốc lại là cuốn sách đời Minh. Thật ra còn có một nguồn xưa hơn cho đoạn văn này, đó là Thái bình ngự lãm [太平禦覽], một bách khoa toàn thư được biên soạn dưới triều Thái Tông, hoàng đế thứ hai nhà Tống .[8] Trong mục từ thạch [磁石], Thái bình ngự lãm không nêu sách Dị Vật chí gốc của Dương Phu mà lại nêu Nam Châu dị vật chí [南州異物志][9] (1 quyển) do Vạn Chấn [萬振] thời Tam Quốc (220-280) biên soạn.[10] Ta chỉ có thể đoán rằng những người biên tập Dị vật chí tập dật giáo chú thích dẫn tài liệu nhà Minh hơn các tài liệu cũ hơn vì nó nới rộng kiến thức của Trung Quốc về biển Đông thêm một trăm năm.
Đoạn văn gốc trong Dị vật chí ghi như sau: “Trướng hải khí đầu, thuỷ thiển nhi đa từ thạch, ngoại chước nhân thừa đại thuyền, giai dĩ thiết tham tham chi. Chí thử quan, dĩ từ, bất đắc quá” [漲海崎頭, 水淺而多磁石, 外繳人乘大船, 皆以鐵探探之. 至此關, 以磁,不得過] (Ở những chỗ đá gồ ghề trong biển dâng (trướng hải), nước cạn nhưng có nhiều đá nam châm. Người nước ngoài gia cố tàu lớn của họ với tấm sắt. Khi đến chỗ biển này, họ không thể vượt qua do bị đá nam châm hút).[11]
Phần viết về các [bốn] sắc dân man di (四夷 部: Tứ di bộ) trong Thái bình ngự lãm cung cấp đoạn văn tương tự dẫn từ Nam Châu dị vật chí [南州異物志] như sau: “(Nước) Câu Trĩ [句 稚] nằm cách Điển Du [典 游] 800 lí . ... Có những tảng đá gồ ghề lớn trồi lên khỏi biển dâng (trướng hải). Ở đó nước cạn và có nhiều đá nam châm”.[12]
Trang web của Bộ Ngoại giao dịch đoạn văn có liên quan như sau: “Có những đảo nhỏ, cồn cát, đá và bãi ngầm trong Nam Hải, ở đó nước cạn và có nhiều đá hoặc đá nam châm” (Trướng hải, khí đầu thuỷ thiển nhi đa từ thạch [涨海崎头,水浅而多磁石]).
Rõ ràng là bản dịch chính thức này diễn giải một cách tuỳ tiện văn bản gốc qua việc thêm vào “những đảo nhỏ, cồn cát, đá và bãi ngầm” và qua việc khẳng định trướng hải [漲海] (‘biển dâng’) là Nam Hải (biển Đông).
2.2 Phù Nam Truyện
Phù Nam Truyện [扶南传] là một tường thuật của Khang Thái [康泰] và Chu Ứng [朱應] về chuyến đi của họ tới Phù Nam (chỗ miền Nam Việt Nam hiện nay) vào thế kỉ thứ 3. Nó cũng thường được gọi là Ngô thời ngoại quốc truyện [吳時外國傳] (Chuyện nước ngoài thời Ngô).[13] Chỉ còn một số mảnh lưu giữ trong bách khoa toàn thư đời Đường và Tống được Trần Giai Vinh [陳佳榮] tập hợp và xuất bản.[14] Tôi đã đọc được đoạn văn ngắn có liên quan từ bản gốc trích dẫn từ Thái bình ngự lãm như sau: “Trong biển dâng (trướng hải 漲 海) ta sẽ gặp nhiều đảo san hô[15] mà từ nền móng của chúng san hô phát triển lên trên.” (涨海中, 到珊瑚洲, 洲底有盤石, 珊瑚生其上也: trướng hải trung, đáo san hô châu, châu để hữu bàn cổ, san hô sinh kí thượng dã).[16]
Trong khi đó Bộ Ngoại giao dịch lại câu này là “Ở Nam Hải, có những đảo san hô và rạn đá; dưới các đảo và rạn đá này là đá mà trên đó các loài san hô đã được hình thành.” Điều mà cách dịch này cố làm là nó quy trướng hải là biển Đông như đã làm trong đoạn văn trước đó, và thay vì dịch [‘san hô châu’] thành ‘các đảo san hô’ thôi, lại thêm vào cả ‘các rạn đá’ nữa. Cách dịch thêm thắt này mở rộng thẩm quyền đối với những kiến tạo địa chất gần như luôn chìm dưới nước. Rõ ràng từ quyết định là từ trướng hải.[17] Roderich Ptak đã chỉ ra rằng lời lẽ cuối cùng về cách giải thích cho từ này chưa được đưa ra, và việc thảo luận về nó vẫn còn đang tiếp diễn.[18] Trong nghiên cứu chi tiết trước đó về từ này, Ptak giải thích rằng trướng hải.– một từ mà ông chỉ dịch là biển trướng (“Zhang Meer”) – là một từ dùng để tả vùng biển ngoài khơi Quảng Đông, xung quanh đảo Hải Nam, và vịnh Bắc Bộ. Mặt khác, khi chú ý tới tất cả các cách mô tả xưa hơn, từ này sẽ bao gồm gần như toàn bộ các khu vực biển phía nam từ Quảng Đông đến Ấn Độ Dương.[19]
Như vậy trướng hải không nhất thiết để chỉ một khu vực địa lí hoặc biển cụ thể mà có vẻ là một từ chỉ định mơ hồ cho một khu vực không xác định.
2.3 Tài liệu đời Đường và Tống
Đáng chú ý là trang mạng không đưa ra một tài liệu cụ thể nào cho hai triều đại Đường và Tống [mà chỉ nói tổng quát là ‘các sách lịch sử và địa lí’].[20]
Để xác định “các sách lịch sử và địa lí” mà họ nêu cần truy lại một số các từ gán ghép địa danh bên trên.[21] Thân Kiến Minh (申建明) tin rằng tất cả những từ đó hoặc chỉ quần đảo Tây Sa hoặc chỉ quần đảo Nansha.[22] Điều này là dễ hiểu khi biết rằng tạp chí [đăng bài của Thân Kiến Minh] do các học giả người Trung Quốc chủ yếu sống ở Trung Quốc biên tập.
2.3.1 Cửu Nhũ Loa Châu [九乳螺洲]
Cửu Nhũ Loa Châu được nêu trong bộ sách quân sự Vũ kinh tổng yếu [武經縂要] (Những điều quan yếu về quân sự, 40 q.), một công trình do Tăng Công Lượng [曾公亮] (998-1078) tập hợp và trình cho vua xem năm 1044.[23] Đoạn văn có liên quan mô tả việc đi từ Quảng Châu ở Quảng Đông, ngầm hiểu là về phía nam:
“Từ Đàm Môn Sơn [Tunmen shan/屯門 山] lợi dụng một gió đông, sau khi đi theo hướng tây nam trong 7 ngày sẽ tới Cửu Nhũ Loa Châu [九乳螺洲]. Sau 3 ngày (đi thuyền) nữa sẽ đến Chiêm Bất Lao Sơn [占不劳山] ở biên giới của nước Hoàn Châu [環州).[24]
Lưu Nam Uy [劉南威] là người đầu tiên chỉ ra rằng Cửu Nhũ Loa Châu ‘phải chỉ quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) (應 指 西沙群島: ứng chỉ Tây Sa quần đảo)’.[25]
Đàm Môn Sơn rất có thể chỉ một khu trại được thành lập vào triều đại nhà Đường ở huyện Bảo An (寳安 縣) để chống lại cướp biển.[26]
Chiêm Bất Lao Sơn có thể chỉ một chuỗi các đảo nhỏ có tên là Cù Lao Chàm ngoài khơi bờ biển Việt Nam gần Đà Nẵng. Còn Hoàn Châu là một nước trong khu vực đó, rất có thể, nhưng không nhất thiết là Champa. Phần địa lí trong Tân Đường thư [新唐書] (chính sử nhà Đường, 1060) của Âu Dương Tu [歐陽修] (1007-1072) đưa ra một mô tả tương tự về khoảng cách và phương hướng, nhưng có hơi khác trong việc định danh:
“Từ Quảng Châu đi thuyền 200 lí theo hướng đông nam sẽ đến Đàm Môn Sơn. Với gió dịu đi về hướng tây, sau 2 ngày sẽ đến Cửu Châu Thạch [九州石]. Đi 1 ngày nữa về hướng nam sẽ đến Tượng Thạch [Xiang shi/象石]. Đi thêm 3 ngày theo hướng tây nam sẽ đến Chiêm Bất Lao Sơn [占不劳山]. Ngọn núi này nằm giữa biển cách nước Hoàn Vương [環王] 200 lí về phía đông”.[27]
Chúng ta có thể giả định rằng Cửu Châu Thạch là một tên khác của Cửu Nhũ Loa Châu. Với hành trình từ Đàm Môn Sơn đến Cửu Châu Thạch/ Cửu Nhũ Loa Châu [theo đoạn trích này] rút ngắn lại đáng kể nên vị trí của chỗ này phải gần Trung Hoa đại lục hơn rất nhiều so với điều Lưu Nam Uy muốn làm cho chúng ta tin (xem thêm bên dưới, Thất Châu [七洲]).
Rối rắm là Hàn Chấn Hoa lại cho rằng Tượng Thạch là từ để chỉ quần đảo Tây Sa,[28] còn Lưu Nam Uy, trái lại, một mực cho rằng Cửu Nhũ Loa Châu là từ để chỉ Tây Sa. Hàn Chấn Hoa nói rằng đoạn văn này trong Tân Đường thư có nguồn gốc từ một tài liệu mang tên Quảng châu thông hải di đạo [廣州通海夷道] (đường biển từ Quảng Châu tới các nuớc di [phía Đông]), do Giả Đam [Jia Dan/賈耽] (730-805) biên soạn. Tôi không kiểm tra được tính chính xác của phát biểu này vì không truy cập được các nguồn liên quan. Điều rõ ràng là ấn phẩm của Lưu Nam Uy năm 1985 và ấn phẩm của Hàn Chấn Hoa năm 1988 dù chỉ cách nhau một khoảng thời gian ngắn nhưng ý kiến về việc từ nào trong các nguồn nhà Đường chỉ quần đảo Tây Sa lại khác biệt rất nhiều.
Cho đến giờ đề cập khác duy nhất theo một nguồn đời Đường có dính dáng với Nam hải (biển Đông) là một đoạn văn trong Cựu Đường thư [舊唐書] (945). Đoạn văn này trong phần địa lí (地歷) như sau: “Nam hải cách huyện Hải Phong [海豐] 50 lí về phía nam, và đây là biển dâng (trướng hải) vốn rộng mênh mông.”[29]
2.3.2 Thiên lí trường sa [千里 長沙] và Vạn lí thạch đường [萬里 石塘]
Cách gán ghép địa lí chủ yếu trong lập luận chính thức cho các thời kì trước nhà Đường là trướng hải chỉ khu vực biển và khí đầu chỉ thể địa lí. Đời Tống, cuốn Chư phiên chí [諸蕃志] (Ghi chép về các nước phiên thuộc) của Triệu Nhữ Quát [趙汝适] (1165? -sau 1225) là một trong những tài liệu đầu tiên có nói đến các gán ghép ‘mới’ tiếp sau là thiên lí trường sa [千里長沙] (bãi cát dài ngàn dặm) và vạn lí thạch đường [萬里石塘] (bờ cát dài vạn dặm). Những từ này xuất hiện trong mô tả về đảo Hải Nam [海南]:
“Cát Dương [Ki-yang/吉陽] nằm ở cực (Nam) bờ biển (Hải Nam), vuợt ra khỏi đó không có đất đai, nhưng ngoài [biển] có hai đảo nhỏ, Ô Lí [烏里] và Tô Cát Lãng [蘇吉浪]. Chiêm Thành đối diện với nó về phía nam, và ở phía tây nó nhìn về phía Chân Lap. Về phía đông (Hải Nam) là “Thiên lí trường sa” (千里 長沙) và “Vạn lí thạch đường” (萬里石塘) và (bên ngoài đó) là đại dương bao la, nơi đó trời và biển hòa sắc với nhau, và tàu thuyền đi qua chỉ chạy theo kim chỉ nam—phải được theo dõi sát sao suốt ngày đêm— vì cái sống và cái chết chỉ phụ thuộc vào một sơ suất rất nhỏ”.[30]
Hàn Chấn Hoa cho rằng cả hai từ này “chỉ chung các đảo ở Nam hải, và từ đầu nhà Tống chúng đã nằm trong khu vực hành chính do Quỳnh Quản [瓊管] thuộc cung đường phía tây của Quảng Đông [廣東 西路瓊 管: Quảng đông tây lộ Quỳnh Quản] quản lí. Từ đó, theo đoạn văn trích dẫn ở trên, thì các đảo ở Nam hải kể từ năm thứ 5 triều Trinh Nguyên [貞元] nhà Đường (789) đã là một phần trong khu vực hành chính của Trung Quốc.”[31] Một lần nữa, chỉ một mô tả về một số mỏm đá xa xôi trong đại dương cũng đủ để khẳng định chủ quyền một khu vực phía nam đảo Hải Nam kể từ thời nhà Đường. Một lần nữa, không có nhiều thông tin được đưa ra, bởi vì chẳng có chút gì, và thay vì lập luận chỉ cứ khăng khăng quả quyết.
Ptak cho rằng cả hai từ này có thể dùng để chỉ chung các bãi cát ngầm và bãi cát, chứ không phải chỉ những đảo hoặc nhóm đảo cụ thể. Đối với ông không có chút bằng chứng nào cho thấy trường sa và thạch đuờng chỉ bất cứ thứ gì, chắc chắn chúng không nằm dưới sự quản lí của các triều đại Tống, Nguyên hay Minh. Tương tự như vậy ông cho rằng không có bằng chứng nào cho việc định cư của nguời Trung Quốc được tìm thấy trong các nguồn có liên quan.[32]
2.4 Tài liệu đời Nguyên
2.4.1 Đảo di chí lược (島夷誌略), 1350
Bản văn chính thức trên trang web của Bộ Ngoại giao đưa ra tiếp một tài liệu thời nhà Nguyên (1279-1368), đó là cuốn Đảo di chí lược [島夷誌略], 1350] (Ghi chép tóm tắt về các đảo của bọn di) của Uông Đại Uyên [汪大渊] (fl. 1311-1350).[33]
Trang mạng trích dẫn cuốn sách này như sau:
“Nền móng của Vạn lí thạch đường bắt nguồn từ Triều Châu. Nó chạy quanh co như một con rắn dài nằm dưới biển. Có thể truy tìm toàn địa mạch của nó. Một mạch như vậy vươn tới Java, một mạch khác tới Bột Nê [渤泥] (hoặc Burni, một vương quốc thời đó ở chỗ mà bây giờ là Brunei trong vùng lân cận đảo Kalimantan) và Cổ Lí Địa Muộn [古里地悶] (một vương quốc khác trên đảo Kalimantan), và một mạch chạy tới phía tây của biển về phía Côn Lôn [崑崙] (nhóm đảo Côn Sơn, nằm bên ngoài cửa sông Cửu Long cách Saigon khoảng 200 hải lí) ở phía xa.[34]
Và kết luận:
“Vạn lí thạch đường ở đây chỉ tất cả các đảo ở biển Đông, bao gồm cả quần đảo Nam Sa.”
Roderich Ptak đã chọn một cách tiếp cận rất thận trọng đối với vấn đề xác định vạn lí thạch đường và các từ có liên quan. Đối với ông trong một số trường hợp chúng có thể chỉ nói tới các nhóm đảo cụ thể, còn trong các trường hợp khác lại là tất cả các đảo đó. Ông lấy Đảo di chí lược làm ví dụ để giải thích rằng vạn lí thạch đường ngoài việc có thể chỉ Tây Sa và Nam Sa cũng có thể bao gồm Đông Sa (Pratas). Lí do cho giả định này là lí do địa lí, vì Triều Châu nằm ở phía bắc của Đông Sa.[35]
Bên cạnh những bình luận khác, bình luận hiện đại cho đoạn văn trong Đảo di chí lược liệt kê các công trình sau đây cũng như các nguồn cho vạn lí thạch đường và các gán ghép biến thể: Tống hội yếu [宋會要] (tổ chức đời Tống); Nguyên sử [元史] (chính sử nhà Nguyên); và Chư phiên chí [諸蕃志].[36]
Điều này có nghĩa là việc gán tên không phải của nhà Nguyên mà ít ra phát xuất từ thời nhà Tống. Do đó, sự liên tục trong kiến thức người Trung Quốc về vị trí này mà trang mạng gợi ra là không vững chắc như những người biên tập trang mạng muốn chúng ta tin theo. Đoạn văn trong Tống hội yếu ghi như sau:
“Những ai muốn đi tới Trung Quốc bằng đường biển, đi trong 5 ngày sẽ tới Ba Tư Lan [波斯蘭] và sau đó sẽ đến Côn Lôn Dương [崑崙 洋], đi ngang qua Chân Lạp [真 臘]. Sau vài ngày sẽ đến Mi(?) Đạt Gia [葿 (?) 達耶], sau vài ngày nữa sẽ đến lãnh thổ của Chiêm Thành [占城]. Đi xuyên qua biển phía đông nam gần (Chiêm Thành) trong 10 ngày, có những bãi đá (thạch đường 石塘) được gọi là vạn lí [萬里] (mười ngàn dặm). Biển ở đó đôi khi cạn, đôi khi sâu."[37]
Điều thú vị là phương hướng đưa ra được tính từ nước Chân Lí Phú [真里富], một nuớc dường như nằm đâu đó phía nam Quảng Châu, và do đó lộ trình trên liệt kê các địa điểm theo thứ tự xuất hiện từ nam đến bắc.
Hơn nữa, Vạn lí thạch đường có được nêu thoáng qua trong phần tiểu sử của Sử Bật [史弼] trong Nguyên sử, viên quan đã được phái đi sứ tới một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á năm 1292: “... khi qua khỏi Thất Châu Dương [七洲洋] và Vạn lí thạch đường, sẽ băng qua lãnh thổ của Giao Chỉ [交趾] và Chiêm Thành ....”[38]
Vạn lí thạch đường trong mô tả này có vẻ nằm ở phía bắc lãnh thổ của Giao Chỉ ở miền Bắc Việt Nam và của Champa ở miền Trung Việt Nam.
Mục vạn lí thạch đường trong Chư phiên chí tôi đã dẫn ở trên. Duơng Bác Văn [楊博文], người tập hợp phiên bản hiện đại, giải quyết vấn đề về việc có quá nhiều gán ghép được tìm thấy trong một số công trình tiền hiện đại bằng cách giải thích rằng “thiên lí trường sa phải chỉ quần đảo Tây Sa của chúng ta, và vạn lí thạch đường chỉ Đông Sa của chúng ta.”[39]
Điểm đặc biệt quan trọng mà ông nêu chỉ lướt qua là cuốn Quỳnh Quản chí [瓊管志], và chúng ta có thể sử dụng công trình này để chỉ ra một cách điển hình một số trích dẫn từ ‘rất nhiều tài liệu lịch sử và địa lí’ đã đi ra theo cách nào.
Quỳnh Quản chí, có lẽ được tập hợp vào đầu nhà Nam Tống, hiện không còn giữ đuợc trọn vẹn, chỉ còn sót một vài mảnh. Dư địa kế thắng [與地繼勝], một sách địa lí do Vương Tượng Chi [王象之] (fl. 1196-sau 1221) đời Nam Tống biên soạn, trích dẫn Quỳnh Quản chí trong mục nói về đồn Cát Dương (吉陽軍: Cát Dương quân) trên đảo Hải Nam như sau: “... Vượt ra ngoài biên giới (Cát Dương) có các đảo Ô Lí [烏里], Tô Mật [蘇密], và Cát Lãng [吉浪], và đối diện nó là Chiêm Thành. Về phía tây là Chân Lạp và Giao Chỉ, và phía đông của nó là thiên lí trường sa và vạn lí thạch đường.”[40]
Chúc Mục [祝穆] (? -sau 1246) cũng trích dẫn cùng nguồn này trong Phương dư thắng lãm [方輿勝覽] (Những cảnh đẹp thế giới),[41] Chư phiên chí, và Tống hội yếu (xem ở trên).
Tống hội yếu cũng có thêm một đoạn ngắn về bãi cát ngầm trong phần mô tả về Chiêm Thành. Tài liệu này ghi: “(Năm 1018) La Bì Đế Gia [羅皮帝加] (sứ của vua Champa) nói: ‘Khi dân nước tôi muốn đi thuyền đến Quảng Châu, gió sẽ thổi thuyền về phía thạch đường [石堂], và do đó mà nhiều năm liên tiếp họ không thể đến (Quảng Châu) được.’”[42] Cách hiểu thạch đường là bãi cát ngầm (thạch đường /石塘) trong trường hợp này xuất phát từ Tống sử, biên soạn trong các năm 1343-1345, vốn theo nguyên văn bản gốc.[43] Rối rắm là Tục tư trị thông giám trường biên [續資治通監長編] (1183), một cuốn sử biên niên triều Bắc Tống, vẫn giữ nguyên dạng thạch đường [石堂].[44] Vì vậy rất khó để đánh giá liệu từ thạch đường này thực sự chỉ các bãi cát ngầm hay là một nơi hoàn toàn khác - mặc dù xác suất chỉ ra rằng không phải vậy.
Lĩnh ngoại đại đáp [嶺外代 答] (1178) của Chu Khứ Phi [Zhu Qufei/周 去非] (? -sau 1178) là một sách mô tả về phần phía nam đất nhà Tống. Almut Netolitzkỉ không coi trường sa thạch đường [長砂石塘] là một định danh về địa lí, mà dịch nó như là một thuật ngữ địa hình (“eine lange Sandbank” (một bãi cát dài)) mà thôi.[45] Theo chiều ngược lại, Dương Vũ Tuyền [楊武泉], người biên tập hiên đại văn bản gốc, không bất ngờ, cho rằng từ này để chỉ quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Trung Sa (Macclesfield) trong bài bình luận về đoạn văn này.[46]
2.4.2 Chân Lạp phong thổ kí
Thất Châu [七洲]
Bằng chứng nữa cho yêu sách đối với vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông của đảo Hải Nam được lấy từ Chân Lạp phong thổ kí [真腊風土記] của Chu Đạt Quan [周達觀] (1266-1346).[47] Cuốn sách này là những ghi nhận đầu tay về vương quốc Campuchia. Đoạn văn có liên quan trong bản dịch của Peter Harris là: “Nếu khởi hành từ Ôn Châu [溫州] (Chiết Giang) và đi theo hướng nam-tây nam của la bàn qua Mân [閩] (Phúc Kiến), Quảng [廣], và các cảng nước ngoài, qua Thất Châu Dương và Giao Chỉ Dương, thì sẽ đến Champa ....”[48] Từ có vấn đề và vị trí địa lí của các đảo mà nó đề cập tới là Thất Châu Dương [七洲洋].[49] Trong bản dịch đầu tiên đoạn văn này, Paul Pelliot đồng nhất nó với quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa).[50] Hạ Nãi [夏鼐] đã chỉ ra rằng một số học giả phương Tây cũng tin rằng cụm đảo Thất Châu là Hoàng Sa, và việc gán ghép này là không chính xác.[51] Thay vì chỉ quần đảo Tây Sa, cụm đảo Thất Châu được dùng để chỉ một nhóm các đảo không có người ở ngoài khơi phía đông bắc đảo Hải Nam gọi là nhóm đảo Taya (tiếng Trung: 七洲列島: Thất Châu liệt đảo).
Hạ Nãi còn giải thích thêm rằng Thất Châu liệt đảo là nhóm đảo Cửu Châu (九洲) thời nhà Đường được Âu Dương Tu [欧阳修] nói đến trong Tân Đường thư (xem ở trên).[52] Harris xác nhận cách nhìn này.[53] Do đó việc gán ghép với các quần đảo Tây Sa hay Nam Sa nói nhẹ nhất là có vẻ bừa bãi, và có thể là do các tác giả có liên quan không sẵn sàng hoặc không thể tham khảo các công trình phương Tây trước đó. Ngay cả trong giới học thuật Trung Quốc việc xác định các địa danh cũng không phải đều thống nhất, dù tranh cãi về những điều này không được thực hiện công khai. Điều thú vị là bình luận của Hàn Chấn Hoa không nói chút gì về vị trí của Thất Châu Dương.
2.5 Tài liệu đời nhà Minh
2.5.1 Quỳnh Đài Ngoại kí (瓊台外紀)
Trường Sa thạch đường (長沙 石塘)
Hàn Chấn Hoa nói rằng Quỳnh Đài ngoại kí [瓊台外紀] (1488) của Vương Tá [王佐] (1428-1512) chứa các bằng chứng cho thấy hai từ trường sa [長沙] và thạch đường [石塘] dùng để chỉ hai quần đảo Nam Sa và Tây Sa và rằng vào thế kỉ XIV chúng đã là một phần của đơn vị hành chánh Vạn Châu [万州], bây giờ là Vạn Ninh [万寧] trên bờ biển phía đông đảo Hải Nam.[54] Quỳnh Đài ngoại kí không còn, nhưng được trích dẫn trong Vạn Châu Chí [万州志], do Hồ Đoan Thư [胡端書] và Dương Thượng Cẩm [楊上錦] biên soạn vào đầu thế kỉ 19.[55] Đoạn trích nêu: “Về phía đông của huyện (Vạn Châu) có nhiều bãi cát (trường sa) và bãi cát ngầm (thạch đường) trong vùng biển xung quanh. Mỗi khi bão làm thủy triều dâng lên khiến nhà cửa và đồng ruộng bị ngập lụt, và do đó thiệt hại cho người dân là rất lớn.”[56]
Đoạn trích này cho thấy rõ ràng rằng trường sa và thạch đường là những từ chung để chỉ các cấu tạo địa chất chứ không phải để chỉ các địa điểm cụ thể trong đại dương. Như vậy, khẳng định của Hàn Chấn Hoa phải được tiếp nhận với một mức độ nghi ngờ nào đó. Đoạn trích dẫn ở đây không gợi cho thấy có bất kì sự đánh đồng các bãi cát và bãi cát ngầm với quần đảo Nam Sa hay Tây Sa.[57]
2.5.2 Tinh tra thắng lãm
Các học giả hiện đại chú tâm vào một cuốn sách của Phí Tín [費信] (khoảng 1385- sau 1436), người đi theo Trịnh Hoà [鄭 和 (1371-1433) 3 trong 7 chuyến đi của ông về phía tây. Phí Tín đã ghi lại các chuyến đi này và mô tả những nơi mà đoàn tàu đã đến trong cuốn sách có tên là Tinh tra thắng lãm [星槎勝覽] (Những điều lí thú khi qua lại biển lớn). Từ đáng quan tâm ở đây là Côn Lôn Sơn [崑崙山] (núi Côn Lôn) vốn để chỉ một đảo có tên là Pulau Condore [đảo Côn Sơn] ngoài khơi đồng bằng sông Cửu Long. Đoạn văn đang bàn trong bản dịch như sau:
“Ngọn núi này mọc ở giữa đại dương. Nó đứng vững chắc, giống như một cái giá 3 chân, nhìn về hướng [cả] Chiêm Thành và Pulau Aur (đảo Aur của Malysia). Nó cao và vuông và là điểm trung tâm trong một vùng vuơn rộng ra xa; thủy thủ gọi [chỗ này] là ‘biển Côn Lôn.’
Tất cả các tàu buôn đi đến Tây Dương phải chờ có gió thuận chiều nhờ đó có thể vượt qua [biển Côn Lôn] trong 7 ngày đêm. Họ có một câu nói phổ biến: ‘Trên ngại Thất Châu, dưới sợ Côn Lôn’. Nếu kim la bàn chỉ lạc hướng hoặc lái bị hỏng, người và tàu khó được bảo toàn. Ngọn núi này không sản xuất ra sản phẩm bất thường. Dân không có nhà, họ ăn trái cây rừng, cá tôm. Họ lấy hang động làm nhà và làm tổ trên cây, và chỉ có vậy.”[58]
Những người biên soạn Minh sử [明史] (chính sử nhà Minh, trình năm 1739) rõ ràng là sao chép từ sách của Phí Tín nên có sự giống nhau như in giữa mục nói về núi Côn Lôn trong công trình này với mục tương ứng trong Tinh tra thắng lãm.[59]
Hàn Chấn Hoa giải thích rằng cả đảo Côn Lôn lẫn Côn Lôn Dương đều mô tả quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận, lờ đi điều khẳng định đã được chấp nhận là đảo Côn Lôn chính là Pulau Condore [đảo Côn Sơn].[60]
Kết luận
Tôi chỉ có thể phác thảo ngắn gọn những tài liệu lịch sử và nội dung của chúng ở đây. Sách báo về chủ đề này đầy rẫy; nhưng tôi hi vọng rằng các bạn sẽ nắm bắt được sự khác biệt cơ bản giữa cách diễn giải của các học giả Trung Quốc với cách diễn giải của các học giả phương Tây. Các học giả Trung Quốc có xu hướng cố diễn giải một mẫu thông tin nhỏ theo cách có lợi cho chính phủ, trong khi các học giả phương Tây có lẽ cho thấy một thái độ phê phán hơn đối với các văn bản lịch sử cũng như cách hiểu và cách diễn giải chúng.
Trong việc viết lịch sử theo một cách rất cá biệt và việc kiểm soát kèm theo đó của nhà nước vẫn tiếp tục là một phần trong việc quản lí của Trung Quốc hiện nay, như được minh hoạ chẳng hạn qua việc Trung tâm nghiên cứu lịch sử đảng (中共中央 黨史 研究室: Trung Cộng trung ương đảng sử nghiên cứu thất) đặt dưới sự giám sát của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản, hay cơ quan lưu trữ nhà nước đặt duới quyền kiểm soát của Quốc vụ viện (中央 但感官: trung ương đãn cảm quan).
Khi mà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập và bắt đầu xây dựng các chính sách liên quan đến các nước láng giềng liền kề thì các nhà sử học cung cấp bằng chứng cho các yêu sách chính thức đối với các đảo ở biển Đông.
Trong tất cả các ấn phẩm về lịch sử biển Đông, nhiều tài liệu khác nhau được trích dẫn từ các triều đại kế tiếp như là bằng chứng rằng người dân ở các triều đại đó có các hiểu biết về các quần đảo Tây Sa, Đông Sa, Nam Sa hay Trung Sa. Thật ra, những tài liệu này rất thường là chỉ quy về có một nguồn mà thường đã thất bản (xem ví dụ về Quỳnh Quản chí ở trên).
Điều rất rõ ràng là sự phát triển của việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán ngày về các quyền của họ trong khu vực tranh chấp từ cuối những năm 1970 trở đi, vốn không có mặt trong các cuộc thảo luận học thuật trước đó, trùng hợp với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước này.
_____________________
[1] Xem http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19231.htm, truy cập ngày 7.5.2013 cho phiên bản tiếng Anh, và http://www.fmprc.gov.cn/chn//pds/ziliao/tytj/zcwj/t10648m, truy cập ngày 11.9. 2013, cho phiên bản gốc tiếng Trung.
[2] Sách báo nói về chủ đề này rất nhiều. Tìm trên mạng với các từ “Nansha qundao” 南沙群島 (Nam Sa quấn đảo) trong the China Academic Literature Database (Dữ liệu công trình học thuật Trung Quốc) chẳng hạn cho ra 2160 kết quả trong mọi lĩnh vực.
[3] Bài viết của Roderich Ptak về các vùng biển Đông Nam Á tại một hội nghị tổ chức ở Paris năm 1997 dành riêng cho việc nghiên cứu “Địa trung hải của châu Á” (La Méditerranée Asiatique) hết sức hữu ích như là một nguồn tham khảo và hiểu biết về đuờng giao thuơng và những chỉ dẫn lái tàu ghi chép trong các nguồn tiền hiện đại. Xem Roderich Ptak, “Südostasiens Meere nach chinesischen Quellen (Sung und Yuan)” (Vùng biển Đông Nam Á theo các nguồn Trung Quốc (Tống và Nguyên) “, Archipelago 56 (1998): 5-30. Các bài viết của hội nghị nêu trên đã đuợc công bố duới tên Claude Guillot, Denys Lombard, and Roderich Ptak (eds), From the Mediterranean to the China Sea: Miscellaneous Notes (Từ Địa Trung Hải đến biển Đông: Những ghi chú hỗn hợp) (Wiesbaden: Harrassowitz, 1998). Ngoài ra tôi còn có thêm thuận lợi nhờ bài báo của Ptak có tựa là „Die Paracel- und Spratly-Inseln in Sung-, Yüan- und frühen Ming-Texten: Ein maritimes Grenzgebiet?” (Quần dảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các tài liệu xưa thời Tống, Nguyên và Minh: Một khu vực biên giới biển?, trong Sabine Dabringhaus and Roderich Ptak (eds), China and Her Neighbours: Borders, Visions of the Other, Foreign Policy 10th to 19th Century (Trung Quốc và các nuớc láng giềng: Biên giới, Tầm nhìn của nước khác, chính sách ngoại giao thế kỉ 10 tới 19) (Wiesbaden: Harrassowitz, 1997), 159-181.
[4] Bản đồ này là một bản sao thực hiện ở Triều Tiên năm 1402. Nó dựa trên 2 bản đồ làm ra trong thời nhà Nguyên, đó là Thanh giáo quản bị đồ [Shengjiao guangbo tu 聲教廣被圖] do Lí Trạch Dân [Li Zemin 李澤民] soạn năm 1330, và Hỗn nhất cuơng lí đồ [Hun yi jiangli tu 混一疆理圖 ] do Thanh Tuấn [Qing Jun 清浚] soạn năm 1370. Hiên bản đồ này lưu giũ tại thư viện của Đại học Ryokoku 東京龍谷大學. Xem thêm Tôn Quả Thanh [Sun Guoqing 孫果清], Hỗn nhất cuơng lí lịch đại quốc đô chi đồ [Hun yi jiangli lidai guodu zhi tu 混一疆理歷代國都之圖], Ditu 4 [地圖](2005): 89-90.
[5] Trương Quân Xã [Zhang Junshe 張軍社] và Tôn Anh [Sun Ying 孫櫻] lập luận rằng Canh lộ bạ [Genglu bo 更路簿] là bằng chứng xưa về chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo và bãi ngầm ở biển Đông. Xem bài báo của họ “Tố thuyết Nam hải chư đảo lịch sử đích Canh lộ bạ: Trung Quốc nhân dụng mệnh hoán lai đích hàng hải kinh” [Sushuo Nanhai zhudao lishi de ‘Genglubo’: Zhongguoren yongming huanlai de hanghai jing 訴説南海諸島歷史的更路簿:中國人用命換來的航海經], Banshan luntan 8 [半山論談] (2012) 53-55. Xem thêm bài mới của họ viết cùng với Tổ Tân [Zu Xin 祖新], có tựa là “Canh lộ bạ: Trung Quốc ủng hữu Nam hải chư đảo chủ quyền đích chủ yếu chứng cứ” [Genglubo: Zhongguo yongyou Nanhai zhudao zhuquan de zhuyao zhengju 更路簿:中國擁有南海諸島主權的主要證據], Wenshi zhishi 3[文史知識] (2013): 5-12.
[6] Như Dị vật chí tập dật giáo chú [Yiwu zhi jiyi jiaozhu 異物志輯佚校注].
[7] Dị vật chí tập dật giáo chú [Yiwu zhi jiyi jiaozhu異物志輯佚校注], 212, mục 105.
[8] Về cuốn Thái bình ngự lãm [Taiping yulan] xem Johannes L. Kurz, “The Compilation and Publication of the Taiping yulan and the Cefu yuangui” (Tập hợp và in ấn Thái bình ngự lãm và Sách phủ Nguyên quy, trong Florence Bretelle-Establet and Karine Chemla (eds.), Qu’est-ce qu’écrire une encyclopédie en Chine?. Extreme Orient-Extreme Occident Hors série, 39-76.
[9] Xem Khâu Trạch Kì [Qiu Zeqi 邱澤奇] , “Hán Ngụy lục triều Lĩnh Nam thực vật chí lục khảo lược” [Han Wei Liuchao Lingnan zhiwu ‘zhilu’ kaolüe 漢魏六朝嶺南植物志錄考略] , Zhongguo nongshi 4 [中國農史](1986): 91. Chính tác giả này lại không dẫn mục đang nói chút nào khi cấu trúc lại tập sách xuất bản với tên “Hán Ngụy lục triều Lĩnh Nam thực vật chí lục tập thích tuyển: Vạn Chấn Nam Châu dị vật chí” [Han Wei Liuchao Lingnan zhiwu ‘zhilu’ jishixuan: Wan Zhen Nanzhou yiwuzhi” 漢魏六朝嶺南植物志錄輯釋選: 萬振南州異物志], Zhongguo nongshi 3 [中國農史] (1987): 91-100.
[10] Lí Phuơng [Li Fang 李昉] và cộng sự. (comps), Thái bình ngự lãm [Taiping yulan 太平禦覽] (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 1985), 988.3a (4372).
[11] Dị vật chí tập dật giáo chú [Yiwu zhi jiyi jiaozhu異物志輯佚校注], 212, mục 105.
[12] Thái bình ngự lãm, “ tứ di” [Taiping yulan, “siyi”’ 4, 太平禦覽 “四夷” 790.7b (3501). Trong trích dẫn, Hàn Chấn Hoa ghi Điển Du [Dianyou/典 游] thành Điển Tốn [Dianxun/典遜]. Xem Hàn Chấn Hoa [Han Zhenhua 韓振華], Ngã quốc Nam hải chư đảo sử liệu hối biên [Woguo Nanhai zhudao shiliao huibian 我國南海諸島史料彙編] (Beijing: Dongfang chubanshe [北京: 東方出版社], 1988), 25.
[13] Về một nghiên cứu về Ngô thời ngoại quốc truyện [Wushi waiguo zhuan吳時外國傳] xem Trần Giai Vinh [Chen Jiarong 陳佳榮], “Chu ứng, Khang thái xuất sử Phù Nam hòa Ngô thì ngoại quốc truyện khảo lược” [Zhu Ying Kang Tai chushi Funan he Wushi waiguo zhuan kaolüe 朱應, 康泰出使扶南和 ‘吴时外國傳’考略], Zhongyang minzu xueyuan xuebao 4.[中央民族學院學報] (1978): 73-79, và Quách Chấn Trạch [Guo Zhenze 郭振澤] và Trương Hoa Đằng [Zhang Huateng 張華騰], “Ngô thời ngoại quốc truyện sơ tham” [Wushi waiguo zhuan chutan ‘吴时外國傳’初探], Yindu xuekan 3 [殷都學刊] (1989): 25-30. Về một mô tả về lộ trình của 2 sứ giả này xem Trần Liên Khánh [Chen Lianqing 陳連慶], “Tôn Ngô thời kì Chu Ứng, Khang Thái đích Phù Nam chi hành” [Sun Wu shiqi.Zhu Ying Kang Tai de Funan zhi xing” 孫吳時期朱應,康泰的扶南之行], Dongbei shida xuebao 4 [東北師大學報] (1986): 32-40, và Hứa Vĩnh Chương [Xu Yongzhang 許永璋], “Chu Ứng, Khang Thái Nam hải chư đảo quốc chi hành khảo luận” [Zhu Ying, Kang Tai Nanhai zhudao guo zhi xing kaolun 朱應,康泰南海諸島國之行考論], Shixue yuekan 12 [史學月刊] (2004): 25-30.
[14] Trần Giai Vinh [Chen Jiarong 陳佳榮], Ngoại quốc truyện [Waiguo zhuan 外國傳] (Hong Kong: Xianggang Xinhua caiyin chubanshe [香港新华彩印出版社), 2006). Xem bài điểm sách nhiều thông tin của Roderich Ptak in Archipel 74 (2007): 235-237 về cuốn sách này.
[15] San hô châu [shanhu zhou] là một từ mơ hồ khác, tuy nhiên đã đuợc nhiều tác giả Trung Quốc khẳng định dùng để chỉ tất cả các đảo ở biển Đông. Xem chẳng hạn Lưu Nam Uy [Liu Nanwei 劉南威],Trung Quốc Nam hải địa danh luận cảo [Zhongguo Nanhai zhudao diming lungao 中國南海諸島地名論稿] (Beijing: Kexue chubanshe {北京科學出版社}, 1996), 13-14.
[16] Thái Bình ngự lãm [Taiping yulan], 69.3b (327). Xem thêm Hàn Chấn Hoa, Woguo Nanhai, 25. Về san hô xem nghiên cứu của Roderich Ptak, “Notes on the Word shanhu and Chinese Coral Imports from Maritime Asia ca. 1250-1600” (Những ghi chú về từ san hô và việc Trung Quốc nhập khẩu san hô từ vùng biển châu Á), Archipel 39 (1990): 65-80.
[17] Một bàn luận hữu ích và chi tiết hơn về từ này xem Nam Minh Tử [Nanmingzi /南溟子] (tên giả), Truớng hải khảo [Zhanghai kao 漲海考], Zhongyang minzu xueyuan xuebao 1 [中央民族學院學報] (1982): 61-64, 75.
[18] Roderich Ptak, bài bình luận về Ngoại quốc truyện [Waiguo zhuan 外國傳] do Trần Gia Vinh [Chen Jairong 漲海考] tập hợp (Hong Kong: Xianggang xinhua caiyin chubanshe [香港新華彩印出版社], 2006), in Archipel 7 (2006), 236.
[19] Roderich Ptak, “Zhanghai 涨海. Raum und Konzept: Von den Anfängen bis zur Tang-Zeit” (Trướng hải 涨海: Không gian và khái niệm: Từ đầu đến thời nhà Đường), in Shing Müller, Thomas O. Höllmann and Putao Gui (eds), Guangdong: Archaeology and Early Texts. Archäologie und frühe Texte (Zhou – Tang) (Wiesbaden: Harrassowitz, 2004), 241-253.
[20] Bằng chứng lịch sử nêu:”Trong nhiều sách lịch sử và địa lí xuất bản trong thời nhà Đuờng và Tống, quần đảo Nam Sa và Tây Sa được gọi là Cửu Nhũ Loa Châu, Thạch đuờng (nghĩa từng chữ là đảo san hô vòng bao quanh một đầm phá), Trường Sa (nghĩa từng chữ là dãy dài các bãi cát ngầm), Thiên lí thạch đuờng, Thiên lí Trường Sa, Vạn lí thạch đuờng, và Vạn lí truờng sa cùng nhiều tên khác. Trên một trăm loại sách xuất bản trong bốn triều đại Tống, Nguyên, Minh và Thanh đều có nói đến quần đảo Nam Sa duới tên Thạch đuờng hoặc Trường Sa.”
[21] Hàn Chấn Hoa đưa ra một nghiên cứu chi tiết và đào sâu về những tài liệu này trong cuốn sách Ngã quốc chư đảo sử liệu hối biên (Woguo Nanhai zhudao shiliao huibian 我國南海諸島史料彙編.)
[22] Thân Kiến Minh [Shen Jianming 申建明], “China’s Sovereignty over the South China Sea Islands: A Historical Perspective” (Chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở biển Đông: Góc nhìn lịch sử), Chinese Journal of International Law 1.1 (2002): 105-106.
[23] Về việc tập hợp cuốn sách này xem Lí Tân Vĩ [ Li Xinwei 李新偉], Vũ kinh tổng yếu toàn tu thể lệ sơ khảo [Wujing zongyao zuanxiu tili chukao ‘武經縂要纂’修體例初考], Guojia tushuguan guankan 99.2[國家圖書館觀看] (2010): 27-43.
[24] Tăng Công Lượng [Zeng Gongliang 曾公亮] Vũ kinh tổng yếu,[Wujing zongyao 武經縂要] (Beijing: Jiefangjun chubanshe [北京解放軍出版社], 1988), 21.16a-b (1055-1056).
[25] Lưu Nam Uy [Liu Nanwei劉南威], Nam hải chư đảo địa danh sơ tham [Nanhai zhudao diming chutan 南海諸島地名初探, Lingnan wenshi 2 [嶺南文史] (1985): 97.
[26] Thời nhà Tống, Đàm Môn Sơn [Tunmen shan/屯門 山] cũng được gọi là Đàm Môn [Tunmen 屯門].
[27] Âu Duơng Tu [Ouyang Xiu /歐陽修], Tân Đuờng thư [Xin Tangshu 新唐書] (Beijing: Zhonghua shuju [北京中華書局], 1991), 43A:1153.
[28] Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải…[Woguo Nanhai…], 30-31.
[29] Lưu Hú [Liu Xu 劉煦] và công sự. (comps), Cựu Đuờng thư [Jiu Tangshu 舊唐書] (Beijing: Zhonghua shuju [北京中華書局], 1991), 41.1715.
[30] Friedrich Hirth and W.W. Rockhill, Chau Ju-kua: On the Chinese and Arab Trade in the Twelfth and Thirteenth Centuries [Triệu Nhữ Quát: Về giao thuơng giữa nguời Hoa và nguời Á Rập trong thế kì 12 và 13] (St. Petersburg: Imperial Academy of Sciences, 1911), 176. Lời văn tiếng Trung có trong Chư phiên chí gíáo thích [Zhufan zhi jiaoshi 諸蕃志校釋,] do Duơng Bác Văn [Yang Bowen 楊博文] biên tập và chú thích (Beijing: Zhonghua shuju [北京中華書局],, 2000), 216. Lưu ý rằng 2 dịch giả này có lẽ dùng một bản in sai so với bản tiếng Trung gốc. Điều này là dễ thấy ở việc gán ghép sai tên các đảo mà đáng lẽ phải là Ô Lí [Wuli 烏里], Tô Mật [Sumi 蘇密], và Cát Lãng [Jilang 吉浪]. Xem thêm bản dịch từ Quỳnh Quản chí [Qiongguan zhi 瓊管志] bên duới mà từ đó đoạn văn này hình như được rút ra.
[31] Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải [Woguo Nanhai], 33. Xem thêm khái luận rất khẳng định của Lí Kim Minh [Li Jinming 李金明], “Ngã quốc Nam hải cương vực nội đích thạch đường, trường sa” [Woguo Nanhai jiangyu nei de shitang, changsha 我國南海疆域内的石塘],長沙 (Các bãi ngầm và bãi cát nằm trong cương vực Nam hải của chúng ta), Nanyang wenti yanjiu 93.1 [南洋問題研究] (1998): 30-41. Khái luận này và công trình của Hàn Chấn Hoa rõ ràng nói theo một nghiên cứu công bố trước đó của Lâm Kim Chi [Lin Jinzhi 林金枝], “Thạch đường, trường sa tư liệu tâp lục khảo thích” [Shitang changsha ziliao jilu kaoshi 石塘,長沙資料輯錄考釋], Nanyang wenti 6 [Nanyang wenti yanjiu 南洋問題研究]] (1979): 100-126. Một bài viết mới công bố rất gần đây của Châu Vận Trung [Zhou Yunzhong 周運中] khẳng định rằng toàn bộ khu vực biển đang bàn là lãnh thổ của Trung Quốc. Xem Châu Vận Trung, “Nam Áo khí, vạn lí trường sa, vạn lí thạch đường tân khảo” [Nan Ao qi, wanli changsha, wanli shitang xinkao 南澳氣,萬里長沙,萬里石塘新考], Haijiao shi yanjiu 1 [海交史研究] (2013): 35-43.
[32] Ptak, “Die Paracel- und Spratly-Inseln” (Quần đảo Hoàng sa và Trường Sa), 161-165.
[33] Về một nghiên cứu cho tài liệu này, xem Roderich Ptak, “Images of Maritime Asia in Two Yuan Texts: Daoyi zhilüe and Yiyu zhi” (Hình ảnh của vùng biển châu Á trong 2 tài liệu nhà Nguyên: Đảo di chí lược và Dị vật chí), trong Journal of Sung-Yuan Studies 25 (1995): 47-76.
[34] Lưu ý rằng bản văn gốc tiếng Trung bỏ đi một vài thông tin có nêu trong bản dịch tiếng Anh. Mục gốc có trong Đảo di chí lược giáo thích [Daoyi zhilüe jiaoshi 島夷誌略校釋], do Tô Kế Tình? [Su Jiqing 蘇繼廎] hiệu đính và biên tập (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 2000), 318. Tham khảo thêm bản dịch đoạn này trong Ptak, “Die Paracel- und Spratly-Inseln”, 166-167.
[35] Roderich Ptak, “Jottings on Chinese Sailing Routes to Southeast Asia, Especially on the Eastern Route in Ming Times”, trong Jorge M. dos Santos Alves (coord.), Portugal e a China: Conferências nos Encontros de Historía Luso-Chinesa (Lisbon: Fundação Oriente, 2001), 121.
[36] Về đoạn văn này trong Chư phiên chí [Zhufan zhi 諸蕃志] xem Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải [Woguo Nanhai], 32-33. Xem thêm bản dịch đoạn văn trích dẫn ở trên trong 2.3.2.
[37] Tống hội yếu tập cảo [Song huiyao jigao 宋會要輯稿], do Từ Tùng [Xu Song 徐松] tập hợp (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 1997), 197, “fanyi” [蕃夷] 4.99 (7763).
[38] Nguyên sử [Yuan shi 元史] (chính sử nhà Nguyên), do Tống Liêm [Song Lian 宋濂] (1310-1381) và cộng sự tập hợp. (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 2005), 162.3802
[39] Xem Chư phiên chí giáo thích [Zhufan zhi jiaoshi 諸蕃志校釋], 222, chú thích 3.
[40] Vuơng Tuợng Chi [Wang Xiangzhi 王象之], Dư địa kế thắng [Yudi jisheng 與地繼勝] (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 2003), 127.3b (3622). Lưu ý rằng Tô Kế Tình? [Su Jiqing 蘇繼廎] ghi sai thành quyển 27 của Dư địa kế thắng [Yudi jisheng 與地繼勝] trong bình luận về Đảo di chí luợc [Daoyi zhilüe 島夷誌略] là quyển mà Quỳnh Quản chí [Qiongguan zhi 瓊管志] trích về vạn lí thạch đuờng. Xem thêm bàn luận về nguồn này trong Ptak, “Die Paracel- und Spratly-Inseln”, 165, cước chú 14.
[41] Chúc Mục [Zhu Mu 祝穆], Phuơng dư thắng lãm [Fangyu shenglan 方輿勝覽] (Beijing: Zhonghua shuju [北京: 中華書局], 2003), 43.775.
[42] Xem Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải [Woguo Nanhai], 42, và Tống hội yếu [Song huiyao 宋會要], 197, “fanyi” [蕃夷] 4.69 (7748).
[43] Thoát Thoát [Tuotuo 脫脫] và cộng sự , Songshi [宋史] (Bejing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 1977), 489.14083.
[44] Lí Đảo [Li Tao 李燾] (1115-1184), Tục tư trị thông giám trường biên [Xu Zizhi tongjian changbian] (Beijing: Zhonghua shuju [北京: 中華書局],, 2004), 92.2125.
[45] Almut Netolitzki, Das Ling-wai tai-ta von Chou Ch’ü-fei: Eine Landeskunde Südchinas aus dem 12. Jahrhundert (Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi: Địa lí Nam Trung Quốc từ thế kỉ thứ 12) (Wiesbaden: Steiner, 1977), 16.
[46] Chu khứ Phi [Zhou Qufei 周 去非], Lĩnh ngoại đại đáp giáo chú [Lingwai daida jiaozhu 嶺外代答校注], do Duơng Vũ Tuyền [Yang Wuquan 楊武泉] biên tập và chú giải (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 1999), 37.
[47] Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải [Woguo Nanhai], 49-50.
[48] Peter Harris (transl.), Zhou Daguan: A Record of Cambodia, the Land and Its People (Chu Đạt Quan: Ghi chép về Campuchia, đất đai và con nguời)(Chiang Mai: Silkworm Books, 2007).
45. Bản gốc của đoạn văn xem Chu Đạt Quan [Zhou Daguan 周達觀], Chân Lạp phong thổ kí giáo chú [Zhenla fengtuji jiaozhu 真腊風土記校注], do Hạ Nãi [Xia Nai 夏鼐 ] chú giải (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 2000), 15.
[49] Cùng cách gán tên đuợc dùng trong công trình đồng thời với cuôn sách của Chu Đạt Quan [Zhou Daguan 周達觀]. Xem Ngô Tự Mục [Wu Zimu 吳自牧] (ca. 1256-after 1334), Mộng luơng lục [Mengliang lu 夢粱錄] (Xuehai leibian 學海類編), 12.15a (232).
[50] Paul Pelliot, “Mémoire sur les coutumes du Cambodge” (Hồi ức về phong tục của Campuchia), Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient 2 (1902): 137-138.
[51] Ông ta dẫn W.F. Mayers, W.P. Groeneveldt, and F. Hirth. Tôi không truy cập đuợc W.F. Mayers, “Chinese Explorations of the Indian Ocean During the 15th Century”, China Review 3 (1875). Đoạn văn có liên quan trong W.P. Groeneveldt thấy có trong Historical Notes on Indonesia and Malaya Compiled from Chinese Sources (Djakarta: C.V. Bhratara, 1960), 25. Nguồn Groeneveldt dùng là phần tiểu sử của Sử Bật [Shi Bi] trong Nguyên sử [Yuanshi] (xem bên trên). Cuốn sách của ông xuất bản lần đầu ở Batavia năm 1880. Việc Hạ Nãi trích dẫn một cuớc chú của Hirth trong cuốn Chau Ju-kua vốn làm cơ sở để Groeneveldt xác nhận Thất châu duơng [Qizhou yang] là ‘vùng biển Hoàng Sa’ là đúng. Xem Hirth and Rockhill, Chau Ju-kua, 185, cuớc chú 4.
[52] Chân Lạp phong thổ giáo chú [Zhenla fengtu jiaozhu 真腊風土記校注], 25-26.
[53] Harris, Zhou Daguan… [周達觀: Chu Đạt Quan], 87.
[54] Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải [Woguo Nanhai], 50.
[55] Có vẻ rằng đoạn văn có liên quan trong các phiên bản hiện đại trong văn bản này trích từ bản chính của Vạn Châu chí [Wanzhou zhi 万州志] và không phải là một trích dẫn từ Quỳnh Đài ngoại kí [Quongtai wai ji]. Tôi không truy cập đuợc bản Vạn Châu chí năm 1828 mà Hàn Chấn Hoa tham khảo.
[56] Vạn Châu chí [Wanzhou zhi 万州志], 3.285, trong Vạn Châu chí (nhị chủng [er zhong 二种]) (Haikou: Hainan chubanshe [海口:海南出版社], 2004), do Lí Diễm [Li Yan 李琰] và cộng sự biên soạn.
[57] Xem thêm các nghiên cứu cũ hơn của Hàn Chấn Hoa về Thất Châu duơng, Thất Châu duơng khảo [Qizhou yang kao 七洲洋考], Nanyang wenti 3 [南陽问题](1981): 1-31, và Tống Thụy tông dữ Thất Châu Dương [Song Ruizong yu Qizhou yang” 宋瑞宗與七洲洋], Nanyang wenti 3 [南陽问题] (1981): 32-53.
[58] Lời văn tiếng Trung có trong Phí Tín [Fei Xin 費信], Tinh tra thắng lãm giáo chú [Xingcha shenglan jiaozhu 星槎勝覽校注], do Phùng Thừa Quân [Feng Chengjun 馮承鈞] biên tập và chú giải (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 1954), 8-9. Bản dịch tiếng Anh: Fei Hsin, Hsing-ch’a sheng-lan: The Overall Survey of the Star Raft, do J.V.G. Mills dịch, Roderich Ptak biên tập và chú giải (Wiesbaden: Harrassowitz, 1996), 40.
[59] Trương Đình Ngọc [Zhang Tingyu 張廷玉] và cộng sự, Minh sử [Mingshi 明史] (Beijing: Zhonghua shuju [北京:中華書局], 1974), 324.8394-8394.
[60] Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam hải [Woguo Nanhai], 54.
No comments:
Post a Comment