Pages

Wednesday, September 24, 2014

Trung Quốc sấn tới với việc xây dựng đá Gạc Ma

Trung Quốc sấn tới với việc xây dựng đá Gạc Ma

James Hardy và Sean O'Connor
IHS Jane 360 (19.9/2014 )


Ảnh vệ tinh ngày 14/8/2014 cho thấy việc xây dựng và phát triển đảo mới trên đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa đang diễn tiến. (Pleiades © CNES năm 2014, Distribution Airbus DS / điểm ảnh SA / IHS)


Ảnh vệ tinh do cung cấp Airbus Defence and Space cho thấy những bước tiến đáng kể và quan trọng trong việc Trung Quốc xây dựng đảo trên đá Gạc Ma (Johnson South Reef /Xích Qua tiều[Chigua Jiao])) trong quần đảo Trường Sa.

Cho đến đầu năm 2014 thể địa lí nhân tạo duy nhất ở các rạn san hô là một kiến trúc bê tông nhỏ trên đó đặt các phương tiện thông tin liên lạc, trại lính, và bến tàu. Kiến trúc bê tông này hiện đã được bao bọc bởi một đảo với chỗ rộng nhất khoảng 400 m và có diện tích khoảng 100 000 m².

Công nhân đã xây dựng một đê chắn biển xung quanh toàn bộ hòn đảo. Ngoài ra, còn có hai cầu tàu cho loại tàu xếp–dỡ hàng trực tiếp bằng xe lên xuống (roll-on / roll-off) và một bến cảng ở phía tây bắc. Có thế thấy một nền bê tông có thể để xây một tòa nhà lớn ở phía tây nam, trong khi còn có các thành tố khác bao gồm máy bơm khử muối, một nhà máy bê tông, và một bãi chứa nhiên liệu.

Đá Gạc Ma không phải là công trường xây dựng duy nhất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Các ảnh ghi ngày 13 tháng 9 và được truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố cho thấy công việc xây dựng tương tự cũng xảy ra trên đá Châu Viên (TQ gọi là Hoa Dương tiêu [Huayang jiao]), được quốc tế gọi là Cuateron Reef. Các hình ảnh của bãi Châu Viên, một bộ phận của nhóm bãi đá London và nằm ở phía tây nam của quần đảo Trường Sa, cho thấy có nhà máy khử muối, cần trục và khoan, cùng với nhiều đống vật liệu xây dựng.

Dữ liệu theo dõi từ tàu AISLive do IHS Jane cho biết hồi tháng 6 năm 2014 cho thấy tàu vét bùn Ting Jing Hao (Đình Tĩnh Hạo) chịu trách nhiệm cho hầu hết công việc cải tạo đất của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, đã đến bãi Châu Viên ba lần kể từ tháng 9 năm 2013, gần đây nhất là 10 tháng 4 tới 22 tháng 5 năm 2014.

Ting Jing Hao chịu trách nhiệm cho việc nạo vét giành phần kiểu sư tử tại đá Gạc Ma và cũng đã đến đá Gaven, nằm ở trung tâm của quần đảo Trường Sa và gần đảo Ba Bình. Đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm đóng.

Các ảnh do chính phủ Philippines công bố vào tháng 8 cũng cho thấy Trung Quốc đã cải tạo đáng kể ở đá Kennan: một rạn đá trong nhóm đá san hô Union và được bao quanh bởi các rạn san hô do Việt Nam chiếm đóng.

BÌNH LUẬN
Trong tất cả các trường hợp nêu trên, Trung Quốc đang xây các đảo quanh các kiến trúc bê tông mà họ xây dựng trên các rạn san hô này trong những năm 1980 và 1990. Như đã đưa tin, chương trình về cải tạo đất mạnh bạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa phớt lờ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002, một tuyên bố không ràng buộc đòi hỏi các nước tranh chấp quyết tâm tránh leo thang tình hình qua việc xây dựng, quân sự hóa các thể địa lí họ chiếm đóng.

Như cũng đã biết, Trung Quốc không phải là nước duy nhất phớt lờ tuyên bố này: Việt Nam và Đài Loan đều đã mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất trên các đảo của họ. Tuy nhiên, hoạt động của Bắc Kinh ở Trường Sa trong 12 tháng qua là một thách thức lớn đối với hiện trạng khi họ tạo ra những vùng đất có khả năng phù trợ các trại lính tại các khu vực rất gần với những vùng lãnh thổ do các nước khác chiếm đóng.

Lịch sử xung đột ở biển Đông cho thấy rằng các căn cứ như thế này có thể được sử dụng như điểm xuất phát cho các cuộc tấn công vào các thể địa lí gần đó, mặc dù cho đến nay Trung Quốc chọn cách sử dụng tàu biển bán quân sự và phong tỏa để tô đậm yêu sách của mình trong khu vực.

========================================
Xem thêm: Trung Quốc cấy đảo trong vùng biển tranh chấp để củng cố yêu sách của mình

No comments:

Post a Comment