Pages

Sunday, June 23, 2013

Nói lời chào với khủng hoảng tài chính đang chực tới ở Trung Quốc

Elias Groll

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, có những ẩn số đã biết, những ẩn số chưa biết, và rồi còn có thị trường tín dụng của Trung Quốc.

Ngay sau thông báo của Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Mĩ (Fed) Ben Bernanke hôm thứ Tư về việc Fed đang quyết định giảm bớt chương trình mua trái phiếu quy mô lớn, thị trường toàn cầu lâm vào tình trạng hỗn loạn và lại bị làm trầm trọng thêm bởi sự tăng vọt trong lãi suất liên ngân hàng ở Thượng Hải. Lãi suất đó cho thấy mức sẵn lòng mà các ngân hàng cho vay lẫn nhau, và sự gia tăng đáng ngạc nhiên của nó hôm thứ Năm đã làm sống dậy các lo ngại rằng hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã vượt xa mức lung lay mà Bắc Kinh muốn tiếp tục.

Vấn đề là rất ít thông tin về mức nợ mà các ngân hàng Trung Quốc đã gánh lấy trong bối cảnh phát triển ồ ạt cơ sở hạ tầng của đất nước này. Điều này dẫn đến các lo ngại rằng một bong bóng tín dụng to lớn có thể sắp vỡ. Nếu điều đó đúng thì hậu quả có thể là thảm họa.

Các câu hỏi về sự tình trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng Trung Quốc xoay vào việc liệu các tổ chức tài chính của nó có gánh chịu quá nhiều nợ quá nhanh và liệu sự suy giảm nhẹ trong nền kinh tế của đất nước có thể ngăn những người vay nợ không thể sử dụng tốt các khoản vay của họ hay không. Phần lớn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở cấp thành phố đều được bảo đảm bằng sự tăng giá của bất động sản, và nếu tăng trưởng nóng bỏng về giá bắt đầu giảm xuống thì sự sụp đổ của ngân hàng không phải là không thể xảy ra, một kịch bản không khác với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Hoa Kì.

Chỉ cần nhìn vào biểu đồ về lãi suất đang có vấn đề, lãi suất liên ngân hàng Thượng Hải (SHIBOR), do nhóm Barclay lập ra:



Charlene Chu, một nhà phân tích cao cấp về Trung Quốc của Fitch, đã nổi lên như một nhà dự báo hàng đầu về kinh tế Trung Quốc, hôm thứ Sáu đã đưa ra một báo cáo ước tính rằng trong 10 ngày vừa qua của tháng 6, các ngân hàng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với gần 250 tỉ USD nợ liên quan đến các sản phẩm quản lí tài sản. Theo Charlene Chu, việc các ngân hàng Trung Quốc không sẵn lòng cho vay lẫn nhau có thể khiến họ phải đánh vật để đáp ứng các món nợ này. Charlene Chu ước tính rằng các sản phẩm quản lí tài sản này tổng cộng có thể lên tới $ 2 nghìn tỉ, và bởi vì chúng bao gồm các món chi trả ngắn hạn có thể dẫn đến việc các ngân hàng Trung Quốc phải đối mặt với sự thiếu hụt vốn ngắn hạn nghiêm trọng, một kịch bản gợi nhớ tới sự phá sản của công ti Bear Stearns vào năm 2008. Đầu tuần này, Charlene Chu đưa ra một báo cáo mô tả các bong bóng tín dụng Trung Quốc là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới.

Tuy nhiên, sức ép lên nền kinh tế Trung Quốc không xảy ra một cách cô lập. Quyết định của Bernanke bắt đầu thu nhỏ chương trình kích thích kinh tế khổng lồ của FED có nghĩa là nền kinh tế toàn cầu sẽ sớm bị tước đi một số lượng thanh khoản lớn. Tiếp theo cái gọi là chương trình nới lỏng định lượng của Fed, các nền kinh tế đang phát triển được đổ ngập tiền mặt vào, thúc đẩy sự bùng nổ kinh tế gần đây ở Brazil và Turkey. Việc ngừng lại chương trình này có thể báo trước một hậu quả to lớn là nguồn vốn sẽ rời bỏ các nền kinh tế phát triển này và quay về phục hồi nền kinh tế phương Tây. Không có gì ngạc nhiên khi cả thị trường Turkey lẫn Brazil đã bị giảm mạnh trong tuần này.

Điều này có thể đồng nghĩa với một tin xấu cho các ngân hàng Trung Quốc. Trong nhiều năm, những người hoài nghi về phép lạ của sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã cho rằng các vùng thành thị của đất nước này đã vay những món nợ khổng lồ và đặt nó vào những khoản đầu tư không nằm trong sổ sách chính thức. Kết quả là không ai thực sự biết Trung Quốc nợ bao nhiêu trong quá trình đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc trong thập kỉ qua. Mặc dù Bernanke dời chân khỏi cần ga vì ông tin rằng nền kinh tế Mĩ cuối cùng đã bắt đầu phục hồi, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng tìm cách để giữ cho nền kinh tế tiếp tục phát triển, một vấn đề không có giải pháp rõ ràng.

Tin tức cho rằng các ngân hàng Trung Quốc có thể đã miễn cường hơn trong việc cho vay lẫn nhau chỉ thêm mây đen vào phía chân trời sắp có bão.

No comments:

Post a Comment