Pages

Thursday, January 9, 2020

Gốc tích đường chữ U

Nguồn gốc rắc rối hiện nay ở Natuna hay gốc tích đường hình chữ U

Bill Hayton

Image

Tranh chấp về việc ai có quyền đánh cá ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna. Khu vực này là chỗ đường chữ U của Trung Quốc chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia được vẽ từ Natuna.

 Image
EEZ của Indonesia được tuyên bố phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Indonesia có quyền đối với tài nguyên vươn tới 200 hải lí từ lãnh thổ có người ở. Nhưng đường chữ U của Trung Quốc từ đâu ra? (Bản đồ: @madeandi)

Image

đường chữ U của Trung Quốc được chính phủ Trung Hoa Dân quốc  (THDQ/ROC) xuất bản lần đầu tiên vào đầu năm 1948. Các cuộc thảo luận về việc vẽ đường này như thế nào bắt đầu sau Thế chiến thứ hai.
@Chris_PC_Chung kể câu chuyện ở đây https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/0097700415598538

Image

Hai nhân vật chủ chốt, được Bộ Nội vụ THDQ sử dụng để tư vấn cho các yêu sách lãnh thổ sau chiến tranh, là các nhà địa : Zheng Ziyue 鄭資約 (Trịnh Tư Ước) và Fu Jiaojin 傅角今 (Phó Giác Kim).

Image

Hai người này đã vẽ phiên bản đầu tiên của đường chữ U - một bản đồ phác họa trình bày trong một cuộc họp liên ngành của ROC vào ngày 25 tháng 9 năm 1946.

Image

Nhưng đường này từ đâu ra? Cả Trịnh Tư Ước lẫn Phó Giác Kim đều là sinh viên của giáo sư Địa lí tự học Bạch Mi Sơ tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh vào cuối những năm 1920. Họ đã sao lại một đường ông đã vẽ vào năm 1936.

Image

Bạch Mi Sơ đã xuất bản ‘Trung Hoa kiến thiết tân đồ’ 中華建設新 vào năm 1936, trong đó ông xác định các yêu sách đối với lãnh thổ hiện đại của Trung Quốc – vốn đang bị tranh chấp ở nhiều khu vực. Ông vẽ một đường màu đỏ, đậm nét vòng quanh theo ông nghĩ là ranh giới chính đáng của Trung Quốc.

Image

Nhưng Bạch Mi Sơ không biết nhiều về biển Đông. Bản đồ của ông đầy những hòn đảo không tồn tại – mà bao quanh chúng ông vẽ đường ranh giới màu đỏ của mình. Các ‘đảo’ đó gồm bãi Tư Chính (Vanguard Bank) ngoài khơi Việt Nam, bãi James  ngoài khơi Borneo và bãi Cá Ngưa (Seahorse Shoal) ngoài khơi Philippines.

 Image

Tên tiếng Trung cho tất cả các thể địa lí này chỉ đơn thuần là dịch hoặc phiên âm tên tiếng Anh: Vanguard Bank = Qianwei Tan (Tiền Vệ than); James Shoal = Zengmu Tan (Tăng Mẫu than); Seahorse Shoal = Haima Tan (Hải Mã than).

 Image

Bạch Mi Sơ đã lấy những cái tên này từ bản dịch danh sách các tên do một ủy ban chính phủ ROC thực hiện vào năm 1934. Ủy ban đã chọn dịch các từ tiếng Anh ‘bank’ và‘ shoal, với chữ tiếng Trung ‘tan , có nghĩa là‘ sandbank’.
Image 
Bạch Mi Sơ dường như đã cho rằng tất cả những ‘tan’ (than) này là những hòn đảo trên mặt nước và vẽ đường đỏ của ông bao quanh chúng. Nhưng trên thực tế, tất cả là các thể địa lí này đều nằm dưới mặt nước. Đây là lí do tại sao Trung Quốc hiện yêu sách các đảo không tồn tại là lãnh thổ của mình. [Hình ảnh cho thấy một buổi lễ tuyên thệ của HQTQ tại bãi ngầm James].

Image

Vì sao Ủy ban ROC lại chọn danh sách các tên đảo đó? Họ chỉ đơn giản là sao chép nó từ quyển Danh Mục của phòng Thủy văn Vương quốc Anh (UK Hydrographic Office China Sea Directory) năm 1906!
 Image
Có vẻ họ cũng đã dựa vào một bản đồ được công bố bởi công ti London @StanfordsTravel năm 1918. [So sánh bản đồ 1918 với bản đồ ROC 1948 bên dưới]
 Image

Đường mà Bạch Mi Sơ đã vẽ xung quanh Seahorse Shoal, James Shoal và Vanguard Bank vào năm 1936 dựa trên các thể địa lí ngầm vẽ trên bản đồ Stanford Stanford năm 1918.

Image

Đường này đã được hai sinh viên của ông, Trịnh Tư Ước và Phó Giác Kim vẽ theo, và được chuyển cho chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1946. Đây là cái đường hiện đang gây ra răc rối cho cả khu vực, bao gồm cả Indonesia.

Image

Vì vậy, quả khôi hài như có vẻ như vậy, vấn đề hiện nay của Indonesia với Trung Quốc ở biển Đông là kết quả của kĩ năng dich kém và khả năng làm bản đồ tồi ở Trung Quốc trong những năm 1930. Yêu sách Bắc Kinh dựa trên sự dốt nát.

No comments:

Post a Comment