Pages

Tuesday, September 4, 2018

VÀI ĐIỀU TRAO ĐỔI NHÂN VỤ LÙM XÙM VỀ CÁCH ĐÁNH VẦN

VÀI ĐIỀU TRAO ĐỔI NHÂN VỤ LÙM XÙM VỀ CÁCH ĐÁNH VẦN


Trong vụ lùm xùm về cách cải tiến dạy TV ở lớp 1, tôi nghĩ bài giải thích của nhà giáo Phạm Toàn là đủ mà ko cần bàn tán gì thêm vì bản thân ko rành về ngôn ngữ cũng như ko có hiểu biết  biết nhiều về dạy học ở bậc tiểu học. Tuy nhiên, thấy trong số bạn bè trên FB của tôi có nhiều người khá vội vả ko tìm hiểu kĩ càng, ít dùng óc phán đoán suy xét nên có những bài viết thoá mạ, ném đá sai lệch (có bài lại có cả ngàn cmt và hơn 3500 share ?!), là thật hết sức đáng buổn và đáng lo. Biết rằng chế độ hiện tại ko tốt nhưng điều đó ko có nghĩa là trong đó ko có những cá nhân có tâm và có nhiệt huyết đang tìm cách chòi đạp trong các ràng buộc của chế độ để làm những điều tốt cho dân, cho nước. Vịệc ném đá, thoá mạ hồ đồ kiểu thế này rõ ràng phủ nhận những cố gắng đó, chắn chắc sẽ làm thui chột nhiệt huyết của những cá nhân đáng quý và hiếm này. Tôi cho rằng thái độ ‘ko ưa thì dưa nào cũng có dòi’là thái độ ko đúng. Vì vậy, tôi đành liều mạng viết vài điều trao đổi lại với các bạn đó dựa trên những điều mình biết và common sense. Phạm vi ném đá ko chỉ riêng vụ đánh vần này mà còn lan qua vụ khác có liên quan nên phạm vi trao đổi cũng mở ra chút ít.

- Có ý kiến ném đá vụ ‘cải cách chữ viết’ thời bà Nguyễn Thị Bình gần 40 năm trước, cho rằng Bộ GD thồi đó đã ‘bẻ các con chữ thành các cọng mì gãy vụn’. Thật ra ko có ‘cải cách chữ viết’ gì ở đây mà đó chỉ là một cố gắng giúp cho trẻ ở lứa tuổi bé bỏng đó (chưa điều khiển thật tốt tay mình để viết chữ uốn lượn như người lớn) có thể viết được chữ dễ dàng, rồi sau đó lên những lớp trên có thể điều chỉnh lại khi trẻ có thể điều khiển tay mình tốt hơn. Tôi ko hề biết có một toan tính nào thay đổi cách viết của xã hội qua việc này, nếu quả có thì nằm ngoài phạm vi hiểu biết của tôi (vào những năm 1980 tôi làm việc ở phòng chuyên môn của sở GD tỉnh, tôi chưa từng thấy có một thông tư, chỉ thị nào của Bộ GD như vậy). Con cháu tôi trong số các lứa học sinh đầu tiên học theo cách đó và sau này phần lớn các cháu vẫn viết chữ như bình thường, thậm chí có cháu viết kiểu cọ hơn thế hệ tôi. Đây là cách tôi cho là phù hợp và nhiều trường ở phương Tây cũng làm như vậy (xem hình bài viết của hs ở Úc – có thể tìm trên net nhiều vd như vậy). Thật ra, trong thời đại hiện nay, việc sử dụng máy tính, smartphone thành phổ biến, có lẽ việc viết kiểu cọ như ngày xưa dùng ngòi viết lá tre, lá măng... là ko thật cần thiết (và nếu có viết cũng chưa chắc đẹp bằng cách các font chữ đa dạng trên máy tính), tôi cho rằng việc gõ thuần thục bàn phím mới quan trọng hơn, còn kĩ năng viết có lẽ chỉ ở mức khi cần có thể viết đọc được là đủ.



- Về vụ ko cho gọi các mẫu tự là a, bê, xê.... mà phải gọi bằng ‘phiên âm’ a, bờ, cờ,... Đúng như ý kiến phê phán, trên thực tế vẫn có người, thậm chí nhều người, kể cả báo đài và quan chức gọi là a, bờ cờ... Nhưng xin thú thật, trong tôi cũng ko hề thấy một công văn, chỉ thị... của Bộ GD chỉ đạo như vậ̣y. Hầu hết các giáo viên tỉnh tôi vẫn gọi là a, bê xê..... Nếu đã đọc qua bài giải thích đã share của nhà giáo Phạm Toàn, có thể suy đoán việc gọi sai như vậy là do việc gấp gáp muốn phổ biến chữ quốc ngữ vào những năm 1930, nhất là sau 1945 nên người ta còn lập lờ giữa tên con chữ và âm của nó. Thật ra, nếu xã hội thống nhất gọi tên các con chữ (thật ra chỉ các phụ âm thôi) bằng âm của chúng (dĩ nhiên phải có thêm gì đó để phân biệt những con chữ có cùng âm như I/Y hay C/K/Q – nói thêm điều này để cho các bạn từng đưa hình vẽ tam giác CKQ và gọi nó là ‘cờ cờ cờ’ thấy mình ‘nhanh nhẩu’ đoản) thì chẳng có gì lớn chuyện. Người Thuỵ Điển đọc VTV là ‘via tia via’, Nga cũng có thể đọc thành ‘ve te ve’... thì tiếng Việt gọi ‘vờ tờ vờ’ cũng ko có gì là kì quặc. Có điều là do điều kiện lịch sử, ban đầu Tiếng Việt do các cố đạo phương Tây tạo ra rồi VN là thuộc địa của Pháp nên ta đã quen cách gọi tên chúng theo kiểu Pháp là a, bê, xê.... Nếu như ko có cái dây mơ rể má đó thì việc chọn gọi tên các con chữ bằng âm của chúng như a, bờ, cờ... hoặc a, bơ, vơ,... (đúng hơn về̀ mặt ngữ âm vì các phụ âm tự chúng còn không phát ra âm được thì làm gì có dấu giọng nhưng nghe nó ngang phè :-) ), thậm chí gọi là a, bu, xu.... thì chẳng có gì là sai trái mà có lẽ chỉ là vấn đề thuận/tuỳ tiện thôi (giải thích thế nào để Pháp chọn gọi là a, bê, xê... Anh gọi a, bi, xi..., Na Uy gọi  a, be, xe... còn Hi Lạp [bộ chữ hơi khác] lại cầu kì gọi alpha, bêta, gamma....) và khi đã quen tai nên sẽ ko ai lên tiếng chê bai cách gọi tên kiểu như vậy là bậy bạ, quê mùa.. (lưu ý là ở đây tôi chí nói theo common sense thôi chứ ko có ý cỗ vũ cách gọi tên nào khác vì lịch sử đã quy định rồi :-).)

Liên quan tới vụ này là việc đánh vần, một số bạn có ý kiến cho rằng nhóm HNĐ bày đặt ‘cải tiến cải lùi’ chi cho rách việc, cứ việc học như thế hệ họ từng học vẫn có kết quả. Đúng là do thúc ép và cố gắng cá nhân nên học theo cách xưa cũng có kết quả nhưng hãy thử nghĩ lại xem cách đánh vần cũ có thật ổn thoả chưa. Lưu ý là tôi không cổ vũ việc đánh vần hay ko đánh vần trong việc dạy tiếng vì ko thấy có so sánh nào thuyết phục. Nhưng nếu phải chọn đánh vần, tôi sẽ chọn cách của nhóm HNĐ. Vì sao thế? Giả sử nếu bây giờ tôi đánh vần tiếng BA là ‘bê-aà HA’, nhiều người chắc hẵn cho tôi là kẻ có đầu óc ko bình thường vì từ âm ‘B’ nhảy xoạc sang âm ‘H’. Nhưng cũng ko ít trong số nhiều người này chắc hẵn cảm thấy hết sức bình thường khi tôi đánh vần tiếng CA chẳng hạn là ‘xê-a à CA’, tiếng GA là ‘giê-aàGA’ hoặc phức tạp hơn, tiếng KI là ‘ka-iàKi’, hoặc phức tạp hơn chút nữa, tiếng BUÔN là ‘bê-u-BU-ô-BÔ-anh nờ-BUÔN’ .. vì đúng như những gì họ đã được học. Có thể họ ko hề thấy rằng ở đây, tôi cũng đã làm chuyện không bình thường là từ âm ‘X’ nhảy xoạc sang âm ‘K’ với tiếng ‘CA’; từ âm ‘Z’ nhảy xoạc sang âm ‘G’ với tiếng ‘GA’; đã áp đặt khi người nghe khi đánh vần ‘ka-i’ thành KI, thuận ‘miệng’ thì phải là ‘ka-ià CAI hay CAY’ chứ (tuỳ theo đọc lướt hay đọc kéo dài âm I), và hoàn toàn tuỳ tiện và áp đặt khi đánh vần “bê-u-BU-ô-BÔ (?!)-anh nờàBUÔN’...  Nếu đọc kĩ bài giải thích của nhà giáo Phạm Toàn sẽ thấy rõ ràng cách đánh vần của nhóm ông hoàn toàn tự nhiên, ‘thuận miệng; ko hề có những áp đặt kiểu thế này. Các ví dụ trên cho thấy rõ điều này: ‘cờ-a à CA’, ‘gờ-a à GA’, ‘cờ-i à KI’ (ghi là ‘Ki’ không phải ‘Ci’ là do luật chính tả*), ‘bờ-ua-BUA-nờ à BUÔN’ (ghi là ‘BUÔN không phải BUAN là chính ta quy định). Một cách đánh vần rạch ròi, tự nhiên, theo khá đúng ngữ âm như thế sao lại chối bỏ mà lại đòi giữ cách đánh vần đầy khuyết tật xưa kia.

Còn các con chữ C, K, Q vốn đã thể hiện âm ‘cờ’ từ thời các cố đạo phương Tây tạo ra chữ quốc ngữ chứ ko phải do nhóm HNĐ hay ai đó vẽ ra. Ko thể viện dẫn vì trong các thứ tiếng khác một con chữ có thể thể hiện nhiều âm nên tiếng Việt cũng phải vậy. Cách viết tiếng Việt vốn đã có cái đơn giản hiếm có là mỗi con chũ chỉ tương ứng với một âm sao lại làm nó phức tạp lên. Còn nếu nói QU là phụ âm kép thể hiện cho âm 'quờ' thế thì tự thân 'q' có âm là gì để ghép với âm 'u' ra âm 'quờ' (âm 'U' làm sao ghép với âm Q lại thành 'Ờ' về mặt ngữ âm, lưu ý các phu âm kép khác ch, kh, ph, th,... không có cái nghịch lí này.

Các vần có âm chính, âm đệm là từ thực tế ngôn ngữ trong tiếng Việt ko phải do ai tự tiện nghĩ ra. Ví dụ nguyên âm đôi 'Ia', về ngữ âm có thể coi như một vần có âm chính là I (đọc kéo dài) âm phụ là 'a' (đọc lướt) không giống như nhị trùng âm (diphttongue) 'IA' trong 'diamètre' tiếng Pháp chẳng hạn, còn nguyên âm đôi 'Ai' thì trái lại. Nguyên âm đôi 'Ui' và 'uY' cũng tương tự, vì thế không ai dại dôt thay 'Y' trong 'THUÝ' thành 'I' đâu :-) .  Chữ CUA với vần ‘Ua’ có âm chính là ‘U’ (đọc kéo dài), âm đệm là ‘a’ (đọc lướt); còn chữ QUA với vần uA có âm chính là A (theo quy định chính tả vần ‘uA’ với ‘u’ là âm đệm thì đi với Q). Có thể giải thích tương tự thế cho trường hợp CUỐC [C-Úa-C] và QUỐC [C-uỐ-C] (phía Nam phát âm là quẤc, đúng ra chỉ là uẤc, không có âm c đầu)....

Dĩ nhiên, như tôi đã nói do nhóm HNĐ có lẽ chỉ gồm những người miền Bắc nên họ đã gom chung các âm ch/tr, d/gi/r ... khi dạy phân tich âm (nhưng lưu ý là họ hoàn toàn rạch ròi khi viết và giải thích là do luật chính tả, tức là ko có gì giống với Bùi Hiền về mặt chữ viết). Từ thực tế là người địa phương khác, chẳng hạn dân Nam Bộ, lúc bình thường có thể nói không phân biệt ‘dì/gì/vì’, ‘tin/tinh’... nhưng khi cần thiết (như trong hội thảo, dạy học...) hoàn toàn có thể phát âm phân biệt chính xác các trường hợp thế này, tôi cho rằng không lí gì các thầy cô giáo khi dạy cho học sinh các âm như ch/tr, d/gi/r ... không chỉ ra cho học sinh cách phát âm phân biệt như của các địa phương khác (với các công cụ công nghệ thông tin hiện nay việc này thực hiện rất dể dàng). Khi làm như vậy sự chênh lệch giữa nói và chữ viết sẽ xoá đi bớt, các thế hệ sau sẽ có vốn TV phong phú hơn và nhất là các địa phương càm thấy được đối xử ‘fair’ hơn trong ngôn ngữ (hi vọng đề nghị này sẽ tới tai nhóm HNĐ). Tôi nghĩ điều này hoàn toàn khả thi, dân Nam biết ngô là bắp, chăn là mền, phanh là thắng... thì lí gì dân Bắc ko thể biết điều ngược lại, cả về từ vựng lẫn phát âm?

-------------------
* Khi nói 'do luật chính tả' hay tương tự như thế có nghĩa là do cách viết xưa nay là vậy ta cứ tuân theo chứ không viết lại cho đúng theo phân tích về ngữ âm, tức là không có ý đồ tìm cách thay đổi cách viết hiện tại.

No comments:

Post a Comment