Pages

Saturday, June 25, 2016

Biển Đông: Cần chú ý điều gì trong phán quyết của tòa trọng tài quốc tế

Biển Đông:  Cần chú ý điều gì trong phán quyết của tòa trọng tài quốc tế



Geoff Dyer
FT (20-6-16, cập nhật 10-7-16)


Một tòa án quốc tế có khả năng sắp đưa ra phán quyết vụ án gây tranh cãi do Philippines khởi kiện chất vấn một số các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Dưới đây là những điều cần chú ý trong phán quyết rất được trông chờ.


Tại sao vụ kiện là quan trọng?

Đây là một dịp hiếm hoi khi một quyết định có tính pháp lí cao của một cơ quan ít được biết của Liên Hiệp Quốc đặt tại Hà Lan có thể có ý nghĩa địa chính trị rất lớn. Nó không những có khả năng làm rõ một số vấn đề vốn nằm ngay trung tâm các tranh chấp lãnh thổ quyết liệt ở biển Đông, mà còn kích động căng thẳng tăng thêm giữa Trung Quốc và Mĩ.


Bối cảnh là gì?

Năm 2013, Philippines đã đưa vụ kiện ra Toà án Quốc tế về Luật Biển tại The Hague. Philippines đã nộp tòa 15 mục khác nhau nói yêu sách và hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông là trái với luật pháp quốc tế.

Trung Quốc đã từ chối tham gia vào vụ kiện và đã thách thức thẩm quyền của tòa, nhưng năm ngoái, tòa nói rằng toà có quyền thụ lí ít nhất là bảy trong các khiếu kiện và vẫn còn cân nhắc đối với tám khiếu kiện khác. Nhiều chuyên gia dự kiến tòa sẽ phán quyết bất lợi cho Trung Quốc về một số vụ việc.


Ý nghĩa pháp lí là gì?

Điều quan trọng cần nhấn mạnh là tòa án ở The Hague không được xét xử về các yêu sách chủ quyền tranh chấp nhau ở Biển Đông mà chỉ về các quyền trên biển gắn với những yêu sách đó.

Một trong những nền móng chính của vụ kiện này là để chất vấn về giá trị pháp lí của "đường 9 đoạn" của Trung Quốc - ranh giới chấm chấm trên bản đồ nhằm yêu sách tới 90 % biển Đông. Các chuyên gia nói rằng tòa án có thể tuyên bố đường 9 đoạn là bất hợp pháp trên thực tế hoặc có thể chất vấn nó theo những cách sẽ buộc Trung Quốc phải làm rõ cơ sở pháp lí của đường này - một điều mà Trung Quốc không s8ãn lòng để làm.

Các khía cạnh khác của vụ án rất chuyên sâu. Tòa sẽ quyết định liệu có một số thể địa lí- một số trong đó Trung Quốc đã chuyển thành các đảo nhân tạo - được coi là "các bãi triều thấp", không được hưởng lãnh hải, là "[đảo] đá" có lãnh hải 12 hải lí  hoặc là "đảo" được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí. Nhiều chuyên gia tin rằng tòa sẽ nói rằng một số đảo nhân tạo của Trung Quốc không có quyền pháp lí đòi huởng các vùng biển xung quanh.


Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tế?

Tòa án của LHQ không có quyền lực thực thi. Tòa không thể buộc Trung Quốc làm bất cứ điều gì và Bắc Kinh sẽ không rút khỏi đảo nhân tạo mới nào của họ. Nhưng nếu phán quyết thuận lợi cho Philippines, Trung Quốc có nguy cơ thiệt hại về danh tiếng hơn và bị cô lập trong khu vực nếu phớt lờ tòa án và tiếp tục theo đuổi yêu sách của mình. Chính quyền Obama đã xem phán quyết như một thử nghiệm xem Trung Quốc có tôn trọng luật pháp quốc tế hay không.


Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào?

Cùng với việc bác bỏ thẩm quyền của tòa, Trung Quốc đã cố gắng tập hợp sự ủng hộ quốc tế cho quan điểm của mình rằng phán quyết của tòa là bất hợp pháp. Bắc Kinh tuyên bố  đã được 60 nước ủng hộ, tuy nhiên Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một nhóm chuyên gia ở Washington, nói rằng chỉ có tám chính phủ công khai tuyên bố sự ủng hộ của họ - trong đó có các nuớc không có biển như Lesotho và Afghanistan. Nếu phán quyết đi ngược lại họ, Trung Quốc có thể tìm cách để trừng phạt Philippines, có thể qua việc hạn chế khách du lịch hoặc nhập khẩu.

Trước phán quyết này, Trung Quốc đã tăng cường chiến dịch quuốc tế vận động công chúng quốc tế. Đới Bỉnh Quốc, người từng là quan chức cao cấp ngoại giao của nước này, phát biểu tại một hội nghị ở Washington hồi tuần trước rằng phán quyết "chẳng hơn gì một mảnh giấy lộn". Ông cũng cảnh báo Mĩ không đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực. "Chúng tôi ở Trung Quốc sẽ không sợ hãi bởi các hành động của Mỹ", ông nói. "Thậm chí nếu Hoa Kỳ đã phái tất cả 10 tàu sân bay đến vùng biển Đông."

Còn Philippines thì sao?

Gần 2 tuần trước phán quyết, một tổng thống mới nhậm chức ở Philippines - Rodrigo Duterte, một cựu thị trưởng cứng rắn mà đôi khi được so sánh với Donald Trump.


Có nhiều lúc ông Duterte đã đưa ra những bình luận đối đầu về Trung Quốc và các tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, tại cuộc họp nội các đầu tiên, ông đã sử dụng giọng điều hòa giải, nói rằng nước ông có thể sẵn sàng bước vào cuộc đàm phán mới với Bắc Kinh sau phán quyết.

Và Mĩ thì sao?

Nguy cơ lớn nhất là Trung Quốc tung đòn tấn công đối với một phán quyết chống lại họ và quyết định leo thang tham vọng quân sự của họ ở biển Đông bằng cách hoặc tuyên bố kiểm soát không phận trong khu vực này hoặc tìm cách xây dựng đảo nhân tạo trên bãi cạn Scarborough - một thể địa lí mà Philippines cũng yêu sách.

Dự kiến sẽ có một phản ứng hung hăng hơn của Trung Quốc, Mĩ đã điều các tài nguyên quân sự đáng kể tới khu vực này, trong đó có chuyến đi của một tàu sân bay tới biển Đông và nhiều máy bay chiến đấu đến Philippines. Thông điệp cho Bắc Kinh là bất kỳ động thái trên bãi cạn Scarborough sẽ được đáp ứng với một phản ứng đích đáng của Mĩ. Tuy nhiên, những chuẩn bị quân sự này nhấn mạnh tiềm năng tạo ra sự cạnh tranh sắc hơn nhiều giữa Mĩ và Trung Quốc ở biển Đông .

No comments:

Post a Comment